Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Why Strategy - Tại sao lại cần chiến lược? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.82 KB, 2 trang )



C. 118 – MEASE - 59bis boulevard Jourdan - 75014 Paris
Email :
Web : www.dangdinhtram.itgo.com
S
S
T
T
R
R
A
A
M
M
A
A
G
G
I
I
C
C



Dan
g
Dinh Tram
Master of Marketin
g


Strateg
y
& Managemen
t
THEME : Strategy Policy Management Marketing Finance Human Resource


Tại sao lại cần chiến lược ?


Thực tế nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, rất ít quan tâm đến vấn đề
chiến lược, thậm chí không xác định được cho mình một chiến lược. Nguyên nhân cơ bản là do
chưa nhận thức rõ vai trò của chiến lược. Vấn đề không phải là chỉ có doanh nghiệp lớn mới cần
có chiến lược còn các doanh nghiệp nhỏ thì không. Chúng ta cần phải xác định chắc chắn rằng
bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào đều cần phải có chiến lược. Sự hiện diện của chiến lược chính
thức trong doanh nghiệp không còn phải là mong muốn có hay không một chiến lược mà nó phụ
thuộc căn bản vào việc nhận thức về vai trò của chiến lược cũng như kiến thức về khoa học
chiến lược của các nhà quản lý doanh nghiệp. Một câu hỏi được đặt ra với không ít các nhà quản
lý là “Tại sao doanh nghiệp cần phải có chiến lược?”
Để trả lời câu hỏi trên, Mintzberg (1987) đã giải thích bốn lý do cơ bản giúp các nhà quản lý và
cả các nhà khoa học hiểu rõ hơn vai trò của chiến lược đối với một tổ chức nói chung và đối với
một doanh nghiệp nói riêng. Theo Mintzberg, doanh nghiệp cần có chiến lược bởi vì chiến lược
cho phép : 1) xác lập định hướng dài hạn cho doanh nghiệp; 2) tập trung các nỗ lực của doanh
nghiệp vào việc thực hiện các nhiệm vụ để đạt được mục tiêu mong muốn; 3) xác định phương
thức tổ chức và hành động định hướng các mục tiêu đặt ra; và 4) xây dựng tính vững chắc và hài
hòa của tổ chức.
* Xác lập định hướng cho doanh nghiệp
Theo quan điểm của trường phái hoạch định chiến lược và vị trí của doanh nghiệp trên thị
trường, các tổ chức nói chung và doanh nghiệp nói riêng cần phải có chiến lược để xác lập định
hướng lâu dài trong tương lai cho doanh nghiệp, đồng thời thực hiện các kế hoạch để đạt vượt

trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp xấu thì doanh nghiệp cũng cần phải có
chiến lược để có thể tồn tại và vượt qua những trở ngại của môi trường kinh doanh. Như vậy vai
trò cơ bản của chiến lược là xác định một hướng đi, một con đường để hướng tới các mục tiêu
đã định.
Theo quan điểm này, nếu chiến lược tốt, các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chiến lược
có thể vấp phải một số những sai sót nhất định hoặc thậm chí doanh nghiệp có điểm xuất phát ở
một vị thế yếu vẫn có thể đạt được các mục tiêu đã định. Chandler (1962) đã khẳng định:
“thương trường giống như chiến trường, nếu chiến lược cơ bản là đúng đắn thì ngay cả với một
số những sai sót về mặt chiến thuật doanh nghiệp vẫn đạt được các mục tiêu đã định”.
Điều mà chúng ta có thể rút ra từ nguyên tắc này là doanh nghiệp nào có chiến lược tốt hơn sẽ là
doanh nghiệp thành công trên thị trường của mình. Hệ quả tiếp theo là doanh nghiệp nào có
chiến lược rõ ràng sẽ có khả năng vượt trội hơn các doanh nghiệp không có chiến lược. Cũng
22 November 2004


C. 118 – MEASE - 59bis boulevard Jourdan - 75014 Paris
Email :
Web : www.dangdinhtram.itgo.com
S
S
T
T
R
R
A
A
M
M
A
A

G
G
I
I
C
C



Dan
g
Dinh Tram
Master of Marketin
g
Strateg
y
& Managemen
t
như M. Porter, quan niệm về chiến lược ở đây không đơn thuần chỉ là thực hành tốt. Thực hành
chiến lược không thể thu hẹp về hiệu quả tác nghiệp, mà vấn đề cơ bản của chiến lược là “nghĩ
cho sâu” và “nhìn cho thấu”. Tính ngẫu nhiên mà chúng ta thường quan niệm là sự “may mắn”
chỉ là thứ yếu. “Làm đúng việc” (do the right things) có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều so với
“làm việc đúng” (do things right).
Một tư tưởng chiến lược đúng đắn đã có thể cho phép đánh giá sự thành công của một ý tưởng.
Trên thực tế mức độ thành công của một công việc được thực hiện một cách có phương pháp
chiến lược còn có thể cao hơn cả những gì chúng ta dự định ban đầu. Nếu đúng như vậy thì
chúng ta thường có xu hướng cho rằng đó là kết quả của một chiến lược suất sắc. Nhưng những
thất bại vẫn có thể xảy ra đối với một doanh nghiệp có chiến lược rõ ràng. Nguyên nhân của sự
thất bại này có thể là do có những cẩu thả trong tác nghiệp, hoặc cũng có thể là do chiến lược
quá phức tạp gây ra những khó khăn trong việc thực hiện chiến lược và làm giảm hiệu quả tác

nghiệp. Trong trường hợp này thì chúng ta lại thường đổ lỗi cho hoạt động tác nghiệp. Do vậy,
như M. Porter đã khẳng định, chiến lược và hiệu quả tác nghiệp là hai yếu tố cơ bản đảm bảo sự
thành công của một doanh nghiệp.
Điều mà chúng ta cần phải ghi nhớ là cho dù doanh nghiệp có bất cứ chiến lược gì cũng đều tốt
hơn các doanh nghiệp không có chiến lược. Đôi khi những bước đi chậm nhưng vững chắc cũng
tốt đối với doanh nghiệp. Không phải luôn luôn cần thiết nhìn xa về phía trước mà phải nhìn cho
thấu, tiến những bước ngắn để còn có đủ thời gian để phản ứng trước những biến động của môi
trường.
* Tập trung các nỗ lực của doanh nghiệp
Lý do thứ hai, tính đến các yếu tố nội tại của tổ chức, là chiến lược cần thiết để tập trung các nỗ
lực của doanh nghiệp và tăng cường sự liên kết các hoạt động. Nếu không có chiến lược, doanh
nghiệp chỉ là sự tập hợp các cá nhân, mỗi người sẽ tiến hành công việc và tự thực hiện nhiệm vụ
theo cách riêng của mình. Nhưng vấn đề cơ bản của tổ chức là việc xử lý công việc một cách tập
thể và cách thức để liên kết các hoạt động cá nhân là chiến lược. Trên cơ sở định hướng đề ra,
một chính sách hợp lý đối với một doanh nghiệp là xác định được cái mà mỗi thành viên trong
tổ chức cần phải làm và cách thức làm việc kết hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.
* Xác định phương thức tổ chức
Như đã đề cập, hoạt động của doanh nghiệp là hoạt động mang tính tập thể, do vậy chiến lược là
cần thiết để xác định cách thức tổ chức liên kết các hoạt động. Hơn thế nữa, chiến lược không
chỉ nhằm định hướng sự hoạt động của các cá nhân trong tổ chức vào các mục tiêu đã định mà
cần phải tạo cho tổ chức một giá trị cá biệt, một ý nghĩa riêng về sự hiện diện của doanh nghiệp
đối với các thành viên bên trong cũng như các nhân tố bên ngoài. Với tính chất là một kế hoạch
hay một mô hình, và đặc biệt là một vị trí hay một triển vọng, chiến lược là cần thiết để xác định
đặc điểm, chỉ rõ tính chất về sự tồn tại cũng như tiền đồ của tổ chức; giúp các thành viên hiểu rõ
vai trò, ý nghĩa của tổ chức và sự khác biệt với các tổ chức, doanh nghiệp khác.

×