Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

SAPONIN và ỨNG DỤNG SAPONIN TRONG mỹ PHẨM, dược PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.47 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỚ HỜ CHÍ MINH
KHOA: CƠNG NGHỆ HĨA HỌC VÀ THỰC PHẨM
----

BÁO CÁO CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT
ĐỀ TÀI

SAPONIN VÀ ỨNG DỤNG SAPONIN TRONG MỸ
PHẨM, DƯỢC PHẨM

GVHD: TS. PHAN NGUYỄN QUỲNH ANH
SVTH: LÊ THỊ BÍCH HUYỀN
LỚP: DH18HD

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2022

18139070


Saponin và ứng dụng saponin

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và làm tiêu luận, em đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cơ và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Phan Nguyễn Quỳnh Anh đã
giảng dạy và tạo điều kiện cho em có cơ hội nghiên cứu và làm tiểu luận để tích
lũy thêm kinh nghiệm. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn bạn bè đã luôn tạo
điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hồn
thành bài thu hoạch.
Trong q trình làm bài thu hoạch, nếu có sai sót, em mong cơ sẽ thông


cảm.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


Saponin và ứng dụng saponin

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 1
MỤC LỤC .............................................................................................................. 2
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SAPONIN ......................................................... 5
1.1 Lịch sử nghiên cứu .................................................................................... 5
1.2 Cấu trúc saponin ........................................................................................ 6
1.3 Saponin triterpenoid .................................................................................. 7
1.3.1 Saponin triterpenoid pentacyclic ........................................................ 7
Phân nhóm Oleanan (Olean) ...................................................... 7
Phân nhóm Ursan ....................................................................... 8
Phân nhóm Lupan (Lupeol) ........................................................ 9
Phân nhóm Hopan .................................................................... 10
1.3.2 Saponin triterpenoid tetracyclic ........................................................ 10
1.3.2.1

Phân nhóm Dammaran ............................................................. 10

1.3.2.2

Phân nhóm Lanostan ................................................................ 11


1.3.2.3

Phân nhóm Cucurbitan ............................................................. 11

1.4 Saponin steroid ........................................................................................ 12
1.4.1 Nhóm Spirostan ................................................................................ 12
1.4.2 Nhóm Furostan ................................................................................. 12
1.4.3 Nhóm Glyco-alkaloid (glycosid alkaloid steroid) ............................ 13
1.5 Phân bố trong tự nhiên ............................................................................. 13
CHƯƠNG 2: TÍNH CHẤT SAPONIN ............................................................... 15
2.1 Tính chất hóa lí ........................................................................................ 15
2.1.1 Cảm quan .......................................................................................... 15
2.1.2 Tính tan ............................................................................................. 15
2.1.3 Tính tạo bọt ....................................................................................... 15
2.1.4 Tính phá huyết .................................................................................. 16

2


Saponin và ứng dụng saponin

2.1.5 Một số tính chất khác ........................................................................ 16
2.2 Hoạt tính sinh học .................................................................................... 16
2.2.1 Hoạt động bảo vệ tim mạch và tác dụng hạ cholesterol máu ........... 16
2.2.2 Hoạt động chống ung thư ................................................................. 17
2.2.3 Hoạt động kháng khuẩn và kháng nấm ............................................ 17
2.2.4 Hoạt động chống đái tháo đường ................................................. 18
2.2.5 Hoạt động chống viêm ...................................................................... 18
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG SAPONIN TRONG MỸ PHẨM, DƯỢC PHẨM VÀ

NÔNG NGHIỆP................................................................................................... 19
3.1 Ứng dụng trong dược phẩm ..................................................................... 19
3.2 Ứng dụng trong mỹ phẩm ........................................................................ 20
3.3 Ứng dụng trong nông nghiệp ................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 22

3


Saponin và ứng dụng saponin

1.

LỜI MỞ ĐẦU

Với trình độ ngày càng phát triển thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của
con người ngày càng được nâng lên rõ rệt. Trên thế giới, trong chăm sóc sức
khỏe , việc phịng và điều trị bệnh hiện nay và ngay cả tương lai đã và đang ngày
càng chú trọng hơn đến việc dùng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Nhiều
bài thuốc cổ truyền đã được phát triển, nhiều hợp chất, nhóm chất có tác dụng
sinh học quý giá đã được phát hiện, nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế.
Saponin được chú ý rất nhiều bởi các nhà khoa học trên tồn thế giới, bởi
cấu trúc đặc biệt của nó và tác dụng sinh học đa dạng. Nhiều tác dụng dược
lí đáng chú ý từ dịch chiết, từ các nhóm hoạt chất hay hoạt chất tinh khiết được
chứng minh như hạ đường huyết, hạ cholesreol, tăng cường miễn dịch, chống
viêm, chống mệt mỏi, chống ung thư…được kiểm chứng. Đã có rất nhiều dạng
thuốc được sản xuất và sử dụng trên khắp mọi nơi trên thế giới.
Mục tiêu bài báo cáo có cái nhìn tổng quan và hiểu biết có hệ thống về các
hợp chất saponin, các hoạt tính sinh học và ứng dụng thực tiễn mà saponin mang
lại


4


Saponin và ứng dụng saponin

2.
1.1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SAPONIN

Lịch sử nghiên cứu
Saponin là một thuật ngữ do L.Kofler, một nhà hóa học người Áo, đề xuất

từ năm 1927 trong cuốn ”Die Saponin”, dùng để chỉ một nhóm hợp chất tự nhiên
lớn thường gặp trong thực vật. Tiền tố sapo có nghĩa là xà phịng; và thực tế
thường gặp từ “saponification” có nghĩa là sự xà phịng hóa trong cả tiếng Anh
và tiếng Pháp.[1]
Saponin thường được biết đến là các hợp chất hoạt động bề mặt, không bay
hơi, phân bố rộng rãi trong tự nhiên, thực vật (Lasztity et al., Năm 1998; Oleszek,
2002; Hostettmann và Marston, 2005). [2]
Sự hiện diện của saponin đã được báo cáo trong hơn 100 họ thực vật và
trong một số nguồn biển như sao cá và hải sâm (Hostettmann và Marston, 1995),
Họ Cà phê (Rubiaceae), Họ Đậu (Fabaceae), Họ Bồ hòn (Sapindaceae), Họ Hành
tỏi ( Liliaceae), Họ Cà (Solanaceae),…[1]
Saponin đã được tìm thấy ứng dụng rộng rãi trong đồ uống và bánh kẹo,
cũng như trong mỹ phẩm (Price et al., Năm 1987; Petit và cộng sự, 1995;
Uematsu và cộng sự, 2000) và các sản phẩm dược phẩm (Sparg và cộng sự,
2004), chẳng hạn như đặc tính giảm cholesterol và chống ung thư (Gurfinkel và
Rao, 2003; Kim và cộng sự, 2003b). Nghiên cứu gần đây đã được thành lập

saponin là thành phần hoạt tính trong nhiều loại thuốc thảo dược (Liu và Henkel,
2002; Alice va cộng sự, 1999)

5


Saponin và ứng dụng saponin

1.2

Cấu trúc saponin
Saponin là một loại hợp chất amphiphilic trọng lượng phân tử cao có 2

phần chính glycon và aglycon (hay phần sapogenin và phần đường) được liên kết
bởi một liên kết glycosidic.[4]
Trong đó, phần carbohydrate có thể bao gồm một số chuỗi oligosaccharide
như glucose, galactose, pentose,...phần sapogenin có thể là một steroid hoặc
triterpenoid.[4]
Saponin

Glycon

Aglycon

Đường

Sapogenin

1.Glucose
2. Arabinose


Saponin trung tính

Saponin axit

3. Xylose
4. Glucuronic acid

Steroid

Triterpenoids

Sơ đồ 1.1: Thành phần của một saponin

Hình 1.1 Cấu trúc của saponin (Moghimipour và Handali, 2015).

6


Saponin và ứng dụng saponin

Phân loại saponin dựa theo cấu trúc hố học có thể chia ra: saponin
triterpenoid và saponin steroid (Abe et al., 1993).
1.3

Saponin triterpenoid
Phần genin của loại này có 30 carbon cấu tạo bởi 6 nhóm hemiterpen.

Người ta chia làm 2 loại: Saponin triterpenoid pentacyclic và saponin triterpenoid
tetracyclic.

1.3.1Saponin triterpenoid pentacyclic
Phần aglycon này có cấu trúc 5 vịng và được phân thành 4 phân nhóm
chính: Oleanan, Ursan, Lupan, Hopan.[5]
Phân nhóm Oleanan (Olean)
Nhóm oleanan rất phổ biến trong tự nhiên, chiếm đa số trong nhóm saponin
triterpen và thường là β-amyrin (3- β-hydroxy olean-12-en).
Nhóm Oleanan có thể có một mạch đường (monodesmosid), hoặc hai mạch
đường (bidesmosid), Vài saponin có 3 mạch đường (tridesmosid).

Hình 1.3: Cấu trúc β-amyrin

Hình 1.2: Khung Oleanan

Nếu là monodesmosid thì mạch đường thường gắn vào nhóm –OH ở C-3
theo nối acetal.
Nếu là bidesmosid thì mạch đường thứ hai thường gắn vào nhóm –COOH ở
C-28 theo đường nối ester (tạo pseudo-glycosid).
Trong một mạch đường thường có từ 1 đến 6 phân tử đường. Các đường
thường gặp là glucose, galactose, rhamnose, xylose, arabinose, acid glucuronic,
acid galacturonic…

7


Saponin và ứng dụng saponin

Những sapogenin thường gặp như acid oleanolic, acid cincholic,
hederagenin, gypsogenin,…Trong đó, acid oleanolic là phổ biến nhất.[1]

Hình 1.4: acid oleanolic


Hình 1.5: acid cincholic

Hình 1.6: Hederagenin

Hình 1.7: Gypsogenin

Phân nhóm Ursan
Nhóm ursan khá phổ biến, các sapongenin thường là dẫn suất α- amyrin
hay 3 β-hydroxy ursan 12-en. Cấu trúc cũng tương tự nhóm oleanan chỉ khác là
nhóm methyl ở C30 khơng đính vào C20 mà dính vào C19). Ở C-28 thường là
nhóm -COOH. Đơi khi, nhóm -COOH cịn có ở C-27.[1]
Các sapogenin thường gặp: Acid quinovic (có trong vỏ thân Canhkina

Hình 1.9: α- amyri

Hình 1.8: Khung Ursan

8


Saponin và ứng dụng saponin

Hình 1.10: Acid ursolic

Hình 1.11: Acid quinovic

Hình 1.12: Acid asiatic

Hình 1.13: Acid madecassic


Phân nhóm Lupan (Lupeol)
Phân nhóm này ít gặp trong tự nhiên. Đa số các sapogenin thuộc phân
nhóm Lupan đều có:
• Vịng E là vịng 5 cạnh
• Δ20-29 (ngồi vịng E), khơng có Δ12: đây là điểm khác với Oleanan.
• Nhóm β-OH ở C-3, nhóm β-COOH ở C-28, giống như ở Oleanan.[1]

Hình 1.14: Khung lupan

Hình 1.15: Lupeol

9


Saponin và ứng dụng saponin

Hình 1.16: Betulin

Hình 1.17: Acid betulin

Phân nhóm Hopan
Phân nhóm này hiếm gặp. Trong cấu trúc thường có nhóm β-OH ở C-3.
Đây cũng là vị trí thường tạo O-glycosid với đường. (Vòng E là vòng 5
cạnh, C22 ở ngồi vịng, nhóm methyl gắn vào C18 thay vì gắn vào C17).[1]

Hình 1.18: Khung hopan

Hình 1.19: Mollugogenol


1.3.2 Saponin triterpenoid tetracyclic
1.3.2.1 Phân nhóm Dammaran
Nhóm Dammaran thường gặp ở các cây thuộc chi Panax (họ Araliaceae),
đại diện cây nhân sâm (Panax ginseng).[1]

Hình 1.20: Khung dammaran

10


Saponin và ứng dụng saponin

1.3.2.2 Phân nhóm Lanostan
Đại diện là các saponin gặp trong nhiều loài hải sâm (Holothuria sp.)
Sapogenin phân nhóm này thường có một nhóm β-OH ở C-3 (mạch đường
thường gắn vào đây), một gem-dimethyl ở C-4, một nối đơi ở C-9 đến C-11, một
nhóm Oxo (ceton) ở C-16.[6]

Hình 1.21: Khung lanostan
1.3.2.3 Phân nhóm Cucurbitan
Cucurbitan được gọi chung là các Cucurbitacin. Cucurbitacin là những chất
có vị đắng, thường gặp ở họ Cucurbitaceae trong các chi Citrullus, Coccinia,
Cucumis..., có cấu trúc khung khá gần với phân nhóm Lanostan, Dammaran.[1]
Trong cấu trúc Cucurbitacin thường có:
• Nhóm oxo (ceton, >C=O) ở C-1, C-11 và C-22.
• Các nhóm –OH ở C-2, C-3, C-6, C-16 , C-20β, C-25.
• Nối đơi ở C-5 đến C-6, gem-dimethyl ở C-4.
• Nhóm methyl gắn vào C9 thay vì C10 như ở các nhóm khá

Hình 1.22: Khung Cucurbitan


11


Saponin và ứng dụng saponin

1.4

Saponin steroid
Aglycon có cấu trúc steroid với khung cơ bản là khung cholestan, gồm 27C.

Thường thì mạch nhánh 8C (C20C27) tạo thành 2 dị vịng.[1]

Hình 1.23: Khung cholestan
1.4.1

Nhóm Spirostan
Chiếm đa số trong saponin steroid, đến nay đã biết được khoảng 100

aglycon và hơn 150 saponin tương ứng
Trong nhóm spirostan đáng chú ý có Diosgenin là 1 sapogenin chiết xuất
chủ yếu từ các lồi có thân thuộc chi Dioscorea họ Dioscoreaceae.[1]

Hình 1.23: Diosgenin
1.4.2

Nhóm Furostan
Cấu trúc cũng giống nhóm Spirostan, chỉ khác là vịng F mở.[1]

Hình 1.23: Khung Furostan


12


Saponin và ứng dụng saponin

1.4.3

Nhóm Glyco-alkaloid (glycosid alkaloid steroid)
Cấu trúc của chúng gồm 27 carbon, chia thành 6 vòng, trong đó E và F là 2

dị vịng. Dựa vào cấu trúc, có thể chia nhóm này thành 2 phân nhóm spirosolan
và Solanidan.[1]
1.5

Phân bố trong tự nhiên
Các hợp chất khác nhau từ saponin được tìm thấy trong cây một lá mầm và

hai lá mầm.[7]
Các saponin triterpenoid đã được phát hiện trong nhiều loại thực vật như
đậu nành, đậu, đậu Hà Lan, chè, rau bina, củ cải đường, quinoa, cam quýt ...
Các saponin steroid được tìm thấy trong yến mạch, hạt cà chua, măng tây,
cà tím,…
Saponin cịn được tìm thấy trong các bộ phận của cây thường được chưa
trong các không bào: rễ chứa nhiều saponin (Nhân sâm, Tam thất, Cam thảo,…),
thân ( ngũ gia bì chân chim,..), lá (rau má,..), quả ( bồ kết, bồ hịn,…).[5]
Một số lồi sinh vật biển và một số cơn trùng có chứa saponin như sao biển,
bọt biển và hải sâm.
Các loại saponin khác nhau có thể có nguồn gốc từ các bộ phận khác nhau
của thực vật và sự phân bố của chúng giữa các cơ quan của cây cũng khác nhau

đáng kể. [7]
Hiện nay, saponin thương mại chủ yếu được chiết xuất từ hai loài thực vật:
Yucca Schidigera, và Quillaja Saponaria.[7]
Trong thiên nhiên, saponin phâ bố rộng rãi trong hơn 90 họ thực vật:
Saponin cịn được tìm thấy trong các bộ phận của cây thường được chưa
trong các không bào: rễ chứa nhiều saponin (Nhân sâm, Tam thất, Cam thảo,…),
thân ( ngũ gia bì chân chim,..), lá (rau má,..), quả ( bồ kết, bồ hòn,…).[5]

13


Saponin và ứng dụng saponin

Bảng 1. Hàm lượng saponin có trong các loài thực vật
(Savage, 2003, Tekeli, et al., 2007, Koomson et al., 2018; Zhang et al., 2018)
Thực vật

Hàm lượng saponin

Đậu gà (Cicer arietinum L.)

(g/kg khối lượng khô)
2.3

Rễ măng tây (Asparagus officinalis)

15

Đậu phộng ( Arachis hypoggey0


16

Đậu xanh (Pisum sativum)

1.8

Cà tím (Solanum melongena)

58

Đậu mai (Phaseolus vulgaris

4.1

Đậu xanh (Vigna radiata L.)

0.5

Lá củ cải đường (Beta vulgaris)

58

Đậu nành (Glycine max L.)

6.6

Yucca (Yucca schidigera)

80


Hạt đậu vàng (Pisum sativum

1.1

14


Saponin và ứng dụng saponin

3.
2.1

CHƯƠNG 2: TÍNH CHẤT SAPONIN

Tính chất hóa lí

2.1.1 Cảm quan
Saponin được biết là có vị đắng, khơng nồng và thường tồn tại ở dạng vơ
định hình khơng màu.
2.1.2 Tính tan
Mỗi saponin có độ hịa tan khác nhau, tùy thuộc vào dung mơi.
Ví dụ, saponin có khả năng hòa tan cao trong nước, metanol, etanol và các
dung mơi hữu cơ khác. Do đó, những chất này được sử dụng phổ biến nhất để
chiết xuất saponin. Các biến số như nhiệt độ, thành phần và độ pH cũng nên
được coi là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng hịa tan saponin.[7]
Saponin có nhiệt độ nóng chảy cao (thường trên 200°C), đôi khi đi kèm
theo sự phân hủy (decomposition). [5]
Saponin thường có khối lượng phân tử lớn, khó bị thẩm tích qua màng bán
thấm, đa số saponin có khả năng quay cực.[5]
Saponin bị hấp phụ bởi kaolin, magnesium oxide, tinh bột, polyymide, than

động vật người ta lợi dụng tính chất này để tinh chế saponin.[5]
2.1.3 Tính tạo bọt
Một đặc tính quan trọng của saponin là hoạt động như một chất hoạt động
bề mặt giống như xà phịng và chất tẩy rửa. Tên “saponin” của chúng có nguồn
gốc từ từ “Sapo” trong tiếng Latinh có nghĩa là xà phịng, do đặc tính này. Với
một phần ưa nước (glycone) và một phần ưa béo (sapogenin), trong dung dịch
nước. Saponin có xu hướng tự liên kết với phần ưa béo cách xa nước, dẫn đến
giảm sức căng bề mặt và gây ra hiện tượng sủi bọt.[7]
Tương tự tự như các chất hoạt động bề mặt khác, khi nồng độ saponin trên
nồng độ micelle tới hạn (CMC), chúng có thể tạo thành ác micelle trong nước.
Tùy thuộc vào kích thước và cấu trúc của từng loại saponin mà có khả năng hòa
tan khác nhau.[7]

15


Saponin và ứng dụng saponin

Saponin cũng có thể tăng cường khả năng hịa tan cholesterol, có triển vọng
trong điều trị giảm cholesterol trong máu (Mitra và Dungan, 2001).
So với các chất hoạt động bề mặt tổng hợp, saponin có hiệu quả hơn trong
việc tăng cường khả năng hòa tan hydrocacbon thơm đa vịng (Zhou và cộng sự,
2011).
2.1.4 Tính phá huyết
Do ảnh hưởng đến tính thấm của màng tế bào, hoạt tính tan máu của
saponin bằng cách làm tan màng tế bào máu, nó làm vỡ các tế bào hồng cầu và
giải phóng tế bào chất của chúng vào máu.
Khả năng này dễ dàng làm hỏng các tế bào hồng cầu vì chúng khơng có
nhân và do đó khơng thể ảnh hưởng đến việc sửa chữa màng. Tuy nhiên, không
phải tất cả các saponin đều có hoạt huyết.[7]

2.1.5 Một số tính chất khác
Tính độc với cá và một số động vật máu lạnh, động vật thân mềm: Tính
chất này được giải thích do saponin làm tăng tính thấm của biểu mơ đường hơ
hấp làm mất các chất điện giải cần thiết.
Tính tạo phức với cholesterol hoặc với các chất 3-β-hydroxysteroid khác:
Đôi khi người ta lợi dụng tính chất này để tách saponin hoặc ngược lại, dùng
saponin để tách hoặc tinh chế những chất 3β-hydroxy steroid khác.
Kích ứng niêm mạc, gây hắt hơi, đỏ mắt, có tác dụng long đờm, lợi tiểu,
liều cao gây nơn mửa, đi lỏng.[1]
2.2 Hoạt tính sinh học
2.2.1 Hoạt động bảo vệ tim mạch và tác dụng hạ cholesterol máu
Do sự tương đồng về cấu trúc với phytosterol có tác dụng trợ tim cùng với
các tác dụng dược lý quan trọng như làm tan máu hoặc thấm qua màng tế bào,
giảm cholesterol huyết thanh và chống đông máu, saponin có thể được coi là có
ảnh hưởng tích cực đến việc bảo vệ tim mạch (Singh và Chaudhuri, 2018).
Saponin được ghi nhận là có tác dụng làm giảm sự hấp thụ cholesterol từ ruột.[7]

16


Saponin và ứng dụng saponin

Một số phytosterol như diosgenin và các dẫn xuất của nó được cơng nhận là
chất bảo vệ tim mạch có khả năng làm giảm cholesterol huyết thanh trong đường
ruột bằng cách ức chế sự hấp thụ cholesterol (Genser và cộng sự, 2012).
2.2.2 Hoạt động chống ung thư
Sức đề kháng cao của các tế bào ung thư tạo thành một vấn đề nghiêm
trọng trong hóa trị và một vấn đề thách thức trong việc khám phá các phương
pháp điều trị độc tế bào mới. Qua các nghiên cứu, saponin đã cho thấy hoạt tính
chống ung thư, được coi là có triển vọng ứng dụng trong điều trị ung thư

(Yildirım và Kutlu, 2015; Saleri và cộng sự, 2017; Mbaveng và cộng sự, 2018).
Đối với tất cả các saponin, cả đặc điểm cấu trúc aglycone và đường đều
đóng vai trị quan trọng trong việc xác định hoạt tính gây độc tế bào (Podolak và
cộng sự, 2010) Shao và cộng sự. (1996) đã nghiên cứu hoạt tính chống ung thư
của saponin thô trong măng tây (ACS).
Saponin triterpene loại oleanane được nghiên cứu đã chứng minh là một
phân tử gây độc tế bào tốt, có tiềm năng phát triển các loại thuốc độc tế bào mới
để chống lại cả ung thư nhạy cảm và ung thư kháng thuốc.Trong một nghiên cứu
khác, tác dụng gây độc tế bào của saponin triterpene từ lá Aralia elata đã được
nghiên cứu. Các hợp chất cho thấy hoạt động gây độc tế bào đáng kể chống lại
các tế bào ung thư HL60 và A549 (Zhang và cộng sự, 2012).[7]
Các saponin của nhân sâm (Panax ginseng CAMeyer, Araliaceae) đã được
chứng minh là có tác dụng chống tăng sinh trên các dòng tế bào ung thư tuyến
tiền liệt ở người (Liu và cộng sự, 2000).
2.2.3 Hoạt động kháng khuẩn và kháng nấm
Việc sử dụng các hợp chất kháng khuẩn tự nhiên không chỉ quan trọng
trong việc bảo quản thực phẩm mà cịn trong việc kiểm sốt các bệnh truyền
nhiễm ở người và thực vật. Nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu tác dụng hiệp
đồng do sự liên kết của thuốc kháng sinh với saponin để phát hiện ra những
phương pháp mới để điều trị các bệnh truyền nhiễm. (Tamokou và cộng sự, 2017;
Tagousop và cộng sự, 2018).

17


Saponin và ứng dụng saponin

Trái cây có múi chứa nhiều hoạt chất sinh học khác nhau trong vỏ, hạt và
cùi có tác dụng như chất phytochemical với các hoạt động ức chế sự phát triển
của vi khuẩn, chống nấm và chống ung thư. Saponin từ vỏ cam quýt đã được báo

cáo là có nhiều đặc tính dược lý và y học. vỏ của trái cây họ cam quýt rất
giàu flavonoid, glycoside, sitosterol và các loại dầu dễ bay hơi, có thể
được sử dụng hiệu quả làm thuốc hoặc làm thực phẩm bổ sung (Haroen
at al., 2018). Ngoài ra, saponin steroid đã được báo cáo là có đặc tính
kháng nấm chống lại các mầm bệnh thực vật khác nhau, do đó chúng có
thể được sử dụng như một chất để kiểm sốt mầm bệnh trong nơng
nghiệp (Sadeghi và cộng sự, 2013).
2.2.4 Hoạt động chống đái tháo đường
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây ra bởi tăng
đường huyết mãn tính hoặc tăng mức đường huyết, có thể gây hại cho
tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh theo thời gian (Luyen và cộng sự,
2018).
Saponin đã được chứng minh là hoạt động thông qua nhiều cơ chế,
bao gồm phục hồi phản ứng insulin, tăng nồng độ insulin trong huyết
tương và cảm ứng giải phóng insulin từ tuyến tụy (Marrelli và cộng sự,
2016).
2.2.5 Hoạt động chống viêm
Có một số báo cáo về saponin có đặc tính chống viêm.. Các nghiên cứu in
vivo trên saponin phân lập từ Bupleurum rotundifolium L. (Apiaceae) được báo
cáo là có hoạt tính chống viêm chống lại cả 12-O-tetradecanoylphorbol-13acetate (TPA) gây phù tai và viêm da mãn tính (Navarro và cộng sự, 2001 )
Aescin, một hỗn hợp các saponin triterpenoid tạo thành đã được chứng
minh là có đặc tính chống viêm, chống tụ huyết (Sirtori, 2001). [5]

18


Saponin và ứng dụng saponin

4.


CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG SAPONIN TRONG MỸ
PHẨM, DƯỢC PHẨM VÀ NÔNG NGHIỆP

3.1

Ứng dụng trong dược phẩm
Từ những năm 50, thực vật có chứa steroid được sử dụng làm tiền chất và

là vật liệu rẻ va dồi dào cho sản xuất hormon steriod ( cortison, pregnenolon,
progesteron) và các loại thuốc. sự tổng hợp progesteron từ diosgenin sapogein (
thu được từ cây khoai mỡ Mehico) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nghiên cứu
về steroid sử dụng làm thuốc tránh thai.
Saponin được sử dụng làm tá dược cho hệ mienx dịch trong công thức
vaccin của thú y, do nó có khả năng nâng cao đặc tính miễn dịch. Việc sử dụng
saponin trong vaccin đối với người dẫu sao vẫn cịn nhiều hạn chế bởi tính phức
tạp và độc tính của chúng.
Nhiều hoạt chất dược phẩm và chất chiết thực vật có chứa saponin đã được
đăng kí sử dụng để ngăn chặn và chữa trị nhiều bệnh như viêm nhiễm, nhiễm
trùng, say rượu,… . Việc sử dụng saponin trong công nghiệp dược phẩm như là
tá dược để tăng cường hấp thụ các hoạt chất khác cũng được nhiều hãng đăng ký
và bảo hộ.[9]
Ứng dụng trong các sản phẩm thực phẩm chức năng Saponin trong sâm
Ngọc Linh: Hỗ trợ điều trị ung thư hữu hiệu

Hình 3.1: Sâm ngọc linh

19


Saponin và ứng dụng saponin


3.2

Ứng dụng trong mỹ phẩm
Do có tính hoạt động bề mặt, các chất chiết xuất của saponin được sử

dụng rộng rãi như chất nhũ hóa, chất tăng cường bọt và chất tẩy rửa dầu
gội đầu, chất tẩy rửa dạng lỏng, kem đánh răng, ngồi ra cịn cung cấp
hoạt tính kháng khuẩn. Mức độ hoạt tính tẩy rửa của chúng đủ nhẹ để
sử dụng trên da nhạy cảm như mụn trứng cá mà không gây tăng sản
xuất bã nhờn trở lại.[9]
Saponin chiết xuất từ quả bồ kết đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có
tác dụng tạo bọt, làm sạch, kháng khuẩn, kháng nấm gây bệnh trên da.

Hình 3.2: Dầu gội bồ kết
3.3

Ứng dụng trong nơng nghiệp
Saponin dùng trong các ao ni cá tơm có tác dụng làm sạch môi trường,

ổn định màu nước, làm màu nước đẹp, tiêu diệt các lồi động vật ngun sinh có
hại cho tôm. Saponin trong nước kết hợp với oxy tạo nên một phức hợp, gọi
chung là rotenon. Rotenon có tác động ức chế hệ thần kinh trung ương và hệ hơ
hấp của tất cả các lồi động vật ở dưới nước có màu đỏ (máu có nhân
haemoglobin), cá và động vật nguyên sinh thuộc nhóm nhân haemocyain nên ko
bị tác động bởi saponin.[9]
Một số ứng dụng khác của saponin là sử dụng các cây trồng có saponin làm
thức ăn, làm chất điều hòa sinh trưởng của thực vật, của vi khuẩn va làm tác nhân
cải tạo đất.


20


Saponin và ứng dụng saponin

Các chất saponin là hệ thống miễn dịch của cây, hoạt động như những chất
kháng sinh tự nhiên để bảo vệ cây khỏi các loài vi sinh vật, nấm.[9]

Saponin được chiết suất từ cây trà có nhiều trong rễ và bã cây trà có cơng
dụng chính: diệt cá tạp, diệt nguyên sinh động vật gây bệnh. Kích thích tơm lột
xác đúng chu kỳ, tăng trưởng nhanh. Cải thiện màu nước, giảm độ phèn, ổn định
pH tạo mơi trường sống khoẻ mạnh cho tơm cá.

Hình 3.3: Thuốc saponin dùng diệt cá tạp

21


Saponin và ứng dụng saponin

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ngô Thị Thu Vân.(2008) “Tổng quan về saponin và bước đầu tìm hiểu
về sapon trong hạt trà lâm đồng” Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ
[2] Jean-Paul

Vincken,

Lynn

Heng, Aede


de

Groot ,

Harry

Gruppen,(2006)” Saponins, classification and occurrence in the plant kingdom
Phytochemistry 68 (2007) 275297
[3] ệzlem Gỹỗlỹ-ĩstỹnda ,Giuseppe Mazza.(2013) ” Saponins: Properties,
Applications and Processing”.ISSN: 1040 DOI: 10.1080/10408390600698197
[4] Maher Mohamed Abed El Aziz, Aziza Said Ashour, Al Sadek Gomha
Melad.(2019) ”A Review on Saponins from Medicinal Plants: Chemistry,
Isolation, and Determination” DOI: 10.15406/jnmr.2019.08.00199
[5] Nguyễn Minh Đức “ Bài giảng Dược Liệu chứa Saponin” Đại học YDược TP-HCm
[6] Huỳnh Anh Duy “Bài giảng SAPONIN DƯỢC LIỆU CHỨA
SAPONIN”
[7] Linh T NGUYEN1, Sonia A SOCACI, Zorița M DIACONEASA, Oana
L POP.(2020), “An Overview of Saponins – A Bioactive Group” ISSN 23445300, DOI: 10.15835/buasvmcn-fst: 2019.0036
[8] S.G. Sparg, M.E. Light, J. van Staden.(2004)” Biological activities and
distribution of plant saponins” doi:10.1016/j.jep.2004.05.016
[9] Trịnh Thị Kim Vân và cộng sự. (2008).”Nguyên cứu công nghệ sản xuất
một số thực phẩm chức năng va chế phẩm saponin từ cây rau má phục vụ cho
công nghệp dược phẩm”

22




×