Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu LÀM GÌ KHI BÉ HAY CẮN pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.24 KB, 2 trang )

LÀM GÌ KHI BÉ HAY CẮN
Nguồn: www.khamchuabenh.com
Từ 1 tuổi, bé thích khám phá điều gì xảy ra sau mỗi hành động, ví dụ, đập
thìa vào nồi sẽ có âm thanh, thả đồ chơi ra ngoài cũi, đồ rơi xuống đất. Và khi cắn ai
đó, bé sẽ thích thú vì thấy họ la hét và nhảy choi choi.

Để tìm cách kiểm soát con không cắn người khác, đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu
xem tại sao bé lại hay cắn.
Tại sao trẻ cắn?
Bé muốn khám phá. Các bé từ 0 tới 3 tuổi thường tìm hiểu về thế giới xung quanh
thông qua các giác quan như sờ, nếm, nghe, ngửi. Nếu bạn cho bé một món đồ chơi, nó
sẽ đưa vào miệng. Các bé chưa thực sự hiểu sự khác biệt giữa gặm đồ chơi và cắn người
khác.
Bé mọc răng. Bé mọc chiếc răng đầu tiên trong khoảng từ 4 tới 7 tháng tuổi. Khi
nướu bắt đầu nứt, bé sẽ cảm thấy khó chịu và muốn nhai một thứ gì đó. Đôi khi, đồ vật
mà bé "nhai" là bạn.
Muốn gây sự chú ý. Điều này thường xảy ra với các bé trên 1 tuổi. Khi không
được cha mẹ quan tâm hằng ngày, trẻ tìm cách gây chú ý. Và việc cắn người khác cũng
nhằm mục đích đó.
Bắt chước người khác. Các em bé trên 1 tuổi thích bắt chước. Đôi khi bé nhìn thấy
người khác cắn và muốn thử xem sao. Nếu bạn cắn lại nhằm trừng phạt trẻ, bạn đã vô
tình dạy bé nó được quyền làm thế.
Bé muốn độc lập. Trẻ từ 1 tới 3 tuổi luôn muốn tìm kiếm sự độc lập. "Cái này của
con" hoặc "Để con làm" là những cụm từ bé thích dùng. Cắn là một hành động đầy sức
mạnh để điều khiển cha mẹ, ông bà. Nếu muốn lấy một món đồ chơi hoặc "đuổi" bạn
cùng chơi về, cắn giúp bé nhanh chóng đạt được mục đích.
Bé thất vọng. Trẻ em chưa biết điều khiển cơ thể mình và chưa biết nói nhiều nên
gặp khó khăn khi muốn người khác giúp đỡ. Nó cũng chưa biết cách chơi cùng bạn bè và
sử dụng từ ngữ để diễn đạt các cảm xúc của mình. Vì thế, bé tìm cách cắn, đánh hoặc đNy
người khác.
Bé căng thẳng. N ếu không có việc thích thú để làm, người lớn không chơi cùng


hay người thân trong gia đình mất, cha mẹ ly dị, chuyển nhà mới hoặc mẹ sinh em, bé sẽ
cảm thấy căng thẳng. Cắn là hành động thể hiện cảm xúc và giải toả của bé.
Bạn có thể làm gì?
Đầu tiên, bạn hãy trả lời đầy đủ các câu hỏi: Khi nào bé cắn người khác, ai là nạn
nhân? Bé hay cắn ở đâu? Điều gì xảy ra trước hoặc sau khi bé cắn? Sau đó, thực hiện các
bước sau:
Cố gắng "phòng bệnh"
- N ếu thấy bé cắn người khác là do mọc răng, bạn có thể mua cho con một chiếc
gặm nướu mềm.
- N ếu bé cắn bởi mệt mỏi hoặc đói, bạn thử xem lại những công việc hằng ngày để
giúp con nghỉ ngơi và ăn uống đủ hơn.
- N ếu bé cắn bạn cùng chơi vì bọn trẻ tranh giành nhau một món đồ, bạn có thể
mua thêm món tương tự. Trẻ em dưới 3 tuổi chưa thực sự hiểu về khái niệm chia sẻ. Bé
chưa có kỹ năng thương lượng hoặc nhìn nhận theo quan điểm của người khác.
- N ếu con cắn với mục đích gây chú ý, bạn thử dành nhiều thời gian cho con: Ôm
bé, đọc truyện hoặc cùng nhau lăn qua lăn lại trên sàn nhà hơn là trách mắng, rầy la.
- N ếu trẻ căng thẳng do những chuyện xảy ra trong gia đình, bạn cố gắng thu xếp
nếp nhà càng giống trước càng tốt. Thông thường, các hoạt động như thư giãn trong bồn
tắm, chơi nặn đất sét sẽ giúp giải tỏa căng thẳng tốt.
Dạy trẻ cách xử sự mới
Khi bé cắn, bạn có thể dùng giọng nói và nét mặt biểu lộ cho con thấy làm thế
không chấp nhận được. Bạn cần nhẹ nhàng nhưng cương quyết và nhìn thẳng vào mắt
con. Ví dụ, bạn có thể nói "Không! Tũn, con không được cắn bạn. Bi đang khóc vì đau
đấy. Mẹ không muốn con cắn Bi và các bạn". N ếu bé biết nói, bạn có thể bảo con: "Con
có thể nói với Bi về ý định của mình để bạn đi ra chỗ khác chứ đừng cắn bạn. Con có thể
nói: Joh, đi ra chỗ khác để tớ chơi chỗ này".
Bạn cũng có thể cùng bé giúp "nạn nhân" rửa vết thương, băng gạc và vỗ về nó.
Cùng bé an ủi nạn nhân cũng là một cách tốt để dạy trẻ hiểu hành vi có thể chấp nhận
được.
Bất cứ khi nào bé không kiểm soát được bản thân, bạn có thể hoãn cuộc chơi hoặc

cách ly con vào chỗ khác để nó bình tĩnh, sau đó, hai mẹ con cùng trao đổi về hành vi của
trẻ

×