Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Công tác phòng chống tệ nạn xã hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.33 KB, 20 trang )

--------------------

TIỂU LUẬN
MƠN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG – AN NINH

- Tên môn học:
- Họ và tên:
- Mã số sinh viên:
- Nhóm thi:
- Mã học phần:
- Học kỳ:
- Năm học:

Thành phố Hồ Chí Minh, …/20…


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
NỘI DUNG ............................................................................................................... 2
1.

Cơ sở lý thuyết ................................................................................................. 2

1.1. Tệ nạn xã hội .................................................................................................... 2
1.2. Khái quát về hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ......................................... 3
2.

Hoạt động cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội hiện nay ................................ 4

2.1. Các tệ nạn xã hội nổi bật hiện nay ................................................................... 4


2.2. Thực trạng công tác phòng chống tệ nạn xã hội hiện nay................................ 9
3.

Giải pháp nâng cao cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội hiện nay ................ 12

3.1. Đề xuất giải pháp phòng chống tệ nạn tham nhũng ....................................... 12
3.2. Đề xuất giải pháp phòng chống tệ nạn trộm cướp ......................................... 13
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 15
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 18


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tệ nạn xã hội là một vấn đề lớn, phổ biến và xảy ra ở khắp các quốc gia trên thế
giới. Đây là một vấn đề có sự ảnh hưởng đến nhiều cá nhân trong xã hội. Xã hội ngày
càng phát triển không đồng nghĩa với vấn đề xã hội cũng sẽ giảm mà có thể là càng ngày
càng tăng và xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội mới.
Hầu như tệ nạn xã hội xảy ra ở mọi thời điểm, tùy từng giai đoạn sẽ có những tệ
nạn nổi bật cần giải quyết ngay hoặc những tệ nạn phải giải quyết thường xun khơng
bao giờ hết. Trước tình hình đại dịch Covid -19, tệ nạn xã hội lại ngày càng nghiêm trọng
hơn bao giờ hết. Có rất nhiều tệ nạn xã hội và hầu hết đều cần được quan tâm xử lý.
Vậy tệ nạn xã hội hiện nay như thế nào?
Những tệ nạn nổi bật cần giải quyết ngay là gì?
Làm sao để giảm thiểu tệ nạn nổi bật hiện nay?
Với mục tiêu, trả lời các câu hỏi trên. Ngồi ra, đề xuất những giải pháp thích hợp
để nâng cao hiệu quả trong cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội hiện nay. Trong tiểu luận
với chủ đề “Cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội hiện nay” sẽ được tác giả tìm hiểu và
phân tích cụ thể.



2

NỘI DUNG
1.

Cơ sở lý thuyết

1.1.

Tệ nạn xã hội
Xã hội là tập hợp một nhóm có thể là nhiều hoặc rất nhiều người sinh sống trong

một môi trường nhất định. Mỗi cá thể trong xã hội sẽ những tính cách, những quan điểm,
suy nghĩ khác nhau. Cũng chính vì lý do có những quan điểm, suy nghĩ, tính cách khác
nhau tác động lẫn nhau sẽ tạo nên nhiều vấn đề trong xã hội. Vấn đề xã hội là các vấn đề
mang tính cộng đồng có thể là tích cực, nhưng đa phần là tiêu cực. Trong các vấn đề xã
hội. Nổi bật là những vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội.
Theo trang Luật Dương Gia: “Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu
hiện thơng qua các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện
hành, phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể gây
những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội” (Nguyễn Văn Dương,
2021). Đối với Việt Nam nói riêng, tệ nạn xã hội đã trở thành vấn đề xã hội nan giải gây
ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến bản chất chủ nghĩa xã hội và đây biểu
hiện ở các lối sống vô tổ chức cần được giải quyết.
Đặc điểm của tệ nạn xã hội là tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức bí mật; lây
lan nhanh; tổ chức theo đường dây, nhóm ổ hoạt động theo nhiều phương thức, có thủ
đoạn tinh vi, gian xảo để đối phó với lực lượng chức năng và che mắt quần chúng nhân
dân.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội bao gồm các nguyên nhân khách quản
như là: sự quản lý chưa nghiêm cửa pháp luật nước nhà, việc giáo dục chưa hiệu quả, kinh
tế chưa phát triển, cách dạy chưa đúng của người lớn dành cho trẻ, bị bạn bè lơi kéo rủ rê
dãn đến tình trạng nhầm đường lạc lối và các nguyên nhân chủ quan chẳng hạn như: Ham
chơi, đua đòi, lười lao động, tò mò, thích trải nghiệm cảm giác mới và khơng ý thức được
hậu quả nên bị sa vào tệ nạn.


3

1.2.

Khái quát về hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội
Tác hại của tệ nạn xã hội rất nhiều và nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh

thần và đạo đức con người, làm suy giảm sức lao động của xã hội, tan vỡ tình cảm hạnh
phúc gia đình, nền kinh tế dễ đi xuống và hủy hoại chất lượng đạo đức của các cá nhân,
gia đình và cộng đồng. Vì vậy mà, hoạt động phịng chống tệ nạn xã hội cần thiết được
diễn ra nhanh chống, tích cực và hiệu quả.
Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn
dân bảo vệ An ninh tổ quốc đề cập, “Cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội là quá trình
Nhà nước cùng các ngành, các cấp các đoàn thể tổ chức xã hội và mọi cơng dân (trong
đó lực lượng cơng an là nòng cốt) tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn
chặn, loại trừ các tệ nạn xã hội”. Ngoài ra cần“Đấu tranh loại trừ tệ nạn ra khỏi đời
sống xã địi hỏi phải có sự tham gia của các cấp, các ngành, của tồn thể xã hội. Trong
đó, lực lượng cơ sở có một vai trị, vị trí rất quan trọng. Đây là lực lượng chủ cơng, nịng
cốt tuyên truyền, hướng dẫn quần chúng nhân dân và trực tiếp thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, các biện pháp theo chức năng, nhiệm vụ của mình để
phịng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn”.
Về mục tiêu: Ngăn chặn tệ nạn xã hội phát sinh, phát triển, lan rộng trên địa bàn

địa phương, các vùng, lãnh thỗ; Từng bước giảm tỉ lệ tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng
đời sống văn hóa lành mạnh, bảo vệ phong cách mỹ tục của dân tộc ta; Phát hiện, đấu
tranh, xử lý nhanh những hoạt động tệ nạn xã hội góp phần giữ vững an ninh quốc gia và
tự an toàn xã hội.
Về chủ trương
Nhà nước cùng các ban ngành, các cấp, các đoàn thể tổ chức xã hội có chủ trương
về pháp luật là “Nghiêm cấm mọi hình thức hoạt động tệ nạn xã hội, xử lý thích đáng
những hoạt động chuyên nghiệp tên, hoạt động có ổ nhóm, những người cầm đầu tên
hoặc tổ chức lôi kéo người khác đi vào đường hoạt động hội tệ tệ. Chủ phịng ngăn chặn
khơng để tệ nạn xã hội phát triển gây hại cho đời sống nhân dân và xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục cải tạo những người mắc lỗi xã hội để họ trở thành những người có ích cho xã
hội” (NHT, 2019).


4

Về quan điểm (NHT,2019)
Thứ nhất, phòng ngừa là cơ bản, lồng ghép và kết hợp chặt chẽ với công việc
chống tệ nạn xã hội với chương trình phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội ở local.
Thứ hai, cơng tác chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, phải được
triển khai đồng bộ ở các cấp, các ngành, trong đó lấy phịng chống từ gia đình, cơ quan,
đơn vị, trường học làm cơ sở
Thứ ba, kết hợp chặt chẽ giữa việc xử lý tiêu chuẩn với công việc cảm hóa, giáo
dục, cải tạo đối với những đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội.
Các loại tệ nạn xã hội phổ biến:Tham nhũng, ma túy, mại dâm, cờ bạc, trộm cướp,
mê tín dị đoan, Ngồi ra, cịn các tệ nạn khác như: Rượu bia, thuốc lá, chơi game, đua
xe,… Đây đều là những hành vi tiêu cực. Hầu hết, đều là những hành vi trái pháp luật.
Đây là vấn nạn cần được quan tâm loại bỏ trên toàn xã hội. Việc tìm ra những giải pháp
hạn chế và khắc phục các tình trạng là việc làm cần thiết của Đảng, Nhà nước và của pháp
luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

2. Hoạt động công tác phòng chống tệ nạn xã hội hiện nay
2.1.

Các tệ nạn xã hội nổi bật hiện nay
Trước tình hình đại dịch Covid-19 (một loại dịch bệnh mới xuất hiện nguy hiểm và

khó lường, Cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội trở nên khó khăn. Đảng, nhà nước và
Nhân dân phải cũng lúc đối phó với nhiều vấn đề. Nhưng vẫn ln chú trọng các vấn đề
phịng chống tệ nạn xã hội. Có những tệ nạn xã hội cần được quan tâm đồng thời và có
những tệ nạn có sự giảm khi dịch covid bùng phát.
Dưới đây là một số các tệ nạn xã hội phổ biến xuất hiện trong tình hình hiện nay.
2.1.1. Tệ nạn trộm, cướp
Theo wikipedia, “Trộm là một hành vi phạm tội khi một người hoặc một nhóm
người lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật, đối
tượng tác động có thể là tiền, dịch vụ, thơng tin,...mà khơng có sự cho phép của chủ nhân
(theo Điều 138, Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999)”. Tương tự như trộm, cướp là một
trong những hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lộ liễu.Cả hai đều là
những hành vi trái pháp luật.


5

Nguyên nhân
Một là, có thể do sự chủ quan, lơ là của người dân trong việc bảo quản tài sản, làm
đối tượng phạm tội ham muốn chiếm đoạt.
Hai là, đối tượng đi trộm cướp thường là các đối trượng thanh, thiếu niên bỏ học,
thiếu sự quản lý, giáo dục của gia đình, ăn chơi, đua địi lười lao động hoặc là những đối
tượng người địa phương có tiền án. Họ chưa nhận thức được hành vi cá nhân bất chấp sai
phạm thực hiện trộm cướp.
Ngồi ra, cịn xuất phát từ tình hình, ngun nhân, điều kiện, mục đích mà những

tối tượng thực hiện hành vi trộm cướp của mình.
Đặc điểm
Đối với cướp,“Mặt khách quan của tội cướp tài sản được thể hiện ở hành vi chiếm
đoạt tài sản bằng các thủ đoạn được mô tả trong điều luật: Dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ
lực ngay tức khắc; hoặc các hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản” (Lê Minh Trường, 2021).
Đối với trộm, “Trộm cắp là một hành vi phạm tội cơ bản và được xem là phi pháp
gần như mọi nơi. Kẻ trộm cắp ăn cắp của người khác để phục vụ cho chúng hoặc bán
những thứ ăn cắp được để lấy tiền. Hành vi trộm cắp rất đa dạng từ những vụ cắp vặt
thực hiện ngay khi có cơ hội cho tới các âm mưu trộm cắp được lên kế hoạch hết sức tinh
vi. Hàng hóa trộm cắp được nếu cần bán đi để lấy tiền (phi tang) thường chuyển hay bán
đi vào những nơi không yêu cầu kiểm tra rõ nguồn gốc hàng hóa như chợ đen” theo
wikipedia tiếng Việt.
Hậu quả
Trộm, cướp không những làm thiệt hại tài sản của các cá nhân, tổ chức. Mà có
những trường hợp cịn làm ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng của các cá nhân,
tổ chức bị trộm, cướp. Đây không những là hành vi trái với chuẩn mực đạo đức, thuần
phong mỹ tục Việt Nam mà nghiêm trọng hơn còn vi phạm pháp luật.
Trong luật có quy định người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự
có thể bị cấu thành chủ thể tội trộm cướp tài sản. Tùy vào mực độ sẽ bị xử lý theo quy
định đã đề ra.


6

Cơng tác phịng chống
Trong cơng tác phịng chống tệ nạn trộm cướp, để chủ động phát hiện, đấu tranh,
ngăn chặn có hiệu quả hoạt động của tội phạm trộm cướp tài sản, góp phần ổn định tình
hình an ninh, trật tự, củng cố được niềm tin của quần chúng vào cơ quan bảo vệ pháp luật,
Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp đưa ra những giải pháp sau: Làm tốt cơng tác phối

hợp với các sở, ban, ngành, đồn thể xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động
quần chúng nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, tự bảo quản tài sản của mình và tích cực
tham gia tố giác, lên án các hành vị trộm cắp tài sản; Quản lý, giáo dục, đào tạo con em về
đạo đức, lối sống, văn hóa và ý thức chấp hành kỷ luật, pháp luật trong quá trình học tập
tại trường và khi tiếp xúc ngoài xã hội; Củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước về an ninh, trật tự; Các đơn vị, Công an địa phương tiếp tục quán triệt và tổ chức
thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước, của Ngành có liên
quan đến cơng tác đấu tranh, phịng chống tội phạm trong tình hình mới; Đề xuất, kiến
nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật có liên quan đến cơng tác xử lý tội
phạm trộm cắp tài sản, hiện nay còn nhiều bất cập, chưa đủ sức răn đe tội phạm, gây khó
khăn, vướng mắc cho công tác điều tra, khám phá từng vụ án
2.1.2. Tệ nạn tham nhũng
Đảng, Nhà nước đã xác định rõ tham nhũng là một trong những guy cơ làm chệch
hướng chế độ xã hội chủ nghĩa. Nó đã và đang trở thành quốc nạn, đe dọa đến sự tồn
vong của Đảng và của chế độ xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Tại khoản 01, Điều 03 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018: “Tham nhũng là
hành vi của người có chức, có quyền hạn đã lợi dụng chức cụ, quyền hạn đó để vụ lợi”.
Hành vi này là hành vi trái pháp luật.
Nguyên nhân
Đầu tiên, chủ yếu là do lòng tham của con người. Vì lợi ích cá nhân, các các cán
bộ, người có chức quyền sẵn sàng bất chấp mọi thủ đoạn, mọi hậu quả để đạt được dù
hành vi đó là vi phạm trái đạo đức, pháp luật, hay vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng.
Tiếp theo là do lối sống thích hưởng thụ, ăn bám hay áp lực công việc, ảnh hưởng
của môi trường xung quanh mà đạo đức con người bị tha hóa. Chính lối sống này kết hợp


7

với bản chất ích kỷ, đam mê lợi ích vật chất là nguyên nhân để thúc đẩy con người ta lao
vào hành vi tham nhũng.

Ngồi ra, cịn do sự sơ hở, bất cập, thiếu công khai, thiếu minh bạch trong cơng tác
quản lý của chế độ, chính quyền. Đây là nguyên nhân thường xuyên được đề cập và lặp đi
lặp lại nhiều lần trong các phiên họp của Quốc hội.
Cuối cùng, là do tiếp thu, hiểu rõ và vận dụng tốt chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh mà thực hiện tốt tinh thần dân chủ như Bác từng nói “dân chủ là chìa khóa
vạn năng để giải quyết những vấn đề xã hội”.
Đặc điểm
Căn cứ Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định các hành vi
tham nhũng gồm: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt
tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi; Lạm
quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây
ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ,
mơi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì
vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản cơng vì vụ lợi;Không thực
hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi; Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở,
can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố,
xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Hậu quả
Tham nhũng là hành vi lợi dụng chiếm đoạt tiền của, tài sản gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt là đối với các nước đang
phát triển làm cho kinh tế chậm phát triển, thất thoát, lãng phí tài sản của dân, thiệt hại
ngân sách, gây rối loạn nền kinh tế, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tình trạng nghèo đói
ngày càng trầm trọng. Hơn nữa, nó làm xói mịn lịng tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà
nước, làm cho chế độ chính trị dần suy yếu từ bên trong, tạo điều kiện cho các thế lực thù
địch tấn công ta, dẫn đến sụp đổ nếu không kịp thời chấn chỉnh.


8


Cơng tác phịng chống:
Để phịng, chống tham nhũng, Chính phủ, các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và các
cơ quan nhà nước khác đã “thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan,
tổ chức, đơn vị; Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn. Thực hiện các
biện pháp về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; Đổi mới khoa học cơng
nghệ quản lý và phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt nhằm phịng ngừa tham
nhũng; Cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đấu tranh phòng, chống tham nhũng
với nhiều hình thức phong phú. Đặc biệt, xử nghiêm theo đúng các quy định của pháp
luật” (Nguyễn Cảnh Quý, 2021).Tùy vào mực độ tham nhũng, sẽ có những mức hình
phạt khác nhau. Mực độ nhẹ sẽ bị xử phạt hành chính, mức độ nặng là truy cứu trách
nhiệm hình sự.
2.1.3. Các tệ nạn xã hội khác
Ma túy: Ma túy là một chất kích thích gây làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ và
tâm trạng khiến cho họ có cảm giác giảm đau, dễ chịu, lâng lâng và không tự chủ được
hành vi của bản thân, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng.Việc sử dụng ma túy
q liều có thể dẫn đến tình trạng tử vong. Đây cũng là một trong những yếu tố chủ yếu
làm việc phát sinh phạm vi, tệ nạn xã hội khác và lây nhiễm HIV / AIDS. Hậu quả, tác hại
làm tệ nạn ma túy gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển kinh tế - xã hội và
an ninh kết quả của đất nước. Hiện nay, ma túy trở thành một chất bị cấm mạnh mẽ ở
nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, tệ nạn ma túy vẫn đang diễn biến phức tạp, không dứt.
Mại dâm: Mai dâm là hình thức sử dụng thân thể trao đổi với tiền bạc nhằm thỏa
mãn nhu cầu tình dục người có nhu cầu. Có nhiều lý do dẫn đến tệ nạn này chủ yếu là do
bị lôi kéo và bị lừa đảo. Đây là hiện tượng trái pháp luật nhưng hiện tượng vẫn lén lút xảy
ra. Mặc cho đây là việc làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục vì lợi nhuận một số người
đánh mất cả phẩm giá và lương tâm.
Cờ bạc: Cờ bạc là trò chơi cá cược bằng tiền của. Ở Việt Nam, tệ nạn cờ bạc phổ
biến như: số đề, tá lả, đĩa xóc đĩa, các loại cá độ trong thể thao, bình xám, tứ sắc, tài
nguyên, xì tố, xì lắc, đá gà,... Hầu hết, các gia đình ly tán, mất nhà của, tiền bạc, tình cảm
và cả tính mạng chủ yếu do dính vào tệ nạn này.



9

Mê tín dị đoan: Đây là thực trạng phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Biểu hiện là việc
tin vào những điều nhảm nhí, khơng có thật và trái với tự nhiên. Nó diễn ra đối với một số
người có niềm tin mãnh liệt vào những điều phản khoa học. Hoạt động mê tin sẽ chẳng có
gì đáng nói nếu nó trở thành tệ nạn gây ra hậu quả tiêu cực. Chẳng hạn, các thầy bói lợi
dụng sự mê tín một số cá thể thực hiện những chiêu trò tâm lý lừa đảo dẫn tới hậu quả xấu
cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng,…
2.2.

Thực trạng cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội hiện nay
Hiện nay, hai tệ nạn tham nhũng và trộm cướp là hai trong số các tệ nạn nổi bật

trong tình hình dịch bệnh xảy ra ở đất nước ta.
2.2.1. Tham nhũng
Trong khi cả nước đang bắt tay tập trung giải quyết tình hình căng thẳng trước mắt
là chống dịch. Thì các cá nhân, nhóm người, tổ chức lợi dụng thực hiện những hành vi
tham ô đáng báo động. “Tại châu Á, 74% số người được hỏi thừa nhận tham nhũng là
một vấn đề lớn trong đại dịch, theo khảo sát gần đây của Tổ chức Minh bạch Quốc tế
(TI)” (Hoài Phương, 2021).
Ở nước ta, tệ tham nhũng ngày càng trầm trọng, trở nên phổ biến trong tất cả các
lĩnh vực từ công an đến hải quan, từ tài nguyên môi trường đến xây dựng, thuế, ngân
hàng, y tế, giáo dục cho đến cả thanh tra, kiểm sát, tịa án,… Từ lĩnh vực kinh tế cho đến
cả chính trị với quy mô các vụ án ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng, diễn
biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Vào ngày 05 tháng 08 năm 2021, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ 20, đánh giá tình hình, kết quả cơng tác 6 tháng đầu
năm, xác định nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm 2021 và xem xét quyết định một số
vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền của Ban Chỉ đạo do Tổng Bí thư Nguyễn Phú

Trọng chủ trì tại Hà Nội.
Ban Chỉ đạo tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử
các vụ án, xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Phấn đấu đến hết
năm 2021 kết thúc điều tra 2 vụ án, ban hành cáo trạng truy tố 6 vụ án, xét xử sơ thẩm 9
vụ án, xét xử phúc thẩm 7 vụ án, kết thúc xác minh, giải quyết 5 vụ việc theo kế hoạch


10

của Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo tiếp tục
mở rộng điều tra, xử lý nghiêm các sai phạm trong các vụ án, vụ việc xảy ra ở Đồng Nai,
Khánh Hịa, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh.
Các vụ án tham nhũng đang chờ xét xử điển hình như: Vụ án “Vi phạm quy định
về đầu tư cơng trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án cao tốc Đà
Nẵng - Quảng Ngãi; “Tham ô tài sản, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà
nước gây thất thốt, lãng phí”, xảy ra tại Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC), Công ty Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco) và
các đơn vị liên quan; “Vi phạm quy định về quản lý , sử dụng tài sản Nhà nước gây thất
thốt, lãng phí” xảy ra tại Cơng Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đầu tư và Xây
dựng Tân Thuận; “Đưa hối lộ”; “Môi giới hối lộ”; “Nhận hối lộ” liên quan đến Phan
Văn Anh Vũ; "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công vụ; Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” xảy ra tại Cục
Quản lý dược (Bộ Y tế), Công ty VN Pharma và các cơ quan, đơn vị có liên quan. Ngồi
ra, cịn nhiều vụ án nhỏ lẻ khác và các vụ án chưa được phát hiện.
Tại đại hội lần thứ XIII của Đảng, “trong phần phương hướng, nhiệm vụ và giải
pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Văn kiện Đại hội XIII đã đưa ra nhiều
chủ trương và giải pháp căn cơ quyết liệt về phòng, chống tham nhũng: “Triển khai đồng
bộ có hiệu quả quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả
thu hồi tài sản tham nhũng, bảo đảm đúng pháp luật. Thực hiện quyết liệt nghiêm minh có
hiệu quả cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng”. Đảng ta cũng có những bước phát

triển mới về phòng, chống tham nhũng, với nhiều biện pháp, như hồn thiện pháp luật,
chính sách, kê khai tài sản, kiên trì, kiên quyết và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề phòng tham nhũng: “Khẩn trương xây
dựng cơ chế phịng ngừa, cơ chế răn đe để kiểm sốt tham nhũng. Thực hiện nghiêm quy
định của pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Tiếp tục thực hiện chặt chẽ có
hiệu quả về kê khai, kiểm sốt, kê khai tài sản, thu nhập của đội ngũ cán bộ, công viên
chức, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp” (Nguyễn Cảnh Quý, 2021).


11

2.2.2. Tệ nạn trộm cướp
Liên hệ từ tình hình tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhận thấy do tình hình dịch bệnh
Covid 19 kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống kinh tế - xã hội của người dân. Lợi
dụng tình hình dịch bệnh, tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản cũng diễn biến phức tạp
trong cộng đồng. Trong tháng 06 trước khi thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ tại
Newborn & baby shop (tọa lạc tại số 07, Ngô Gia Tự, Phường 02, Quận 10, Thành phố
Hồ Chí Minh) đã có tới 03 lần bị thất thoát tài sản. Vụ việc thứ nhất, đối tượng thực hiện
hành vi trộm xe của nhân viên trong cửa hàng; Vụ việc thứ hai, đối tượng thực hiện hành
vi lấy hàng và khơng thanh tốn; Vụ việc thứ ba, đối tượng lại tiếp tục hành vi trộm xe
máy của nhân viên ở một chi nhanh khác của cửa hàng.
Không chỉ riêng gì Thành phố, ở Tổ dân phố Hịa Bình, Thị trấn Phong Thổ,
Huyện Phong Thổ, Tỉnh Lai Châu hiện có 335 hộ, 1.095 nhân khẩu. Trước đây, tình hình
an ninh trật tự của địa phương khá ổn định. Tình trạng trộm cắp vặt như trộm gà, vật liệu
xây dựng... cũng chỉ xảy ra thỉnh thoảng. Tuy nhiên từ trước tết Nguyên đán Tân Sửu
2021 đến nay, trên địa bàn liên tiếp xảy ra các vụ trộm cướp với tài sản có giá trị tương
đối lớn khiến cho người dân hoang mang, lo sợ.
Cụ thể hơn, ngày 13 tháng 07, Cơng an thị xã Tân Un (Bình Dương) đã tạm giữ
hình sự Nguyễn Hùng Cường (26 tuổi), Nguyễn Minh Danh (27 tuổi, cùng ngụ Bình
Dương) để điều tra hành vi cướp tài sản trong mùa dịch Covid-19. Theo điều tra ban đầu,

Cường và Danh đã gây ra ít nhất 2 vụ cướp tài sản trên địa bàn Bình Dương trong mùa
dịch Covid-19 lần thứ 4, cùng thủ đoạn là giả danh cảnh sát hình sự, kiểm tra xe máy nạn
nhân rồi cướp.
Ngày 2 tháng 8, theo Công an tỉnh Vĩnh Phúc, tại cầu vượt phường Đống Đa, tổ
công tác của Công an phối hợp cùng quần chúng nhân dân bắt quả tang 02 nghi phạm
đang thực hiện hành vi cướp giật tài sản là một chiếc điện thoại Iphone 12. Nạn nhân là
chị Lê Thị Th. Cả 2 nghi phạm bị bắt đều nghiện ma túy.
Hay vụ trộm 18 con vịt ngày 09 tháng 08 tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh,
nạn nhân là ơng Đồn Văn Đức. Ơng kể khi đang trong chuồng vịt của gia đình thì nghe


12

tiếng xe máy chạy vào. ông Đức bước ra xem, thấy một nhóm người bất ngờ xơng vào
dùng dao tự chế chém vào máng nước đe dọa, sau đó bắt 18 con vịt bỏ vào bao rồi tẩu
thoát. Ngay sau đó, ơng Đức đã trình báo Cơng an.
Qua các vụ việc trên có thể thấy, tệ nạn trộm cướp đang diễn ra ngày càng nghiêm
trong trong tình hình hiện nay. Trước hoạt động của các loại tội phạm, nhất là trộm cướp
tài sản, lực lượng Công an đã triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, tuần tra,
kiểm tra, quản lý chặt chẽ địa bàn, đối tượng, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các đối
tượng phạm tội.
3. Giải pháp nâng cao cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội hiện nay
3.1.

Đề xuất giải pháp phòng chống tệ nạn tham nhũng
Trong tình hình hiện nay, có thể sẽ khó khăn cho Đảng, Nhà nước và chính quyền

địa phương các cấp trong công cuộc vừa phải chống dịch, vừa phải giải quyết các vấn nạn
xã hội lúc bấy giờ. Tuy nhiên, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần chú trọng vào công tác quản lý chặc chẽ ở các cấp. Công tác quản lý

là nồng cốt. Nếu cơng tác quản lý chặc chẽ thì sẽ khơng có những sơ hở để các cá nhân,
nhóm người, tổ chức có lịng tham thực hiện các hành vi sai trái.
Thứ hai, nên xây dựng cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng độc lập để
điều tra, xử lý các hành vi tham nhũng.
Thứ ba, thực hiện công tác kiểm tra ngẫu nhiên, trực tiếp tại các cấp, bộ phận nhằm
phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh nếu có tình trạng tham nhung tại các cấp chính
quyền địa phương.
Thứ tư, trong tình hình dịch bệnh cần minh bạch rõ ràng các thơng tin hỗ trợ,
qun góp người dân trước tồn thể cơng chúng nhằm tạo lịng tin cho nhân dân và cũng
tránh trường hợp tham nhung xảy ra.
Ngoài ra, còn những giải pháp cơ bản như: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Đảng
và Nhà nước, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, tính tiên phong, gương mẫu của
cán bộ, đảng viên; Tiếp tục sửa đổi hồn thiện luật phịng chống tham nhũng để quy định
một cách toàn diện, bao quát đến cụ thể, xử lý nghiêm hơn nữa đối với trường hợp tham
nhũng; hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước để đấu tranh phòng, chống tham


13

nhũng có hiệu quả; Nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về nguy cơ
tham nhũng, quan liêu từ sự tha hóa quyền lực nhà nước và vai trị kiểm sốt quyền lực
nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; Đặc biết, đổi mới chế độ tiền lương
và các chính sách đãi ngộ cho cán bộ, cơng chức, viên chức nhà nước. Vì một trong
những nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng tham nhũng, đó là chế độ tiền lương và
các chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức còn bất hợp lý, chưa đáp
ứng được những nhu cầu cơ bản thiết yếu.
3.2.

Đề xuất giải pháp phòng chống tệ nạn trộm cướp
Hoạt động phòng chống tệ nạn trộm cướp hiện nay xảy ra chủ yếu do ý thức cá


nhân. Vì vậy, việc đề xuất giải pháp là khó có khả thi. Có thể việc trộm cướp của người
dân là do chủ động và bị động.
Trong trường hợp chủ động, các cá nhân vì ham muốn nên chiếm đoạt tài sản của
người khác làm của mình. Trong tường hợp này cần xử lý nghiêm minh theo pháp luật
làm điển hình cho tồn dân.
Trong trường hợp bị động, các cá nhân bị lơi kéo hay các cá nhân có hồn cảnh
khó khăn, rơi vào đường cùng nên thực hiện hành vi trộm cướp. Trong tường hợp này, có
thể xử lý nhẹ hơn theo từng mục đích để đánh giá.
Các giải pháp để nâng cao phòng chống tệ nạn thực hiện xuyên suốt để giảm thiểu
tệ nạn là
Công tác tuyên truyền, giáo dục là quan trọng nhất.
Gia đình là nhân tố chủ yếu tác động trực tiếp đến tư duy của những đứa trẻ nên
dạy bảo tránh đi vào con đường phạm tội. Giáo dục ngay từ đầu, giáo dục sâu và rộng về
đạo đức, ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ cho các thế hệ trẻ, đặc biệt là các em học sinh
đang ở lứa tuổi mới lớn. Đồng thời, Đảng và Nhà nước nên có chủ trương tăng cường
cơng tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật để người dân hiểu về các chính sách pháp luật,
nâng cao ý thức cảnh giác để không tạo sơ hở cho kẻ xấu thực hiện hành vi chiếm đoạt tài
sản.


14

Công tác về an ninh trật tự xã hội
Cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý chặt chẽ tác đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm
trú tại nơi cư trú, giám sát người có hộ khẩu ở nơi khác đến cư trú trên địa bàn. Có những
biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những cá nhân, tổ chức khơng chấp hành khai báo
tạm trú, tạm vắng. Việc góp phần đáng kể trong việc phòng ngừa tội phạm phát sinh.
Công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của hệ thống chính trị
Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa cơng tác đấu tranh, phịng chống tội phạm trộm cắp

và có phối hợp với lực lượng chức năng phịng chống tội phạm khác. Đảng, Nhà nước và
chính quyền phải gắn việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch cơng
tác với Chương trình hành động phịng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự quốc gia.
Tập trung xây dựng lực lượng Công an nhân dân và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác để
thực hiện tốt vai trị nịng cốt, xung kích trong đấu tranh phịng, chống tội phạm, khơng
ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh đối
với các loại tội phạm, nhất là tội trộm cắp tài sản.


15

KẾT LUẬN
Khơng riêng vì Việt Nam, tệ nạn xã hội xảy ra ở tồn thế giới. Trong tình hình dịch
bệnh khó lường ở hầu hết các quốc gia, việc vừa tập trung chống dịch vừa phải có các
biện pháp quan tâm đồng thời trong cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội ngay từ đầu hoặc
ngay tại thời điểm này để đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội.
Trong phần hoạt động cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội hiện nay, tác giả chỉ đề
cập chủ yếu đến tệ nạn nổi bật cần quan tâm hiện nay là tệ nạn tham nhũng và tệ nạn trộm
cướp tại Việt Nam. Các tệ nạn khác chỉ được tác giả nói sơ lược khơng đi vào tìm hiểu
thực trạng như tệ nạn tham nhũng và trộm cướp.
Về vấn đề nguồn tài liệu của tác giả tham khảo, hầu hết qua nguồn tài liệu trực
tuyến. Tuy nhiên, tác giả đã sàn lọc lực chọn các nguồn tài liệu đáng tin cậy để viết bài
tiểu luận, cung cấp thông tin chính xác.
Vì thời gian làm bài ít, nguồn tại liệu hạn hẹp và số trang quy định có giới hạn nên
nội dung cịn nhiều thiết sót. Đặc biệt về việc tìm hiểu phân tích các tệ nạn xã hội hiện
nay, tác giả chưa đi sâu từng giai đoạn mà chỉ dẫn chứng sơ lược và đề xuất các giải pháp
thực hiện ở hai tệ nạn xã hội là tham nhũng và trộm cướp.
Nhìn chung, chủ đề “Cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội hiện nay” là một chủ đề
hay, có tính mới, có thể liên hệ thực tế trước mắt và cung cấp nhiều thơng tin về tình hình
cũng như vấn đề tệ nạn xã hội trong tình dịch bệnh.



16

PHỤ LỤC
Hình 1. phiên họp thứ 20 của Ban chỉ đạo phịng, chống tham nhũng

Nguồn: Internet
Hình 2: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp

Nguồn: Internet


17

Hình 3. Các đối tượng trong vụ án 18 con vịt để nhậu trong tình hình Covid-19

Nguồn: Internet
Hình 4. Tang vật thu giữ

Nguồn: Internet


18

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoài Phương. (2021, ngày 20 tháng 02). Tham nhũng và COVID19: Khủng
hoảng chồng khủng hoảng. Truy xuất từ />2. Lê Minh Trường. (2021, ngày 20 tháng 05). Cướp là gì? Khái niệm về cướp được
hiểu như thế nào?. Truy xuất từ />3. Nguyễn Văn Dương. (2021, ngày 10 tháng 02). Khái niệm tệ nạn xã hội là gì?
Phân loại các loại tệ nạn xã hội?.Truy xuất từ />4. NHT. (2019, ngày 17 tháng 06). Tệ nạn xã hội và cơng tác phịng chống tệ nạn xã

hội. Truy xuất từ />5. Nguyễn Cảnh Quý. (2021, ngày 14 tháng 07). Phòng, chống tham nhũng theo
tinh thần đại hội XIII của Đảng. Truy xuất từ />6. Các wed tham khảo
-



-



-





×