Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

SAPONIN và ỨNG DỤNG TRONG LĨNH vực hóa mỹ PHẨM và CHẤT tẩy rửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠNG NGHỆ HĨA HỌC VÀ THỰC PHẨM

BÁO CÁO MÔN HỌC
CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT

ĐỀ TÀI: SAPONIN VÀ ỨNG DỤNG TRONG LĨNH
VỰC HÓA MỸ PHẨM VÀ CHẤT TẨY RỬA

GVHD: TS. PHAN NGUYỄN QUỲNH ANH
SVTH: DƯƠNG HUỲNH HỒNG TÂM – 16139176

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2022


Saponin và ứng dụng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH ẢNH..............................................................................................ii
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................iii
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................iv

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ SAPONIN ....................................................................4
1.1

Giới thiệu chung về Saponin:.............................................................................4

1.2


Phân loại và cấu trúc: .........................................................................................5

1.3

1.2.1

Saponin triterpenoid: ...............................................................................5

1.2.2

Saponin steroid: .......................................................................................8

Tác dụng dược lý .............................................................................................11

CHƯƠNG 2TÍNH CHẤT CỦA SAPONIN .................................................................12
2.1

Tổng quan ........................................................................................................12

2.2

Những cách nhận biết dược liệu chứa Saponin: ..............................................12
2.2.1

Dựa trên tính chất tạo bọt: .....................................................................12

2.2.2

Dựa trên tính chất phá huyết: .................................................................12


2.2.3

Dựa trên độ độc đối với cá:....................................................................13

2.2.4

Các phản ứng màu: ................................................................................13

2.2.5

Sắc ký lớp mỏng: ...................................................................................13

CHƯƠNG 3CÔNG DỤNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA SAPONIN TRONG LĨNH VỰC
HÓA MỸ PHẨM VÀ CHẤT TẨY RỬA .....................................................................15
3.1 Công dụng của Saponin: ......................................................................................15
3.2 Thành phần và tác dụng đặc trưng của từng loại Saponin ...................................16
3.3 Ứng dụng cua Saponin trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa:.................17
3.3.1 Lĩnh vực hóa mỹ phẩm:..............................................................................17
3.3.2 Lĩnh vực chất tẩy rửa: .............................................................................................. 19


Saponin và ứng dụng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Cấu Trúc của Saponin ........................................................................................4
Hình 2. Khung cấu trúc nhóm olean và β-amyrin ...........................................................6
Hình 3. Khung cấu trúc Ursan và α-amyrin ....................................................................6
Hình 4. Khung cấu trúc nhóm Lupan ..............................................................................7
Hình 5. Cấu trúc nhóm Hopan .........................................................................................7
Hình 6. 3 đồng phân Smilageni, sarsasapogenin và tigogenin ........................................9

Hình 7. Cấu trúc monoterpend glycol trong saponin có tác dụng ức chế ung thư ........11
Hình 8. Nồng độ các loại Saponin trong các loại nhân sâm ..........................................16
Hình 9. Các sản phẩm hóa mỹ phẩm chưa saponin trích xuất từ cây bồ hịn ...............18
Hình 10. Kem dưỡng ngăn ngừa lão hóa chiết xuất từ nhân sâm và hồng sâm ............18
Hình 11. Nước giặt quần áo chiết xuất từ cây bồ hịn ..................................................19
Hình 12. Nước rửa tay có thành phần chính là Saponin chiết xuất từ cây bồ hịn ........20

1


Saponin và ứng dụng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]

Đỗ Tất Lợi - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam 2003

[2]

NandiniRani, Aakanksha Wany, Ambarish Saran Vidyarthi and Dev Mani Pandey,

Study of Citronella leaf based herbal mosquito repellents using natural binders,
Department of Biotechnology, Birla Institute of Technology, Mesra, Jharkhand–
835215,India.
[3]

Dược điển Việt Nam III.

[4]


Jean BRUNETON Pharmacognosy, Phytochemistry, Medicinal Plants -

Technique & Documentation - Lavoisier, 1995 (Translated by Caroline K. Hatton)
[5]
[6]

Bài giảng Dược liệu Tập I - 1998
/>
khoa-hoc-nghien-cuu-quy-trinh-bao-quan-cac-loai-qua-xoai-nhan-man-bang-mangsinh-hoc-sa
[7]

/>
saponin-toi-suc-khoe - Trang web trung tâm Cây giống Nông nghiệp Việt.

2


Saponin và ứng dụng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa
LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước như hiện nay thì yêu cầu
về mức sống cũng ngày một nâng lên. Người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn,
nhiều cơ hội để tìm cho mình một sản phẩm phù hợp nhất và giá cả phải chăng. Cùng
với đó là xu hướng phát triển thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng
đang ngày một hướng tới sự phát triển “xanh” và bền vững, đem những sản phẩm có
nguồn gốc từ thiên nhiên tiếp cận đến người tiêu dùng. Sản phẩm thân thiện với môi
trường đang hiện hữu ngày càng nhiều trong đời sống của chúng ta, đặc biệt là các nước
đang phát triển. Các chính sách và chương trình đã được nỗ lực thực hiện nhằm chuyển
đổi cơ cấu cơng nghiệp, làm quy trình sản xuất sạchvà hiệu quả hơn, không chỉ nghiên
cứu mới những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên mà những sản phẩm đã có từ lâu

cũng từng bước được cải thiện.
Đặc biệt là trong thời điểm hiện tại dịch covid đang diễn biến nguy hiểm thì có Saponin
– một chất chiết xuất từ các loại thực vật và động vật như cây bồ hịn, nhân sâm, hải
sâm,… có thể ứng dụng được trong nhiều sản phẩm như: nước rửa tay, xịt kháng
khuẩn,… do có đặc tính kháng khuẩn vượt trội. Từ đó, việc nghiên cứu và ứng dụng
Saponin cũng ngày càng phổ biến hơn, nhu cầu về Saponin ngày càng lớn đặc biệt phát
triển trong các lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa.

3


Saponin và ứng dụng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ SAPONIN

1.1 Giới thiệu chung về Saponin:
-

Saponin cịn gọi là saponosid là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trong thực
vật. Saponin có trong các loại động, thực vật như: Hải sâm, cá sao, cây bồ hòn,
nhân sâm, …

-

Cấu trúc Saponin gồm 2 phần: Gốc đường - Glycol và gốc khơng đường –
Aglycol

Hình 1. Cấu Trúc của Saponin

-

Saponin có một số tính chất đặc biệt:
+ Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều khi lắc với nước, có tác dụng nhũ
hố và tẩy sạch.
+ Làm vỡ hồng cầu ngay ở những nồng độ rất lỗng.
+ Ðộc với cá vì saponin làm tăng tính thấm của biểu mô đường hô hấp nên làm
mất các chất điện giải cần thiết, ngồi ra có tác dụng diệt các lồi thân mềm
như giun, sán, ốc sên.
+ Kích ứng niêm mạc gây hắt hơi, đỏ mắt, có tác dụng long đờm, lợi tiểu; liều
cao gây nôn mửa, đi lỏng.
+ Có thể tạo phức với cholesterol hoặc với các chất 3-b-hydroxysteroid khác.

4


Saponin và ứng dụng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa
+ Saponin còn gọi là saponosid do chữ latin sapo = xà phịng (vì tạo bọt như xà
phịng). Tuy vậy một vài tính chất trên khơng thể hiện ở một vài saponin.Ví
dụ: sarsaparillosid thì khơng có tính phá huyết cũng như tính tạo phức với
cholesterol.
+ Saponin đa số có vị đắng trừ một số như glycyrrhizin có trong Cam thảo bắc,
abrusosid trong Cam thảo dây, oslandin trong cây Polypodium vulgare có vị
ngọt.
+ Saponin tan trong nước, alcol, rất ít tan trong aceton, ether, hexan do đó người
ta dùng 3 dung mơi này để tủa saponin. Saponin có thể bị tủa bởi chì acetat,
bari hydroxyd, ammoni sulfat.
+ Saponin khó bị thẩm tích, người ta dựa vào tính chất này để tinh chế saponin
trong quá trình chiết xuất.
+ Phần genin tức là sapogenin và dẫn chất acetyl sapogenin thường dễ kết tinh

hơn saponin.
+ Saponin triterpenoid thì có loại trung tính và loại acid, saponin steroid thì có
loại trung tính và loại kiềm.
1.2 Phân loại và cấu trúc:
Về mặt phân loại, dựa theo cấu trúc hố học có thể chia ra: saponin triterpenoid
và saponin steroid.
1.2.1 Saponin triterpenoid:
a. Saponin triterpenoid pentacyclic: nhóm olean, nhóm ursan, nhóm lupan,
nhóm hopan:

5


Saponin và ứng dụng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa
-

Nhóm olean: Phần lớn các saponin triterpenoid trong tự nhiên đều thuộc nhóm
này. Cấu trúc hóa học:

Hình 2. Khung cấu trúc nhóm olean và β-amyrin
+ Phần aglycon thường có 5 vịng và thường là dẫn chất của 3-β hydroxy olean 12
- ene, tức là β-amyrin. Một vài aglycon làm ví dụ (cơng thức A):
+ Mạch đường có thể nối vào C-3 theo dây nối acetal, có khi mạch đường nối vào
C-28 theo dây nối ester. Gần đây người ta phân lập được các saponin có đến 1011 đơn vị đường nếu kể cả 2 mạch, riêng một mạch có thể đến 6 đơn vị đường.
-

Nhóm ursan : Cấu trúc của nhóm ursan cũng tương tự như nhóm olean chỉ khác
là nhóm methyl ở C-30 khơng đính vào vị trí C-20 mà lại đính ở vị trí C-19.

Hình 3. Khung cấu trúc Ursan và α-amyrin

Các sapogenin nhóm ursan thường là những dẫn chất của 3-b hydroxy ursan 12ene, tức là a-amyrin. Những saponin của nhóm này ít gặp hơn nhóm

6


Saponin và ứng dụng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa
olean. Cinchona glycosid A, Cinchona glycosid B có trong cây canh-kina, asiaticosid có trong rau má là những saponin của nhóm này.
-

Nhóm lupan :

Hình 4. Khung cấu trúc nhóm Lupan
Cấu trúc của nhóm lupan có các vịng A,B,C,D giống như các nhóm trên, chỉ khác
vịng E là vịng 5 cạnh, C-20 ở ngồi vịng và thường có nối đơi ở vị trí 20-29. Lấy
một ví dụ là saponin có trong rễ cây Ơ rơ Acanthus iliciformis Linn.: [a-L arabinofuranosyl (1-4) b-D glucoropyranosid (1-3)]-3-b-hydroxy-lup-20(29) ene.
-

Nhóm hopan:

Hình 5. Cấu trúc nhóm Hopan
Cấu trúc của nhóm hopan có các vịng A,B,C,D giống như các nhóm trên, chỉ
khác vịng E là vịng 5 cạnh, C-22 ở ngồi vịng và nhóm methyl góc đính ở C18 thay vì ở C-17. Saponin đầu tiên được biết là chất mollugocin A có trong cỏ
thảm Mollugo hirta L.
b. Saponin triterpenoid tetracyclic:
-

Nhóm dammaran:
7



Saponin và ứng dụng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa
+ Ðại diện là các saponin của Nhân sâm. Phần aglycon gồm 4 vòng và một
mạch nhánh. Khi tác dụng bởi acid thì mạch nhánh đóng vịng tạo thành vòng
tetrahydropyran. Bằng các phương pháp đặc biệt để cắt phần đường, người ta
đã thu được các genin thật. Hai genin chính là: protopanaxadiol và
protopanaxatriol.
+ Phần đường nối vào OH ở cabon số 3 hoặc có khi thêm 1 mạch nữa nối vào
OH ở mạch nhánh.
+ Saponin triterpenoid tetracyclic nhóm damaran cịn gặp trong Hạt táo
(Ziziphus jujuba Mill.), Rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst.
-

Nhóm lanostan:
+ Holothurin A, một trong những saponin có trong các lồi Hải sâm
- Holothuria spp. là một ví dụ của nhóm này.
+ Một nhóm phụ của nhóm lanostan là nhóm cycloartan có cấu trúc 9,19 cyclo
(9b) lanostan. Các saponin abrusosid A, B, C, D có trong cam thảo dây Abrus
precatorius là những saponin thuộc nhóm này.

-

Nhóm cucurbitan: Phần lớn các saponin nhóm cucurbita gặp trong họ
Cucurbitaceae. Ở đây nhóm CH3 góc thay vì ở vị trí C10 lại đính ở C9.

1.2.2 Saponin steroid:
a. Nhóm spirostan:
-

Ta xét 3 chất sapogenin làm ví dụ: sarsasapogenin, smilagenin, tigogenin. Những
chất này có 27 carbon như cholesterol, nhưng mạch nhánh từ C 20-27 tạo thành

2 vịng có oxy (16,22 và 22,26 diepoxy), một vòng là hydrofuran (vòng E) và
một vòng là hydropyran (vòng F). Hai vòng này nối với nhau bởi 1 carbon chung
ở C-22. Mạch nhánh này được gọi là mạch nhánh spiroacetal.

8


Saponin và ứng dụng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa
-

Ba chất trên là 3 đồng phân. Smilagenin và tigogenin khác nhau do cấu hình ở C5. Cịn sarsasapogenin và smilagenin thì khác nhau do cấu hình ở C-25.
Sarsasapogenin có nhóm methyl ở C-25 hướng axial có cấu hình tuyệt đối 25S,
smilagenin thì nhóm methyl ở C-25 hướng equatorial có cấu hình tuyệt đối 25R.

Hình 6. 3 đồng phân Smilageni, sarsasapogenin và tigogenin
-

Các sapogenin nhóm này có nối vòng C và D trans (khác với glycosid tim). Cịn
vịng A và B có thể là cis như ở chất sarsasapogenin và smilagenin hoặc có thể
là trans như ở chất tigogenin. Công thức lập thể của 3 chất sarsasapogenin
Smilagenin và tigogenin.

-

Nhóm OH ở C3 thường hướng b, một số hướng a ví dụ các saponin của tỳ giải.

-

Nhóm spirostan hiện nay được chú ý nhiều vì là nguồn nguyên liệu quan trọng
để bán tổng hợp các thuốc steroid. Hai sapogenin quan trọng nhất

là diosgenin (có chủ yếu trong các lồi Dioscorea) và hecogenin (có chủ yếu
trong các lồi Agave).

-

Ở dạng glycosid phần đường được nối vào OH ở C-3, một số ít trường hợp ở C1.
Mạch đường thường phân nhánh và phức tạp. Ví dụ digitonin là một saponosid có
trong cây digital, có mạch đường gồm 5 đơn vị đường và phân nhánh.

b. Nhóm furostan:
-

Nhóm này có cấu trúc tương tự như nhóm spirostan chỉ khác là vịng F bị biến
đổi. Trường hợp thứ nhất: vòng F mở và nhóm alcol bậc một ở C-26 được nối
9


Saponin và ứng dụng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa
với đường glucose. Nếu glucose ở C-26 bị cắt (bởi enzym hoặc bởi acid) thì xảy
ra sự đóng vịng F thành vịng hydropyran và chuyển thành dẫn chất nhóm
spirostan. Ví dụ sarsaparillosid dưới tác dụng của enzym thủy phân cắt mạch
glucose ở C-26 sẽ chuyển thành parillin.
-

Trường hợp thứ hai: vòng F là vòng 5 cạnh do sự đóng vịng 22-25 epoxy ví dụ
avenacosid có trong Yến mạch (Avena L). Họ Lúa (Poaceae) Avenacosid
A cũng có 2 mạch đường . Khi thủy phân cắt đường glucose ở C-26 thì cũng
chuyển thành dẫn chất nhóm spirostan.

-


Sarsaparillosid và avenacosid A đều có 2 mạch đường. Người ta gọi đây là các
bidesmosid (desmos = mạch).

c. Nhóm aminofurostan: Ở đây vịng F mở như trường hợp sarsaparillosid nói ở
trên nhưng ở vị trí C-3 đính nhóm NH2. Ví dụ jurubin, là saponin có
trong Solanum paniculatum
d. Nhóm spirosolan:
-

Nhóm này chỉ khác nhóm spirostan ở nguyên tử oxy của vòng F được thay bằng
NH. Một điểm cần chú ý là ở đây có isomer ở C-22 (khác với nhóm spirostan).
Ví dụ solasonin có trong cây cà Úc (= cà lá xẻ) Solanum laciniatum có cấu trúc
(25R) 22a cịn tomatin là các saponin có trong cây cà chua thì có cấu trúc (25S)
22b.

e. Nhóm solanidan:
-

Solanin có trong mầm khoai tây thuộc nhóm này. Ở đây 2 vòng E và F cùng
chung 1C và 1N.

-

Những chất thuộc 3 nhóm aminofurostan, spirosolan và solanidan đều có chứa N
vừa mang tính alcaloid vừa mang tính glycosid nên được gọi là những chất
glycoalcaloid.

-


Ngồi những nhóm saponin steroid kể trên người ta cịn gặp một số saponin
steroid có cấu trúc mạch nhánh khác ví dụ polypodosaponin và oslandin được
Jizba phân lập 1971 từ thân rễ cây Polypodium vulgare L. Oslandin là một
bidesmosid có vị ngọt. a-spinasterol glycosid có trong cây chè Camelia
sinensis (L.) O. K.tze (Thea sinensis L.).
10


Saponin và ứng dụng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa
1.3 Tác dụng dược lý
-

Tác dụng long đờm, chữa ho. Saponin là dược liệu chính trong các dược liệu
chữa ho như: viễn chí, cát cánh, cam thảo, thiên mơn, mạch mơn,…

-

Một số dược liệu chứa saponin có tác dụng thông tiểu như rau má, tỳ giải, thiên
môn, mạch mơn,…

-

Saponin có mặt trong một số vị thuốc bổ như nhân sâm, tam thất…

-

Saponin làm tang sự thẩm thấu của tế bào. Sự có mặt saponin làm cho các hoạt
chất khác dễ hịa tan và dễ hấp thu, ví dụ: digitonin trong lá digital.

-


Sapogenin steroid dung làm nguyên liệu để tổng hợp các thuốc steroid.

-

Digitonin dung để định lượng Cholesterol.

-

Một số nguyên liệu chứa Saponin dung để pha nước gội đầu, giặt len dạ, tơ lụa.

-

Saponin mặc dù có cấu trúc đa dạng nhưng chỉ có một số ít saponin chứa một
chuỗi phụ monoterpend glycol bổ sung hình , các hợp chất này có tác dụng hạn
chế tăng trưởng tế bào khối u bằng cách gây ra ức chế và ngăn ngừa hóa học gây
ra ung thư ở chuột.

Hình 7. Cấu trúc monoterpend glycol trong saponin có tác dụng ức chế ung thư

11


Saponin và ứng dụng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa

CHƯƠNG 2

TÍNH CHẤT CỦA SAPONIN

2.1 Tổng quan

-

Saponin thường có vị đắng, mùi nồng, gây hắt hơi.

-

Đa số Saponin ở dạng vơ định hình, tan trong nước, khó kết tinh.

-

Tan nhiều trong cồn lỗng, dung mơi phân cực , ít tan trong hexan, benzene,
ester,…

-

Sapogenin và chất dẫn xuất dễ kết tinh, có tính tan ngược lại.

-

Saponin thường có khối lượng phân tử lớn, khó bị thẩm tích qua màn bán thấm,
đa số saponin có khả năng quay cực.

-

Điểm chảy thường cao (200 – 3000C), đôi khi kèm theo sự phân hủy.

-

Bị hấp thụ bởi: Kaolin, magnesium oxid, tinh bột, polyamide, than động vật =>
Tinh chế.


-

Bị thủy phân bằng acid tạo có sapogenin tương ứng.

-

Có thể tạo artefact (genin giả) do acid mạnh, dung điều kiện nhẹ như enzyme hay
quang xúc tác.

2.2 Những cách nhận biết dược liệu chứa Saponin:
2.2.1 Dựa trên tính chất tạo bọt:
-

Ðây là tính chất đặc trưng nhất của saponin do phân tử saponin lớn và có cùng
một lúc một đầu ưa nước và một đầu kỵ nước. Người ta dựa trên hiện tượng gây
bọt ở môi trường kiềm và acid để sơ bộ phân biệt saponin steroid và triterpenoid.

-

Bọt mạnh hay yếu tùy thuộc vào cấu trúc saponin.

2.2.2 Dựa trên tính chất phá huyết:
-

Ðây cũng là tính chất đặc trưng của saponin. Tuy nhiên cũng có một vài saponin
khơng thể hiện rõ tính chất này. Khả năng phá huyết cũng khác nhau nhiều tùy
loại saponin. Người ta cho rằng tính phá huyết có liên quan đến sự tạo phức với
cholesterol và các ester của nó trong màng hồng cầu nhưng lại thấy rằng giữa chỉ
số phá huyết và khả năng tạo phức với cholesterol có nhiều trường hợp khơng tỷ

lệ thuận với nhau nên người ta cho rằng phải xét đến ảnh hưởng của saponin trên
các thành phần khác của màng hồng cầu. Qua việc theo dõi tính phá huyết của
saponin người ta thấy rằng cấu trúc của phần aglycon có tác dụng trực tiếp đến
tính phá huyết nhưng phần đường cũng có ảnh hưởng. Hồng cầu của các động
12


Saponin và ứng dụng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa
vật khác nhau cũng bị tác động khác nhau đối với một saponin. Hồng cầu cừu dễ
bị phá huyết nên dùng tốt, có thể dùng máu của súc vật có sừng khác, hoặc dùng
máu thỏ thường dễ kiếm đối với các phịng thí nghiệm.
-

Ðể đánh giá một nguyên liệu chứa saponin, người ta dựa trên chỉ số phá huyết là
số ml dung dịch đệm cần thiết để hồ tan saponin có trong 1g ngun liệu gây ra
sự phá huyết đầu tiên và hoàn toàn đối với một thứ máu đã chọn (tiến hành trong
điều kiện qui định).

2.2.3 Dựa trên độ độc đối với cá:
-

Cá là động vật rất nhạy cảm với saponin nên người ta dùng các cây có saponin
để thuốc cá (đừng nhầm với rotenon). Ðể đánh giá nguyên liệu chứa saponin,
người ta có thể dựa vào chỉ số cá. Chỉ số cá cũng phải tiến hành trong những điều
kiện quy định: môi trường, loại cá,...

-

D- Khả năng tạo phức với cholesterol: Những saponin triterpenoid tạo phức kém
hơn loại steroid. Trong loại steroid thì digitonin kết hợp với cholesterol gần như

hồn tồn, do đó digitonin được dùng làm thuốc thử để định lượng cholesterol
trong hoá sinh.

2.2.4 Các phản ứng màu:
-

Acid sulfuric đậm đặc hòa tan các saponin và cho màu thay đổi từ vàng, đỏ, lơxanh lá hay lơ-tím (phản ứng Salkowski).

-

Saponin triterpenoid cho tác dụng với vanillin 1 % trong HCl và hơ nóng (phản
ứng Rosenthaler) sẽ có màu hoa cà.

-

Saponin tác dụng với antimoin trichlorid trong dung dịch chloroform rồi soi dưới
đèn phân tích tử ngoại thì saponin triterpenoid có huỳnh quang xanh cịn saponin
steroid thì vàng.

-

Phản ứng Liebermann-Burchardt cũng hay dùng để phân biệt 2 loại sapogenin:
lấy vài miligram sapogenin hồ nóng vào 1ml anhydrid acetic, cho thêm 1 giọt
H2SO4 đậm đặc, nếu là dẫn chất steroid thì có màu lơ-xanh lá, cịn dẫn chất
triterpenoid thì có màu hồng đến tía.

2.2.5 Sắc ký lớp mỏng:
-

Chiết xuất và tinh chế sơ bộ saponin: đối với saponin trung tính và acid có thể

tiến hành như sau: bột dược liệu được chiết với ether dầu hỏa để loại chất béo
13


Saponin và ứng dụng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa
rồi chiết saponin bằng methanol-nước (4:1). Loại methanol dưới áp suất giảm.
Hồ cặn trong nước để có dung dịch 10% rồi lắc với n-butanol. Tách lớp nbutanol, bốc hơi butanol dưới áp suất giảm rồi hoà cặn với methanol để có dung
dịch chấm sắc ký. Có thể tinh chế thêm bằng cách rót từ từ dung dịch methanol
vào ether có lượng lớn gấp 10-15 lần (có khi dùng aceton hoặc hexan thay ether).
-

Saponin kiềm thuộc nhóm spirosolan và solanidan có thể chiết như sau: bột dược
liệu thêm methanol đun nóng đến sơi trên nồi cách thủy. Dịch lọc đem bốc hơi
đến khô trên nồi cách thủy. Cắn được hồ tan trong acid acetic 5%, đun nóng đến
800C rồi kiềm hoá bằng ammoniac. Tủa được ly tâm rồi hoà tan vào ethanol 96%
để chấm sắc ký.

-

Sau đây là một vài hệ dung môi dùng để khai triển trên các bản mỏng silicagelG.

-

Saponin triterpenoid:
a) Chloroform-methanol-nước (65:35:1
b) Ethyl acetat - acid acetic - nước (8:2:1).
c) n Butanol - ethanol (10:2).

-


Saponin nhóm spirostan:
a) Chloroform - methanol - nước (65:35:10).
b) Chloroform - methanol (8:2).
c) n-Butanol bão hoà nước.

-

Saponin kiềm:
a) Chloroform - ethanol -dd.ammoniac 1%/nước (2:2:1).
b) Ethanol-pyridin-nước (3:1:3).

-

Cách hiện màu: Dựa vào tính phá huyết bằng cách tráng một lớp gelatin-máu
(hoà tan 5 g gelatin trong 100ml dung dịch NaCl 9%o ở 600C, khi nguội đến 400C
thì thêm máu bị đã loại fibrin) hoặc phun dung treo máu 2% đã loại fibrin lên
bản mỏng.

14


Saponin và ứng dụng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa

CHƯƠNG 3

CÔNG DỤNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA SAPONIN

TRONG LĨNH VỰC HÓA MỸ PHẨM VÀ CHẤT TẨY RỬA
3.1 Cơng dụng của Saponin:
Saponin có nhiều lợi ích sức khỏe con người. Các nghiên cứu đã chứng minh chúng có

tác dụng ngăn ngừa cholesterol xấu trong máu, ung thư, tăng cường sức khỏe của xương
và kích thích hệ miễn dịch. Các tác động của saponin được đánh giá từ nguồn thực vật
cụ thể và kết quả không thể được áp dụng cho saponin khác.
-

Giảm Cholesterol:
Saponin ràng buộc với muối mật và cholesterol trong đường ruột. Muối mật
hình thành các mixen nhỏ với cholesterol tạo thuận lợi cho sự hấp thụ của nó.
Saponin gây giảm cholesterol trong máu bằng cách ngăn chặn tái hấp thu của
nó.

-

Giảm nguy cơ ung thư:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng saponin có tính chống ung thư và chống gây đột
biến tế bào, có thể giảm nguy cơ ung thư ở người, bằng cách ngăn chặn tế bào
ung thư phát triển. Saponin dường như để phản ứng với các tế bào giàu
cholesterol của các tế bào ung thư. Do đó hạn chế sự tăng trưởng và khả năng
tồn tại của các tế bào này. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cịn phát hiện saponin
có thể giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết (bài viết “Saponin như chống chất gây
ung thư” xuất bản trên Tạp chí Dinh dưỡng (1995, 125, 717s-724s) của Mỹ).
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng saponin có thể gây ra apoptosis của bệnh bạch
cầu tế bào bằng cách gây phân bào của các tế bào gây ung thư.

-

Tăng cường khả năng miễn dịch:
Các saponin có thể chống lại nhiễm trùng bởi ký sinh trùng. Trong hệ tiêu hóa
của người, saponin cũng giúp hệ thống miễn dịch chống lại và bảo vệ vi khuẩn,
virus xâm nhập cơ thể.


-

Chất chống oxy hóa:
Phần khơng đường của saponin cũng hoạt động trực tiếp như một chất chống
oxy hóa, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và tim mạch.

-

Giảm nguy cơ ung thư đại tràng:
15


Saponin và ứng dụng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa
+ Các cơ chế tương tự mà saponin có thể làm giảm cholesterol – liên kết với acid
mật – thực sự có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Theo Viện Linus Pauling,
một số axit mật thứ cấp thúc đẩy ung thư ruột kết. Vi khuẩn trong ruột sản xuất
axit mật thứ cấp từ các axit mật chính. Bằng cách gắn vào acid mật chính, saponin
làm giảm lượng acid mật thứ cấp mà vi khuẩn đường ruột có thể sản xuất, do đó
làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
+ Viện Linus Pauling cũng cho biết rằng, trong thí nghiệm dùng saponin làm thức
ăn cho chuột trong phịng thí nghiệm, số lượng của các tổn thương tiền ung thư
trong chuột được giảm hẳn. Một kết quả nghiên cứu được công bố vào năm 1995
tại “Dinh dưỡng và ung thư” ủ tế bào khối u ung thư ruột kết của người trong 1
giờ và 48 giờ ở nồng độ khác nhau của saponin từ đậu nành và soapwort (một
loại thảo dược), họ nhận thấy các saponin ức chế tăng trưởng tế bào khối u và
hoạt động tế bào khối u giảm và phụ thuộc vào nồng độ của saponin. Nồng độ
saponin càng cao, tốc độ tăng trưởng tế bào ung thư và hoạt động của nó giảm
càng mạnh.


Hình 8. Nồng độ các loại Saponin trong các loại nhân sâm
3.2 Thành phần và tác dụng đặc trưng của từng loại Saponin
-

Thành phần Saponin Ro:Có tác dụng phân giải rượu qua đó chống viêm gan
và phục hồi hư tổn gan.

-

Thành phần Saponin Rb1: Có thể kiềm chế hệ thống thần kinh trung ương vì vậy
mà làm dịu cơn đau, khả năng bảo vệ tế bào gan.

16


Saponin và ứng dụng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa
Thành phần Saponin Rb2: Ngăn ngừa hạn chế bệnh tiểu đường, phòng chống xơ

-

cứng gan, và đẩy nhanh khả năng hấp thụ của tế bào gan.
Thành phần Saponin Rc: Làm dịu cơn đau, mặt khác làm tăng tốc độ tổng hợp

-

protein.
Thành phần Saponin Rd: Tác dụng đẩy nhanh hoạt động của vỏ tuyến thượng

-


thận.
Thành phần Saponin Re: Giúp bảo vệ gan rất tốt đặc biệt là khả năng làm tăng

-

tốc độ tổng hợp của các tế bào tủy.
-

Thành phần Saponin Rf: Làm dịu cơn đau trong các tế bào não.

-

Thành phần Saponin Rg1: Nâng cao tập trung hệ thần kinh và chống mệt mỏi,
stress

-

Thành phần Saponin Rg2: Hạn chế sự gắn kết các tiểu cầu máu, phụ hồi trí nhớ.

-

Thành phần Saponin Rg3: Hạn chế q trình chuyển giao ung thư và bảo vệ gan.

-

Thành phần Saponin Rh1: Bảo vệ gan,hạn chế khối u, ngăn chặn gắn kết tiểu
cầu máu.
Thành phần Saponin Rh2: Ức chế các tế bào ung thư và hạn chế khối u phát triển.

-


3.3 Ứng dụng cua Saponin trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa:
3.3.1 Lĩnh vực hóa mỹ phẩm:
-

Chữa các bệnh ngồi da: nước từ quả bồ hịn (chứa saponin) có tính chất như
một loại sữa rửa mặt lý tưởng và tốt cho da, giúp da mịn và mềm mại. Nó giúp
chữa được các bệnh ngồi da như vẩy nến và eczema, loại bỏ mụn đầu đen, mụn
mủ và tàn nhang.

-

Chống gàu: chỉ cần thoa lên tóc dung dịch nước quả bồ hịn và để n trong vài
phút, sau đó gội sạch da đầu bằng nước sạch sẽ giúp làm sạch các mảng trắng
và gàu bám trên da đầu.

-

Làm nước gội đầu, tốt cho tóc: từ thời Trung cổ, bồ hịn đã được sử dụng cho
tóc vì nó khơng chỉ làm sạch và mượt tóc mà cịn chữa được các chứng bệnh về
tóc như gàu, ngứa da đầu... Người ta đã biết tự điều chế loại quả này để sử dụng
trước khi có sự ra đời của các loại mỹ phẩm hoặc thuốc tẩy rửa từ hóa chất cơng
nghiệp.
17


Saponin và ứng dụng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa

Hình 9. Các sản phẩm hóa mỹ phẩm chưa saponin trích xuất từ cây bồ hịn


-

Các dịng mỹ phẩm chứa hoạt chất saponin trích xuất từ các loại nhân sâm. Cung
cấp độ ẩm giúp da đàn hồi, săn chắc, giúp da khỏe mạnh hơn. Hoạt chất saponin
ngăn ngừa lão hố và chống oxi hóa cho da.

Hình 10. Kem dưỡng ngăn ngừa lão hóa chiết xuất từ nhân sâm và hồng sâm

18


Saponin và ứng dụng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa
3.3.2 Lĩnh vực chất tẩy rửa:
-

Giặt sạch quần áo và đồ trang sức: là phương pháp mà các chuyên gia Ấn Độ
chuyên dùng. Đặt các món trang sức vào trong dung dịch lỏng của quả bồ hòn
sẽ thấy các đồ vật trở nên sáng bóng hơn. Cho bột giặt hoặc nước giặt bồ hịn
vào xơ nước, quậy đều, để yên trong 5 phút, sau đó cho tất cả quần áo vào ngâm
trong 1 giờ và xả sạch. Tác dụng: làm sạch bụi bẩn và chất mồ hôi dầu trên quần
áo. Cách này giúp giữ màu quần áo, khăn mặt tốt mà khơng bị bay màu. Xà
phịng từ bồ hịn khơng gây dị ứng và do đó rất tốt cho làn da cũng như đối với
trẻ sơ sinh hoặc người có da nhạy cảm. Đây được xem là sản phẩm tuyệt vời để
giặt quần áo trẻ em. Ngoài ra, nước giặt bồ hịn cịn có một cơng dụng đặc biệt
là chống muỗi.

Hình 11. Nước giặt quần áo chiết xuất từ cây bồ hịn
-

Saponin có tính chất kháng khuẩn diệt khuẩn nên trong tình hình dịch Covid đang

diễn ra thì nước rửa tay chưa saponin chiết xuất từ cây bồ hòn và một trong các
sản phẩm thiết yếu.
19


Saponin và ứng dụng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa

Hình 12. Nước rửa tay có thành phần chính là Saponin chiết xuất từ cây bồ hịn

20



×