Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.38 KB, 2 trang )

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Nguồn: www.suckhoedoisong.vn
Ngày nay, vẫn không ít người cao tuổi (NCT) quan niệm già thì răng
rụng và chấp nhận việc nhổ bỏ răng khi đau răng, chấp nhận việc mất răng
một cách dễ dàng. Khi không còn răng để nhai thức ăn, sức khỏe mau suy sụp
vì thiếu dinh dưỡng. Trong khi đó, cũng như những vấn đề sức khỏe khác,
chăm sóc sức khỏe răng miệng ở NCT cũng khác với người trẻ và trẻ em.
Những tổn thương răng miệng thường gặp
Ở NCT, những vấn đề về răng miệng cũng nằm trong quá trình lão hóa
chung, trong đó có những trường hợp thường gặp như sau:
Hao mòn ở răng: mòn, sứt mẻ ở mặt nhai, tủy răng bị xơ teo, dinh dưỡng
cho răng kém, mật độ tế bào thưa, răng giòn dễ bị mẻ gãy; tăng tạo xi măng ở chân
răng; dễ bị sâu ở chân răng; tụt nướu, giảm tiết nước bọt, khả năng nhai giảm sút
Biện pháp: để phòng chữa những hao mòn ở răng cho NCT, nên thực hiện
khám chữa bệnh răng miệng định kỳ.
Bệnh nha chu: ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân
của NCT như: gây hôi miệng, làm răng lung lay, mất răng, sức nhai kém dẫn đến
kém ăn, thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến các bệnh nhiễm khuNn, tim mạch, nội
tiết, hô hấp.
Biện pháp: bệnh nha chu ở N CT vẫn điều trị lành bệnh. Có thể dùng biện
pháp điều trị bảo tồn và thuốc kháng sinh đối với bệnh nha chu có kết quả tốt.
Các vấn đề về niêm mạc: niêm mạc miệng ở N CT thường có những tổn
thương do các bệnh răng miệng như: niêm mạc miệng bị teo mỏng dần, mất tính
đàn hồi, dễ bị chấn thương và nhiễm khuNn. Bệnh toàn thân và việc dùng một số
thuốc chữa bệnh có thể làm cho niêm mạc miệng bị tổn thương dạng bóng nước,
loét, liken, nhiễm khuNn và ung thư.
Biện pháp: cần khám định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh niêm
mạc miệng ở N CT.
Tuyến nước bọt: nhiều nghiên cứu cho thấy ở N CT khỏe mạnh, tổng lưu
lượng nước bọt không giảm so với trước đây. Song nhiều N CT vẫn mắc chứng
khô miệng. N guyên nhân là do các bệnh toàn thân, việc sử dụng thuốc và xạ trị


gây khô miệng. Khô miệng làm cho niêm mạc khô và dễ trầy xước, giảm sự bôi
trơn, dễ nhiễm khuNn, viêm nướu, nhiễm nấm, đau, khó ăn, khó nuốt. Vì vậy, khi
bị khô miệng nên khám và điều trị sớm để hạn chế mắc bệnh.
Biện pháp: thay thế thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng bằng các thuốc
không gây khô miệng trong điều trị các bệnh ở N CT. Dùng nước bọt nhân tạo vệ
sinh răng miệng hàng ngày, thực hiện chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều
nước.
Rối loạn chức năng vận động và cảm giác vùng miệng: N CT dễ bị rối loạn
phản xạ nuốt và vận động cơ miệng. N hiều N CT mắc chứng chán ăn, ăn không
biết ngon, vị giác suy giảm. N hiều nghiên cứu cho thấy ở N CT, khứu giác ít bị ảnh
hưởng nhưng vị giác lại giảm dần theo tuổi cao. Do không cảm nhận được mùi vị,
suy yếu cơ vận động miệng, giảm tiết nước bọt là các yếu tố làm cho N CT chán
ăn, suy dinh dưỡng và gầy yếu.
N hững tổn thương, thoái hóa ở răng miệng không những ảnh hưởng do tuổi
tác ngày càng cao, mà còn phản ánh những tình trạng bệnh tật tại chỗ đã mắc trong
quá trình cuộc sống trước đây. Do đó, việc chăm sóc răng miệng lúc còn trẻ là
đảm bảo tốt nhất để có sức khỏe răng miệng tốt lúc cao tuổi.
Cách chăm sóc
Chải răng mỗi ngày bằng kem đánh răng có fluor ít nhất 2 lần: vào buổi
sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Lấy răng giả ra trước khi đánh răng. Chải răng
đúng cách bằng bàn chải mềm khắp các mặt nhai, mặt ngoài và trong răng: với
người có răng bị gãy rụng, cần sử dụng bàn chải nhẹ nhàng, tránh tổn thương
nướu.
Khám và kiểm tra răng miệng ít nhất mỗi năm một lần.
Kết hợp sử dụng nước muối súc miệng vào buổi sáng.


×