Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân Nhật Bản: Nhu cầu đại tu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.83 KB, 3 trang )

Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân Nhật Bản: Nhu cầu đại tu


Nguồn: nongnghiep.vn
Nhật Bản là nước đất canh tác có hạn, người đông, đơn vị sản xuất nông
nghiệp chính tại Nhật Bản vẫn là các hộ gia đình nhỏ, mang đậm tính chất
của nền văn hóa lúa nước.

Trong phát triển nông nghiệp Nhật Bản đã đề ra một chiến lược khôn khéo và hiệu
quả, như tăng năng suất nền nông nghiệp quy mô nhỏ; dưỡng sức dân, tạo khả
năng tích lũy và phát huy nội lực; XK nông, lâm sản để NK máy móc, thiết bị
phục vụ công nghiệp hóa; phi tập trung hóa công nghiệp, đưa công nghiệp về nông
thôn, gắn nông thôn với công nghiệp, gắn nông thôn với thành thị. Những bước đi
thích hợp này ngày càng tỏ rõ hiệu quả cao.
Nhưng hiện nay, Nhật Bản đang phải đối mặt với một thách thức vô cùng khó
khăn, đó là lực lượng SX già cỗi và không được bổ sung. “Nông nghiệp Nhật Bản
không trẻ, không tương lai”, là lời than vãn của nông dân Hitoshi Suzuki (57 tuổi).
Cánh đồng 450 tuổi cha truyền con nối đến đời ông Suzuki vẫn nằm trên khu vực
đồng bằng ven biển vốn trù phú, tươi tốt và là một trong những vựa lúa chính của
Nhật Bản. Nhưng chính tại đây đang nảy sinh những bất ổn vô cùng lớn, tiêu biểu
cho thực trạng nông nghiệp quốc gia.
Đó là tình trạng số nông dân trồng lúa ngày càng ít đi. Những cánh đồng, thửa
ruộng bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm là cảnh thường gặp. Tờ
New York Times cho
biết, trong 15 năm qua, giá đất nông nghiệp tại nhiều vùng SX trọng điểm đã giảm
70%, số lượng nông dân cũng giảm đi một nửa kể từ năm 1990. Sản lượng gạo và
ngũ cốc chủ lực cũng giảm 20% trong một thập kỷ. Theo số liệu của Cục Thống
kê Nhật Bản, hiện quốc gia này phải nhập đến 61% lương thực.
Hệ thống kinh tế nông nghiệp già cỗi
đang chịu lực cản từ các mô hình trang
trại cá thể, gia đình nhỏ bé, kém hiệu quả.


Theo tính toán, nông trường thương mại
ở Nhật Bản có diện tích trung bình chỉ
4,6ha, kém nhiều lần so với con số 440ha
ở Mỹ.
GS Masayoshi Honma, chuyên gia
nông nghiệp ở Đại học Tokyo nói:
“Nông nghiệp có thể làm bừng tỉnh nền
kinh tế mỗi địa phương nếu được tiếp
sức. Nếu không có sự thay đổi, nó sẽ
suy thoái”.
Cũng giống như thành thị, nông thôn Nhật Bản đang đối mặt với sức ép của tình
trạng tỷ lệ dân số già ngày càng tăng. Nhưng trong khi thành phố vẫn được bổ
sung lực lượng, thậm chí là ưu tú nhất thì nông thôn không chỉ giảm mà còn bị
"chảy máu" người ra thành thị. 70% trong 3 triệu nông dân nước này có độ tuổi
60, thậm chí già hơn. Từ năm 2000, sự thiếu hụt lao động nông nghiệp đã buộc
Nhật Bản phải cắt giảm nhân công ở các dự án công cộng để bổ sung cho các trang
trại, cánh đồng.
Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đang xem xét việc thay đổi cơ bản chính sách nông
nghiệp. Hãng tin
Kyodo cho biết chính sách lúa gạo sẽ được rà soát lại vì một số
nông dân không tuân thủ việc cắt giảm SX vẫn được hưởng lợi từ chính sách hỗ
trợ nông dân của Chính phủ. Nếu không có thay đổi, Nhật Bản dự định sẽ thực
hiện một cuộc cải cách nông nghiệp sâu rộng bắt đầu từ năm tài chính 2010.
Hiện nay, Nhật Bản vẫn đang áp dụng
chính sách nông nghiệp được thông qua
từ năm 1971 để kiểm soát giá gạo sau khi
sản lượng lúa gạo SX trong nước vượt
quá nhu cầu tiêu dùng. Trong bối cảnh
đó, Chính phủ xuất tiền ngân sách ra mua gạo cho dân. Đồng thời, Chính phủ yêu
cầu nông dân giảm bớt diện tích trồng lúa chuyển sang trồng màu. Báo

Asahi cho
Lực lượng lao động tại Nhật Bản là
66,44 triệu người, trong đó lao động
nông nghiệp chỉ chiếm 4,6%, tạo ra tỷ
trọng giá trị chiếm 1,6% GDP.
biết tại thời điểm thừa gạo nhiều nhất, diện tích đất trồng lúa ở Nhật Bản giảm đến
40%.
Từ năm 1971 đến nay, chỉ những nông dân nào tham gia chương trình điều tiết lúa
gạo của Chính phủ mới được hưởng tiền trợ cấp. Đổi lại, họ phải bán nông sản của
mình thông qua HTX để duy trì mức giá cao ổn định. Đây chính là một hàng rào
phi thuế quan nhằm hạn chế NK nông sản, đặc biệt là gạo. Nếu thực hiện đại tu
nông nghiệp, nông dân Nhật Bản sẽ không phải thực hiện việc chọn loại cây trồng
và diện tích canh tác trồng lúa và màu theo chính sách cũ. Họ cũng không phải bán
nông sản cho HTX nữa mà toàn quyền bán theo giá thị trường.
Nếu làm được như vậy sẽ thúc đẩy nền nông nghiệp Nhật Bản vốn được bảo hộ
mạnh chuyển sang hướng tự do hóa, hội nhập vào thị trường nông sản thế giới.
Việc mở thị trường nông sản Nhật Bản sẽ có lợi cho các nước hàng đầu về XK gạo
như Việt Nam, Thái Lan, Mỹ, Pakistan.

×