Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

SODIUM COCOAMPHOACETATE và ỨNG DỤNG TRONG LĨNH vực mỹ PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.39 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CƠNG NGHỆ HĨA HỌC VÀ THỰC PHẨM

BÁO CÁO MÔN HỌC HOẠT CHẤT BỀ MẶT
ĐỀ TÀI

SODIUM COCOAMPHOACETATE VÀ ỨNG
DỤNG TRONG LĨNH VỰC MỸ PHẨM
GVHD: TS. PHAN NGUYỄN QUỲNH ANH
SVTH: BÙI HỒNG MINH CHÂU
MSSV: 18139015
LỚP: DH18HT

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01, năm 2022


Sodium Cocoamphoacetate

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................... 1
DANH MỤC HÌNH VẼ ..................................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... 3
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT................................ 5
1.1.

Giới thiệu chung về chất hoạt động bề mặt (HĐBM) ....................................... 5

1.2.


Phân loại chất HĐBM .......................................................................................... 5

1.3.

Ứng dụng chất HĐBM ......................................................................................... 7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ SODIUM COCOAMPHOACETATE ..................... 8
2.1.

Nguồn gốc .............................................................................................................. 8

2.2.

Tên gọi ................................................................................................................... 8

2.3.

Cấu tạo................................................................................................................... 8

2.4.

Các tính chất ......................................................................................................... 9

2.5.

Phương pháp sản xuất ......................................................................................... 9

2.6.

Công dụng của sodium cocoamphoacetate ...................................................... 10


2.7.

Tác dụng phụ: ..................................................................................................... 11

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA SODIUM COCOAMPHOACETATE TRONG
LĨNH VỰC MỸ PHẨM .................................................................................................. 11
3.1. Ứng dụng trong các sản phẩm sữa rửa mặt........................................................ 12
3.2. Ứng dụng trong sản phẩm sữa tắm ..................................................................... 12
3.3. Ứng dụng trong sản phẩm dầu gội ...................................................................... 13
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ............................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 15

1


Sodium Cocoamphoacetate

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Chất hoạt động bề mặt làm giảm sức căng của nước ....................................... 5
Hình 2: Cấu trúc của Sodium cocoamphoacetate ........................................................... 9
Hình 3: Quy trình sản xuất Sodium cocoamphoacetate............................................... 10
Hình 4: Sữa rửa mặt chứa Sodium cocoamphoacetate ................................................ 12
Hình 5: Sữa tắm chứa Sodium cocoamphoacetate ....................................................... 13
Hình 6: Dầu gội chứa Sodium cocoamphoacetate ........................................................ 13

2


Sodium Cocoamphoacetate


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Một vài đặc điểm kỹ thuật điển hình của Sodium cocoamphoacetate .................. 9

3


Sodium Cocoamphoacetate

LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội đang ngày càng phát triển. Đời sống con người càng ngày càng được nâng
cao. Những nhu cầu về vật chất đã được đáp ứng dẫn đến những nhu cầu khác được quan
tâm như: giải trí, vui chơi,... Bên cạnh những nhu cầu thiết yếu đó là một nhu cầu không
thể thiếu đối với bất kỳ ai đó là nhu cầu được “làm đẹp”. Hiểu được nhu cầu đó, rất nhiều
sản loại mỹ phẩm được quan tâm như: sản phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc, nước hoa,...
Trong thị trường làm đẹp hiện nay, một trong số những nguyên liệu mỹ phẩm đảm
bảo được độ an toàn phải kể đến Sodium Cocoamphoacetate, là một chất hoạt động bề mặt
lưỡng tính, có nguồn gốc từ dầu dừa.
Vì vậy, em chọn đề tài Sodium Cocoamphoacetate và ứng dụng trong mỹ phẩm để
tìm hiểu rõ hơn về những lợi ích và tác dụng phụ của Sodium Cocoamphoacetate đối với
con người.
Để hoàn thành tốt được bài tiểu luận, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô TS. Phan
Nguyễn Quỳnh Anh đã giảng dạy cho em được những kiến thức về mơn học Hoạt chất bề
mặt. Vì lượng kiến thức và trình độ có hạn nên bài tiểu luận khơng tránh khỏi những sai
sót, em mong nhận được những lời góp ý từ cơ để em có thể hồn thiện mình hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

4



Sodium Cocoamphoacetate

1.1.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT
Giới thiệu chung về chất hoạt động bề mặt (HĐBM)

1.1.1. Khái niệm
Chất hoạt động bề mặt (tiếng Anh: Surfactant, Surface active agent) là các hợp chất
có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt giữa hai chất lỏng, chất khí và chất lỏng hoặc giữa
chất lỏng và chất rắn. Chúng hoạt động như chất tẩy rửa, chất làm ướt, chất nhũ hóa, chất
tạo bọt và chất phân tán.
1.1.2. Cấu tạo của chất HĐBM
Chất hoạt động bề mặt là một phân tử bao gồm cả tính ưa nước và khơng ưa nước nên
nó bao gồm cả phần tan và khơng tan trong nước.

-

Hình 1: Chất hoạt động bề mặt làm giảm sức căng của nước
Phần không tan trong nước thường là một mạch hydro cacbon dài 8 - 21, ankyl thuộc
mạch ankal, ankle mạch thẳng hoặc có gắn vịng clo hoặc bezen…

-

Phần tan trong nước thường là một nhóm ion hoặc non-ionic. Đây là nhóm phân cực
mạnh giống như Cacboxyl (COO-), Hydroxyl (-OH), Amin (-NH2) hoặc sulfat (OSO3)…

1.2.

Phân loại chất HĐBM


5


Sodium Cocoamphoacetate

Có nhiều cách phân loại chất hoạt động bề mặt, cụ thể như sau:
Theo điện tích
• Chất hoạt động bề mặt anion
+ Trong dung dịch nước, phần thể hiện hoạt tính của chất hoạt động bề mặt được tích
điện âm.
+ Một số chất điển hình là xà phịng, alkylbenzene sulfonate và este sulfate rượu
aliphatic.
+ Được tạo thành từ xà phịng của một axit yếu và một bazơ mạnh.
+ Vì dung dịch nước có tính kiềm nên chất hoạt động bề mặt anion không tan và lắng
đọng dưới dạng xà phòng canxi trong nước cứng.
+ Được sử dụng như một chất nhũ hóa, chất phân tán, chất tạo bọt, chất hịa tan trong
nhiều ứng dụng cơng nghiệp và các ứng dụng khơng chứa nước.
• Chất hoạt động bề mặt cation
+ Trong dung dịch nước, phần thể hiện hoạt tính của chất hoạt động bề mặt được tích
điện dương và các dẫn xuất amin khác nhau được sử dụng.
+ Không được sử dụng chung với chất hoạt động bề mặt aninon vì chúng sẽ hình thành
lên kết tủa khơng tan.
• Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính
+ Gồm cả nhóm ưa nước anion và nhóm ưa nước cation trong cùng một phân tử.
+ Hình thành cation ở dung dịch pH dưới điểm đẳng điện tại điểm đẳng điện xấp xỉ pH
7.
+ Khi độ pH của dung dịch chất hoạt động bề mặt lưỡng tính đạt đến điểm đẳng điện,
độ hịa tan và hoạt động bề mặt bị suy giảm.


6


Sodium Cocoamphoacetate

+ Có thể sử dụng cùng với một số chất hoạt động bề mặt khác và ít độc hơn chất hoạt
động bề mặt cation.
+ Có khả năng diệt khuẩn, chống tĩnh điện, làm mềm vải và là chất nhũ hóa.
• Chất hoạt động bề mặt khơng chứa ion
+ Chất hoạt động bề mặt không chứa ion không thể hiện tính ion dù có hịa tan trong
nước nhưng thể hiện hoạt động bề mặt.
+ Chất hoạt động bề mặt điển hình là các chất bổ sung polyethylen và este đường.
+ Có thể sử dụng cùng chất hoạt động bề mặt anion, cation hoặc chất hoạt động bề mặt
lưỡng tính.
Theo chỉ số HLB
Tính ưa và kỵ nước của chất hoạt động bề mặt được nhận biết bởi chỉ số HLB
(xhydrophilic lipophilic balance) có giá trị từ 0 - 40. Chỉ số này càng cao thì hoạt chất càng
dễ hịa tan trong nước và ngược lại, chỉ số càng thấp thì nó càng dễ hịa tan trong các dung
mơi khơng phân cực. Theo chỉ số HLB, tính chất của chất hoạt động bề mặt sẽ như sau:
• Từ 1 - 3: Chất hoạt động bề mặt có tính phá bọt.
• Từ 4 - 9: Chất hoạt động bề mặt nhũ nước trong dầu.
• Từ 9 - 11: Chất hoạt động bề mặt thấm ướt.
• Từ 11 - 15: Chất hoạt động bề mặt nhũ dầu trong nước
• Trên 15: Chất hoạt động bề mặt khuếch tán, chất phân tán.
1.3.

Ứng dụng chất HĐBM

1.3.1. Trong cơng nghiệp
• Dùng làm chất mềm vải, chất trợ nhuộm.

• Là chất nhũ hóa cho các loại bánh kẹo, bơ sữa và đồ hộp…trong cơng nghiệp thực
phẩm.
• Làm sạch bề mặt kim loại và xử lý chống gỉ sét.

7


Sodium Cocoamphoacetate

• Là chất nhũ hóa như dầu cắt, dầu chống ma sát, dầu lăn,…và chất phân tán trong bể
mạ khi gia cơng máy móc kim loại.
• Làm chất tẩy rửa, chất nhũ hóa, chất tạo bọt trong sản xuất mỹ phẩm, kem dưỡng
da, dầu gội, kem đánh răng
• Sử dụng làm chất trợ ngấm và phân tán mực in trong ngành in ấn.
• Sử dụng làm thuốc tuyển nổi, chất nhũ hóa, chất tạo bọt trong chế biến và khai thác
khống sản trong cơng nghiệp khai khống.
• Dùng làm chất nhũ hóa trong dung dịch khoan dầu khí.
1.3.2. Trong nơng nghiệp
• Dùng làm hoạt chất trong sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ,…
1.3.3. Trong xây dựng
• Dùng làm chất nhũ hóa nhựa đường, thúc đẩy sự đóng rắn của bê tơng.

2.1.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ SODIUM COCOAMPHOACETATE
Nguồn gốc
Sodium cocoamphoacetate là một chất hoạt động bề mặt lưỡng tính có nguồn gốc từ

dầu dừa. Là chất tăng cường tạo bọt và chất dưỡng được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm

và sản phẩm chăm sóc cá nhân, đặc biệt là trong chất tẩy rửa mặt, tẩy tế bào chết và kem
cạo râu, …
2.2.

Tên gọi
Tên thương mại: Sodium cocoamphoacetate (viết tắt SCA)
Danh pháp IUPAC: n-(2-aminoethyl)-n-(2-hydroxyethyl)-, các dẫn xuất n-coco-

acyl, muối monosodium
Số C.A.S: 90387-76-1
Số EINECS/ELINCS: 291-352-6
2.3.

Cấu tạo
8


Sodium Cocoamphoacetate

Cơng thức: RC(O)NH(CH2)2N(CH2CH2OH)CH2COONa, trong đó RCO- đại diện
cho các axit béo có nguồn gốc từ dầu dừa.
Cấu trúc:

2.4.

Hình 2: Cấu trúc của Sodium cocoamphoacetate
Các tính chất

2.4.1. Tính chất vật lý
Sodium cocoamphoacetate là một chất hoạt động

bề mặt lưỡng tính nhẹ có màu vàng nhẹ, độ nhớt trung
bình, kích ứng thấp, khả năng tạo bọt cao, khả năng làm
dày cao.
Sodium cocoamphoacetate tan được trong trước
và ethanol.
2.4.2. Một vài thông số kỹ thuật
Bảng 1: Một vài đặc điểm kỹ thuật điển hình của Sodium cocoamphoacetate
Thơng số
Giá trị

2.5.

Giá trị pH (25oC, 10%)

8 – 10,5

Hàm lượng muối (%)

≤ 9,5

Độ nhớt (25oC, mPa.s)

≤ 5000

Màu sắc và độ bóng

≤3

Phương pháp sản xuất
9



Sodium Cocoamphoacetate

Sodium cocoamphoacetate được tạo ra bằng cách phản ứng axit dừa với
aminoethylethanolamine để tạo ra imidazoline. Sau đó, nó được phản ứng với axit
monoloracetic hoặc axit monoloropionic với sự có mặt của natri hydroxit. Điều này tạo
thành các sản phẩm mono hoặc dicarboxyl hóa, được cung cấp dưới dạng chất lỏng màu hổ
phách chứa 40% đến 50% chất rắn. Thêm natri clorua làm cho hỗn hợp nhớt hơn.

2.6.

Hình 3: Quy trình sản xuất Sodium cocoamphoacetate
Cơng dụng của sodium cocoamphoacetate
Sodium Cocoamphoacetate là chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc từ dầu dừa, chất

tăng cường tạo bọt và chất dưỡng được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm và sản phẩm
chăm sóc cá nhân, đặc biệt là trong chất tẩy rửa mặt, tẩy tế bào chết và kem cạo râu, do tính
nhẹ nhàng và khả năng thêm "trượt" vào cơng thức , giúp sản phẩm lướt nhẹ nhàng trên da.
Theo CosmeticsInfo.org, nó hỗ trợ làm sạch bằng cách cho phép nước trộn với dầu
và bụi bẩn để rửa sạch các chất này. Nó cũng có thể làm tăng khả năng tạo bọt hoặc ổn định
bọt, và cải thiện vẻ ngoài của tóc bằng cách tăng thân tóc, độ mềm hoặc bóng của tóc đã bị
hư tổn vật lý hoặc do xử lý hóa chất.

10


Sodium Cocoamphoacetate

Sodium Cocoamphoacetate thường được sử dụng trong chất tẩy trang và các sản

phẩm được thiết kế để sử dụng cho những người có làn da nhạy cảm, trẻ em và trẻ sơ sinh
vì đặc tính dịu nhẹ và khơng gây kích ứng.
2.7.

Tác dụng phụ:
Sodium Cocoamphoacetate được phát hiện là một thành phần có nguy cơ thấp và nó

được CIR phê duyệt với các giới hạn nồng độ. Theo các nghiên cứu, nó khơng phải là chất
có khả năng di truyền, và ở nồng độ 10% nó khơng phải là chất gây kích ứng hay nhạy cảm.
Nó cũng được tìm thấy là khơng độc trong các nghiên cứu độc tính cấp tính qua
đường miệng.
"Kết quả nghiên cứu kích ứng mắt của các hợp chất này khác nhau tùy thuộc vào
điều kiện thử nghiệm. Trong một nghiên cứu lâm sàng về mắt, các dung dịch pha loãng 1%,
3% và 10% của dầu gội có chứa 28,1% Sodium Cocoamphodiacetate khơng gây hại cho
mắt người" (CosmeticsInfo. org).
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu được xuất bản bởi Khoa Da liễu ở Bỉ có tựa đề “Dị
ứng tiếp xúc với sodium cocoamphoacetate có trong chất tẩy trang mắt”, đã có phản ứng dị
ứng tiếp xúc trên mặt do sản phẩm làm sạch da có chứa chất hoạt động bề mặt lưỡng tính.
natri cocoamphoacetate, xảy ra ở phụ nữ dị ứng với nhiều điểm nhạy cảm khi tiếp xúc.
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA SODIUM COCOAMPHOACETATE TRONG
LĨNH VỰC MỸ PHẨM
Sodium cocoamphoacetate là chất hoạt động bề mặt (surfactant) và làm sạch da
(cleaning agent) lưỡng tính, phần đầu của sodium cocoamphodiacetate chứa cả phần tích
điện dương và phần tích điện âm nên có khả năng làm sạch dịu nhẹ, khơng gây khơ da, kích
ứng da do làm sạch quá đà.
Sodium cocoamphoaceate có khả năng làm sạch dịu nhẹ và khơng gây kích ứng da,
được sử dụng trong sản phẩm của trẻ nhỏ và da nhạy cảm. Ngoài ra, nó cịn tăng khả năng
tạo bọt hoặc ổn định bọt, tăng độ mềm mại hoặc óng ánh, cải thiện kết cấu của tóc đã bị hư
tổn vật lý hoặc do xử lý hóa chất.
11



Sodium Cocoamphoacetate

3.1. Ứng dụng trong các sản phẩm sữa rửa mặt
Sodium cocoamphoacetate là chất hoạt động bề mặt lưỡng tính, khơng phân cực.
Chính vì đặc tính khơng phân cực này nên nó phù hợp với tất cả các dạng hoạt động bề mặt
khác trong cơng thức. Nó có thể hoạt động như một acid hoặc một bazo phụ thuộc độ pH
của sản phẩm. Sodium cocoamphoacetate không tạo bọt nhiều và khơng kích thích với làn
da.
Và để đảm bảo hiệu quả làm sạch mà không ảnh hưởng đến chức năng rào cản và
lớp phủ acid tự nhiên của da, anionic và cationic có thể được sử dụng với số lượng nhỏ và
có thể kết hợp với các chất hoạt động bề mặt không chứa ion hoặc dạng lưỡng cực.
Sản phẩm nổi bật:
Hada Labo Rohto Gokujyn Hyaluronic Acid
Cleansing Foam - Thương hiệu Nhật Bản
Bảng thành phần: Water, PEG-8, Butylene Glycol,
polyglyceryl-10 Laurate, TEA-Cocoyl Alaninate,
Sodium Cocoamphoacetate, Glycerin, Disodium
Cocoyl

Glutamate,

Hydroxypropyltrimonium

Hyaluronate, Sodium Cocoyl Glutamate, Starch
Hydroxypropyltrimonium

Chloride,


Succinic

Acid

Hình 4: Sữa rửa mặt chứa Sodium cocoamphoacetate
3.2. Ứng dụng trong sản phẩm sữa tắm
Sản phẩm nổi bật:

12


Sodium Cocoamphoacetate

Sữa tắm gội toàn thân cho bé Dnee NEWBORN
Bảng thành phần: Deionized Water, Sodium Laureth
Sulfate, Sodium Cocoamphoacetate, Lauryl Glucoside ,
Cocamidopropyl Betaine, Polysorbate 20, Glycerine,
Citric Acid, Fragrance, PEG- 150 Distearate, Allantoin,
Methylchloroisothiazolinone và Methylisothiazolinone,
Disodium

EDTA,

Honey

Extract,

Sea

Water,


Tocopheryl Acetate
Hình 5: Sữa tắm chứa Sodium cocoamphoacetate
3.3. Ứng dụng trong sản phẩm dầu gội
Sản phẩm nổi bật:
Dầu Gội Mộc Hương
Bảng thành phần: Purified Water, Cocamido
propyl

Betaine,

Sulphonate,

Sodium

Sodium

Alpha

Olefine

Cocoamphoacetate,

Sodium PCA & Aqua, Sorbitol, Aqua & Sodium
Lauroyl Sarcosinate, Glycerin, PEG-7 Glyceryl
Cocoate, Aqua & Hydrolyzed Collagen &
Gluconolactone

&


Caprylyl Glycol &

Phenethyl

Alcohol

&

Sodium Benzoate &

Potassium Sorbate & Calcium Gluconate
Hình 6: Dầu gội chứa Sodium cocoamphoacetate

13


Sodium Cocoamphoacetate

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Sodium cocoamphoacetate là chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc từ dầu dừa với
khả năng làm sạch dịu nhẹ và tạo bọt hoặc ổn định bọt. Hoạt chất này rất thân thiện với môi
trường và an tồn đối với cơ thể con người. Chính vì vậy, Sodium cocoamphoacetate
thường được sử dụng để điều chế các sản phẩm chăm sóc da và tóc cho cả người lớn và cho
em bé.
Đặc điểm nổi bật của Sodium Methyl Cocoyl Taurate là có khả năng tạo bọt cũng
như ổn định bọt ngay trong môi trường dầu và bã nhờn. Chính vì vậy mà Sodium
cocoamphoacetate đã và đang trở thành xu hướng của ngành sản xuất sản phẩm chăm sóc
cá nhân và mỹ phẩm hiện nay.
Hiện nay, thế giới đang chú trọng bảo vệ môi trường nên các sản phẩm phân hủy
sinh học, hoặc có nguồn gốc từ tự nhiên vừa tốt vừa đảm bảo sức khỏe trong các lĩnh vực

như mỹ phẩm, dược phẩm,... Có thể nói Sodium cocoamphoacetate đang là lựa chọn tối ưu
trong các loại chất hoạt động bề mặt dành cho mỹ phẩm và chăm sóc da.

14


Sodium Cocoamphoacetate

TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> />ndizQRrqTaHamiU
/>V6CYoXKyzf7ziMAdh5Jhtf4ucpB22vqbJM
/>G2rWZGFfh1QT44
/>cpkb6ffQ6xbOf8
/>TUrJDBMx70ok4QhS8
/>
15



×