Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

LECITHIN và ỨNG DỤNG TRONG LĨNH vực THỰC PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.99 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CƠNG NGHỆ HĨA HỌC VÀ THỰC PHẨM
----------

BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN HỌC HOẠT CHẤT BỀ MẶT

Đề tài: TỔNG QUAN VÀ ỨNG DỤNG VỀ
GLYCOL DISTEARATE
Giáo viên hướng dẫn:

TS. PHAN NGUYỄN QUỲNH ANH

Sinh viên thực hiện:

LÊ THỊ HỒNG ĐÀO

Mã số sinh viên:

18139019

Tp. HCM, tháng 1 năm 2022
i


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Nhà trường cũng như Khoa cơng nghệ Hóa Học và Thực
Phẩm đã tạo điều kiện cho em được học môn Hoạt chất bề mặt trong chương trình đào tạo
của ngành Cơng nghệ kỹ thuật hóa học.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô TS. Phan Nguyễn Quỳnh Anh đã truyền đạt
những kiến thức bổ ích qua những bài giảng. Những kiến thức, kinh nghiệm của Cô đã làm


cho em hiểu rõ hơn về các chất hoạt chất bề mặt trong cuộc sống.
Do thời gian học ngắn và kiến thức, sự hiểu biết của em còn hạn hẹp nên bài thu
hoạch còn nhiều thiếu sót, có thể mắc nhiều lỗi. Vì vậy, em mong Cô thông cảm và bỏ qua.
Lời cuối cùng, em xin chúc Cô luôn mạnh khỏe và thành công trong việc giảng dạy.
Em xin chân thành cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Hồng Đào

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................................... v
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ vi
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT..................................................... 1
1.1 Định nghĩa.............................................................................................................................. 1
1.2 Thành phần cấu tạo của chất hoạt động bề mặt ..................................................................... 1
1.3 Phân loại ................................................................................................................................ 2
1.3.1 Theo bản chất nhóm háo nước ........................................................................................ 2
1.3.2 Theo bản chất nhóm kỵ nước .......................................................................................... 4
1.3.3 Theo bản chất liên kết nhóm kỵ nước và ái nước ........................................................... 5
1.4 Ứng dụng ............................................................................................................................... 5
1.4.1 Trong công nghiệp .......................................................................................................... 5
1.4.2 Trong nông nghiệp .......................................................................................................... 5
1.4.3 Trong xây dựng ............................................................................................................... 5
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ GLYCOL DISTEARATE .............................................................. 6

2.1 Giới thiệu chung .................................................................................................................... 6
2.2 Cấu trúc của Glycol Distearate .............................................................................................. 7
2.3 Tính chất vật lý và hóa học của Glycol Distearate ................................................................ 8
2.4 Độc tính.................................................................................................................................. 9
2.5 Lưu ý - Bảo quản ................................................................................................................. 10
Chương 3: ỨNG DỤNG CỦA GLYCOL DISTEARATE ........................................................... 11
3.1 Sản phẩm chăm sóc da ......................................................................................................... 11
3.2 Sản phẩm chăm sóc tóc ........................................................................................................ 11
3.3 Một số sản phẩm phổ biến ................................................................................................... 12
Một số hợp chất chứa thành phần Glycol distearate. ............................................................ 13
Chương 4: KẾT LUẬN ................................................................................................................. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 15

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mơ hình và cấu trúc thực tế của chất hoạt động bề mặt. ....................................... 2
Hình 2.1 Glycol Distearate ................................................................................................... 6
Hình 2.2 Cấu trúc hóa học của Glycol Distearate ................................................................ 7
Hình 2.3 Cấu trúc 3D của Glycol Distearate ........................................................................ 8
Hình 3.1 Một số sản phẩm có chứa thành phần glycol distearate.......................................11

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Một số chất hoạt động bề mặt phổ biến. ............................................................... 3
Bảng 2.1 Tính chất cảm quan của Glycol Distearate. .......................................................... 8
Bảng 2.2 Bảng Thông số kỹ thuật của Glycol Distearate.....................................................8


v


LỜI MỞ ĐẦU
Chất hoạt động bề mặt được coi là một chất được sử dụng rỗng rãi trong hầu hết các
sản phẩm hàng ngày. Chất hoạt động bề mặt không chỉ được sử dụng làm chất tẩy rửa trong
các sản phẩm vệ sinh gia dụng mà còn được ứng dụng trong thực phẩm, dệt nhuộm, nơng
nghiệp, xây dựng, dầu khí...Đặc biệt, trong cuộc sống ngày nay, nền kinh tế đang phát triển,
nhu cầu làm đẹp và chăm sóc cá nhân của con người càng tăng cao. Do đó, các chất hoạt
động bề mặt trong thành phần nguyên liệu của sản phẩm trong lĩnh vực mỹ phẩm rất hữu
ích và phổ biến rộng rãi.
Glycol distearate được biết đến là một chất hoạt động bề mặt tạo vân nhũ cho các
sản phẩm chăm sóc cá nhân trong ngành sản xuất cơng nghiệp mỹ phẩm. Glycol distearate
có tác dụng làm mềm, có khả năng tạo bọt và làm tăng độ nhớt của sản phẩm . Do đó, nhằm
hạn chế sử dụng một số chất độc hại trong thành phần nguyên liệu mỹ phẩm đề tài “Tổng
quan và ứng dụng về Glycol distearate” được thực hiện để đưa ra các sản phẩm mỹ phẩm
tốt, ngồi ra cịn hiểu thêm về lợi ích của glycol distearate trong đời sống hằng ngày.

vi


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT
1.1 Định nghĩa
Chất hoạt động bề mặt có tên gọi là surfactants hay surface – active – agent. Chất
hoạt động bề mặt là các hợp chất có khả năng làm giảm sức căng bề mặt giữa hai chất lỏng,
giữa chất khí và chất lỏng hoặc giữa chất lỏng và chất rắn. Các chất này có khả năng hấp
phụ lên lớp bề mặt, có độ tan tương đối nhỏ. Chất hoạt động bề mặt hoạt động như chất tẩy
rửa, chất làm ướt, chất nhũ hóa, chất tạo bọt và chất phân tán (Labvietchem, 2021).

1.2 Thành phần cấu tạo của chất hoạt động bề mặt
Chất hoạt động bề mặt là các hợp chất hữu cơ lưỡng tính, có cấu tạo gồm một đầu
ưa nước, một đầu kỵ nước và tính chất hoạt động bề mặt phụ thuộc vào hai phần này (Lê
Thị Hồng Nhan, 2019):
+ Phần phân cực (ái nước, ưa nước, háo nước) thường chứa các nhóm phân cực
mạnh như carboxylate, sulfonate, sulfate, amine bậc bốn...
+ Phần không phân cực (kỵ nước, ái dầu, háo dầu, ưa dầu) là các gốc hydrocarbon
không phân cực kỵ nước, không tan trong nước, tan trong pha hữu cơ khơng phân cực.
Tính ưa nước và kỵ nước của chất hoạt động bề mặt đặc trưng bởi giá trị Hydrophilic
Lipophilic Balance – HLB (cân phần ái nước – ái dầu). HLB cho biết tỷ lệ giữa tính ái nước
so với tính kỵ nước biểu thị bằng thang đo có giá trị từ 1 đến 40 (Lê Thị Hồng Nhan, 2019).
HLB càng cao thì hóa chất càng dễ hịa tan trong nước, HLB càng thấp thì hóa chất dễ hịa
tan trong các dung mơi khơng phân cực (Trần Thanh Tân, 2017).
Mơ hình và cấu trúc thực tế của chất hoạt động bề mặt được thể hiện trong Hình 1.1.

1


Hình 1.1 Mơ hình và cấu trúc thực tế của chất hoạt động bề mặt.
(Nguồn: Theo Lê Học Nhân, 2021)
1.3 Phân loại
Các chất hoạt động bề mặt có thể được phân loại theo cấu trúc hóa học, theo tính
chất vật lý và theo ứng dụng hóa học.
Phân loại theo cấu trúc hóa học có thể phân theo bản chất nhóm háo nước, nhóm kỵ
nước và theo bản chất liên kết nhóm kỵ nước và ái nước.
1.3.1 Theo bản chất nhóm háo nước
Anionic
Chất hoạt động bề mặt anionic khi cho vào trong nước sẽ phân ly thành ion âm,
nhóm ưa nước liên kết với nhóm kỵ nước bằng liên kết cộng hóa trị. Vì vậy, chúng có khả
năng làm sạch bề mặt rất mạnh, khả năng lấy dầu cao và tạo bọt nhiều nhưng kém bền.

Đây là loại chất hoạt động bề mặt được sử dụng nhiều nhất trong giặt giũ, nước rửa
chén, các chất tẩy rửa gia dụng. Một số chất hoạt động bề mặt anionic như: Sodium dodecyl
sulfate, sodium lauryl sulfate, lauryl alkyl sulfonate, ankyl benzen sulfonate (Vương Ngọc
Tuấn, 2018),...

2


Cationic
Chất hoạt động bề mặt cationic có nhóm phân cực bị phân ly thành ion dương trong
dung dịch, có khả năng làm bền bọt, tạo nhũ, làm mềm da (Vương Ngọc Tuấn, 2018).
Non ionic (NI) ( không phân ly)
Chất hoạt động bề mặt Non-ionic có nhóm phân cực khơng bị ion hóa trong dung
dịch nước. Phần ưa nước chứa nguyên tử oxy, nitơ hoặc lưu huỳnh khơng bị ion hóa, phần
kỵ nước là mạch hydrocacbon dài. Chất hoạt động bề mặt Non-ionic khơng bị ion hóa nên
ít bị ảnh hưởng bởi nước cứng và pH của môi trường (Vương Ngọc Tuấn, 2018).
Lưỡng tính ( Amphoteric)
Chất hoạt động bề mặt Amphoteric có tính lưỡng cực và có khả năng tạo thành
anionic, cationic hoặc non-ionic trong dung dịch. Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính rất thích
hợp trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân và sản phẩm làm sạch gia dụng (Vương Ngọc
Tuấn, 2018).
Một số chất hoạt động bề mặt phân loại theo bản chất háo nước được trình bày trong Bảng
1.1.
Bảng 1.1 Một số chất hoạt động bề mặt phổ biến.
Loại chất

Tên
Sodium Dodecyl
Sulfate hoặc Sodium
Lauryl Sulfate


Chất hoạt
động bề
mặt
Anionic

Linear Alkyl
Sulfonate

Ankyl Benzen
Sulfonate

Ứng dụng

Tên viết tắt

Sản phẩm cho tóc, da: Dầu gội đầu, gel tạo kiểu tóc,
kem dưỡng và kem chống nắng,…
Chăm sóc vệ sinh cá nhân: Kem đánh răng, xà
phòng, sữa tắm,...
Chất tẩy rửa, phụ gia thực phẩm.

SDS
SLS

Chất tẩy rửa gia đình: Bột giặt, xà phòng, nước rửa
chén, nước rửa tay,…
Chất nhũ hóa trong thuốc diệt cỏ, chất gắn kết trong
sơn.


LAS

Sản phẩm chăm sóc cá nhân: Xà phịng, dầu gội,
kem đánh răng.
Sản phẩm chăm sóc gia dụng: Bột giặt, nước rửa
chén.

ABS

3


Chất hoạt
động bề
mặt
Cationic

CTAB

Benzenthoium
Chloride

BZT

Chất khử trùng, chất kháng khuẩn.
Trong sản phẩm mỹ phẩm và vệ sinh cá nhân.

BAC

Chất diệt khuẩn

Chất bảo quản, chất sát khuẩn, chất khử trùng, tác
nhân tăng độ tan và làm ướt.

Benzalkonium
Chloride

Chất hoạt
động bề
mặt Nonionic

Sử dụng làm cao su tự nhiên, dầu silicon và chất
nhũ hóa nhựa đường, chất làm mềm cho sợi tổng
hợp, sợi tự nhiên và sợi thủy tinh,...

Cetyl
Trimethylamonium
Bromide

Decyl Glucoside

Chất tẩy rửa và tạo bọt trong sản phẩm làm sạch:
dầu gội, sửa tắm,...

Octyl Glucoside

Chất tẩy rửa làm sạch các màng protein.

Diethanol Amin

Chất hoạt động bề mặt (nước giặt, chất tẩy rửa

chén, mỹ phẩm, dầu dưỡng tóc ) và chất ức chế ăn
mòn.

DEA, DEOA

Trong y học và thuốc trừ sâu.
Trong vệ sinh công nghiệp, dệt may, chế biến nhựa,
chăm sóc sức khỏe, thực phẩm, giấy, in ấn và
nhuộm,...

Imidazoline
Chất hoạt
động bề
mặt lưỡng
tính

Chất tạo màu cho kem và đồ uống giải khát dạng
bột.
Chất chống vi khuẩn tự nhiên trong bảo quản thực
phẩm.
Chất tạo bọt, chất làm mềm sợi, chất hỗ trợ xử lý
bề mặt kim loại, chất chống tĩnh điện.
Chất kháng khuẩn và khử trùng.

Betanin

Dodecyl Dimethyl
Betaine

(Nguồn: Theo Trần Tiến, 2021; Nhà thuốc Ngọc Anh; Fengchen Group Co., Ltd)

1.3.2 Theo bản chất nhóm kỵ nước
Theo bài giảng của cơ Lê Thị Hồng Nhan, 2019, theo bản chất nhóm kỵ nước chất
hoạt động bề mặt gồm có các nhóm:
Gốc alkyl mạch thẳng, C8-18
Gốc alkyl mạch ngắn C3-C12 gắn vào nhân thơm, Olefin nhánh C8-C20
Hydrocarbon từ dầu mỏ, hydrocarbon mạch dài thu được từ phản ứng CO và H2

4


1.3.3 Theo bản chất liên kết nhóm kỵ nước và ái nước
Theo bài giảng của cô Lê Thị Hồng Nhan, 2019, chất hoạt động bề mặt gồm 2 loại:
Nhóm háo nước liên kết trực tiếp nhóm kỵ nước: RCOONa, ROSO3Na,
RC6H4SO3Na.
Nhóm háo nước liên kết nhóm kỵ nước thơng qua các liên kết trung gian.
-

Liên kết ester: RCOO-CH2CHOHCH2-OSO3Na.

-

Liên kết amide: R-NHCOCH2SO3Na.

-

Liên kết ether: ROC2H4OSO3Na.

1.4 Ứng dụng
1.4.1 Trong công nghiệp
Trong công nghiệp dệt nhuộm: Dùng làm chất mềm vải, chất trợ nhuộm cho các

thành phần khác.
Trong công nghiệp thực phẩm: Chất nhũ hóa cho bánh kẹo, bơ sữa và đồ hộp.
Trong cơng nghiệp mỹ phẩm: Chất tẩy rửa, nhũ hóa, chất tạo bọt trong sản xuất mỹ
phẩm, kem dưỡng da, dầu gội, kem đánh răng (Labvietchem, 2021).
Trong ngành in: Chất trợ ngấm và phân tán mực in.
1.4.2 Trong nông nghiệp
Chất hoạt động bề mặt được dùng làm hoạt chất trong sản xuất thuốc bảo vệ thực
vật, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ (Labvietchem, 2021),…
1.4.3 Trong xây dựng
Chất hoạt động bề mặt được dùng để nhũ hóa nhựa đường, tăng cường độ đóng rắn,
sự chắc chắn và sức bền của bê tông (Labvietchem, 2021).

5


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ GLYCOL DISTEARATE
2.1 Giới thiệu chung
Glycol Distearate hoặc Ethylene Glycol Distearate (EGDS) là một diester của axit
stearic và ethylene glycol. Glycol Distearate có nguồn gốc từ động vật và thực vật như dầu
đậu nành, dầu hạt cải hoặc được sản xuất tổng hợp thông qua chế biến axit stearic (Lưu
Anh, 2018) .
Glycol Distearate là chất rắn dạng sáp có màu trắng đến vàng nhạt (Hình 2.1), hầu
như không tan trong nước, tan trong cồn, acetone và ethyl ether. Glycol Distearate có thể
được sử dụng như một chất nhũ hóa tạo vân nhũ, chất hoạt động bề mặt lý tưởng trong hầu
hết các sản phẩm chăm sóc da và tóc.

Hình 2.1 Glycol Distearate
(Nguồn: Theo ResHPCos, 2019)
Tên gọi

Danh pháp IUPAC: 2- (octadecanoyloxy) etyl octadecanoat.

6


Tên gọi khác: Ethylene glycol distearate, 627-83-8, Ethylene distearate, Ethylene
stearate, Ethylene glycol dioctadecanoate,...
Số CAS : 627-83-8.
Số EC : 211-014-3.
2.2 Cấu trúc của Glycol Distearate
Glycol Distearate có cơng thức hóa học là C38H74O4. Cấu trúc hóa học của phân tử
Glycol Distearate bao gồm sự sắp xếp của các nguyên tử cacbon, hydro, oxi và liên kết hóa
học giữa các nguyên tử với nhau. Phân tử Glycol Distearate có 115 liên kết, trong đó có 41
liên kết khơng hydro, 2 liên kết đa bội, 37 liên kết xoay, 2 liên kết đôi và 2 liên kết este
(chất béo) trong cấu trúc hóa học. Cấu trúc hóa học và hình ảnh cấu trúc 3D của Glycol
Distearate được thể hiện trong Hình 2.2.

Hình 2.2 Cấu trúc hóa học của Glycol Distearate
(Nguồn: Theo National Center for Biotechnology Information, 2022)

7


Hình 2.3 Cấu trúc 3D của Glycol Distearate
(Nguồn: Theo Mol-Instincts)
2.3 Tính chất vật lý và hóa học của Glycol Distearate
Glycol distearate chủ yếu được sử dụng trong các nguyên liệu mỹ phẩm như dầu
gội đầu, dầu xả, sữa tắm và xà phòng, điều trị mụn và các sản phẩm chống lão hóa. Glycol
distearate là chất hoạt động bề mặt khơng chứa ion và tạo hệ nhũ tương nước trong dầu
(W/O). Đặc tính vật lý và hóa học của Glycol Distearate được trình bày trong Bảng 2.1 và

Bảng 2.2.
Bảng 2.1 Tính chất cảm quan của Glycol Distearate.
Màu sắc

Màu trắng đến vàng nhạt

Trạng thái

Rắn
Khơng tan trong nước, tan trong cồn, acetone và

Tính tan

ethyl ether.

Bảng 2.2 Thông số kỹ thuật của Glycol Distearate.
Trọng lượng phân tử

594,99 g/mol

Độ nóng chảy

79oC

Điểm sơi

567.52 °C (ước tính)

8



Tỉ trọng

0.8581 g/cm3

Điểm chớp cháy

211oC

Chỉ số khúc xạ

1.4760

Giá trị acid

≤ 1.5 mg KOH/g

Giá trị xà phịng hóa

180 - 200 mg KOH/g

Giá trị Iot

Tối đa 1.0

Giá trị sáp

195 - 205

Giá trị HLB


1.5 (c.a)

Moishire in EGDS

0.24%

Melting Point, Capillary

61.0

Free glycol

0.11%

Specific Gravity 78°C

0.86

C18

~ 70%

C16

~ 30%

Diester

> 88%


(Nguồn: Theo Nguyen Ba Trading And Manufacturing Co. Ltd; Chemicalbook;
Anonymous)
2.4 Độc tính
Theo báo cáo của Ủy ban chuyên gia mỹ phẩm (CIR), glycol distearate khơng gây
kích ứng và mẫn cảm cho da (Lưu Anh, 2018). Tuy nhiên vẫn có một số người bị dị ứng
nên trước khi sử dụng sản phẩm nên test ở vùng da tay hoặc cổ để thử nghiệm. Do đó, nên
hạn chế sử dụng các sản phẩm nếu bị dị ứng với glycol distearate.
- Hít phải: Thực tế không độc hại qua đường miệng.
- Da: Tiếp xúc nhiều lần hoặc kéo dài có thể gây kích ứng nhẹ cho da.
- Con mắt: Có thể gây kích ứng cho mắt (Material Safety Data Sheet, 2009).

9


2.5 Lưu ý - Bảo quản
Glycol Distearate cần được bảo quản trong bao bì kín ở nhiệt độ phịng từ 15 – 30
o

C, tránh ánh sáng trực tiếp và không được đông lạnh (ResHPCos, 2019). Khi bảo quản

glycol distearate, cần chú ý đến nhiệt độ vì glycol distearate khi gặp nhiệt độ từ 60 đến 63
o

C sẽ nóng chảy nhanh. Khi nóng chảy, glycol distearate gây ra một số bất lợi cho quá trình

sử dụng sản phẩm.
Glycol Distearate khi được điều chế cùng với mỹ phẩm rất an toàn và khơng gây
kích ứng, dị ứng cho da và tóc. Ngun liệu glycol distearate chỉ nên sử dụng với hàm
lượng quy định từ 0,5 đến 2%. Đây là ngưỡng sử dụng chất mặc định để đảm bảo an toàn

cho mọi loại da.

10


Chương 3
ỨNG DỤNG CỦA GLYCOL DISTEARATE
Hiện nay, glycol distearate là một hợp chất hóa học được sử dụng làm chất làm mềm
trong mỹ phẩm và các sản phẩm tiêu dùng. Glycol distearate được sử dụng làm chất nhũ
hóa và chất hoạt động bề mặt cho các sản phẩm chăm sóc da và tóc. Glycol distearate có
khả năng tạo bọt cao và ổn định nhũ tương trong nhiều sản phẩm như chăm sóc da mặt,
chất tẩy rửa, nước rửa tay, dầu gội, sữa tắm và các sản phẩm tạo kiểu tóc.
3.1 Sản phẩm chăm sóc da
Glycol distearate là chất nhũ hóa rắn, chất làm mềm trong các dòng mỹ phẩm, được
sử dụng để tăng độ nhớt và độ ổn định trong các dịng sản phẩm đặc biệt. Glycol distearate
là chất bơi trơn, chất tạo bọt, động như một dung môi và giữ ổn định trong quá trình điều
chế nhũ tương nước trong dầu và dầu trong nước. Ngoài ra, Glycol distearate cịn có tác
dụng làm mờ các khuyết điểm có trên da và có khả năng làm sạch cho bề mặt da.
Glycol distearate cịn có tác dụng giữ ẩm cho da và làm chậm sự mất nước của da,
nó hình thành lớp màng chắn trên bề mặt da, giúp da mềm mại, mịn màng mà khơng gây
bít lỗ chân lơng. Do đó, sản phẩm mỹ phẩm chứa glycol distearate làm giảm sự phát triển
của mụn trên da (ResHPCos, 2019).
3.2 Sản phẩm chăm sóc tóc
Dầu gội đầu là một sản phẩm chăm sóc tóc, thường ở dạng chất lỏng nhớt. Cơng
dụng của dầu gội đầu là loại bỏ các thành phần bụi bẩn trên tóc mà khơng ảnh hưởng đến
tuyến bã nhờn da đầu. Dầu gội đầu thường được pha chế bằng cách kết hợp một chất hoạt
động bề mặt, phổ biến nhất là natri lauryl sulfate hoặc natri laureth sulfat, glycol distearate
với một chất đồng hoạt động bề mặt thường là cocamidopropyl betain trong nước tạo thành

11



một dung dịch sệt và nhớt. Một số thành phần khác như muối (Natri cloride) được dùng để
tạo độ nhớt, chất bảo quản và hương thơm.
Trong dầu gội, glycol distearate có tác dụng tạo bọt, làm sạch gàu và chất bẩn trên
da đầu. Nó là chất nhũ hóa giúp hình thành và ổn định chế phẩm, tăng độ nhớt cho dầu gội.
Một số dầu gội đầu khác có ánh sáng lấp lánh là do các mảnh nhỏ của nguyên liệu glycol
distearate. Ngồi ra, glycol distearate cịn được sử dụng với CDA mang lại độ đặc tốt hơn,
hiệu ứng làm dày tóc.
3.3 Một số sản phẩm phổ biến
Sữa rửa mặt trị mụn Anua Heartleaf
Dầu dội đầu Pantene
Dầu gội chăm sóc dầu dưỡng Dove
Head & Shoulders Smooth And Silk Shampoo
Sữa rửa mặt sáng da The Face Shop Rice Water Bright Cleansing Foam

12


Hình 3.1 Một số sản phẩm có chứa thành phần glycol distearate.
Một số hợp chất chứa thành phần Glycol distearate.
Poly Suga®Pearl
Poly Suga®Pearl là một hỗn hợp chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc tự nhiên được
sử dụng như chất tạo bọt cho các sản phẩm làm sạch chăm sóc cá nhân. Thành phần hỗn
hợp gồm có glycol distearate và sodium hydroxypropylphosphate decylglucoside
crosspolymer và cocamidopropyl hydroxysultaine và sodium stearoyl lactylate (Colonial
Chemical, Inc., 2021). Hỗn hợp này ứng dụng trong các sẩn phẩm như dầu gội khơng chứa
sulfat, xà phịng rửa tay dạng lỏng, sữa rửa mặt dịu nhẹ, sữa tắm.
Cola®Det DEF-35
Cola®Det DEF-35 là chất tạo ngọc trai dạng lỏng có hoạt tính cao và dễ phân tán ở nhiệt

độ mơi trường. Cola®Det DEF-35 được sử dụng trong các chế phẩm chất hoạt động bề mặt
mỹ phẩm màu ngọc trai, đặc biệt cho các công thức không chứa cocamide DEA. Thành
phần của hỗn hợp chất gồm có sodium lauryl sulfate, glycol distearate, lauramide mipa,
cocamidopropyl betaine, disodium cocamido mipa sulfosuccinate (Colonial Chemical, Inc.,
2020). Cola®Det DEF-35 ứng dụng nhiều trong chăm sóc cá nhân như dầu gội đầu, chất tẩy
rửa chén, xà phòng lỏng.

13


Chương 4
KẾT LUẬN
Glycol distearate là một chất hoạt động bề mặt được sử dụng làm nguyên liệu phổ
biến trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội đầu, xà phịng, sữa rửa mặt. Nó
được biết đến nhiều hơn với tên là Ethylene glycol distearate (EGDS), là chất phụ gia tạo
ngọc trai.
Glycol distearate là một sản phẩm tự nhiên được tổng hợp bằng phản ứng giữa axit
stearic và ethylen glycol để tạo ra hỗn hợp este. Glycol distearate sử dụng làm nguyên liệu
trong các sản phẩm kem dưỡng da với tỷ lệ 1 đến 2 %, nó sẽ có tác dụng làm mờ thâm,
trắng da và làm mềm da. Tuy nhiên, nếu sử dụng tỷ lệ nguyên liệu glycol distearate trong
các sản phẩm quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tác dụng của nó sẽ giảm đáng kể.
Nếu sử dụng glycol distearate với tỷ lệ quá thấp, q trình hịa tan các chất hoạt động bề
mặt trong sản phẩm diễn ra chậm, làm cho sản phẩm trở nên đục hơn.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Labvietchem. (2021, August 5). Chất hoạt động bề mặt là gì? Phân loại và ứng dụng.
< />2. Bài giảng Lê Thị Hồng Nhan, 2019. Hóa học và kỹ thuật chất hoạt động bề mặt. Trừờng

Đại Học Bách Khoa-Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, Khoa Kỹ Thuật Hóa Học,Bộ
mơn Kỹ Thuật Hữu Cơ.
3.



Học

Nhân,

2021.

Chất

hoạt

động

bề

mặt

trong

mỹ

phẩm.

< />4. Vương Ngọc Tuấn, 2018. Đề tài Nghiên cứu khả năng xử lý chất hoạt động bề mặt của
bùn hoạt tính trong bể Aerotank. Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp.

< />5. Tiến H. C. T. (2021, June 11). Sodium Lauryl Sulfate Là Gì ? Cơng Dụng Và Tác Hại.
Hố Chất Trần Tiến. < />6. Nhà thuốc online Ngọc Anh chuyên mua bán thuốc trực tuyến uy tín. Tá dược
Benzalkonium

Chloride



gì?

Ứng

dụng

trong

sản

xuất

dược

phẩm.

< />7. Fengchen Group Co., Ltd. Dodecyl Dimethyl Betaine Hoặc Lauryl Dimethyl
Betaine.< />8. Trần Thanh Tân, 2017. Chất hoạt động bề mặt Ankyl Polyglucosides (APGs). Báo cáo
môn học Công nghệ các chất hoạt động bề mặt, Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam.

15



9.

Anh

L.

(2018,

January

10).

Glycol

distearate.

Thuốc

Biệt

Dược.

< />10. National Center for Biotechnology Information (2022). PubChem Compound Summary
for CID 61174, Ethylene glycol distearate. Retrieved January 12, 2022 from
< />11. Mol-Instincts. 2D Chemical Structure Image of Ethylene glycol distearate on Its
Chemical Structure Page. < />12. ETHYLENE GLYCOL DISTEARATE (1,2-ETHANEDIYL OCTADECANOATE).
< />TEARATE.htm>.
13. Nguyen Ba Trading And Manufacturing Co. Ltd. Technical Data Sheet ETHYLENE
GLYCOL DISTEARATE. < />14.Chemicalbook.


ETHYLENE

GLYCOL

DISTEARATE

CAS#:

627-83-8.

< />15. Anonymous. Ethylene Glycol Distearate With Good Price Cas 627-83-8 - Buy Ethylene
Glycol Distearate,Ethylene Glycol Distearate Cas 627-83-8,Ethylene Glycol Distearate
627-83-8

C38h74o4

Product

on

Alibaba.com.

< />
detail/ETHYLENE-GLYCOL-DISTEARATE-with-good-price-1600243689137.html>.
16. Material Safety Data Sheet, 2009. Cerin® EGDS Ethylene Glycol Distearate. Chemrez
Technologies. < />17. ResHPCos (2019, March 13). Glycol Distearate là chất gì? Có cơng dụng gì trong mỹ
phẩm?. <ResHPCos. />18. Colonial Chemical, Inc. (2021, May 11). Suga®Det EcoPearl - Colonial Chemical Inc.
| US-Made Chemicals. < />
16



19. Colonial Chemical, Inc. (2020, October 29). Cola®Det DEF-35 - Colonial Chemical
Inc. | US-Made Chemicals. < />
17



×