Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

SAPONIN và các ỨNG DỤNG TRONG dược PHẨM, y tế và CHĂM sóc sức KHỎE CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.11 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠNG NGHỆ HĨA HỌC VÀ THỰC PHẨM

TIỂU LUẬN
Đề tài: SAPONIN VÀ CÁC ỨNG DỤNG TRONG DƯỢC PHẨM, Y TẾ VÀ CHĂM
SĨC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Mơn học: HOẠT CHẤT BỀ MẶT

SVTH: Trần Thảo Hiền
Lớp: DH18HT
MSSV: 18139054

2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................... 3
I. Giới thiệu ....................................................................................................................................................... 4
II. Chất hoạt động bề mặt[1] ............................................................................................................................ 4
1.

Định nghĩa............................................................................................................................................. 4

2.

Thành phần cấu tạo của chất hoạt động bề mặt ............................................................................... 4

3.

Phân loại chất hoạt động bề mặt......................................................................................................... 5
3.1.



Theo điện tích ............................................................................................................................... 5

3.2.

Theo chỉ số HLB ........................................................................................................................... 6

3.3.

Ứng dụng của chất hoạt động bề mặt [2] ..................................................................................... 7

III. Saponin ....................................................................................................................................................... 8
1.

Định nghĩa [3]......................................................................................................................................... 8

2.

Tính chất hóa lí [4]................................................................................................................................. 8
2.1

Tính chất vật lí ............................................................................................................................. 8

2.2

Tính chất hóa học ......................................................................................................................... 9

3.

Phạm vi ứng dụng ................................................................................................................................ 9


4.

Công dụng [4] ....................................................................................................................................... 10

IV. Ứng dụng của saponin vào dược phẩm, y tế và chăm sóc cộng đồng ................................................. 11
1.

Ứng dụng của Saponin vào dược phẩm [6] ....................................................................................... 11

2.

Ứng dụng của Saponin vào y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng [8]............................................. 12

V. Kết luận ...................................................................................................................................................... 13
VI. Tài liệu tham khảo ................................................................................................................................... 14

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại cơng nghệ hóa hiện nay, nhu cầu về cuộc sống của con người cũng được
nâng cao. Môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn đến sinh ra nhiều loại chủng viruss mang
những mầm bệnh mới. Chính vì vậy mà vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng phải được chú
trọng nhiều hơn.
Xu hướng tìm kiếm những nguồn dược liệu và và sử dụng từ thực vật ngày càng tăng. Việt
Nam là nước có ưu thế khi nguồn thực vật vơ cùng đa dạng và có lịch sử lâu đời trong việc
sử dụng các dược liệu này trong phòng và chữa bệnh. Saponin là một hoạt chất được tìm
thấy nhiều trong các lồi thực vật tiêu biểu như nhân sâm có tác dụng tăng tuần hồn máu
trong tim và não, tăng khả năng làm việc, giảm sự mất trí nhớ, chống lão hóa, chống stress,

rau má thì có cơng dụng làm lành vết thương nhanh chóng, điều trị các vết loét do bệnh
phong, tác dụng chống co thắt và chống loét dạ dày của cây cam thảo, động vật như hải
sâm, sao biển.
Kể từ khi phát hiện ra những công dụng tuyệt vời mà Saponin đem lại đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu kỹ hơn về tác dụng của hoạt chất này và tìm ra được những điểm thú vị mà
Saponin mang lại cho các ngành công nghiệp cũng như là cho sức khỏe cộng đồng ngày
nay.
Thông qua bài tiểu luận này chúng ta có thể hiểu hơn về cơng dụng cũng như là những lợi
ích mà Saponin mang lại trong các ngành công nghiệp hiện nay đang áp dụng. Và hiểu rõ
hơn về hoạt chất Saponin này được các nhà nghiên cứu tìm ra dùng để làm gì để ứng dụng
vào dược phẩm và y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

3


I. Giới thiệu
Sự phát triển của khoa học công nghệ và tư duy con người ngày càng được mở rộng,
việc đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao, do đó các nhà sản xuất luôn phát triển hướng tới
các sản phẩm tự nhiên có hoạt tính bề mặt và hoạt tính sinh học, trong thực phẩm thì muốn
sản phẩm đẹp mắt, hấp dẫn và vẫn đảm bảo an toàn cho người dùng. Trong dược phẩm thì
chú trọng các dược liệu có lợi cho sức khỏe, dinh dưỡng và sắc đẹp. Trong các ngành cơng
nghiệp khác thì chất hoạt động bề mặt giúp giải quyết các vấn đề được tốt hơn. Vì vậy, việc
áp dụng các chất hoạt động bề mặt vào trong các lĩnh vực nói trên giúp hồn thiện sản phẩm
vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
II. Chất hoạt động bề mặt [1]
1. Định nghĩa
Chất hoạt động bề mặt là các hợp chất có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt giữa hai
chất lỏng hoặc giữa một chất lỏng và một chất rắn. Chất hoạt động bề mặt hoạt động như
chất tẩy rửa, chất làm ướt, chất nhũ hóa, chất tạo bọt và chất phân tán.
2. Thành phần cấu tạo của chất hoạt động bề mặt

Chất hoạt động bề mặt là chất mà phân tử bao gồm cả tính ưa nước và kị nước nên nó
bao gồm cả phần tan và không tan trong nước.
Phần không tan trong nước thường là một mạch hydrocacbon dài 8 - 21, ankyl thuộc
mạch ankal, ankle mạch thẳng hoặc có gắn vòng clo hoặc bezen…
Phần tan trong nước thường là một nhóm ion hoặc non-ionic. Đây là nhóm phân cực
mạnh giống như Cacboxyl (COO-), Hydroxyl (-OH), Amin (-NH2) hoặc sulfat (-OSO3)…

4


3. Phân loại chất hoạt động bề mặt
3.1. Theo điện tích
Chất hoạt động bề mặt anion
Trong dung dịch nước, phần thể hiện hoạt tính của chất hoạt động bề mặt được tích điện
âm.
Một số chất điển hình như là xà phòng, alkyl benzene sulfonate và este sulfate rượu
aliphatic, natri dodecyl sulfate(SDS).
Được tạo thành từ xà phòng của một axit yếu và một bazơ mạnh.
Vì dung dịch nước có tính kiềm nên chất hoạt động bề mặt anion không tan và lắng đọng
dưới dạng xà phòng canxi trong nước cứng.
Được sử dụng như một chất nhũ hóa, chất phân tán, chất tạo bọt, chất hịa tan trong
nhiều ứng dụng cơng nghiệp và các ứng dụng không chứa nước.
Chất hoạt động bề mặt cation
Trong dung dịch nước, phần thể hiện hoạt tính của chất hoạt động bề mặt được tích điện
dương và các dẫn xuất amin khác nhau được sử dụng. Ví dụ: Cetyl trimetylammonium
bromua(CTAB), Benzalkonium clorua(BAC),…

5



Không được sử dụng chung với chất hoạt động bề mặt aninon vì chúng sẽ hình thành
nên kết tủa khơng tan.
Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính
Gồm cả nhóm ưa nước anion và nhóm ưa nước cation trong cùng một phân tử. Khi bị
phân cực thì đầu phân cực có thể mang điện âm hoặc mang điện dương tùy thuộc vào pH
của dung môi.
Khi độ pH của dung dịch chất hoạt động bề mặt lưỡng tính đạt đến điểm đẳng điện, độ
hòa tan và hoạt động bề mặt bị suy giảm.
Có thể sử dụng cùng với một số chất hoạt động bề mặt khác và ít độc hơn chất hoạt động
bề mặt cation.
Có khả năng diệt khuẩn, chống tĩnh điện, làm mềm vải và là một chất nhũ hóa. Là chất
hoạt động bề mặt không chứa ion.
Chất hoạt động bề mặt khơng chứa ion sẽ khơng thể hiện tính ion dù có hịa tan trong
nước nhưng sẽ thể hiện hoạt động bề mặt.
Chất hoạt động bề mặt điển hình là các chất bổ sung polyethylen và este đường. Ví dụ:
Dodecyl dimetylamin oxide.
Có thể sử dụng cùng chất hoạt động bề mặt anion, cation hoặc chất hoạt động bề mặt
lưỡng tính.
3.2. Theo chỉ số HLB
Tính ưa và kỵ nước của chất hoạt động bề mặt được nhận biết bởi chỉ số HLB
(xhydrophilic lipophilic balance) có giá trị từ 0 - 40. Chỉ số càng cao thì hoạt chất càng dễ
hịa tan trong nước và ngược lại, chỉ số càng thấp thì nó càng dễ hịa tan trong các dung mơi
khơng phân cực. Theo chỉ số HLB, tính chất của chất hoạt động bề mặt sẽ như sau:
Từ 1 - 3: Chất hoạt động bề mặt có tính phá bọt.

6


Từ 4 - 9: Chất hoạt động bề mặt nhũ nước trong dầu.
Từ 9 – 11: Chất hoạt động bề mặt thấm ướt.

Từ 11 - 15: Chất hoạt động bề mặt nhũ dầu trong nước.
Trên 15: : Chất hoạt động bề mặt khuếch tán, chất phân tán.
3.3. Ứng dụng của chất hoạt động bề mặt [2]
Chất hoạt động bề mặt được ứng dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Ứng dụng phổ
biến nhất là bột giặt, sơn, nhuộm…
Ngồi ra cịn có những ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như:
Trong công nghiệp dệt nhuộm: Chất làm mềm cho vải sợi, chất trợ nhuộm.
Trong công nghiệp thực phẩm: Chất nhũ hóa cho bánh kẹo, bơ sữa và đồ hộp.
Trong cơng nghiệp mỹ phẩm: Chất tẩy rửa, nhũ hóa, chất tạo bọt.
Trong ngành in: Chất trợ ngấm và phân tán mực in.
Trong nông nghiệp: Chất để gia công thuốc bảo vệ thực vật.
Trong xây dựng: Dùng để nhũ hóa nhựa đường, tăng cường độ đóng rắn của bê tơng.
Trong dầu khí: dịch khoan, thêm chất nhũ hóa vào dung dịch khoan tạo ra nhũ tương,
phá nhũ dầu thô- làm sạch dầu thơ.
Trong cơng nghiệp khống sản: Làm thuốc tuyển nổi, chất nhũ hóa, chất tạo bọt để làm
giàu khống sản.
Trong cơng nghiệp dược phẩm:
Chất thấm ướt làm cho thuốc phân tán lan truyền tốt hơn trong cơ thể.
Chất nhũ hóa trong q trình sản xuất cream bơi mặt, cream dưỡng da, các dạng thuốc
phun sát trùng.

7


Chất bền nhũ chế tạo thuốc dạng sirô, chất khử bọt, công nghiệp tổng hợp vi sinh.
Chất giặt tẩy, chất chống vi trùng, vi khuẩn.
Nhu cầu sử dụng các dược liệu từ thực vật ngày càng phổ biến, trong đề tài tiểu luận này
em xin nói về “saponin” một dược liệu quý được các nhà nghiên cứu quan tâm vì những
cơng dụng thần kì của nó.
III. Saponin

1. Định nghĩa [3]
Saponin còn được gọi là saponosid do chữ latin sapo = xà phịng (vì tạo bọt như xà
phịng) là một nhóm glycosid lớn, thường gặp rộng rãi trong thực vật. Một số nghiên cứu
trước đây cũng phân lập được saponin trong động vật như hải sâm, cá sao.
Cấu trúc saponin gồm 2 phần: Gốc đường - Glycone và gốc không đường – Aglycone.
SAPONIN

Glycone

Aglycone

Sugar

Sapogenin

1. Glucose
2. Arabinose

Neutral Saponins

Acid Saponins

3. Xylose
4. Glucuronic acid

Steroids

Triterpenoids

Về mặt phân loại, dựa theo cấu trúc hố học có thể chia ra: saponin triterpenoid và

saponin steroid.
2. Tính chất hóa lí [4]
2.1 Tính chất vật lí
8


Saponin có các tính chất:
Đa số có vị đắng, mùi nồng, có tính kích ứng gây hắt hơi, đỏ mắt.
Đa số dạng vơ định hình, tan trong nước, khó kết tinh
Tan nhiều trong cồn lỗng, ít tan trong cồn cao độ, không tan trong dung môi hữu cơ
kém phân cực. Có phân tử lượng lớn khó thấm qua màng bán thấm.
Sapogenin có tính chất ngược lại, có điểm chảy cao 200 – 3500C.
2.2 Tính chất hóa học
Tính tạo bọt: Saponin tạo bọt bền khi lắc với nước
Tính phá huyết: Có tác dụng làm vỡ hồng cầu
Tính độc với cá và các động vật máu lạnh. Do saponin làm tăng tính thấm của biểu mô
đường hô hấp, làm mất các chất điện giải cần thiết cho sự sống.
Tính tạo phức với cholesterol ứng dụng để làm thuốc trị bệnh xơ vữa động mạch.
3. Phạm vi ứng dụng
Trong thực phẩm
PGS.TS Nguyễn Văn Lợi (2017-2019) công tác tại Trường Đại học công nghiệp Hà
Nội đã nghiên cứu thành công “ Ứng dụng Saponin kết hợp với Chitosan và acid acetic tạo
màng sinh học nhằm kéo dài thời gian bảo quản và giữ được các đặc tính đặc trưng của quả
quýt tỉnh Cao Bằng” với thời gian từ 40-50 ngày ở điều kiện nhiệt độ bình thường với nồng
độ chế phẩm là 1,5% và thời gian nhúng là 2 phút. [5]
Dựa vào các đặc tính vật lý của saponin có thể được sử dụng trong các ứng dụng chế
biến thực phẩm. Do đó, sự hình thành phức hợp của saponin với cholesterol đã được sử
dụng để loại bỏ cholesterol khỏi các sản phẩm từ sữa như dầu bơ (Micich và cộng sự, 1992;
Richardson và Jimenez-Flores, 1994).[6]


9


Trong mỹ phẩm [6]
Do đặc tính hoạt động bề mặt của chúng, saponin đang được sử dụng làm chất hoạt
động bề mặt tự nhiên trong các sản phẩm tẩy rửa trong lĩnh vực chăm sóc cá nhân như sữa
tắm, dầu gội, sữa tắm tạo bọt, dầu dưỡng tóc và kem dưỡng da (Indena, 2005; Olmstead,
2002; Brand and Brand, 2004).
Saponin và sapogenin cũng được bán trên thị trường như các thành phần hoạt tính sinh
học trong các cơng thức mỹ phẩm với tun bố làm chậm q trình lão hóa của da (Yoo và
cộng sự, 2003; Bonte và cộng sự, 1998), và ngăn ngừa mụn trứng cá (Bombardelli và cộng
sự, 2001).
Trong chăn ni và thủy sản [7]
Khẩu phần ăn có chứa saponin có thể làm giảm cholesterol trong máu của động vật
hữu nhủ (Okakenfull và Sidhu, 1989). Trong một vài loài vật ni thì có thể áp dụng khẩu
phần ăn để giảm cholesterol trong cơ thịt. Dù vậy, cholesterol trong cơ thịt là phần không
thể thiếu của màng tế bào cơ, do đó khơng thể giảm cholesterol trong cơ thịt bởi chế độ ăn.
Thaid và ctv (1995; trích bởi Cheeke, 1999), cung cấp saponin vào cừu thì có khả năng
tiêu diệt các vi sinh vật trong dạ cỏ và giảm ammonia.
Saponin là một tá dược trong vaccine chống protozoa (Bomford, 1989; trích bởi
Cheeke, 1999).
Saponin được báo cáo là có độc tính cao đối với cá, tác dụng có hại của saponin ảnh
hưởng trên cơ quan hô hấp (Roy và ctv, 1990; trích bởi Fancis, 2001).
Nên cân nhắc kỹ khi chọn giết cá theo cách truyền thống (Francis và ctv, 2001) khi có
saponin trong nước thì cá có biểu hiện bị stress.
4. Công dụng [4]

10



Làm thuốc bổ, tác động trên hệ thần kinh trung ương, chống suy nhược: Nhân sâm
Triều tiên, Sâm Việt Nam, cây Tam thất, Ngũ gia bì hương, Ngũ gia bì gai, Ngũ gia bì châm
chim, Đinh lăng.
Dùng trị một số bệnh thuộc hệ tim mạch như xơ cứng động mạch, điều hòa nhịp tim,
điều hòa huyết áp, hạ cholesterol: saponin steroid
Trừ ho, long đờm, dùng trị các chứng viêm phế quản: Cam thảo bắc, Táo, Cát cánh,
Viễn chí.
Tác dụng chống nấm và kháng khuẩn (Rau má): asiaticosid.
Chống viêm và chống phù nề: Cỏ xước (acid oleanolic), Solanin trong mầm Khoai tây.
Saponin là nguyên liệu để bán tổng hợp hormon corticoid: diosgenin có trong cây Mía
dị; hecogenin có trong cây Thùa; solasodin có trong Cà úc, Cà vàng; solanidin có trong mầm
Khoai tây.
IV. Ứng dụng của saponin vào dược phẩm, y tế và chăm sóc cộng đồng
1. Ứng dụng của Saponin vào dược phẩm [6]
Vào những năm 1950, thực vật có chứa Steroid saponin được sử dụng làm tiền chất và
là vật liệu rẻ và dồi dào cho sản xuất hormon steroid (cortison, pregnenolon, pregesteron) và
các loại thuốc. Sự tổng hợp pregesteron từ disogenin sapogenin (thu được từ cây khoai mỡ
Mehico) của Marker và cộng sự, 1947. Đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nghiên cứu về
steroid sử dụng làm thuốc tránh thai đầu tiên vào năm 1951.
Saponin được sử dụng làm tá dược cho hệ miễn dịch trong công thức vaccine của thú y,
do nó có khả năng tăng cường đặc tính miễn dịch (Dalsgaard,1974). Việc sử dụng saponin
trong vaccine đối với người dẫu sao vẫn còn nhiều hạn chế bởi tính phức tạp và độc tính của
chúng.
Nhiều hoạt chất dược phẩm và chất chiết thực vật có chứa saponin đã được đăng kí sử
dụng để ngăn chặn và chữa trị nhiều loại bệnh như: viêm nhiễm(Forse và Chavali, 1997;
11


Bombardelli và cộng sự, 2001), nhiễm trùng (Forse và Chavali, 1997), say rượu
(Bombardelli và Gabetta, 2001), các triệu chứng trước và sau khi mãn kinh, các bệnh về tim

mạch (động mạch vành, tăng huyết áp), phòng và chữa bệnh tâm thần phân liệt, chứng đục
thủy tinh thể, viêm loét dạ dày, loét thành tá tràng,..Việc sử dụng trong công nghiệp dược
phẩm như chất bổ trợ để tăng cường hấp thu các hoạt chất khác cũng được cấp bằng sáng chế
(Kensil và cộng sự, 1996; Tanaka và Yata, 1985).

Cao đinh lăng- Hỗ trợ điều trị đau lưng, mỏi gối. Có hoạt chất chính là Saponin
triterpenic.
Trà tía tơ- Trong tía tơ có chứa Saponin steroid có tác dụng long đờm, chữa ho, giải
cảm.
2. Ứng dụng của Saponin vào y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng [8]
Các nghiên cứu khoa học đã xác nhận dùng rau má bằng cách uống hay thoa đắp ngoài
da giúp vết thương mau lành, kể cả vết thương sau khi giải phẫu, các vết ung nhọt và cả vết
lở loét.
Đối với những người thừa cân, xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác
dụng giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho mạch máu mềm mại trở lại, hạn
chế được những tai biến do xơ vữa động mạch.

12


Người Maasai ăn súp pha với vỏ và rễ đắng của cây chứa saponin để phòng bệnh tim
mạch, nồng độ cholesterol của họ chỉ bằng 1/3 mức trung bình của dân Mỹ.
Ở Trung Quốc, hơn 85% các loại cây thuốc cổ truyền đều chứa saponin (cùng với
polyphenol) với một lượng khá lớn.
V. Kết luận
Cây thuốc dân gian từ lâu đã được ông cha ta sử dụng cho đến ngày nay. Đây là nguồn
tài nguyên có giá trị thiết thực cho các địa phương trong việc phòng và chữa bệnh. Hiện
nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm kiếm các hoạt chất Saponin từ nguồn dược
liệu trong thực vật và động vật để tiếp tục phát triển nhằm điều trị kịp thời các loại bệnh
mới.


13


VI. Tài liệu tham khảo
[1] labvietchiem.com.vn, Chất hoạt động bề mặt, labvietchem.com.vn/tin-tuc/chat-hoatdong-be-mat.html
[2] latima.vn, Chất hoạt động bề mặt là gì?Chi tiết về Chất hoạt động bề mặt,
latima.vn/wiki-chat-hoat-dong-be-mat-la-gi-chi-tiet-ve-chat-hoat-dong-be-mat-update-2021
[3] hoibacsy.vn, Định nghĩa Saponin, hoibacsy.vn/dinh-nghia-saponin/
[4] TS.DS Nguyễn Thành Triết, Hợp chất tự nhiên trong các vị thuốc YHCT, pp.19-22.
[5] PGS.TS Nguyễn Văn Lợi (2017-2019) “Trường Đại học công nghiệp Hà Nội đã nghiên
cứu thành công”, Ứng dụng Saponin kết hợp với Chitosan và acid acetic tạo màng sinh học
nhằm kéo dài thời gian bảo quản và giữ được các đặc tính đặc trưng của quả quýt tỉnh Cao
Bằng
[6] Saponins: Properties, Applications and Processing, pp.240-241.
[7] Nguyễn Thị Anh Phượng(2008), Khóa Luận tốt nghiệp trường Đại học Nơng Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh, Đánh giá một số chế phẩm “Saponin” trong nuôi trồng thủy sản.
pp.7-9.
[8] ThS. Đỗ Thị Thanh Huyền và cộng sự (2008), Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số
thực phẩm chức năng và chế phẩm Saponin từ cây rau má phục vụ cho công nghiệp dược
phẩm. pp.15-16.

14



×