Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

ALKYL POLYGLUCOSIDE (APG) và ỨNG DỤNG của ALKYL POLYGLUCOSIDE TRONG CÔNG NGHIỆP mỹ PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.29 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠNG NGHỆ HĨA HỌC VÀ THỰC PHẨM

TIỂU LUẬN MÔN HOẠT CHẤT BỀ MẶT

ĐỀ TÀI: ALKYL POLYGLUCOSIDE (APG) VÀ ỨNG DỤNG
CỦA ALKYL POLYGLUCOSIDE TRONG CÔNG NGHIỆP MỸ
PHẨM

GVHD

: TS. Phan Nguyễn Quỳnh Anh

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Lan
Lớp

: DH18HT

MSSV

: 18139080

TP.HCM, Tháng 1, Năm 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... iv
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................v
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT ...................1
1. Khái niệm ..............................................................................................................1


1.1.

Sức căng bề mặt ................................................................................................. 1

1.2.

Chất hoạt động bề mặt ....................................................................................... 1

2. Cấu trúc phân tử của chất hoạt động bề mặt .........................................................1
3. Phân loại chất hoạt động bề mặt............................................................................2
4. Tính chất hóa lý của chất hoạt động bề mặt ..........................................................4
5. Một số ứng dụng của chất hoạt động bề mặt.........................................................6
6. Chọn lựa và sử dụng chất hoạt động bề mặt trong mỹ phẩm ................................9
6.1.

Tẩy rửa.............................................................................................................. 10

6.2.

Thẩm ướt .......................................................................................................... 10

6.3.

Tạo bọt .............................................................................................................. 10

6.4.

Nhũ hóa ............................................................................................................ 10

6.5.


Làm tan ............................................................................................................. 10

PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ ALKYL POLYGLUCOSIDE(APG) ..............................11
1. Quá trình phát triển..............................................................................................11
2. Định nghĩa alkyl polyglycoside (APG) ...............................................................11
3. Cấu trúc của alkyl polyglycoside ........................................................................12
4. Các tính chất của alkyl polyglycoside .................................................................12
4.1.

Tính chất vật lý ................................................................................................ 12

4.2.

Tính chất hóa học ............................................................................................. 13

4.3.

Tính chất sinh học ............................................................................................ 13

4.4.

Tính chất hóa lý ............................................................................................... 13
ii


5. Nguyên liệu thô sản xuất APG ............................................................................13
5.1.

Rượu béo .......................................................................................................... 13


5.2.

Nguồn carbohydrate......................................................................................... 14

6. Phương pháp tổng hợp APG ...............................................................................14
7. Một số chất hoạt động bề mặt Alkyl polyglucoside ............................................15
8. Đánh giá độc tính của alkyl polyglucoside .........................................................16
8.1.

Độc tính cấp tính .............................................................................................. 16

8.2.

Kích ứng da ...................................................................................................... 16

8.3.

Tính gây đột biến ............................................................................................. 17

8.4.

Độc tính dưới điện tử ....................................................................................... 17

9. Đánh giá khả năng phân hủy sinh học của Alkyl polyglycoside ........................18
9.1.

Phân hủy sinh học hiếu khí ............................................................................. 18

9.2.


Phân hủy sinh học kỵ khí ................................................................................ 18

9.3.

Phân hủy sinh học trong các thử nghiệm mô phỏng nhà máy xử lý nước thải
18

9.4.
10.

Thử nghiệm để phát hiện các chất chuyển hóa dễ ăn mịn ............................ 19
Ứng dụng của alkyl polyglucoside ..................................................................19

PHẦN 3:ỨNG DỤNG CỦA ALKYL POLYGLUCOSIDE TRONG CÔNG NGHIỆP
MỸ PHẨM ....................................................................................................................20
1. Trong dầu gội đầu................................................................................................20
2. Trong các sản phẩm làm sạch da .........................................................................21
3. Trong dầu xả ........................................................................................................21
4. Dầu gội cô đặc .....................................................................................................21
5. Kem và lotions.....................................................................................................21
PHẦN 4: KẾT LUẬN ...................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................23
iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sức căng bề mặt ................................................................................................1
Hình 1.2: Cấu trúc phân tử của chất hoạt động bề mặt ...................................................2
Hình 1.3: Phân bố chất hoạt động bề mặt tại giới hạn lỏng-khí. a) Khi nồng độ thấp b)

Khi nồng độ đủ lớn ..........................................................................................................4
Hình 1.4: Sự hình thành cấu trúc micelle của chất hoạt động bề mặt .............................5
Hình 2.1: Hermen Emil Fischer (1852-1919) ...............................................................11
Hình 2.2: Cơng thức hóa học của alkyl polyglucoside ..................................................12
Hình 2.3: Quá trình tổng hợp Alkyl polyglucoside trong công nghiệp .........................15

iv


LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt quá trình phát triển của nền cơng nghiệp, chất hoạt động bề mặt đã đóng vai
trị vô cùng quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: dệt, nông
nghiệp, thực phẩm, mỹ phẩm, tẩy rửa …Góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm, phục
vụ cho đời sống hàng ngày của con người.
Alkyl polyglucoside(APG) là một chất hoạt động bề mặt từ tự nhiên, thân thiện với môi
trường, dễ tổng hợp, không độc hại, an tồn với sức khỏe của con người, khơng gây kích
ứng da, nên được sử dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm, giặt tẩy cao cấp,...
Nhờ tính chất khơng độc hại và khơng gây kích ứng, khả năng tương thích da tuyệt vời,
khả năng tạo bọt và hoạt động bề mặt vượt trội Alkyl polyglucoside là chất hoạt hoạt
động bề mặt rất phù hợp trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.

v


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT
1. Khái niệm
1.1.

Sức căng bề mặt


Sức căng bề mặt của chất lỏng là lực kéo các phân tử trên bề mặt vào bên trong chất
lỏng theo hướng vng góc với bề mặt thoáng. Chất lỏng càng phân cực, nội áp càng
lớn. Nội áp kéo các phân tử chất lỏng vào bên trong, nên có xu hướng làm cho bề mặt
giảm đến tối thiểu trong những điều kiện nhất định.
Do đó, lực tác dụng lên một đơn vị chiếu dài để tách nó ra khỏi bề mặt gọi là sức căng
bề mặt, tính bằng dyn/cm, ký hiệu σ. Sức căng bề mặt tỉ lệ với nội áp và do đó tương tác
phân tử càng lớn thì sức căng bề mặt càng cao.[1]

Hình 1.1 Sức căng bề mặt
1.2.

Chất hoạt động bề mặt

Chất hoạt động bề mặt là các chất có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung môi.
Các chất này có khả năng hấp phụ lên lớp bề mặt, có độ tan tương đối nhỏ, nếu
khơng chúng có xu hướng rời khỏi bề mặt vào trong lòng chất lỏng.
Các chất hoạt động bề mặt trong nước đa số là các chất hữu cơ như các acid béo, muối
của acid béo, ester, rượu, alkyl sulfate…[2]
Sự giảm năng lượng bề mặt có thể quan sát thấy trong sự tạo bọt, sự lan rộng một chất
lỏng trên một chất rắn, sự phân tán các hạt rắn trong môi trường lỏng và tạo sự huyền
phù.[3]
2. Cấu trúc phân tử của chất hoạt động bề mặt[2]
• Các phân tử chất hoạt động bề mặt bao gồm hai phần:
Phần phân cực (ưa nước) thường chứa các nhóm carboxylate, sulfonate, sulfate,
1


amine bậc bốn,…. Nhóm này làm cho phân tử chất hoạt động bề mặt có ái lực
lớn đối với nước và bị kéo vào lớp nước.
• Phần khơng phân cực (kỵ nước) là các gốc hydrocarbon không phân cực kỵ nước,

không tan trong nước, tan trong pha hữu cơ không phân cực nên bị đẩy đến pha
không phân cực.
Phân tử chất hoạt động bề mặt được biểu diễn như sau:

Hình 1. 2: Cấu trúc phân tử của chất hoạt động bề mặt

3. Phân loại chất hoạt động bề mặt
Dựa vào cấu trúc hóa học có thể phân thành:
• Phân loại theo bản chất nhóm háo nước
• Phân loại theo bản chất nhóm kỵ nước
• Phân loại theo bản chất liên kết giữa nhóm háo nước và kỵ nước
3.1.

Phân loại theo bản chất nhóm háo nước

Theo bản chất nhóm háo nước các chất hoạt động bề mặt được chia thành các nhóm
chính như sau: các chất hoạt động bề mặt anion, cation, lưỡng tính và khơng ion.
3.1.1. Chất hoạt động bề mặt anion
Chất hoạt động bề mặt anion là chất hoạt động bề mặt khi trong dung dịch nước phân ly
thành ion mang điện tích âm (anion) và ion mang điện tích dương (cation). Trong đó,
anion là chất mang của các chất hoạt động bề mặt thích hợp.[4]
Chất hoạt động bề mặt anion rất đa dạng là thành phần chính trong các sản phẩm tẩy rửa
và cá nhân. CHĐBM anion là tác nhân thấm ướt, chất nhũ hóa, chất phân tán cho các
sản phẩm được sử dụng trong nông nghiệp ... Tuy nhiên, CHĐBM này bị thụ động hóa
trong mơi trường nước cứng (Ca2+, Mg2+) và kim loại ion (Al3+, Fe3+).[5]

2


Các chất hoạt động bề mặt anion được sử dụng phổ biến nhất là alkyl sunfat, alkyl

ethoxylate sulphat và xà phòng. Khả năng hòa tan trong nước của chất hoạt động bề
mặt được xác định bởi sự có mặt của các liên kết đôi.[6]
3.1.2. Chất hoạt động bề mặt cation
Chất hoạt động bề mặt cation cũng chứa một nhóm hydrocacbon kỵ nước và một hoặc
một số nhóm ưa nước, phân ly trong môi trường nước cũng tạo thành cation và anion.
Tuy nhiên, cation là chất mang các đặc tính hoạt động bề mặt.[4]
CHĐBM cation không phải là tác nhân tẩy rửa và tạo bọt tốt. Do đầu ưa nước tích điện
dương nên CHĐBM cation hấp thụ mạnh trên các bể chứa điện tích âm như vải, tóc và
màng tế bào vi khuẩn. Vì vậy, thường được sử dụng trong thành phần của nước xà phòng
làm mềm, dầu xả làm mềm tóc.[5]
Chất hoạt động bề mặt cation chủ yếu được sử dụng là cetrimide có tetradecyl trimethyl
amoni bromide với lượng tối thiểu dodecyl và hợp chất hexadecyl là benzalkonium
chloride, cetylpyridinium chloride, vv...[6]
3.1.3. Chất hoạt động bề mặt không ion
Chất hoạt động bề mặt không ion là chất hoạt động bề mặt mà trong dung dịch nước
không phân ly thành ion. Khả năng hòa tan của các chất này trong nước được cung cấp
bởi các nhóm phân cực như nhóm polyglycol ether của nhóm polyol.[4]
CHĐBM khơng ion ứng dụng rộng rãi vì nó có thể hoạt động trong mơi trường có lượng
lớn các chất điện ly, trong môi trường nước cứng, môi trường axit, mơi trường có các
loại ion kim loại nặng. Loại CHĐBM này thường làm dịu nhẹ với da, lấy dầu ít, tạo bọt
kém, thường được sử dụng trong những chất tẩy rửa cho máy giặt và giặt giũ.[5]
3.1.4. Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính
Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính trong dung dịch nước chứa cả điện tích dương và điện
tích âm trong cùng một phân tử. Tùy thuộc vào thành phần và điều kiện của môi trường
(giá trị pH) các chất có thể có liên kết anion hoặc cation.[4]
Những chất hoạt động bề mặt này rất nhẹ nên đặc biệt thích hợp sử dụng trong các sản
phẩm cá nhân đặc biệt với da nhạy cảm. Chúng thường được sử dụng trong dầu gội đầu,
các sản phẩm mỹ phẩm và cả trong nước rửa chén vì tính tạo bọt cao.[6]
3



3.2.

Phân loại theo bản chất nhóm kỵ nước

-

Gốc alkyl mạch thẳng: C8-18

-

Gốc alkyl mạch ngắn C3-C12 gắn vào nhân thơm

-

Olefin nhánh: C8-C20

-

Hydrocarbon từ dầu mỏ

-

Hydrocarbon mạch dài thu được từ phản ứng CO và H2.[2]

3.3.

Phân loại theo bản chất liên kết nhóm kỵ nước và ái nước

-


Nhóm háo nước liên kết trực tiếp nhóm kỵ nước: RCOONa, ROSO3Na,...

-

Nhóm háo nước liên kết với nhóm kỵ nước thơng qua các liên kết trung gian

-

Liên kết ester: RCOO-CH2CHOHCH2-OSO3Na

-

Liên kết amide: R-NHCOCH2SO3Na

-

Liên kết ether: ROC2H4OSO3Na.[2]

4. Tính chất hóa lý của chất hoạt động bề mặt[2]
4.1.

Cấu tạo lớp bề mặt trên giới hạn lỏng khí

Để hiểu về cấu tạo lớp bề mặt trên giới hạn lỏng khí người ta tìm hiểu mối quan hệ giữa
độ hấp thu Γ và nồng độ C của chất hoạt động bề mặt có trong một đơn vị diện tích bề
mặt
• Khi bị hấp phụ, nhóm phân cực của chất hoạt động bề mặt sẽ bị nước kéo mạnh
vào lịng dung dịch, phần khơng phân cực bị đẩy ra pha khí, các phân tử chất hoạt
động bề mặt sẽ được phân bố thành một lớp phân tử.

• Khi nồng độ C nhỏ, mạch hydrocacbon sẽ bị đẩy về phía khơng khí, phần phần
phân cực ở trong nước.Khi nồng độ C lớn, số phân tử chất hoạt động bề mặt tăng
lên, mạch hydrocacbon dựng đứng lên song song với nhau và vng góc với mặt
nước tạo thành một màng ngưng tụ.

Hình 1.3: Phân bố chất hoạt động bề mặt tại giới hạn lỏng-khí. a)
Khi nồng độ thấp b) Khi nồng độ đủ lớn
4


4.2. Sự hình thành micelle
Khi nồng độ chất hoạt động bề mặt tăng lên một giá trị nào đó, từ các phân tử hòa tan
riêng biệt, một số lớn các micelle bắt đầu hình thành trong hệ. Các micelle này là các
hình cầu trong đó các phân tử chất hoạt động bề mặt liên kết với nhau bằng đầu
hydrocarbon và hướng nhóm phân cực ra dung dịch nước.

Hình 1. 4: Sự hình thành cấu trúc micelle của chất hoạt động bề mặt
Sự tạo thành micelle là do:
• Lực hút Vander Waals giữa các phần hydrocarbon kỵ nước, do lực đẩy của các
nhóm tích điện cùng dấu.
• Lực hút giữa các phân tử nước, các phân tử nước sẽ đẩy mạnh hydrocarbon kỵ
nước ra khỏi dung dịch và do đó làm cho chúng phải liên kết lại với nhau.
4.3.

Nồng độ micelle tới hạn

Khi nồng chất hoạt động bề mặt tăng lên đến một giá trị nào đó, từ các phân tử riêng lẻ
sẽ có sự hình thành các micelle. Nồng độ dung dịch chất hoạt động bề mặt mà ở đó sự
hình thành micelle trở nên đáng kể gọi là nồng độ micelle tới hạn.
Dựa vào sự thay đổi tính chất vật lý đột ngột như thay đổi độ đục, độ dẫn điện, sức căng

bề mặt, áp suất thẩm thấu…..người ta xác định được CMC.

5


4.4.

Điểm Kraft

Điểm Kraft là nhiệt độ tại đó chất hoạt động bề mặt có độ hịa tan bằng CMC. Khi đạt
đến nhiệt độ này một lượng lớn chất hoạt động bề mặt sẽ được phân tán trong dung dịch
dưới dạng micelle.
Ở nhiệt độ thấp hơn điểm Kraft, độ tan của chất hoạt động bề mặt anion khơng đủ lớn
để hình thành micelle. Khi nhiệt độ tăng, độ tan tăng, khi đạt đến nhiệt độ Kraft, micelle
hình thành. Đối với chất hoạt động bề mặt anion, khi chiều dài mạch C tăng, điểm Kraft
cũng tăng.
4.5.

Điểm đục

Điểm đục là nhiệt độ tại đó chất hoạt động bề mặt khơng ion khơng thể hòa tan, tách ra
khỏi dung dịch làm dung dịch trở nên đục. Đối với chất hoạt động bề mặt không ion trên
cơ sở ethylene oxide, điểm đục sẽ giảm khi độ dài gốc alkyl tăng hoặc khi lượng ethylene
oxide trong phân tử giảm xuống.
4.6.

HLB (Cân bằng kị nước-ưa nước)

Các tính chất của chất hoạt động bề mặt liên quan đến mối tương quan giữa phần ái
nước và phần kỵ nước. Mối tương quan giữa phần ái nước và kỵ nước được đặc trưng

bằng giá trị HLB.
HLB cho biết tỷ lệ giữa tính ái nước so với tính kỵ nước, được biểu thị bằng thang đo
có giá trị từ 1-20. Các chất hoạt động bề mặt có tính ái nước thấp sẽ có HLB nhỏ, các
chất hoạt động bề mặt có tính ái dầu thấp sẽ có HLB lớn. Sự gia tăng HLB tương ứng
với sự gia tăng của tính ái nước
5. Một số ứng dụng của chất hoạt động bề mặt[4]
5.1.

Ứng dụng trong sản phẩm tiêu dùng

Một trong ứng dụng quan trọng của chất hoạt động bề mặt là các sản phẩm tiêu dùng.
Các sản phẩm này là chất tẩy rửa, nước rửa chén, chất làm sạch và các sản phẩm chăm
sóc cá nhân, mỹ phẩm,...
5.2.

Ứng dụng trong cơng nghiệp thực phẩm

Điều quan trọng đối với việc lựa chọn chất hoạt động bề mặt cho chất tẩy rửa công
nghiệp là hiệu ứng khử chất béo và làm sạch, khả năng tạo nhũ tương, tính chất tạo bọt,
6


tính tương thích chất điện ly, độ ổn định hóa học, đặc tính hấp phụ(giải hấp) trên bề mặt,
khả năng phân hủy sinh học và độc tính.
Ngành cơng nghiệp thực phẩm sử dụng chất hoạt động bề mặt làm chất tẩy rửa và chất
nhũ hóa. Các đặc tính hoạt động bề mặt của chất nhũ hóa có thể được sử dụng để tạo bọt
hoặc ức chế bọt.
Các đặc tính phân tán của chất nhũ hóa được sử dụng để cải thiện độ dẻo của các sản
phẩm thực phẩm. Trong sản xuất sơcơla, có thể giảm độ nhớt bằng cách thêm chất hoạt
động bề mặt.

Chất nhũ hóa được áp dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm chủ yếu là glycerides
axit béo một phần và các sản phẩm phản ứng của chúng với acid acetic, acid lactic, acid
tartaric hoặc acid citric,... .
5.3.

Ứng dụng trong ngành cơng nghiệp dược phẩm

Tiêu chí quan trọng nhất để chất hoạt động bề mặt được sử dụng là tính an tồn về dược
lý và độc tính của sản phẩm. Các chất hoạt động bề mặt đang được sử dụng là: Các sulfat
rượu béo và ete polyglycol béo, các este acid béo của glycerine hoặc sorbitol
5.4.

Ứng dụng trong thuốc diệt côn trùng và thuốc diệt cỏ

Các chất hoạt động để bảo vệ thực vật thường cô đặc ở dạng bột hoặc lỏng, cần pha
loãng thành dung dịch để sử dụng. Chất hoạt động bề mặt được sử dụng như là chất hỗ
trợ giúp phân tán, thúc đẩy sự xâm nhập của các hoạt tính vào cây trồng. Các chất hoạt
động bề mặt sử dụng như chất nhũ hóa phải phân hủy sinh học và chịu được độc tố thực
vật, có nồng độ pha lỗng lớn, tương thích với chất điện ly và ít tạo bọt. Hơn nữa, chất
hoạt động bề mặt không được phản ứng với các thành phần khác của chế phẩm.
5.5.

Ứng dụng trong công nghiệp dệt, sợi

Trong sản xuất và chế biến hàng dệt, chất hoạt động bề mặt có vai trị như chất phụ trợ
trong một số quy trình. Trong quá trình xử lý sơ chế vật liệu dệt, sợi tự nhiên giải phóng
các thành phần phụ như: sáp, chất béo, pectines, vỏ hạt và các tạp chất khác, chất tẩy
rửa và chất làm ướt cần thiết chủ yếu là hỗn hợp của các loại chất hoạt động bề mặt khác
nhau. Các chất hoạt động bề mặt anion thích hợp là xà phịng, sulfonat alkan chính,
sulfonat alkan thứ cấp, alkylbenzen sulfonat, alkyl sulfat,.... Các chất hoạt động bề mặt

7


khơng ion thích hợp là: ete alkyl polyglycol, ete alkylphenol polyglycol, este polyglycol
axit béo,... Đối với các quy trình tẩy trắng, cần có các chất làm ướt bền với kiềm và
axit.
5.6.

Ứng dụng trong cơng nghiệp hóa chất

Khả năng làm ướt và phân tán của các chất hoạt động bề mặt đang được ưu tiên hóa
trong các quy trình hóa học để hỗ trợ quá trình xử lý. Trong hệ thống chứa các thành
phần không thể trộn lẫn, tốc độ phản ứng có thể tăng lên do hiệu ứng nhũ hóa của chất
hoạt động bề mặt. Chất hoạt động bề mặt cũng có thể được áp dụng để tăng năng suất
trong q trình chiết xuất.
5.7.

Ứng dụng trong cơng nghiệp nhựa

Ứng dụng chính của chất hoạt động bề mặt trong ngành cơng nghiệp nhựa là trong việc
điều chế chất phân tán nhựa (trùng hợp nhũ tương), polyme hóa ngọc trai, bọt
polyurethane, chất giải phóng khn và trong các quy trình vi bao.
Việc lựa chọn chất nhũ hóa thích hợp quyết định khơng chỉ q trình trùng hợp, mà cịn
cả các tính chất của polyme hoặc chất phân hủy.
5.8.

Ứng dụng trong công nghiệp sơn và sơn mài

Chất hoạt động bề mặt cũng có tầm quan trọng lớn trong sản xuất vật liệu phủ, sơn,
vecni, sơn mài, bột màu nhuộm, vật liệu đóng và chất kết dính. Sơn và sơn mài là hệ

thống phân tán của bột màu thuốc nhuộm, vật liệu kết dính và dung mơi. Do đó, các chất
hoạt động bề mặt có thể tăng tốc độ chuẩn bị các chất phân tán, cải thiện mức độ phân
tán và độ ổn định. Để phân tán bột màu khô thành vật liệu liên kết, các chất làm ướt của
tất cả các loại phân cực được áp dụng bằng cách bổ sung dầu sulfo hóa, q trình lắng
đọng các chất màu có thể bị ngăn chặn hoặc làm chậm lại.
5.9.

Ứng dụng trong công nghiệp giấy

Chất hoạt động bề mặt được sử dụng trong ngành cơng nghiệp giấy và bột giấy với các
mục đích sau:
• Loại bỏ nhựa trong sản xuất giấy và bột giấy.
• Ức chế bọt và phân tán sắc tố trong sản xuất giấy.
• Nhũ hóa trong quy trình định cỡ và hoàn thiện giấy.
8


• Làm sạch máy móc và tái sinh giấy thải.
5.10. Ứng dụng trong chữa cháy
Trong chữa cháy, tùy theo loại vật liệu cháy mà phải áp dụng các vật liệu chữa cháy
khác nhau. Đối với đám cháy vật liệu là than hồng thì nước khơng có phụ gia là phù hợp
(tác dụng làm mát). Tuy nhiên, trong các đám cháy là giấy, bột gỗ,... thì nước khơng thể
xâm nhập vào bên trong nguồn lửa và nó chỉ có tác dụng làm chậm đám cháy. Tuy nhiên,
với chất làm ướt có chứa nước đám cháy có thể được chữa cháy hiệu quả hơn.
Đối với cháy bể chứa, trong hầm mỏ, trên tàu, trong các kho chứa vật liệu rắn hoặc lỏng
dễ cháy, trên đường băng sân bay, v.v., bọt nặng sẽ phù hợp hơn. Các chất tạo bọt đặc
biệt dựa trên chất hoạt động bề mặt tổng hợp, một phần là do tác dụng làm mát của
chúng, bọt vừa lan truyền nhanh chóng và bao phủ khu vực cháy bằng một lớp bọt có
khả năng thấm khơng khí liên tục. Điều này ngăn cản sự khuếch tán oxy khơng khí vào
lửa. Bọt nhẹ đặc biệt thích hợp để chữa cháy xăng dầu và các đám cháy do dung môi

khác.
5.11. Ứng dụng trong thác dầu thô
Chất hoạt động bề mặt được ứng dụng nhiều trong các hoạt động khai thác dầu thô.
Trong các hoạt động khoan, dung dịch khoan dùng để bôi trơn, làm mát dụng cụ khoan,
để xả các hạt đá đã khoan lên trên, để nâng đỡ thành lỗ khoan và ngăn chặn dầu hoặc
khí phun ra đột ngột sau khi xâm nhập của cặn. Chất hoạt động bề mặt được sử dụng
làm chất phân tán trong quá trình xả nước. Chất tạo bọt mạnh được sử dụng trong khoan
bọt. Năng suất của hệ thống sản xuất được tăng lên bằng cách sử dụng các chất hoạt
động bề mặt.
6. Chọn lựa và sử dụng chất hoạt động bề mặt trong mỹ phẩm[3]
Việc sử dụng chất hoạt động bề mặt trong mỹ phẩm có 5 lĩnh vực chính tùy thuộc vào
tính chất của chúng :
• Tẩy rửa.


Làm ướt khi cần có sự tiếp xúc tốt giữa dung dịch và đối tượng.

• Tạo bọt.


Nhũ hóa trong các sản phẩm, sự tạo thành và độ bền của nhũ tương là quyết định,
ví dụ trong kem da và tóc.
9


• Làm tan khi cần đưa vào sản phẩm cấu tử khơng tan, ví dụ như đưa hương liệu.
6.1.

Tẩy rửa


Tẩy rửa là một quá trình phức tạp liên quan đến việc thấm ướt đối tượng (tóc hay da) .
Nếu các chất cần loại là dạng rắn dính mỡ, q trình tẩy rửa liên quan đến sự nhũ tương
hóa các chất dầu được loại đi và bền hóa nhũ tương .
Với nhu cầu làm sạch da, xà phòng vốn là một chất tẩy rửa rất tốt. Theo thói quen ,
người ta thường địi hỏi có bọt nhiều dù nó khơng có chức năng gì, khả năng tạo bọt của
xà phịng có thể tăng dễ dàng bằng cách thêm vào các acid béo mạch dài. Việc làm sạch
tóc phức tạp hơn và trong q trình làm sạch tóc, thể tích bọt có đóng một vai trị nào
đó.
6.2.

Thẩm ướt

Tất cả các tác nhân hoạt động bề mặt đều có một số tính chất làm ướt.
6.3.

Tạo bọt

Để tạo thể tích bọt lớn và bền, người ta thường sử dụng SLES tăng cường với các
alkanolamide .
6.4.

Nhũ hóa

Một tác nhân nhũ hóa tốt thường địi hỏi phần kỵ nước dài hơn tác nhân thấm ướt . Hiện
nay xà phòng vẫn còn được sử dụng làm tác nhân nhũ hóa trong mỹ phẩm do dễ điều
thế. Nếu một acid béo được đưa vào pha dầu và kiềm đưa vào pha nước, khi đó các nhũ
tương bền dầu/nước dễ dàng hình thành khi trộn lẫn. Nhũ tương nước/dầu như trong
một số kem tóc thường được bền hóa bằng xà phịng chứa kali. Các chất HĐBM khơng
ion cũng có giá trị trong nhũ tương.
6.5.


Làm tan

Tất cả các chất hoạt động bề mặt trên nồng độ CMC đều có tính chất làm tan. Điều này
quan trọng khi cần phải kết hợp hương liệu hữu cơ hay một chất hữu cơ khơng tan vào
sản phẩm, ví dụ như xà phịng gội đầu.

10


PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ ALKYL POLYGLUCOSIDE(APG)
1. Quá trình phát triển
Năm 1893, nhà hóa học người Đức Emil Fischer đã phát
triển các quá trình và tổng hợp APG, lần đầu tiên ông kết
hợp rượu béo và glucose thu được từ dầu dừa hoặc dầu hạt
cọ và ngô để tạo ra alkyl glucoside. Hiện nay, q trình đó
được gọi là “Fischer glycosidation”.
Gần một thế kỷ đã trôi qua trước khi một quy trình cơng
nghiệp được phát triển để sản xuất các glucoside
này. Nhưng trong khi Fischer sử dụng rượu ưa nước như
Hình 2.1: Hermen Emil
Fischer (1852-1919)

metanol và glycerol, tạo ra alkyl monoglucoside tinh khiết,
thì quy trình cơng nghiệp sử dụng rượu kỵ nước với chuỗi
alkyl từ octyl (C8) đến glucoside hexadecyl (C16), tạo ra
một hỗn hợp phức tạp của alkyl mono-, di-, tri- và

oligopolyglucoside. Vì lý do này, các alkyl glucoside được sản xuất trong quy trình
cơng nghiệp được biết đến rộng rãi với tên gọi alkyl polyglucoside.

Ngay từ năm 1893, Fisher đã nhận thấy tính chất thiết yếu của APG, chẳng hạn như
sự ổn định cao đối với quá trình oxy hóa và thủy phân, đặc biệt là trong mơi trường
kiềm mạnh. Cả hai đặc điểm có giá trị quan trọng trong các ứng dụng về hoạt động bề
mặt.
Vào đầu những năm 1980, một số công ty đã bắt đầu phát triển APG với chuỗi alkyl
dài hơn nhằm tạo ra chất hoạt động bề mặt mới dùng trong mỹ phẩm và chất tẩy rửa.[7]
2. Định nghĩa alkyl polyglycoside (APG)[1]
Alkyl polyglucoside (APG) là chất hoạt động bề mặt không ion được tạo thành từ
glucose và rượu mạch dài. Về cơ bản đây là các sản phẩm acetal.
Nguyên liệu sản xuất APG trong công nghiệp là tinh bột và chất béo

11


3. Cấu trúc của alkyl polyglycoside[1]
Alkyl polyglycoside có tính chất hóa học vượt trội hơn các chất hoạt động bề mặt khơng
ion khác do cấu trúc hóa học của chúng (phần ưa nước mạnh là glucose, phần kỵ nước
mạnh: rượu béo).
Cơng thức hóa học của Alkyl polyglycoside :

Hình 2.2: Cơng thức hóa học của alkyl
polyglucoside
4. Các tính chất của alkyl polyglycoside[1]
4.1.

Tính chất vật lý:

4.1.1. Độ tan
Độ tan của APG (alkyl polyglucoside) trong dung môi hữu cơ và nước giảm khi tăng số
cacbon trong mạch n-alkyl. Do đó, chúng tập trung ở bề mặt và có hoạt tính bề mặt cao.

APG hoạt động tốt trong dung môi như: xylen, terpene và nước.
4.1.2. Sức căng bề mặt
APG làm giảm mạnh sức căng bề mặt tại liên diện nước/dầu. Đây là nhân tố có tính
quyết định đối với nhiều qui trình nhũ hóa và tẩy rửa. Khi chiều dài mạch cacbon tăng
lên, sức căng bề mặt giảm rõ rệt. Nếu một chất đồng dung mơi được thêm vào, sức căng
bề mặt có thể giảm xa hơn. APG có sức căng bề mặt thấp nếu so sánh với các tác nhân
nhũ hóa khác như: sorbitol, ethoxylate, các ester của acid béo đơn chức sức căng bề mặt
của APG nhỏ hơn 1-2 lần.
4.1.3. Độ tạo bọt
APG có độ tạo bọt trung bình, giá trị tạo bọt của chúng giảm theo đường thẳng với sự
gia tăng chiều dài mạch cacbon. Khi gia tăng mức độ glucoside hóa, tăng khả năng tạo
bọt.

12


4.1.4. Điểm đục
Điểm đục của APG thay đổi khi :
• Thêm muối làm giảm điểm đục.
• Thêm chất hoạt động bề mặt anion làm tăng điểm đục
• Thêm chất hoạt động bề mặt cation: lúc đầu điểm đục giảm, sau đó tăng lên vì
điện tích âm của micell APG bị trung hịa bởi chất hoạt động bề mặt cation.
4.2.

Tính chất hóa học

Alkyl polyglucoside là hợp chất khơng ion. Giống các acetal, Alkyl polyglucoside thủy
phân thành rượu béo và glucose ở nhiệt độ cao và trong môi trường acid. Tương tự với
những carbon hydrat, alkyl polyglucoside chứa nhóm OH bậc 1 và bậc 2,để hình thành
hợp chất cation, anion, khơng ion. Những nhóm OH bậc 1 hoạt động hơn những nhóm

bậc 2 và có thể bị oxy hố hoặc sulfat hố dễ dàng hơn.
4.3.

Tính chất sinh học

APG có khả năng phân hủy sinh học tạo ra các chất không gây độc hại cho môi trường
và được xem là hợp chất: “ thân thiện mơi trường “
APG (C8/10, C10/12, C10/14) có thể phân hủy 95% - 100%, nghĩa là APG dễ dàng biến chất
trong cả điều kiện hiếu khí và kỵ khí.
Mức độ phân hủy dựa vào mạch alkyl, nếu tăng số lượng cacbon trong mạch alkyl thì
khả năng phân hủy giảm.
4.4.

Tính chất hóa lý
− Tính chất pha
− Tính chất lưu biến
− Tính chất liên kết
− Pha vi nhũ tương trên bề mặt rắn.[8]

5. Nguyên liệu thô sản xuất APG[8]
5.1.

Rượu béo

Rượu béo có thể thu được từ các nguồn dầu mỏ (rượu béo tổng hợp) hoặc từ các nguồn
tài nguyên tự nhiên, tái tạo như chất béo và dầu (rượu béo tự nhiên).

13



Trong tổng hợp APG, chất béo được pha loãng để tạo thành phần kỵ nước của phân tử.
Các rượu béo tự nhiên thu được sau q trình chuyển hố và phân đoạn chất béo và dầu
( triglycerides), tạo thành esters methyl của axit béo tương ứng và quá trình hydro hóa
sau đó .
5.2.

Nguồn carbohydrate

Phần ưa nước của phân tử APGs bắt nguồn từ một carbohydrate. Dựa trên tinh bột từ
ngô, lúa mì hoặc khoai tây, cả carbohydrate polymer và monomer đều thích hợp làm
nguyên liệu cho sản xuất APG.
Việc lựa chọn nguyên liệu thô không chỉ ảnh hưởng đến chi phí ngun vật liệu mà cịn
ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.
➢ Độ polymer hóa (Độ trùng hợp).
Thơng qua sự da dạng của nguồn carbohydrate, điều kiện của phản ứng Fischer được
xúc tác bằng axit tạo ra hỗn hợp oligomer, trong đó trung bình có nhiều hơn một đơn vị
glycose được gắn vào một phân tử rượu. Số lượng trung bình các đơn vị glycose liên kết
với một nhóm rượu được mô tả bằng mức độ trùng hợp (DP). DP trung bình là một tính
chất quan trọng đổi với tỉnh chất hóa lý và ứng dụng của APG. Trong phân bố cân bằng,
DP của một chuỗi alkyl có độ dài tương đối với các tính chất cơ bản của sản phẩm,
chẳng hạn như tính phân cực, độ hịa tan,... Về ngun tắc, sự phân bố oligomer có thể
được mơ tả bằng mơ hình tốn học. P. M. McCurry cho thấy một mơ hình được phát
triển bởi P.J Flory để mơ tả sự phân oligomer của các sản phẩm dựa trên các monome
đa chức cũng có thể được áp dụng cho APGS. Phiên bản sửa đổi này của phân bổ Flory
mô tả các APGS như một hỗn hợp của các oligomers phân bố có trật tự. Hàm lượng
phân tử trong hỗn hợp oligomer giảm với mức độ trùng hợp ngày cảng tăng. Việc phân
phối oligomer thu được bằng mơ hình tốn học này phù hợp với kết quả phân tích
6. Phương pháp tổng hợp APG[1]
Có hai phương pháp:



Phương pháp glucoside hóa của Koenigs- Knorr:

Phương pháp này khó ứng dụng trong cơng nghiệp vì tạo ra nhiều chất thải, chỉ phù hợp
cho tạo chất chuẩn, độ tinh khiết cao.
14




Phương pháp tổng hợp Fisher:

Khi so với phương pháp Koenigs- Knorr, phương pháp này ít phức tạp hơn, đây là q
trình acetal hóa được xúc tác bởi H+ (hay gọi là sự glucoside hóa); là phản ứng khơng
chọn lọc.
Tổng hợp alkyl polyglucoside bằng qui trình Fisher có hai cách tiến hành: tổng hợp trực
tiếp và tổng hợp gián tiếp. Trong cả hai trường hợp trên, chúng ta phải sử dụng chất xúc
tác là acid để ưu tiên cho phản ứng tạo liên kết glucoside. Người ta sử dụng các acid:
HCl, H2SO4, H3PO4, BF3, muối. Những acid sufonic thường dùng là: alkyl
benzensunfonic, alkylsunfat, alkylbenzensunfonat, alkylsunfonat,…

Hình 2. 3: Quá trình tổng hợp Alkyl polyglucoside trong công nghiệp
7. Một số chất hoạt động bề mặt Alkyl polyglucoside
STT

Tên khoa học

Mạch carbon

Nhóm APG


1

Caprylyl/Capryl

C8-C10

APG0810

glucoside
2

Coco glucoside

C8-C14

APG0814

3

Decyl glucoside

C8-C14

APG0814

4

Lauryl glucoside


C12-C14

APG1214

15


8. Đánh giá độc tính của alkyl polyglucoside[8]
8.1.

Độc tính cấp tính

Để đánh giá liệu một sản phẩm có thể gây hại hoặc thậm chí độc hại sau khi uống hoặc
tiếp xúc qua da, cần có thơng tin về độc tính cấp tính của sản phẩm. Bằng cách khử chất
béo, độc tính cấp tính là tác dụng ngoại ý xảy ra trong một thời gian ngắn khi dùng một
liều duy nhất của chất phụ gia hoặc tiêm nhiều liều trong một thời gian ngắn.
8.1.1. Độc tính cấp sau khi uống
Sau kết quả thí nghiệm họ thấy rằng, bất kể loại alkyl polyglycoside nào ngay cả liều
cực cao 5000 mg/kg thể trọng cũng thấp hơn LD(LD là liều lượng một chất có thể gây
tử vong 50 % ở động vật thử nghiệm khi sử dụng bằng đường uống). Hơn nữa, alkyl
polyglycoside không có bất kỳ độc tính nào trên một chủng cụ thể (hai chủng được thử
nghiệm là Wistar và Sprague Dawley đều khơng có độ nhạy đối với alkyl
polyglycoside). Trên cơ sở các thử nghiệm này, sẽ khơng có rủi ro do polyglycoside nếu
nuốt phải. Theo các quy tắc phân loại của EU và Hoa Kỳ, các polyglycoside alkyl không
yêu cầu phân loại hoặc ghi nhãn nguy hiểm.
8.1.2. Độc tính cấp sau khi tiếp xúc với da
Việc sử dụng alkyl polyglycoside dự kiến có thể liên quan đến tiếp xúc qua da. Do đó,
cần có thơng tin về các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn do tiếp xúc với da trong thời gian
ngắn. Dựa theo kết quả thí nghiệm, có thể kết luận an toàn rằng việc tiếp xúc với da
trong 24 giờ là vô hại- Alkyl polyglycoside không độc cấp tính sau khi bơi ngồi da

8.2.

Kích ứng da

Kích ứng da và mắt có thể do tai nạn. Trong khi đó, người tiêu dùng chỉ tiếp xúc với
alkyl polyglycoside ở dạng lỗng, việc tiếp xúc với hóa chất chưa được pha lỗng cũng
có thể xảy ra, đặc biệt là trong q trình sản xuất và xử lý. Tùy thuộc vào tác động bề
mặt của polyglycoside alkyl trên da mà có thể có đặc điểm là kích ứng hoặc ăn mịn.
Các kết quả nói chung cho thấy khả năng làm dịu da rất tốt của alkyl polyglycoside ngay
cả sau thời gian tiếp xúc là năm giờ liên quan đến độc tính tế bào hoặc kích ứng. Sau
một giờ tiếp xúc, độc tính tế bào chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các quá trình hóa lý. Alkyl
polyglycoside 3% khơng cho thấy khả năng gây độc tế bào. Thậm chí, việc sử dụng
alkyl polyglycoside 10% ít gây ra sự suy giảm độc tố tế bào hơn đối với các lớp biểu bì
16


và hạ bì sau một giờ tiếp xúc so với việc áp dụng SLS 3 96 (Sodium Lauryl Sulfate, pH
5.5). Đối với C12/14 alkyl polyglycoside ở nồng độ 100% gây kích ứng, nhưng khơng ăn
mịn.
Kích ứng da khơng phụ thuộc vào độ pH. Một mẫu có độ pH=7 tạo ra các phản ứng
tương tự như độ pH= 11,5.
Từ kết quả xét nghiệm kích ứng da, có thể kết luận rằng C8/10 alkyl polyglycoside và
C12/14 alkyl polyglycoside ở nồng độ < 30% khơng cần phân loại hoặc ghi nhãn.
8.3.

Tính gây đột biến

Alkyl polyglycoside không gây ra đột biến ngược trong các chủng Salmonella
typhimurium được thử nghiệm dù có hoặc khơng có hoạt hóa chuyển hố.
8.4.


Độc tính dưới điện tử

Trong khi nhiễm độc cấp tính liên quan đến tác dụng phụ của các liều đơn, một dạng
phổ biến hơn khiến con người tiếp xúc với các chất hóa học là các liều lặp lại không tạo
ra tác dụng độc ngay lập tức. Các tác dụng chậm có thể xảy ra thơng qua sự tích tụ chất
hóa học trong các mơ, do đó điều quan trọng là phải xác định bất kỳ khả năng gây ra các
tác dụng chậm này bằng cách thử nghiệm cận điện tử. Thử nghiệm cận mãn tính cung
cấp thơng tin về các mối nguy có thể có đối với sức khỏe. Phát sinh từ việc tiếp xúc lặp
đi lặp lại trong một khoảng thời gian giới hạn và là một cơng cụ hữu ích để ước tính
mức độ phơi nhiễm khơng có tác dụng hoặc mức độ phơi nhiễm khơng có tác dụng phụ
có thể hữu ích trong việc thiết lập các tiêu chí an tồn đối với sự phơi nhiễm của con
người.
Theo kết quả mô tả, liều hàng ngày 1000 mg/kg không dẫn đến bất kỳ tác dụng tích lũy
độc tố nào. Do đó, liều lượng này được phân loại là “không quan sát được mức tác dụng
ngoại ý” (NOAEL).
Kết luận: Trên cơ sở thơng tin có sẵn, polyglycoside alkyl khơng được coi là độc hoặc
có hại trong các thử nghiệm độc tính cấp tính, nhưng ở mức cao nồng độ phải được xếp
vào loại gây kích ứng da và mắt. Ngoài ra, các hiệu ứng nhạy cảm khó có thể xảy ra.
NOAEL 1000 mg/kg thể trọng có thể được ước tính về độc tính sau khi uống nhiều lần.
Trong các thử nghiệm in vitro, các polyglycoside alkyl không cho thấy bất kỳ khả năng
17


gây đột biến gen và nhiễm sắc thể nào. An toàn khi sử dụng và xử lý cũng bao gồm việc
sử dụng khơng đúng cách có thể thấy trước, chẳng hạn như trẻ em vơ tình nuốt phải các
sản phẩm mỹ phẩm. Nhờ độc tính cấp tính qua đường miệng thấp, alkyl polyglycoside
khơng góp phần gây độc cho mỹ phẩm và các sản phẩm gia dụng khác. Nói cách khác,
các giá trị độc tính cấp tính qua đường miệng (LD) là vài gam trên kg trọng lượng cơ
thể hầu như không thể bị nhiễm độc nghiêm trọng bởi các sản phẩm này.

9. Đánh giá khả năng phân hủy sinh học của Alkyl polyglycoside[8]
9.1.

Phân hủy sinh học hiếu khí

Kết quả của nhiều thử nghiệm phân hủy sinh học sẵn sàng của OECD cho thấy rằng
alkyl polyglycoside có thể phân hủy sinh học dễ dàng và theo kết luận của OECD 121,
sẽ trải qua q trình phân hủy sinh học nhanh chóng và cuối cùng trong môi trường.
9.2.

Phân hủy sinh học kỵ khí

Từ kết quả kiểm tra sàng lọc đối với tình hình mơi trường thực tế, có thể kết luận rằng
alkyl polyglycoside có khả năng phân hủy sinh học trong điều kiện kỵ khí. Alkyl
polyglycoside có thể đứng vào hàng ngũ các chất hoạt động bề mặt có đặc tính phân hủy
sinh học tối ưu ở chỗ chúng có thể phân hủy sinh học một cách nhanh chóng dưới mọi
điều kiện môi trường.
9.3.

Phân hủy sinh học trong các thử nghiệm mô phỏng nhà máy xử lý nước
thải

Nước thải có chứa các thành phần chất tẩy rửa và sản phẩm sạch đã qua sử dụng thường
được tinh lọc trong nhà máy xử lý nước thải trước khi chúng đi vào nguồn nước tiếp
nhận. Do đó, việc phân hủy sinh học của một nhà máy xử lý nước thải bằng hóa chất
xác định nồng độ của chất đó trong nước mặt, trầm tích sông, bùn, v.v ... Việc loại bỏ
C12/14 APG trong điều kiện nhà máy xử lý nước thải đã được khảo sát trong hai thử
nghiệm mơ hình: thử nghiệm xác nhận của OECD, thử nghiệm đơn vị ghép OECD 301
A. Trong cả hai thử nghiệm, thời gian lưu nước là 3 giờ, để đo sự phân hủy sinh học sơ
cấp, sau một tuần việc loại bỏ alkyl polyglycoside vượt quá 98%, sau 3 tuần khơng có

alkyl polyglycoside nào được phát hiện trong nước thải

18


Cho thấy sự phân hủy sinh học của alkyl polyglycoside trong các nhà máy xử lý nước
thải đã chứng minh khả năng phân hủy sinh học tuyệt vời của chất hoạt động bề mặt
này.
9.4.

Thử nghiệm để phát hiện các chất chuyển hóa dễ ăn mịn

Mặc dù các chất “dễ phân hủy sinh học” được coi là trải qua quá trình phân hủy sinh
học cuối cùng nhanh chóng nhưng vẫn cịn một số điều khơng chắc chắn về mức độ
hồn thành của quá trình phân hủy cuối cùng.
Kết quả cho thấy các alkyl polyglycoside khơng có dư lượng và cuối cùng có thể phân
hủy sinh học trong các điều kiện mơi trường thực tế.
10. Ứng dụng của alkyl polyglucoside[1]
APG có tính tạo bọt trung bình, khả năng thấm ướt tốt, mịn, có tính tẩy rửa và có tính
cộng tính với các chất hoạt đông bề mặt anion và cation khác. APG thuận lợi bất kỳ ở
nơi nào có nhiệt độ khơng q cao và mơi trường khơng có acid, bởi vì chúng là các
acetal của cấu trúc đường. APG có sức căng bề mặt thấp, khả năng phân tán cao nên
chúng được sử dụng trong nhiều ứng dụng kỹ thuật. Khả năng áp dụng chất hoạt động
bề mặt không những phụ thuộc vào những tính chất riêng của nó mà cịn phụ thuộc vào
tính năng khi APG kết hợp với những chất hoạt động bề mặt khác. Là nonion nhẹ, APG
dễ kết hợp với chất hoạt động bề mặt anion, không ion, betaine, cation.
APG có tính dịu, khơng gây kích ứng da, không gây độc hại nên được sử dụng trong mỹ
phẩm, sữa tắm. Có tính thấm ướt với hiệu quả tạo nhũ cao, có khả năng thấm ướt qua
màng lá cây. Bền vững với dung dịch muối cho phép trộn phân hóa học với những sản
phẩm nơng học.

Tính chất tạo nhũ tốt của APG khiến chúng thích hợp cho việc điều chế nhũ tương cực
mịn. APG được sử dụng làm tác nhân tẩy rửa, chất tẩy rửa, chất làm sạch có tính kiềm,
những sản phẩm chăm sóc cá nhân như: dầu gội, sữa tắm, nước rửa tay, chất tạo nhũ,
chất bôi trơn. Do khả năng tạo bọt của APG thấp nên được ứng dụng rộng rãi trong kỹ
thuật phun, bơm…

19


PHẦN 3: ỨNG DỤNG CỦA ALKYL POLYGLUCOSIDE TRONG CÔNG
NGHIỆP MỸ PHẨM
Trong lĩnh vực mỹ phẩm, alkyl polyglycoside đại diện cho một nhóm chất hoạt động bề
mặt mới kết hợp các đặc tính của chất khơng ion và anion thơng thường. Cho đến nay,
tỷ lệ lớn nhất của các sản phẩm thương mại được đại diện bởi C8/14 alkyl polyglycoside
cho các công thức làm sạch được đặc trưng bởi các đặc tính chăm sóc da và tóc của
chúng. Các ứng dụng mới cũng được báo cáo trong đó C12/14 alkyl polyglycoside hoạt
động như một chất nhũ hóa trong các cơng thức cụ thể và đặc biệt là trong các vi nhũ
tương. Ngoài ra, hiệu suất của C16/18 alkyl polyglycoside như một cơ sở o/w tự nhũ hóa
pha trộn với rượu béo.[8]
APG có thể được lưu trữ trong một thời gian dài trong phạm vi nhiệt độ lớn hơn, đồng
thời, nó có chức năng làm ẩm, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hiệu suất của các thành phần
hoạt chất cho mỹ phẩm. APG đã được sử dụng như một hoạt chất để sản xuất mỹ phẩm
trong và ngoài nước. Loại mỹ phẩm mới này cho thấy đặc tính dưỡng ẩm và chăm sóc
da tốt. Vẫn cịn một số vấn đề về chất lượng trong các chất làm sạch cơ thể con người
hiện tại, nghiêm trọng nhất là chúng chứa các chất độc hại quá mức, chẳng hạn như Hg,
Pb và As, khơng chỉ gây hại nghiêm trọng cho da và tóc, mà cịn gây ơ nhiễm mơi
trường. Một thế hệ dầu gội và bồn tắm mới được làm bằng APG làm cơ sở có sức tạo
bọt tuyệt vời, bọt trắng và mịn, mềm mại cho da, khơng gây kích ứng cho mắt, không
gây ô nhiễm cho môi trường, chống nước cứng tốt và điều hòa và điều hòa tốt. Chức
năng bảo trì đặc biệt phù hợp để chuẩn bị đồ vệ sinh cá nhân cao cấp.

1. Trong dầu gội đầu
Vì APG khơng gây kích ứng cho da và mắt người, nó cũng có thể làm giảm sự kích ứng
của các tác nhân hoạt động khác kết hợp với nó. Do đó, nó là một trong những nguyên
liệu thiết yếu trong dầu gội kích ứng thấp và dầu gội trẻ em. APG nhờ độ nhẹ của nó có
tác dụng bảo vệ tóc bị hư tổn. Nó có thể được sử dụng như một tác nhân hoạt động để
nhuộm tóc và thấm. Hiệu suất tạo kiểu sau khi kết hợp với protein hydrolysate có thể so
sánh với chất tạo kiểu thường được sử dụng-polyvinylpyrrolidone. Nó dễ dàng hơn để
rửa sạch. APG có thể được sử dụng để xây dựng một thế hệ mới của dầu gội và sữa rửa
cơ thể, với sức mạnh tạo bọt mạnh mẽ và bọt mịn.[10]
20


×