Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Những bài học lãnh đạo của Colin Powell (phần 2) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.12 KB, 2 trang )

Những bài học lãnh đạo của Colin Powell (phần 2)

"Khi đầu óc nhân viên u mê thì lãnh đạo phải sáng suốt gấp đôi bình thường", đó là kinh nghiệm lãnh đạo
của Colin Powell
, Cựu ngoại trưởng Mỹ. Dưới đây là những bài học tiếp theo.
Bài học 4: Không ngại thử thách các chuyên gia, kể cả họ có lợi thế đi nữa.
Học từ những chuyên gia, quan sát và hợp tác với họ. Kể cả là chuyên gia thì cũng vẫn có giới hạn về
kiến thức và kỹ năng. Thậm chí, chính họ sẽ có lúc trở nên tự mãn và lười biếng. Lãnh đạo không
phải là bắt người khác phục tùng.

Chủ tịch tập đoàn Avis, ông Xerox's Barry Rand cảnh báo nhân viên của mình rằng, ông sẽ sa thải người
lúc nào cũng chỉ biết nghe lời. Những nhà lãnh đạo giỏi thường khuyến khich nhân viên phát triển.

Bài học 5: Đừng bao giờ coi thường tiểu tiết.
Chiến thuật ngang bằng với việc thực thi nó. Tất cả những ý tưởng và tầm nhìn vĩ đại thế giới chẳng có giá
trị gì nếu chúng không được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Những nhà lãnh đạo giỏi biết cách uỷ thác
và giao quyền cho nhân viên, nhưng hàng ngày họ vẫn để ý đến việc nhân viên làm. Trong khi đó, những
nhà lãnh đạo tồi tự huyễn hoặc mình là người “nhìn xa trông rộng”, tự cho rằng mình không quan tâm đến
chuyện vặt vãnh bình thường.

Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo giỏi cũng biết rằng, nếu họ quá quan tâm đến những việc nhỏ, nhân viên sẽ
chỉ tuân thủ một cách cứng nhắc, thiếu sáng tạo. Vì vậy, dù chú ý đến những chi tiết họ vẫn khuyến khích
nhân viên chấp nhận thử thách.

Bài học 6: Bạn chẳng bao giờ biết nếu bạn không thử.
Chắc bạn biết câu: "Dễ nhận sự tha thứ hơn là sự cho phép". Nhà lãnh đạo giỏi không ngồi chờ may mắn.
Họ thận trọng và không khinh suất. Họ nhận thức được một thực tế trong hầu hết các tổ chức là: nếu bạn cứ
đi xin phép đầy đủ mọi người thì chắc chắn sẽ có người không đồng ý. Vì thế, tốt nhất là không nên hỏi tất
cả.

Những nhà quản lý “tầm tầm bậc trung” thường cho rằng: “Nếu không được cho phép hoàn toàn, tôi không


thể làm việc đó", trong khi những nhà lãnh đạo giỏi tin rẳng “Nếu tôi không bị từ chối hoàn toàn, tôi có thể
làm được”.

Bai học 7: Đừng chỉ nhìn bề nổi. Thực tế có thể không hoàn toàn giống như những điều bạn trông
thấy.

“Nếu nó không bị hỏng thì đừng sửa làm gì ” là khẩu hiệu của những kẻ luôn bằng lòng và sợ hãi. Đó là lời
bao biện cho những người không ưa động não. Người ta cứ nghĩ rằng, ngày mai rồi sẽ tiếp nối ngày hôm
nay. Họ sẽ không năng động đón đầu những vấn đề họ có thể gặp phải.

Tốt nhất là đừng đầu tư vào những công ty có những nhân viên kiểu này.

Bài học 8: Thu hút nhân tài
Tổ chức chẳng làm được điều gì ra hồn. Kế hoạch hay học thuyết quản lý cũng vậy. Thành công hay thất
bại phụ thuộc vào những người tham gia làm việc. Chỉ bằng cách thu hút những nhân tài, bạn mới mong
đạt được những thành tích lớn.

Trong nền kinh tế dựa trên chất xám, con người chính là tài sản quý giá nhất. Có người sẽ bảo “biết rồi, khổ
lắm, nói mãi”. Nhưng thử nghĩ mà xem, bao nhiêu nhà lãnh đạo thực sự biết cách thu hút nhân tài?

Khi chơi cờ, chúng ta thường ăn hết những quân xung quanh quân tướng. Điều đó có thể giải thích tại sao
những nhà quản lý cứ mải mê tạo dựng và làm mới cung cách lãnh đạo. Bao nhiêu người chú tâm vào mục
đích tạo ra một môi trường thu hút những người giỏi, thông minh, năng động, có lòng đam mê và nhất là
họ không bị ràng buộc?


×