Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TIỂU LUẬN MÔN : NGƯỜI KHUYẾT TẬT VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.46 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TIỂU LUẬN MÔN :
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Chủ đề 07: Anh/chị hãy xây dựng tình huống về người khuyết tật bị kỳ thị trong
môi trường y tế và áp dụng tiến trình quản lý ca với trường hợp này.

Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ NGỌC MAI
Sinh viên:

LẦU THỊ DUNG

Lớp :

CTXH K15

Năm 2022


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU

Xã hội ngày càng phát triển song hành với các chiến lược phát triển kinh tế thì
những chủ trương chính sách phát triển xã hội thơng qua các chính sách đảm bảo đời
sống an sinh xã hội của người dân cũng ngày càng được chú trọng. Có nhiều lĩnh
vựcmà những chương trình chính sách an sinh xã hội hướng đến: Xố đói giảm nghèo,
các vấn đề liên quan đến gia đình, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt...Và một trong những


lĩnh vực mà ngành công tác xã hội rất cần được quan tâm là lĩnh vực khuyết tật, những
động thái tạo điều kiện cho sự hoà nhập, nâng cao năng lực cho người khuyết tật (NKT
Hiện nay, người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các cơ hội tiếp cận
các hoạt động, dịch vụ nhằm nâng cao năng lực, tạo thuận lợi cho việc hội nhập đời
sống của cộng đồng. Bản thân NKT không thể hội nhập vào cuộc sống cộng đồng nếu
đó chỉ là sự nỗ lực của bản thân mà còn cần được sự quan tâm chia sẻ, tạo thuận lợi từ
gia đình, cộng đồng và xã hội. Chính vì vậy nhân viên cơng tác xã hội đóng vai trị
như là cầu nối của người khuyết tật để họ có thể dễ dàng hồ nhập với cộng đồng và
xã hội từ đó phát huy được khả năng của mình. Chính vì những lý do đó việc làm rõ "
vai trò của nhân viên CTXH trong việc giải quyết vấn đề của người khuyết tật" là rất
cần thiết
Thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật và mục tiêu của ngành Cơng tác xã
hội, NKT là nhóm yếu thế nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ, can thiệp của ngành
công tác xã hội. Các hoạt động hỗ trợ giúp họ hướng đến một xã hội hòa nhập khơng
rào cản trong đó người khuyết tật phát huy được tiềm năng của họ, tiếp cận bình đẳng
và đóng góp tích cực cho cộng đồng. Các hoạt động của ngành CTXH góp phần cải
thiện chất lượng cuộc sống cho NKT thông qua nâng cao năng lực, ý thức tự chủ, tăng
cường các cơ hội kinh tế và hoà nhập xã hội cũng như việc tiếp cận các dịch vụ chăm
sóc sức khoẻ y tế.
Cơng tác xã hội trong trợ giúp người khuyết tật với các dạng tật, độ tuổi, đặc
điểm tâm lý, khả năng phục hồi chính là đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của đối
tượng; đồng thời đóng vai trị là người quản lý trường hợp, hỗ trợ người khuyết tật tiếp
cận những dịch vụ phù hợp và duy trì tiếp cận một loạt các dịch vụ phối hợp tốt nhất.
Trong trường hợp cần thiết, nhân viên công tác xã hội cũng cung cấp hỗ trợ tâm lý cho
người khuyết tật và gia đình của họ. Như vậy, bằng những kiến thức, kỹ năng và
3


phương pháp, nhân viên công tác xã hội đã trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng
người khuyết tật, phục hồi các chức năng xã hội mà họ bị suy giảm.

Người khuyết tật luôn là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế và của Đảng,
Nhà nước Việtnam. Cùng với sự phát triển của xã hội, nghề Công tác xã hội được xác
lập trong hệ thống nghề nghiệp Việt nam. Công tác xã hội chuyên nghiệp cùng những
Nhân viên xã hội được tậphuấn/đào tạo về Công tác xã hội với người khuyết tật sẽ trợ
giúp người khuyết tật một cách toàn diện, cải thiện cuộc sống của họ, giúp người
khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ, chính sách, mơ hình trợ giúp.

4


NỘI DUNG CHÍNH
Chương I : Khái niệm NKT và phân loại KT
1.1. Khái niệm người khuyết tật
1.1.1 Trên thế giới
Theo quan niệm của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì có ba thuật ngữ có liên
quanđến thuật ngữ tàn tật, khuyết tật đó là Khiếm khuyết, Giảm khả năng và Tàn tật.
Khiếm khuyết : thuật ngữ này chỉ tình trạng bị mất hoặc tình trạng bất bìn thường một
hay các bộ phận cơ thể hoặc chức năng tâm sinh lý. Khiếm khuyết có thể là hậu quả
của bệnh tật, tai nạn, các nhân tố môi trường hoặc bẩm sinh.Giảm khả năng: thuật ngữ
này hàm ý nói ở cấp độ cá nhân là tình trạng giảm hoặc mất khả năng hoạt động do
khiếm khuyết gây ra; hạn chế hoặc mất chức năng (vận động, nói, nghe, nhìn hoặc
giao tiếp).
Tàn tật: thuật ngữ này hàm ý nói ở cấp độ xã hội là những thiệt thòi mà một
người phải chịu do bị khuyết tật. Hậu quả của sự tương tác giữa một cá nhân bị khiếm
khuyết hoặc giảm khả năng với những rào cản trong mơi trường xã hội, văn hố hoặc
vật chất, làm cho cá nhân này không thể tham gia một cách bình đẳng vào cuộc sống
cộng đồng chung hoặc hồn thành một vai trị bình thường.
Như vậy, trên thế giới quan niệm về người khuyết tật cơbản là giống nhau về
bản chất vấn đề, nhưng cách diễn đạt cũng khơng hồn tồn giống nhau.
Theo Cơng ước về quyền của người khuyết tật ngày 06 tháng 12 năm2006, của

Đại hội đồng Liên hợp quốc thì người khuyết tật bao gồm những người bị suy giảm về
thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh
hưởng qua lại với hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu
quả của người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác.

1.1.2 Ở Việt Nam
Khuyết tật và tàn tật là hai từ tiếng Việt để chỉ cùng một khái niệm, xong hiện
nay người ta không dùng thuật ngữ “ TÀN TẬT” trên các phương tiện truyền thơng
đại chúng nữa. để giảm sự kì thị và phân biệt đối xử
Ngày 17/6/2010, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông
qua Luật Người khuyết tật, có hiệu lực từ 01/01/2011, chính thức sử dụng khái niệm

5


“người khuyết tật” thay cho khái niệm “tàn tật” hiện hành, phù hợp với khái niệm và
xu hướng nhìn nhận của thế giới về vấn đề khuyết tật. Theo quy định của
Luật Người khuyết tật thì người khuyết tật được hiểu là “người bị khiếm khuyết
một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng
tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.Thơng thường từ khuyết tật
được cho là mang sắc thái tình cảm, ý nghĩa tốt hơn là từ tàn tật. Người ta cho rằng từ
“tàn” trong cụm từ tàn tật gợiđến hình ảnh tiêu cực,tạo cảm giác khơng cịn khả năng
gì, khơng cịn tương lai và điều đó ảnh hưởng khơng tốt đến nỗ lực phấn đấu vượt khó
khăn. Từ “khuyết” mang nghĩa suy giảm chức năng nhưng vẫn có khả năng phục hồi,
vẫn cịn hy vọng niềm tin vào cuộc sống

1.2. Phân loại các dạng khuyết tật
Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính Phủ quy định 6 dạng
tật cơ bản cụ thể là:
* Khuyết tật vận động.

* Khuyết tật nghe, nói.
* Khuyết tật nhìn.
* Khuyết tật thần kinh, tâm thần.
* Khuyết tật trí tuệ.
* Khuyết tật khác

1.2.1. Khuyết tật vận động
Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ,
chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. Ở Việt Nam, khuyết
tật vận động là dạng khuyết tật phổ biến nhất với tỉ lệ 31,9% trong tổng số người
khuyết tật
. Nguyên nhân dẫn tới dạng khuyết tật này phần lớn là do hậu quả của chiến
tranh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, do bệnh tật khác gây ra.
Các biểu hiện thường thấy của người bị khuyết tật vận động
- Trẻ nhỏ có thể khơng bú được vì khơng thực hiện được động tác mút; khi bế
đầu trẻ ưỡn ra sau, lưỡi thè ra khi mẹ đặt núm vú vào miệng, thường quấy khóc, khơng
chịu chơi. Trẻ ít hoặc khơng sử dụng tay, ít hoặc khơng di chuyển từ chỗ này sang chỗ
khác,ít chịu vận động, khơng chịu chơi, hay ngồi một mình, khơng tự chăm sóc mình
được.Đặc biệt đối với trẻ bị co cứng các khớp, chi hoặc toàn thân; trẻ bị mềm nhẽo
6


một hay nhiều nhóm cơ hoặc tồn thân, trẻ bị trật khớp háng; trẻ có bàn chân nghịch
(một hay hai chân)…
- Người lớn thường ít vận động, ít hoặc khơng sử dụng tay chân, di chuyển khó
khăn, đau khớp, khơng tự ăn, uống, tắm, rửa, đại tiểu tiện, vệ sinh cá nhân; không
tham gia được những công việc trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình, cộng đồng và
xã hội.

1.2.2. Khuyết tật nghe, nói

Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả
nghe và nói,phát âm khơng thành tiếng và câu khơng rõ ràng dẫn đến hạn chế trong
giao tiếp,trao đổi thông tin bằng lời nói.
5.Biểu hiện của khuyết tật nghe, nói:
- Khơng thể nghe, khơng thể nói (khơng phát âm được hoặc phát âm khó) như
bình thường hoặc sức nghe giảm từ khoảng cách trên 3 mét.
- Khơng có khả năng nói mặc dù cơ quan phát âm hồn tồn bình thường.
- Suy giảm chức năng nghe do nhiều nguyên nhân khác nhau; mắc chứng nói
ngọng, nói lắp hoặc khơng nói được.

1.2.3. Khuyết tật nhìn
Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh
sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
Các biểu hiện của khuyết tật nhìn:
- Cận thị: Mắt nhìn khơng rõ khi vật ở xa.
-Viễn thị: Mắt nhìn khơng rõ khi vật ở gần.
- Loạn thị: Mắt nhìn thấy hình ảnh vật thể méo mó, khơng sắc nét.
- Qng gà: Mắt khơng nhìn thấy ở ánh sáng yếu.
- Nhìn đơi: Mắt nhìn thấy hai ảnh của cùng một vật.
- Mất thị trường: Mắt mất một góc nhìn, vùng nhìn.
- Lịa: Mắt khơng cịn nhìn rõ nữa, mà chỉ cịn có thể nhìn thấy mọi vật lờ mờ,
khơng rõ nét.
- Mù hồn tồn: Mắt khơng mất khả năng nhìn hoặc khơng có mắt bẩm sinh.
- Mù màu: Mắt khơng có khả năng phân biệt màu sắc nhất định với mức độ
khác nhau, phổ biến nhất mù màu đỏ màu xanh.

7


1.2.4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần

Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc,
kiểm sốt hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
Các biểu hiện của người khuyết tật tâm thần, thần kinh
- Nhức đầu, mất ngủ, thay đổi tính tình;
-Vui vẻ bất thường, múa hát, nói cười ầm ĩ hoặc buồn rầu, ủ rũ, khơng nói năng
-Nghe thấy tiếng nói hay nhìn thấy hình ảnh khơng có trong thực tế;
-Tự cho mình có nhiều tài năng xuất chúng hoặc cho là có người theo dõi ám
hại mình;
- Lên cơn kích động hoặc nằm im khơng ăn uống gì.

1.2.5. Khuyết tật trí tuệ
Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu
hiện bằng việc chậm hoặc khơng thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải
quyết sự việc. Điển hình của dạng này là trẻ chậm phát triển trí tuệ. Trẻ có hoạt động
trí tuệ dưới mức trung bình, hạn chế về kỹ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước
18 tuổi.
Các biểu hiện đặc trưng của khuyết tật trí tuệ bao gồm:
* Đặc trưng phát triển:
- Chậm phát triển vận động: trẻ chậm biết lật, ngồi, bò và đi đứng;
- Chậm biết nói hoặc khó khăn khi nói;
- Kém hiểu biết về các quy luật xã hội căn bản;
- Không ý thức được hậu quả về các hành vi của mình;
- Khó khăn khi tự phục vụ: tự ăn uống, vệ sinh cá nhân;
- Lăng xăng.
* Đặc trưng về cảm giác, tri giác:
- Chậm chạp, ít linh hoạt;
- Phân biệt màu sắc, dấu hiệu, chi tiết sự vật kém;
- Thiếu tính tích cực trong quan sát.
* Đặc trưng về tư duy:
- Trẻ khó nhận biết các khái niệm;

- Tư duy của trẻ thường biểu hiện tính khơng liên tục;
- Tư duy lơgíc kém;
8


- Tư duy trẻ cịn thiếu tính nhận xét, phê phán.
* Đặc trưng về trí nhớ:
- Chậm hiểu cái mới, quên nhanh cái vừa tiếp thu;
- Quá trình ghi nhớ không bền vững, không đầy đủ;
- Chỉ ghi nhớ được cái bên ngồi sự vật, khó ghi nhớ cái bên trong, cái khái
quát.
* Đặc trưng về chú ý:
- Khó tập trung, dễ bị phân tán;
- Không tập trung vào chi tiết, chỉ tập trung các nét bên ngoài;
- Kém bền vững;
- Luôn luôn bị phân tán bởi các sự việc nhỏ;
- Thời gian chú ý của trẻ chậm phát triển trí tuệ kém hơn nhiều trẻ bình thường.

1.2.6. Khuyết tật khác
Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho
hoạtđộng lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà khơng thuộc các trường hợp
được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 2 của NĐ 28/2012/NĐ-CP. Các dạng
khuyết tật khác có thể bao gồm dị hình, dị dạng, nạn nhân chất độc da cam, di chứng
bệnh phong, hội chứng Down, tự kỷ.

1.3. Công tác xã hội
Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng
tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những
điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự
thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và

giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ tốt hơn.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT
2.1. Trên thế giới
Theo số liệu của Liên hợp quốc (UN), hiện nay trên toàn cầu cóhơn 600 triệu
người khuyết tật và cuộc sống hằng ngày của 25% dân số tồn cầu có liên quan với
người khuyết tật ở mặt này hay mặt khác. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì lưu ý rằng
25% dân số tồn cầu ảnh hưởng bởi sự khuyết tật vì nó ảnh hưởng đến tồn gia đình
9


của người khuyết tật, chứ khơng chỉ có cá nhân người đó, và rằng 80% số người
khuyết tật sống trong các nước nghèo (trong đó cóViệt Nam) phần lớn trong số họ là
những người nghèo và không tiếp cận được các dịch vụ cơbản như các trung tâm phục
hồi chức năng.
Theo thống kê của Uỷ ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình
Duơng
(ESCAP), trên thế giới cókhoảng 650 triệu người khuyết tật, chiếm tỷ lệ trên
10% dân số thế giới; đa phần người khuyết tật sống trong các gia đình có hồn cảnh
khó khăn; nhưng với sự giúp đỡ của gia đình, cộng đồng xã hội và Nhà nước, người
khuyết tật vẫn chủ động vươn lên trong cuộc sống, hoà nhập cộng đồng và khẳng định
được vai trị của mình trong gia đình và xã hội.

2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo số liệu khảo sát năm 2005, cả nước có khoảng 5,3 triệu
người khuyết tật, chiếm khoảng 6,34% dân số, trong đó có 1,1 triệu người khuyết tật
nặng, chiếm 21,5% tổng số người khuyết tật. Bao gồm 29,41% người khuyết tật vận
động, 16,83% thần kinh, 13,84% thị giác, 9,32% thính giác, 7,08% ngơn ngữ, 6,52%
trí tuệ và 17% các dạng tật khác. Tỷ lệ nam là người khuyết tật cao hơn nữ do các
nguyên nhân hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn giao thơng, tai nạn thương

tích.
Người khuyết tật ở Việt Nam được phân bố trên 8 vùng lãnh thổ như sau:
- Vùng Tây Bắc : 157.369 người
- Vùng Đông Bắc: 678.345 người
- Vùng Đồng bằng sông Hồng: 980.118 người
- Vùng Bắc trung bộ: 658.254 người
- Vùng Duyên hải miền Trung: 749.489 người
- Vùng Tây Nguyên: 158.506 người
- Vùng Đông Nam Bộ : 866.516 người
- Vùng ĐBSCL: 1.018.341 người
Có thể thấy rằng với sự phân bố như trên, việc tiếp cận các chính sách, các dịch
vụ trợ giúp người khuyết tật của nhóm đối tượng này là rất khó khăn vì chủ yếu
họ tập trung ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Nguyên nhân gây nên khuyết tật có tới 35,8% bẩm sinh, 32,34% do bệnh tật,
10


25,56% do hậu quảchiến tranh, 3,49% do tai nạn lao động và 2,81% do các
nguyên nhân khác. Trong các loại khuyết tật thì chiếm tỷ trọng cao nhất là khuyết tật
vận động và khuyết tật liên quan thần kinh và trí tuệ, tiếp đến là khuyết tật về thị giác,
cịn lại các dạng khuyết tật khác đều ở mức dưới 10% so với tổng số người khuyết tật.
Sự phân loại này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng các hoạt động trợ
giúp người khuyết tật hoà nhập cộng đồng và phát triển phù hợp với nhu cầu thiết yếu
của người khuyết tật.
Dự báo trong nhiều năm tới số lượng người khuyết tật ở Việt Nam chưa giảm
do tácđộng của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hóa học do M ỹ sử dụng
trong chiến tranh Việt Nam, tai nạn giao thông, tai nạn lao động và hậu quả thiên tai…
Đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật cịn nhiều khó khăn.
Theo kết quả khảo sát người khuyết tật do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tiến
hành năm 2005 thì phần lớn các hộ có người khuyết tật đều có mức sống thấp.Hộ càng

có nhiều người khuyết tật thì mức sống càng giảm,
Người khuyết tật Việt Nam chiếm một phần đáng kể dân số, nhưng trình độ
học thức và nghề nghiệp vẫn ở mức độ thấp. Người khuyết tật cũng gặp phải những
khó khăn nhất định. Theo thống kê của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, tỷ lệ
người khuyết tật được đi học chiếm rất thấp, khoảng 35,83% người khuyết tật biết chữ,
và chỉ có khoảng 12,58% người khuyết tật biết đọc, biết viết. Bởi vậy, người khuyết tật
gặp nhiều khó khăn để tìm việc làm, và kiếm sống do họ khơng có đủ các kỹ năng cần
thiết để thực hiện một cơng việc.
Phần lớn người khuyết tật khơng cótrợ giúp đặc biệt cho các hoạt động sinh
hoạt hàng ngày của họ. Bởi vậy, trợ cấp xã hội là rất quan trọng đối với các hộ gia đình
có người khuyết tật. Tuy nhiên,chỉ có người khuyết tật nặng mới được nhận trợ cấp từ
nhà nước và ngân sách Chính phủ dành cho người khuyết tật thường không đủ theo
nhu cầu.
Hơn nữa, người khuyết tật không tiếp cận hay được cung cấp đầy đủ với các
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt. Các trung tâm y tế không cung cấp dịch vụ phục hồi
chức năng, và khơng cókhả năng đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật. Cuối cùng,
người khuyết tật khơng cótiền để điều trị bệnh tật, trong khi đó, phúc lợi xã hội về
chăm sóc y tế khơng đủ chi trả cho tất cả các chi phí điều trị và còn hạn chế khả năng
tiếp cận với các dịch vụ cũng như việc làm và thu nhập. Người khuyết tật là một trong
11


những nhóm yếu thế trong xã hội, bởi vậy, họ cần phải được hỗ trợ và trợ giúp đặc biệt
bao gồm các dịch vụ trợ giúp, phục hồi chức năng và các cơhội việc làm và đào tào
nghề.

CHƯƠNG III : HÌNH THỨC KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
3.1 :Sự kỳ thị và phân biệt đói xử thể hiện trong nhận thức quan niệm
-Tiếp cận từ thiện:
+ NKT phải sống phụ thuộc

+ bị đói xử áp đặt,cứng nhắc và làm thay
-Tiếp cận y học
+ nhấn mạnh đén các khiếm khuyết
+ ít quan tâm các yếu tố xã hội
- Mơ hình xã hội
+ nhận thức bản chất các vấn đề NKT đang đối mặt và các rào cản xã hội
+ không chú trọng vào dạng tật

3.2: Sự kỳ thị và phân biệt đói xử thể hiện qua thái độ
- Thương hại
+ đáng thương vì NKT khơng thể làm
+ trợ giúp với hàm ý ban ơn
+ làm giúp những việc NKT có thể làm được : đẩy cửa, đi lại,….
- Coi thường
+ coi thường vì nghĩ NKT ỷ lại,thiếu trách nhiệm
+ coi NKT là đứa trẻ, NKT không được tự định hướng,quyết định….
- Hậu quả
+ gây tổn thương tâm lý chán nản
+ tạo nên “ nhãn mác” tiêu cực cản trở việc hòa nhập cộng đồng

12


3.3 :Sự kỳ thị và phân biệt đói xử thể hiện qua ngôn ngữ
- thể hiện qua ngôn từ lăng nhục
- lời nói hàm chứa sự coi thường, thương hại
- một số từ ngữ như là : thằng mù, thằng điên , thằng què,đứa điếc,….phân loại
NKT hạn chế chức năng
- hậu quả là “ gán nhãn” hạn chế sự cố gắng của NKT


3.4 :Sự kỳ thị và phân biệt đói xử thể hiện qua hành vi ứng xử
- ánh mắt : dị xét , soi mói , thiếu thiện cảm
- hành vi trợ giúp không phù hợp
- chế giễu coi thường hạ thấp NKT
- xao nhãng , bạo lực : đánh đập , nhốt, xích, khơng cho ăn uống …..
- xa lánh : NKT bị từ chối việc làm, trị liệu, tách biệt….
- xâm hại tình dục : bị hiếp dâm , cưỡng hiếp, xâm hại tình dục…
=> kỳ thị phân biệt đói xử
* kỳ thị là việc áp đặt một cách đánh giá tiêu cực lên một cá nhân hay một nhóm
nào đó làm tách biệt nhóm/ cá nhân ra khỏi cộng đồng
* phân biệt đói xử là sự kỳ thị đã được chuyển thành hành động , thông qua cách
ứng sử không công bằng đối với cá nhân/ nhóm bị kì thị

CHƯƠNG IV :XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG VÀ ÁP DỤNG TIẾN TRÌNH
QUẢN LÝ CA
4.1 Tình huống
Bà Giàng thị Hoa, 50 tuổi, sống tại bản Huổi Vang, xã Mường Mươn , huyện
Mường Chà , tỉnh Điện biên bị bệnh tâm thần phân liệt thể nhẹ, nguyên nhân bệnh
phát sinh trong quá trình sinh sống, bà bị sang chấn tâm lý, do bị hàng xóm kỳ thị ,
trung tâm y tế huyện từ chối điều trị bà vì bà chỉ bị bệnh mức độ nhẹ, cộng thêm vấn
đề con trai bà cũng bị bệnh tâm thần phân liệt thể nặng mới bỏ nhà đi . gia đình bà Hoa
thuộc hộ nghèo nhất bản, bà là lao động chính mà khơng có cơng việc ồn định xong bà
cịn phải lo thêm tiền thuốc thang thang hàng tháng cho con trai và cả bản thân, khoản
tiền trợ cấp hàng tháng không đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản . hàng xóm ln tỏ rõ
thái độ coi thường,soi mói , thương hại bà Hoa
13


4.1.1 : Xác định hình thức kỳ thị và phân biệt đói xử
- thương hại

- coi thường
- giúp đỡ với hàm ý ban ơn cho bà Hoa
- chế giễu
- soi mói

4.1 2.Thơng tin về đối tượng can thiệp
Họ và tên thân chủ: Giàng thị Hoa
Dạng khuyết tật: Tâm thần phân liệt mức độ nhẹ

4.2 Quy trình quản lý ca
4.2.1 : Tiếp nhận thơng tin
• Tình trạng khuyết tật của thân chủ: Khuyết tật tâm thần. Dạng tâm thần phân
liệt.
• Mức độ khuyết tật: Khuyết tật nhẹ
• Nguyên nhân khuyết tật: Phát sinh trong q trình sống
• Đặc điểm khuyết tật:
 Tâm thần phân liệt dẫn đến một số kết hợp của ảo giác, rối loạn nhận thức và
và hành vi. Cịn khả năng lao động, ni con, nhưng nhận thức kém, dễ bị ảo giác do
ảnh hưởng của thần kinh.
 Hiện bị sang chấn tâm lý do con trai đầu bị tâm thần phân liệt mức độ nặng mới
bỏ nhà đi và trung tâm y tế huyện từ chối điều trị
• Nơi ở hiện tại: Bản Huổi Vang, xã Mường Mươn, huyện Mương Chà, tỉnh Điên
Biên
• Hồn cảnh sống: Lao động chính trong gia đình; đã ly hơn chồng, tuy nhiên vẫn
phải chăm sóc chồng vì chồng bị bệnh nặng; con trai cả bị tâm thần phân liệt mức độ
nặng thỉnh thoảng bỏ nhà đi, hiện vừa mới bỏ nhà đi,
• Người chăm sóc: Khơng
• Người phải chăm sóc: chồng bị bệnh, con trai cả bị tâm thần phần liệt dạng
nặng 12 năm, hiện 32 tuổi.
• Điểm mạnh:

- Có thể lao động kiếm sống; chăm sóc con
- Có khả năng tham gia hoạt động CLB NKT của xã;
14


- Có khả năng tham gia các hoạt động trợ giúp của CLB NKT của xã
• Điểm hạn chế:
- Thỉnh thoảng rối loạn suy nghĩ và hành vi, lo lắng buồn phiền quá mức, dễ dẫn
đến sang chấn tâm lý; đặc biệt khi làm việc quá sức, khi con trai bỏ đi. Thiếu kiến thức
chăm sóc, trị liệu cho bản thân và cho con trai là bệnh nhân tâm thần mức độ nặng.
• Các dịch vụ, chính sách NKT mà thân chủ đã và đang được thụ hưởng: Được
tham gia vào CLB tự lực người NKT của xã. Tham gia dự án nâng cao năng lực kinh
tế do tổ chức Hội vì sự tiến bộ của Người khuyết tật thực hiện.
• Nhu cầu hỗ trợ:
- Tư vấn tìm con trai bỏ nhà đi
- Hỗ trợ phát triển kinh tế tăng thu nhập, kiếm tiền chăm sóc khi con trở về
-Tư vấn tâm lý tình cảm và quản lý sang chấn tinh thần, quản
lý bệnh lý sức khỏe tâm thần thể nhẹ; nâng cao chất lượng sức khỏe thể chất 2.2.
Xác minh, đánh giá

4.2.2. Về tình trạng của bệnh nhân tâm thần phân liệt
• Mơ tả tình trạng sức khỏe: Sức khỏe không ổn định, thỉnh thoảng bị rỗi nhiễu,
sang chấn tâm lý, suy nhược cơ thể; rối loạn hành vi. Thể trầm cảm vật vã: hưng phấn
vận động trong lo âu, không thể đứng ngồi một chỗ, cầu xin, rên rỉ, than vãn về tình
trạng bản thân.
• Về khả năng tự phục vụ trong sinh hoạt: Hồn tồn có thể tự phục vụ được.
• Hiện trạng về thể chất: Suy nhược cơ thể, sức khỏe thể chất và tinh thần đều
kém
• Về tình trạng học vấn: Đã học hết cấp 1


4.2.3. Về các thành viên trong gia đình
• Chủ hộ: Giang thị hoa (bản thân)
• Phân loại hộ gia đình: Hộ nghèo
* Các chế độ hỗ trợ mà gia đình đang thụ hưởng: Bảo trợ xã hội cho con trai
bịtâm thần; bảo hiểm xã hội hộ nghèo và bệnh nhân tâm thần

4.2.4 Các thơng tin khác:
 Gia đình có 2 thành viên gồm bản thân và con trai bị bệnh
 Đã ly hôn chồng 18 năm
 Nhà cấp 4 nhỏ, chật chội, bán kiên cố

15


 Là lao động chính
 Thu nhập: < 2 triệu đồng / tháng

4.2.5. Về trạng thái tinh thần của các thành viên trong gia đình:
- Chồng khơng quan tâm; con bệnh tật .
Nhận xét: Bệnh nhân và gia đình đáp ứng các tiêu chí tham gia quy trình quản
lý ca

4.3. Lập kế hoạch can thiệp
Việc lập kế hoạch can thiệp được thực hiện dưới sự đồng thuận của bản thân
bệnh nhân
Bước 1. Xác định nhu cầu ưu tiên của thân chủ


Bệnh nhân cần hỗ trợ tư vấn tâm lý tình cảm, giảm nhẹ sang chấn tâm lý


do con trai bị bệnh tâm thần bỏ nhà đi.
Hố trợ kết nối với trung tâm y tê huyện, cở sở điều trị cho thân chủ





Tư vấn tìm con trai bỏ nhà đi



Kết nối hỗ trợ phát triển kinh tế tăng thu nhập, kiếm tiền chăm sóc con



Bệnh nhân cần hỗ trợ tư vấn kiến thức và hành vi chăm sóc bệnh nhân

tâm thần phân liệt mức độ nặng.


Hỗ trợ tìm kiếm nơi chăm sóc, chữa trị cho con trai khi tìm được con trở

về
Bước 2. Nhân viên công tác xã hội xác định việc tìm kiếm và điều phối các
nguồn lực nhằm đáp ứng các nhu cầu của thân chủ
Nhân viên công tác xã hội cần phải:


Liên hệ với nhà tham vấn tâm lý để hỗ trợ tư vấn tâm lý tình cảm, giảm


nhẹ sang chấn tâm lý do con trai bị bệnh tâm thần bỏ nhà đi.


Liên hệ với bác sĩ trị liệu bệnh tâm thần để hướng dẫn bệnh nhân kiến

thức và thực hành về tự chăm sóc đối với tình trạng tâm thần phân liệt thể nhẹ; kiến
thức và hành vi chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt mức độ nặng; dự phòng
trường hợp bệnh nhân tâm thần bỏ nhà đi.


Lập kế hoạch phục hồi sức khỏe tâm thần cho thân chủ



Liên hệ với luật sư và các cơ quan chức năng tư vấn tìm con trai là bệnh

nhân bỏ nhà đi

16




Kết nối với các tổ chức hỗ trợ phát triển cộng đồng nhằm giúp đỡ các

giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế tăng thu nhập, kiếm tiền chăm sóc con khi con trở về


Hỗ trợ tìm kiếm nơi chăm sóc, chữa trị cho con trai khi tìm được con trở


về
Bước 3. xây dựng kế hoạch phân bổ các nguồn lực
Thời gian
Tuần thứ nhất

Tuần thứ hai

Tuần thứ ba

Tuần thứ tư

Tên hoạt động
Liên hệ với nhà tham vấn
tâm lý để hỗ trợ tư vấn tâm
lý tình cảm, giảm nhẹ sang
chấn tâm lý do con trai bị
bệnh tâm thần bỏ nhà đi.
kết nối trung tâm y tế , cơ
sở điều trị để thân chủ
được thăm khám và chữa
trị
Liên hệ với luật sư và các
cơ quan chức năng tư vấn
tìm con trai là bệnh nhân
bỏ nhà đi
Liên hệ với bác sĩ trị liệu
bệnh tâm thần để hướng
dẫn bệnh nhân kiến thức và
thực hành về tự chăm sóc
đối với tình trạng tâm thần

phân liệt thể nhẹ; kiến thức
và hành vi chăm sóc bệnh
nhân tâm thần phân liệt
mức độ nặng; dự phòng
trường hợp bệnh nhân tâm
thần bỏ nhà đi.
Xây dựng kế hoạch hồi
phục sức khỏe tâm thần
cho thân chủ
Hỗ trợ kết nối với cộng
đồng , hàng xóm, động
viên về tình cảm, tâm lý và
vật chất để tăng cường sức
khỏe thể chất, tâm thần.
Thực hiện hoạt động phục
hồi sức khỏe tâm thần cho
thân chủ theo các giai đoạn
mà nhà tham vấn tâm lý và
bác sĩ trị liệu tâm thần
hoạch định.
Kết nối với các tổ chức hỗ
trợ phát triển cộng đồng
17

Người thực hiện
Nhân viên công tác xã hội
Luật sư và các cơ quan
chức năng
Bác sỹ trị liệu bện nhân
tâm thần


Nhân viên công tác xã hội
Bác sĩ trị liệu bệnh tâm
thần

Nhân viên công tác xã hội
Chuyên gia tham vấn tâm

Bác sĩ trị liệu tâm thần học
Nhân viên công tác xã hội
Chuyên gia tham vấn tâm

Bác sĩ trị liệu tâm thần học
Thân chủ Cộng đồng nơi
thân chủ sinh sống

Nhân viên công tác xã hội


nhằm giúp đỡ các giải
pháp hỗ trợ phát triển kinh
tế tăng thu nhập, kiếm tiền
chăm sóc con khi con trở
về
Hỗ trợ tìm kiếm nơi chăm
sóc, chữa trị cho con trai
khi tìm được con trở về
Tuần thứ năm

Tiếp tục hỗ trợ thân chủ

tham gia chương trình
phục hồi sức khỏe tâm thần
cho thân chủ theo phác đồ
của nhà tham vấn tâm lý và
bác sĩ tâm thần học
Củng cố các kiến thức tự
chăm sóc, quản lý sức
khỏe tâm thần
Tiếp tục liên hệ với luật sư
và các cơ quan chức năng
tìm kiếm con của thân chủ
trở về
Hỗ trợ thân chủ tham gia
các chương trình phát triển
cộng đồng, phát triển kinh
tế, tăng thu nhập.
Tiếp tục hỗ trợ kết nối với
cộng đồng,hàng xóm,
thường xuyên quan tâm,
động viên về tình cảm, tâm
lý và vật chất để tăng
cường sức khỏe thể chất,
tâm thần cho thân chủ

Chuyên gia tham vấn tâm

Bác sĩ trị liệu tâm thần học
Cộng đòng nơi thân chủ
sinh sống


Bước 4. Nhân viên công tác xã hội cùng các sơ quan chức năng địa phương
tìm kiếm con trai bỏ nhà đi, xây dựng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn và các kết quả
dự kiến cần đạt
Mục tiêu

Kết quả dự kiến
thời gian dự kiến
đạt được
1. Phục hồi sức khỏe tinh - Giảm các triệu chứng suy Sau 2 tháng kế từ ngày bắt
thần/thể chất cho thân chủ sụp tinh thần, ảo giác do đầu thực hiện
sáng chấn tâm lý
- Có sức khỏe thể chất và
tâm thần ổn định
2. Liên hệ với luật sư và - Tìm được thông tin của càng sớm càng tốt
18


các cơ quan chức năng tư
vấn tìm con trai là bệnh
nhân bỏ nhà đi
3.Kết nối được với các tổ
chức hỗ trợ phát triển cộng
đồng nhằm giúp đỡ các
giải pháp hỗ trợ phát triển
kinh tế tăng thu nhập, kiếm
tiền chăm sóc con khi con
trở về

con thân chủ bỏ nhà đi
-Kết nối được với tổ chức Sau 1-2 tháng kể từ ngày

Hỗ trợ vì sự tiến bộ người bắt đầu thực hiện
khuyết tật; các tổ chức
khác tại địa phương để
thực hiện 01 hoạt động hỗ
trợ tăng thu nhập

4.4: Tổ chức thực hiện
Bám sát kế hoạch và mục tiêu, nhân viên công tác xã hội cùng thân chủ, các bên
tham gia thực hiện theo các hoạt động đã hoạch định.
Quá trình thực hiện được ghi chép cẩn trong nhật ký theo dõi quản lý ca, có báo
cáo kết quả theo từng tuần, đồng thời dự phịng các khó khăn xẩy ra trong thời gian
tới, kịp thời đưa ra các kế hoạch điều chỉnh.

4.5 Lượng giá và kết thúc
- Giảm các triệu chứng suy sụp tinh thần, ảo giác do sáng chấn tâm lý
- Có sức khỏe thể chất và tâm thần ổn định
- tìm được con trai bỏ nhà đi
- Kết nối được với tổ chức Hỗ trợ ,chính quyền tại địa phương để thực hiện hoạt
động hỗ trợ tăng thu nhập
*. Về các tiêu chí thực hành cơng tác xã hội đối với trường hợp quản lý ca
Qui trình quản lý ca với thân chủ trên đây được dựa trên 5 tiêu chí cơ bản của
ngành cơng tác xã hội: (1) lấy thân chủ làm trọng tâm, (2) Tôn trọng quyền tự quyết
của thân chủ, (3) quan hệ giữa nhân viên ctxh với thân chủ là bình đẳng, (4) lấy nhiệm
vụ làm trọng tâm và (5) Huy động sự tham gia của cộng đồng.

4.6 . Về nguồn lực thực hiện
Với 5 nhu cầu của thân chủ đáp ứng các mục tiêu trong kế hoạch hoạt động,
nhân viên công tác xã hội với vai trị là người kết nối được nguồn lực có sẵn trong xã
hội: nhà tham vấn tâm lý, bác sĩ trị liệu tâm thần học, luật sư và đại diện các cơ quan
19



chức năng, tổ chức phát triển cộng đồng hỗ trợ phát triển kinh tế tăng thu nhập, cơ
quan chức năng địa phương, các nhà hảo tâm, cơ sở y tế để thân có thể được thăm
khám thường xuyên.....

CHƯƠNG V: VAI TRỊ CỦA CƠNG TÁC XÃ HỘI TRONG HOẠTĐỘNG
TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Công tác xã hội là một hoạt động chuyên mơn mới ở Việt Nam và là mơ hình
hoạt động chuyên môn hiệu quả hướng đến trao quyền và nâng cao chất lượng sống
của các đối tượng yếu thế, cùng với sự ban hành Luật người khuyết tật (2010), định
hướng phát triển xã hội đến năm 2020 và đề án phát triển nghề công tác xã hội, công
tác xã hội Việt Nam nói chung và cơng tác xã hội với người khuyết tật nói riêng đang
đối mặt với những cơ hội và những thách thức rất lớn.Việc xây dựng các mơ hình thực
hành cơng tác xã hội phù hợp trong bối cảnh hệ thống phúc lợi, chính sách xã hội và
dịch vụ xã hội là điều luôn được đặt ra không chỉ ở các quốc gia mới phát triển nghề
công tác xã hội mà cịn ở các quốc gia có hệ thống nghề công tác xã hội phát triển
mạnh và lâu đời. Trong lúc vai trò quan trọng của ngành công tác xã hội đã được nhà
nước và cả xã hội công nhận, và việc đào tạo NVXH đang được thực hiện ở rất nhiều
trường đai học và cao đẳng trên khắp cả nước, chúng ta cũng nên cân nhắc đến việc
đào tạo NVXH chuyên ngành để có thể phục vụ tốt hơn các đối tượng thiệt thòi trong
xã hội, đặc biệt là NKT - một bộ phận không nhỏ của xã hội vẫn được xem như “thiệt
thòi nhất trong số những người thiệt thòi” - và giúp họ và gia đình “có được chất lượng
cuộc sống tốt đẹp hơn” theo đúng triết lý của ngành công tác xã hội.
1. Nhân viên xã hội (NVXH) đóng vai trị cung cấp cho NKT và gia đình họ
nhiều loại dịch vụ hỗ trợ, từ hỗ trợ tâm lý cho đến việc phát triển mạng lưới liên kết để
có thể chuyển thân chủ đến các dịch vụ y tế và xã hội hoặc các tổ chức liên quan đến
20



nhu cầu của họ. Phần lớn NKT thường tự ti mặc cảm nên ngại đi học. Đại đa số NKT
hường học nghề chưa đến nơi đến chốn vì gia đình hoặc khơng quan tâm đến nhu cầu
đi học và có việc làm của con, hoặc sợ con khổ, hoặc không tin con mình có thể làm
việc được. Những gia đình có người thân mới trở thành NKT cũng trải qua những đau
đớn và bối rối tương tự. Đặc biệt hơn, mất đi một phần hay mối thu nhập chính từ
người thân giờ đã trở thành khuyết tật, mất cả một cơng lao động để phải chăm sóc cho
NKT này, và những thay đổi trong tâm tính của người mới bị khuyết tật làm cho sự
khuyết tật trở thành một “tai họa” cho cả gia đình. Mọi người, cả NKT lẫn các thành
viên khác của gia đình, đều mệt mỏi và thay đổi. Những bậc cha mẹ và các thành viên
trong những gia đình này thường khơng biết phải làm gì hoặc tìm đến ai khi cần. Và
thái độ thương hại hay tội nghiệp của những người thân quen càng làm cho họ đau khổ
hơn. Họ hết sức cần những hỗ trợ thích hợp để khơng cảm thấy đơn độc hay bị bỏ rơi
trong tình huống bất ngờ nhưng sẽ gắn bó lâu dài với cuộc sống của họ và cả gia đình.
Đánh giá ban đầu sẽ cung cấp cơ sở để NVXH phát triển kế hoạch hỗ trợ. Công việc
đánh giá này bao gồm đánh giá sức mạnh, nguồn lực, và cả những hỗ trợ sẵn có thí dụ
như: những hành vi trong quá khứ thân chủ của họ đã xử dụng để ứng phó thành cơng
với hồn cảnh, sự hỗ trợ của gia đình, sự sắp xếp cuộc sống, mức độ học vấn, việc
làm, sở thích, hồn cảnh kinh tế, v.v... Người NVXH cũng phải hiểu được cảm xúc và
phản ứng của thân chủ đối với sự khuyết tật, ảnh hưởng của sự khuyết tật đối với gia
đình của NKT, tác động của sự khuyết tật đến vai trò và mối quan hệ của các thành
viên trong gia đình, và cả những rắc rối cá nhân hay vấn đề xã hội khác. Với các nhân
viên y tế hoặc chuyên gia sức khỏe, người NVXH sẽ cung cấp cho họ những thông tin
liên quan đến tâm lý của NKT để họ có thể hỗ trợ những bệnh nhân khuyết tật của họ
đúng cách hơn. Người NVXH cũng sẽ tham vấn cho NKT và gia đình, giúp họ lập kế
hoạch cá nhân và sử dụng t ối đa những nguồn nội lực và ngoại lực sẵn có trong cộng
đồng.
2. Sống quá lâu trong một môi trường xem NKT chỉ là người “tàn tật” nên NKT
ít có cơ hội học tập và phát triển, do đó đại đa số NKT thiếu hẳn kỹ năng sống. Vì vậy,
NVXH cịn phải đóng vai trị của nhà giáo dục, giúp NKT phát triển những kỹ năng xã
hội cần thiết để họ có thể tự tin mà tham gia vào mọi hoạt động xã hội có ích cho cuộc

sống của họ. Môi trường chưa thuận tiện cho việc đi lại và sinh hoạt của NKT. Các
công trình cơng cộng thường khơng được xây dựng hay sửa chữa theo Qui Chuẩn Tiếp
21


Cận của Bộ Xây Dựng nên NKT luôn đối mặt với rào cản như bậc tam cấp và nhà vệ
sinh khơng phù hợp. Đồng thời, NKT ln gặp khó khăn về phương tiên đi lại mà hệ
thống xe buýt sẵn có lại khó sử dụng vì thiếu bộ phận nâng xe lăn, thái độ phục vụ
chưa tốt Doanh nghiệp còn thiếu thơng tin về NKT nên vẫn cịn kỳ thị, chưa tin vào
năng lực của NKT. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần người kiêm được một lúc nhiều
việc và một số nghề địi hỏi ngoại hình cũng hạn chế thị trường việc làm của NKT.
Hầu hết NKT thiếu những kỹ năng xã hội cần thiết. Họ không biết cách tiếp cận với
các chính sách hỗ trợ, các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm, hoặc các nguồn
vay vốn ưu đãi. Thậm chí sau khi học nghề và có chứng chỉ của các trung tâm dạy
nghề, NKT vẫn thiếu thông tin về nhà tuyển dụng, không biết đến chính sách việc làm
cho NKT, hoặc khơng đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Các bạn đã có việc
làm thì gặp khó khăn trong việc bố trí việc làm phù hợp với thể trạng và dạng tật nên
khó phát huy được hết khả năng, ít được tập huấn thêm nên khó thăng tiến và lương
thấp. Thường thành viên của gia đình ngăn cản họ khi biết con cái của họ yêu NKT vì
e ngại rằng con cái của họ sẽ khổ khi kết hôn với người KT. Đôi khi, hồn cảnh gia
đình khó khăn (nghèo, phải gánh vác gia đình, …) cũng ngăn trở các bạn khuyết tật đi
đến quyết định cuối cùng là tiến đến hôn nhân. Ngồi ra, cịn có những vấn đề thuộc
về bản thân NKT thí dụ như NKT thường mặc cảm tự ti, cho rằng người bạn không
KT phải “hy sinh” rất nhiều khi đến với mình, sợ người khác u mình khơng thật lòng
mà chỉ là thương hại, và lo lắng cuộc sống không ổn định, … nên tự đặt rào cản cho
chính bản thân.
3. Đồng thời, NVXH cũng giúp cho các thành viên khác trong xã hội hiểu rõ
hơn về NKT và bản chất của sự khuyết tật để xã hội có cái nhìn đúng về NKT và sự
thiếu cơng bằng cơ hội mà họ ln gặp phải, từ đó tác động đến những người liên quan
đến việc phát triển các chính sách cũng như những tổ chức có những chương trình phát

triển xã hội để những người này bao gồm sự tham gia của NKT vào quá trình ra quyết
định, cũng như tham gia giám sát và lượng giá việc thực hiện những quyết định liên
quan đến cuộc sống của chính họ.
Như vậy, nhân viên cơng tác xã hội có vai trò hết sức thiết thực và cụ thể hỗ trợ
trực tiếp can thiệp giúp người khuyết tật phục hồi chức năng. Đồng thời, nhân viên
cơng tác xã hội chính là cầu nối để người khuyết tật có thể tiếp cận được các chính
sách và nguồn lực hỗ trợ từ xã hội. Hỗ trợ NKT, gia đình NKT giải quyết các vấn đề
22


khó khăn của họ thơng qua việc tìm kiếm cung cấp dịch vụ cần thiết cho NKT. Hỗ trợ
về mặt tâm lý (hiểu được tâm lý của NKT, ảnh hưởng của sự khuyết tật đối với gia
đình của NKT, tác động của sự khuyết tật đến vai trò và mối quan hệ của các thành
viên t rong gia đình, và cả những rắc rối cá nhân hay vấn đề xã hội khác). Phối hợp,
Vận động tìm nguồn lực, nguồn tài nguyên hỗ trợ cho NKT, gia đình NKT. Xây dựng
các chương trình kế hoạch hành động giúp đỡ NKT và Tổ chức triển khai thực hiện
các hoạt động, kế hoạch đã xây dựng.Đề xuất ý kiến soạn thảo chính sách về người
KT. Làm công tác biện hộ cho NKT.

KẾT LUẬN

Ngành công tác xã hội ở Việt Nam đang ngày càng phát triển và đang phát
huy được những thế mạnh của mình. Để cơng tác xã hội với người khuyết tật đạt được
hiệu quả tốt bên cạnh những kiến thức nghề nghiệp chun mơn, nhân viên cơng tác xã
hội cần có những thái độ đúng đắn tôn trọng thân chủ và đặc biệt là biết quan tâm chia
sẻ động viên thân chủ vượt qua khó khăn để vươn lên hồ nhập với mọi người. Nhân
viên công tác xã hội cần là người giúp cho gia đình và cộng đồng hiểu rõ những nhu
cầu và năng lực của người khuyết tật từ đó tạo ra mơi trường thuận lợi cho người
khuyết tật tự tin phát huy khả năng của mình. Nhân viên cơng tác xã hội cần phải nắm
rõ các chính sách hỗ trợ người khuyết tật các văn bản luật pháp quy định quyền lợi của

người khuyết tật từ đó có thể chia sẻ thông tin hỗ trợ cho người khuyết tật giải quyết
những khó khăn mà họ đang gặp phải. Nhân viên công tác xã hội cần biết được những
cơ quan có thể hỗ trợ và giúp đỡ người khuyết tật từ đó đóng vai trị là cầu nối giúp
người khuyết tật tiếp cận được các nguồn lực. Vì vậy vai trị của nhân viên cơng tác xã
hội hết sức cần thiết nhằm hỗ trợ các vấn đề gặp phải của người khuyết tật hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Luật Người Khuyết tật số 51/2010/QH12 được Quốc Hội ban hành ngày 17 tháng 6
năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2011
2 Nguồn: Người khuyết tật tại ở Việt Nam, Một số kết quả từ Tổng điều tra dân số và
Nhà ở Việt Nam 2009.
3 Số liệu thống kê trên trang thông tin điện tử của “Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ
người tàn tật Việt Nam (NCCD)” năm 2012: />23


4 Trung ương hội chữ thập đỏ Việt Nam, Tài liệu tập huấn Hỗ trợ Người khuyết tật giảm
nghèo (Dành cho cán bộ cơ sở hỗ trợ người khuyết tật), Hà nội 2007
5 Viện nghiên cứu phát triển xã hội, Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giảm kỳ thị và phân
biệt đối xử với người khuyết tật, Nxb Thanh niên, 2011.

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thân chủ Giàng Thị Hoa

24



×