Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Làm gì khi mía trổ cờ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.19 KB, 2 trang )

Làm gì khi mía trổ cờ

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Hiện tượng mía trổ cờ thường xuất hiện ở vùng trồng mía ở đồng bằng sông
Cửu Long, mà rất ít gặp ở các tỉnh miền Trung và phía Bắc. Hiện tượng mía trổ cờ
thường xuất hiện vào tháng 10 âm lịch. Đây cũng là giai đoạn phát triển sinh lý
bình thường của cây mía khi cây trưởng thành, gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ,
ánh sáng.
Để hạn chế mía trổ cờ cần:
- Tuyển chọn và phổ biến trồng các giống mía không hoặc ít trổ cờ như
ROC16, R570, Co775, VN844137 để thu hoạch vào giữa và cuối vụ ép mía. Trồng
các giống mía có tốc độ vươn lóng mạnh ngay ở giai đoạn đầu sinh trưởng vào vụ
1 và trồng từ tháng 4 âm lịch trở đi để khi gặp điều kiện thuận lợi cho sự phân hoá
mầm hoa thì mía chưa đủ độ thành thục.
- Xây dựng cơ cấu giống mía theo độ chín (sớm, trung bình, muộn) để nếu
mía trổ cờ vẫn đảm bảo về năng suất và chất lượng mía. Đối với các ruộng mía khi
đã đủ độ thành thục sinh lý vào tháng 8-9 dương lịch nên rút nước gây hạn để hạn
chế sự trổ cờ.
- Vào thời kỳ mía có thể phân hoá mầm hoa cần bón tăng lượng phân đạm
để kích thích sinh trưởng dinh dưỡng, giảm bớt tỉ lệ trổ cờ. Nên bón đạm trước
thời kỳ này khoảng 10-15 ngày đối với mía vụ 1. Cắt lá ngọn (lá 1 và 2) khi mía
chuẩn bị phân hoá mầm hoa.
- Cuối cùng để giảm bớt thiệt hại, cần thu hoạch trước khi mía trổ cờ đối
với các ruộng mía đã đủ thời gian sinh trưởng cần thiết, hoặc sau khi bông cờ đã
tàn.

×