Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

SODIUM LAUROYL METHYL ISETHIONATE và ỨNG DỤNG TRONG LĨNH vực mỹ PHẨM(1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.04 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠNG NGHỆ HĨA HỌC VÀ THỰC PHẨM
BỘ MƠN CƠNG NGHỆ KỸ THUẬT HĨA HỌC

TIỂU LUẬN
CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT

ĐỀ TÀI : SODIUM LAUROYL METHYL ISETHIONATE VÀ
ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC MỸ PHẨM

GVHD: TS. PHAN NGUYỄN QUỲNH ANH
SVTH: NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG TRÚC
MSSV: 18139210
LỚP: DH18HT

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... i
MỤC LỤC HÌNH ẢNH............................................................................................... iii
MỤC LỤC BẢNG........................................................................................................ iv
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................v
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT ...........................1
1.1 Các khái niệm cơ bản ..............................................................................................1
1.1.1 Sức căng bề mặt và các yếu tố ảnh hưởng ..........................................................1
1.1.2 Các chất hoạt động bề mặt, chất không hoạt động bề mặt và chất không ảnh
hưởng đến sức căng bề mặt ..........................................................................................4


1.2 Phân loại chất hoạt động bề mặt ............................................................................7
1.2.1 Phân loại theo bản chất nhóm háo nước .............................................................7
1.2.2 Phân loại theo bản chất nhóm kỵ nước ...............................................................8
1.2.3 Phân loại theo bản chất liên kết nhóm kỵ nước và ái nước ................................8
1.3 Ứng dụng của chất hoạt động bề mặt ....................................................................9
1.3.1 Trong công nghiệp ..............................................................................................9
1.3.2 Trong nông nghiệp ..............................................................................................9
1.3.3 Trong xây dựng ...................................................................................................9
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ SODIUM LAUROYL METHYL
ISETHIONATE ...........................................................................................................10
2.1 Giới thiệu về Sodium lauroyl methyl isethionate ...............................................10
2.2 Tên gọi của Sodium lauroyl methyl isethionate ..................................................10
2.3 Định nghĩa Sodium lauroyl methyl isethionate ..................................................10
i


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

2.4 Cấu trúc của Sodium lauroyl methyl isethionate ...............................................10
2.5 Ứng dụng của Sodium lauroyl methyl isethionate .............................................11
CHƯƠNG 3: TÍNH CHẤT CỦA SODIUM LAUROYL METHYL
ISETHIONATE ...........................................................................................................12
3.1 Nhiệt độ nóng chảy ................................................................................................12
3.2 Nhiệt độ sôi .............................................................................................................12
3.3 Tỷ trọng ..................................................................................................................12
3.4 Áp suất hơi .............................................................................................................12
3.5 Độ tan ......................................................................................................................12
3.6 Hệ số phân vùng .....................................................................................................13
3.7 Sức căng bề mặt .....................................................................................................13
3.8 Hằng số phân ly .....................................................................................................13

3.9 Nhiệt độ tự bốc cháy ..............................................................................................13
3.10 Giá trị HLB của Sodium lauroyl methyl isethionate........................................13
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG CỦA SODIUM LAUROYL METHYL
ISETHIONATE TRONG MỸ PHẨM ......................................................................14
4.1 Ứng dụng ................................................................................................................14
4.2 Phần trăm Sodium lauroyl methyl isethionate trong các sản phẩm.................15
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ...........................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................18
ii


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Bề mặt phân chia pha lỏng – khí của một chất lỏng nguyên chất ..................2
Hình 1.2: Quan hệ tuyến tính giữa sức căng bề mặt và nhiệt độ .....................................4
Hình 1.3: Sự phụ thuộc của sức căng bề mặt theo nồng độ (đẳng nhiệt) ........................6
Hình 2.1: Cấu trúc của Sodium lauroyl methyl isethionate ..........................................11
Hình 4.1: Sữa rửa mặt có chứa Sodium lauroyl methyl isethionate ..............................15
Hình 4.2: Sữa tắm có chứa Sodium lauroyl methyl isethionate ....................................16
Hình 4.3: Dầu gội có chứa Sodium lauroyl methyl isethionate ....................................16

iii


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1: Sức căng bề mặt của các chất lỏng tiếp xúc với khơng khí (𝜎𝑂 ) và của chất
lỏng tiếp xúc với nước (𝜎𝐼 ) ở 20oC ( dyn/cm). ................................................................2


iv


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, khi đời sống kinh tế phát triển thì con
người ngày càng quan tâm đến vẻ bề ngồi của mình. Dẫn đến mỹ phẩm trở thành một
thứ sản phẩm vô cùng thiết yếu. Hằng ngày, các sản phẩm mà chúng ta đang dùng như
sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội đầu để làm sạch vi khuẩn và bụi bẩn trên da đều là mỹ
phẩm.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ khoa học và kỹ thuật. Các chuyên gia
đã tạo ra nhiều loại mỹ phẩm có nguồn gốc đa dạng, phong phú nhằm phục vụ cho nhu
cầu làm đẹp. Vì vậy, các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên ngày càng được người
tiêu dùng sử dụng nhiều hơn.
Đó là lý do em chọn đề tài “Sodium lauroyl methyl isethionate và ứng dụng trong
mỹ phẩm” là một chất hoạt động bề mặt tạo bọt có nguồn gốc từ dầu dừa.

v


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT
1.1 Các khái niệm cơ bản
Các quá trình dị thể bất kỳ( nhờ hình thành hay phân hủy các chất rắn, hịa tan
các chất rắn, lỏng và khí, bay hơi, thăng hoa, tẩy rửa, tạo nhũ tương, bọt ….) đều là
những quá trình xảy ra trên bề mặt phân chia pha. Trạng thái các chất ở bề mặt phân
chia pha rất khác với vật chất trong lịng các pha vì có sự khác biệt về tương tác giữa

các phân tử với nhau. Sự khác biệt đó làm sản sinh các hiện tượng đặc biệt trên bề mặt
phân chia pha.
Việc nghiên cứu hiện tượng bề mặt có sức lơi cuốn lớn vì nó có tầm quan trọng
lý thuyết và thực tế. Nghiên cứu các hiện tượng bề mặt có thể đánh giá được năng lượng
và hiểu rõ được bản chất tương tác phân tử. Ý nghĩa thực tế của các hiện tượng bề mặt
là ở chỗ, vật chất có bề mặt lớn rất phổ biến trong tự nhiên và được ứng dụng rộng rãi
trong kỹ thuật. Vì vậy việc tìm hiểu về sức căng bề mặt đóng một vai trị rất quan trọng.
1.1.1 Sức căng bề mặt và các yếu tố ảnh hưởng
1.1.1.1 Sức căng bề mặt
Xét trên một bề mặt phân chia pha lỏng - khí của một chất lỏng nguyên chất mọi
phân tử chất lỏng đều chịu sự tương tác của các phân tử bao quanh ( tương tác lưỡng
cực - lưỡng cực, lưỡng cực - cảm ứng , tương tác khuếch tán - đây là ba thành phần của
liên kết Van der Waals). Tuy nhiên:
+ Đối với các phân tử trong lòng pha lỏng các lực tương tác là cân bằng với nhau.
+ Đối với các phân tử ở trên ranh giới phân chia pha, lực tương tác về phía pha
lỏng lớn hơn về phía pha khí, nên tạo ra mốt lực ép lên phần chất lỏng về phía bên trong.
Áp suất tạo ra đó (lực trên một đơn vị bề mặt) gọi là áp suất phân tử - chính là nội áp pi
trong phương trình Van der Waals. Nội áp này kéo các phân tử chất lỏng từ bề mặt phân
chia pha, do đó có xu hướng làm cho bề mặt giảm đến mức tối thiểu.

1


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

A

A
B


B

B

Hình 1.1: Bề mặt phân chia pha lỏng – khí của một chất lỏng nguyên chất
Vậy các phân tử ở lớp bề mặt có thế năng lớn hơn so với thế năng của của các
phân tử bên trong. Phần năng lượng lớn hơn đó gọi là năng lượng bề mặt của chất lỏng.
Muốn làm tăng bề mặt, cần phải phải đưa thêm các phân tử từ trong lòng pha lỏng đến
lớp bề mặt, tức là thực hiện một công chống lại lực tương tác của các phân tử. Công đó
trong điều kiện đẳng nhiệt thuận nghịch bằng độ tăng của năng lượng dư bề mặt dEs.
Khi bề mặt tăng một giá trị ds thì năng lượng bề mặt cũng tăng một giá trị dEs.
dEs = σds hay σ = dEs/ds
Trong đó: σ năng lượng tạo ra một đơn vị bề mặt hay cịn gọi là sức căng bề mặt.
Nói cách khác: Lực tác dụng trên một đơn vị chiều dài của giới hạn (chu vi) bề mặt phân
chia pha và làm giảm bề mặt của chất lỏng gọi là sức căng bề mặt.
Sức căng bề mặt phụ thuộc vào bản chất của chất tiếp xúc.
Bảng 1.1: Sức căng bề mặt của các chất lỏng tiếp xúc với khơng khí (𝜎𝑜 ) và của
chất lỏng tiếp xúc với nước (𝜎𝐼 ) ở 20oC ( dyn/cm).
Chất lỏng

𝜎𝑜

𝜎𝐼

Chất lỏng

𝜎𝑜

𝜎𝐼


Nước

72,75

-

Ethanol

22,30

-

Benzen

28,88

35,00

n-octanol

27,50

8,50

Acid acetic

27,60

-


n-hexan

18,40

51,10

CCl4

26,80

45,10

n-octan

21,80

50,80

Glycerin

66,00

-

Anilin

42,90

-


2


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

Chất lỏng càng phân cực, tương tác phân tử càng lớn, nội áp càng lớn, do đó sức
căng bề mặt càng lớn.
Do mật độ phân tử của khí hoặc hơi nhỏ hơn rất nhiều so với mật độ phân tử của
chất lỏng nên tương tác giữa các phân tử có thể bỏ qua được. Điều này khơng thể thực
hiện được.
Sự có mặt trên lớp chất lỏng thứ nhất lớp chất lỏng thứ hai khơng trộn lẫn với nó
ln ln làm sức căng bề mặt giảm. Sự giảm sức căng bề mặt càng nhiều nếu sự khác
biệt về độ phân cực của hai chất lỏng càng bé. Các chất lỏng có độ phân cực càng gần
nhau sẽ tan lẩn với nhau càng nhiều và do đó sức căng bề mặt giữa chúng sẽ bằng khơng.
Nếu hai chất lỏng chỉ hịa tan một phần vào nhau thì sức căng bề mặt trên giới
hạn lỏng lỏng gần bằng hiệu số giữa sức căng bề mặt của mỗi chất (đã bảo hòa chất kia)
so với khơng khí.
Dưới tác dụng của sức căng bề mặt, thể tích khối chất lỏng sẽ hướng tới dạng
hình cầu (nếu khơng có ngoại lực) vì bề mặt hình cầu là bề mặt bé nhất giới hạn một thể
tích chất lỏng đã cho.
1.1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức căng bề mặt
a. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sức căng bề mặt
Ngoài yếu tố bản chất của các pha tiếp xúc có ý nghĩa quyết định đến giá trị sức
căng bề mặt, sức căng bề mặt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nhiệt độ, áp suất,
độ cong của bề mặt và đặc biệt là sự có mặt của chất thứ hai trong chất lỏng. Trong phần
này chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa sức căng bề mặt và nhiệt độ, các yếu tố khác sẽ
thảo luận sau.
Sức căng bề mặt của đa số chất lỏng giảm gần như tuyến tính khi nhiệt độ tăng
(trừ các kim loại nóng chảy) theo phương trình của W. Ramsay và J. Shields sau khi
hiệu chỉnh phương trình của R. Eotvos:

σV2/3 = k (Tc - T – 6)
Trong đó:
3


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

V: Thể tích mol của chất lỏng.
Tc: Nhiệt độ tới hạn, ở đó sức căng bề mặt bằng khơng.
k : hằng số, đa số chất lỏng có k ≈ 2,1 erg/ độ.
Van der Waals và người theo trường phái của ơng là Guggenheim cịn đưa ra
phương trình có dạng sau:
σT = σo ( 1 – T/Tc)n
Với chất hữu cơ có n = 11/9 và với kim loại có n ≈ 1.
Nói chung quan hệ tuyến tính giữa sức căng bề mặt và nhiệt độ có dạng sau:
σT = σ - T (dσ/dT)
Với (dσ/dT) = const.

σ ( dyn/cm )

T ( oC)

Hình 1.2: Quan hệ tuyến tính giữa sức căng bề mặt và nhiệt độ
b. Quan hệ giữa khối lượng riêng và sức căng bề mặt
Theo phương trình Mc Leod: σ/(D-d)4 = Const
D: Khối lượng riêng pha lỏng và d: khối lượng riêng pha khí ( g/cm3).
1.1.2 Các chất hoạt động bề mặt, chất không hoạt động bề mặt và chất không ảnh
hưởng đến sức căng bề mặt
Trên đây đã khảo sát sức căng bề mặt của các chất lỏng nguyên chất, đối với dung
dịch, hiện tượng này trở nên phức tạp hơn do sự hấp phụ. Tùy theo khả năng hấp phụ

4


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

tại giới hạn lỏng khí của một chất hịa tan, có thể chia làm hai loại: chất hoạt động bề
mặt và chất không hoạt động bề mặt.
Các chất hoạt động bề mặt là những chất có khả năng làm giảm sức căng bề mặt
của dung mơi chứa nó. Các chất này có khả năng hấp phụ lên lớp bề mặt, có độ tan
tương đối nhỏ, nếu khơng chúng có xu hướng rời khỏi bề mặt vào trong lòng chất lỏng.
Các chất hoạt động bề mặt trong nước đa số là các chất hữu cơ như các acid béo,
muối của acid béo, ester, rượu, alkyl sulfate…. Các phân tử chất hoạt động bề mặt bao
gồm hai phần:
+ Phần phân cực (ái nước, ưa nước, háo nước) thường chứa các nhóm
carboxylate, sulfonate, sulfate, amine bậc bốn…… Nhóm này làm cho phân tử chất hoạt
động bề mặt có ái lực lớn đối với nước và bị kéo vào lớp nước.
+ Phần không phân cực (kỵ nước, ghét nước hay ái dầu, háo dầu, ưa dầu) là các
gốc hydrocarbon không phân cực kỵ nước, không tan trong nước, tan trong pha hữu cơ
không phân cực nên bị đẩy đến pha không phân cực. Phân tử chất hoạt động bề mặt
được biểu diễn như sau:
Phần ái nước

Phần kỵ nước
Các chất không hoạt động bề mặt là những chất mà khi nồng độ của nó trong
dung dịch tăng lên thì sức căng bề mặt tăng lên. Các chất này có độ hịa tan cao, sẽ có
xu hướng rời khỏi bề mặt để đi vào bên trong thể tích dung dịch.
Các chất khơng hoạt động bề mặt so với nước là tất cả các muối vô cơ điện ly,
các acid, base vô cơ. Phân tử của các chất này khơng có phần kỵ nước mà sẽ điện ly
trong nước thành các ion phân cực, bị hydrat hóa mạnh. Các chất khơng hoạt động bề
mặt hữu cơ có rất ít, đó là những chất có thể ion hóa và phần khơng phân cực của phân

tử khơng có hoặc rất bé như HCOOH, CH3COOH….
5


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

Trong các dung môi hữu cơ, các chất điện cũng làm tăng sức căng bề mặt, mức
độ gia tăng tùy thuộc vào bản chất của dung mơi. Ví dụ khi thêm NaI vào MeOH: sức
căng bề mặt sẽ tăng nhiều, nếu thêm NaI vào EtOH thì độ tăng này giảm 2 lần.
Ngoài các chất hoạt động bề mặt và khơng hoạt động bề mặt, có những chất phân
bố đều đặn trên cả lớp bề mặt và trong lòng dung dịch do đó khơng ảnh hưởng đến sức
căng bề mặt của dung mơi. Ví dụ như đường saccharose, hịa tan vào nước không làm
thay đổi sức căng bề mặt trên giới hạn lỏng khí.

Sức căng bề mặt

2
3

1

1: Chất hoạt động bề mặt

Nồng độ

2: Chất không hoạt động bề mặt

3: Chất khơng ảnh hưởng đến sức
căng bề mặt


Hình Error! No text of specified style in document.3: Sự phụ thuộc của sức căng bề
mặt theo nồng độ (đẳng nhiệt)
Có thể nhận thấy khi tăng nồng độ chất hoạt động bề mặt, lúc đầu sức căng bề
mặt giảm mạnh. Do lúc đầu một lượng nhỏ chất hoạt động bề mặt có trong dung dịch
hầu như di chuyển hết đến bề mặt, do thể tích của lớp bề mặt nhỏ hơn rất nhiều so với
thể tích của pha lỏng, nên chỉ có một lượng nhỏ chất hoạt động bề mặt cũng sẽ làm thay
đổi rất lớn sức căng bề mặt. Tiếp theo ở nồng độ trung bình của chất hoạt động bề mặt,
sức căng bề mặt tiếp tục giảm nhưng chậm hơn do phần lớn bề mặt đã bị chiếm chỗ. Ở
nồng độ lớn sức căng bề mặt ít phụ thuộc vào nồng độ.
Đối với chất khơng hoạt động bề mặt, do có độ tan lớn nên các phân tử chất không
hoạt động bề mặt ln có xu hướng rời khỏi bề mặt để đi vào lòng dung dịch, làm tăng
6


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

sức căng bề mặt. Trên giới hạn lỏng – khí chỉ có một lượng nhỏ chất khơng hoạt động
bề mặt nên sức căng bề mặt tăng chậm.
Đối với chất không làm thay đổi sức căng bề mặt của dung mơi thì đường đẳng
nhiệt là một đường thẳng song song với trục toạ độ.
Lưu ý:
Tính hoạt động bề mặt của một chất không chỉ phụ thuộc vào bản chất của nó mà
cịn phụ thuộc vào mơi trường chứa nó (dung mơi). Nếu dung mơi có sức căng bề mặt
cao thì chất đã cho có thể biểu hiện tính hoạt động bề mặt cao. Tuy nhiên nếu dung mơi
có sức căng bề mặt thấp thì cũng chính chất ấy lại khơng có tính hoạt động bề mặt. Ví
dụ : một số chất có tính hoạt động bề mặt với nước nhưng khơng có tính hoạt động bề
mặt trong rượu. Trong kỹ thuật thường dùng nước làm dung mơi. Ở chương trình này
chỉ khảo sát các chất hoạt động bề mặt trong môi trường nước.
Sức căng bề mặt của chất lỏng nguyên chất gần như giảm đều đặn khi nhiệt độ
tăng còn dung dịch chứa chất hoạt động bề mặt có thể là một đường biểu diễn có cực

đại. Điểm cực đại được giải thích là trong một khoảng nhiệt độ nhất định, xảy ra sự giải
hấp phụ các chất hoạt động bề mặt trên bề mặt lỏng - khí, dẫn đến sự gia tăng sức căng
bề mặt trong khoảng đó.
1.2 Phân loại chất hoạt động bề mặt
Các chất hoạt động bề mặt có thể được phân loại theo cấu trúc hóa học, theo tính
chất vật lý (độ tan trong nước hoặc dung mơi), theo ứng dụng hóa học.
Phân loại theo cấu trúc hóa học có thể phân theo:
Phân loại theo bản chất nhóm háo nước.
Phân loại theo bản chất nhóm kỵ nước.
Phân loại theo bản chất liên kết giữa nhóm háo nước và kỵ nước.
1.2.1 Phân loại theo bản chất nhóm háo nước
Theo bản chất nhóm háo nước các chất hoạt động bề mặt được chia thành các
nhóm chính như sau: các chất hoạt động bề mặt anion, cation, lưỡng tính và không ion.
7


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

Anionic

-

Cationic

+
Non ionic (NI) ( khơng phân ly)

Lưỡng tính ( Amphoteric)

+


-

1.2.2 Phân loại theo bản chất nhóm kỵ nước
Gốc alkyl mạch thẳng, C8-18.
Gốc alkyl mạch ngắn C3-C12 gắn vào nhân thơm.
Olefin nhánh C8-C20.
Hydrocarbon từ dầu mỏ.
Hydrocarbon mạch dài thu đƣợc từ phản ứng CO và H2.
1.2.3 Phân loại theo bản chất liên kết nhóm kỵ nước và ái nước
Gồm 2 loại:
Nhóm háo nước liên kết trực tiếp nhóm kỵ nước:
RC6H4SO3Na.
8

RCOONa, ROSO3Na,


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

Nhóm háo nước liên kết nhóm kỵ nước thơng qua các liên kết trung gian.
Liên kết ester: RCOO-CH2CHOHCH2-OSO3Na.
Liên kết amide: R-NHCOCH2SO3Na.
Liên kết ether: ROC2H4OSO3Na.
1.3 Ứng dụng của chất hoạt động bề mặt
1.3.1 Trong công nghiệp
Dùng làm chất mềm vải, chất trợ nhuộm.
Là chất nhũ hóa cho các loại bánh kẹo, bơ sữa và đồ hộp….trong công nghiệp
thực phẩm.
Làm sạch bề mặt kim loại và xử lý chống gỉ sét.

Là chất nhũ hóa như dầu cắt, dầu chống ma sát, dầu lăn,….và chất phân tán trong
bể mạ khi gia công máy móc kim loại.
Làm chất tẩy rửa, chất nhũ hóa, chất tạo bọt trong sản xuất mỹ phẩm, kem dưỡng
da, dầu gội, kem đánh răng.
Sử dụng làm chất trợ ngấm và phân tán mực in trong ngành in ấn.
Sử dụng làm thuốc tuyển nổi, chất nhũ hóa, chất tạo bọt trong chế biến và khai
thác khống sản trong cơng nghiệp khai khống.
Dùng làm chất nhũ hóa trong dung dịch khoan dầu khí.
1.3.2 Trong nơng nghiệp
Dùng làm hoạt chất trong sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc
diệt cỏ,….
1.3.3 Trong xây dựng
Dùng làm chất nhũ hóa nhựa đường, thúc đẩy sự đóng rắn của bê tơng.

9


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ SODIUM LAUROYL METHYL
ISETHIONATE
2.1 Giới thiệu về Sodium lauroyl methyl isethionate
Sodium lauroyl methyl isethionate (SLMI) là sản phẩm được cải tiến từ Sodium
Cocoyl Isethionate (SCI) để cải thiện độ hòa tan và ứng dụng được trong nhiều loại sản
phẩm.
Sodium lauroyl methyl isethionate có nguồn gốc từ dầu dầu dừa.
2.2 Tên gọi của Sodium lauroyl methyl isethionate
Danh pháp IUPAC: sodium;2-dodecanoyloxypropane-1-sulfonate.
Tên thương mại: Iselux.
Tên khác:

Dodecanoic acid,1-methyl-2-sulfoethyl ester,sodium salt.
Sodium 2-(dodecanoyloxy)propane-1-sulfonate.
Dodecanoic acid,1-methyl-2-sulfoethyl ester,sodium salt (1:1).
Sodium lauroyl 2-methyl isethionate.
Chỉ số quốc tế: EC 700 – 150 – 3.
2.3 Định nghĩa Sodium lauroyl methyl isethionate
Sodium lauroyl methyl isethionate (SLMI) là chất hoạt động bề mặt anion, hịa
tan trong nước, có nguồn gốc từ dừa và khơng chứa nhóm sulfate.
Đây là chất hoạt động bề mặt cực kì nhẹ và được coi là một trong những chất an
toàn nhất trên thị trường.
Số CAS: 928663 – 45 – 0.
2.4 Cấu trúc của Sodium lauroyl methyl isethionate
Sodium lauroyl methyl isethionate có cơng thức phân tử: C15H29NaO5S.
10


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

Có phân tử khối bằng 344.4.

Hình 2.1: Cấu trúc của Sodium lauroyl methyl isethionate
2.5 Ứng dụng của Sodium lauroyl methyl isethionate
Sodium lauroyl methyl isethionate là một chất tạo bọt, giúp tạo lớp bọt dày. Được
ứng dụng nhiều trong sữa rửa mặt và các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội.
Là một chất hoạt động bề mặt có hiệu quả cao, vì nó làm giảm sức căng bề mặt
của da, giúp sản phẩm đều trên da khi sử dụng. Làm sạch bụi bẩn tích tụ trên da và tóc.
Có khả năng phân hủy sinh học nên thân thiện với mơi trường.
Có mặt trong hầu hết các sản phẩm đời sống như
Sản phẩm chăm sóc cá nhân: nước rửa tay, nước tẩy trang, xà phòng, sữa rửa mặt


Sản phẩm chăm sóc tóc: dầu gội đầu, thuốc nhuộm, gel tạo kiểu tóc,
Sản phẩm chăm sóc body: sữa tắm, dầu tắm, muối tắm,…

11


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

CHƯƠNG 3: TÍNH CHẤT CỦA SODIUM LAUROYL METHYL
ISETHIONATE
3.1 Nhiệt độ nóng chảy
Nhiệt độ nóng chảy: 154.17oC.
Nhiệt độ nóng chảy được đo bằng cách sử dụng thiết bị đo điểm nóng chảy của
Fisher – Johns với nhiệt độ từ 0 đến 160oC.
3.2 Nhiệt độ sôi
Nhiệt độ sôi: không xác định.
Phân hủy ở 310oC trước khi sơi ở áp suất khí quyển và áp suất 10kPa. Mẫu thử
nghiệm được DSC phân tích bằng thiết bị TA Instruments DCS 2010.
3.3 Tỷ trọng
Tỷ trọng: 1099.6 kg/m3 ở 22oC.
Phương pháp: OECD TG 109 Density of Liquids and Solids.
Tỷ trọng được xác định bằng phương pháp cân bằng thủy tĩnh.
3.4 Áp suất hơi
Áp suất hơi: không xác định.
Phân hủy ở 310oC trước khi sôi ở áp suất khí quyển và áp suất 10kPa. Mẫu thử
nghiệm được DSC phân tích bằng thiết bị TA Instruments DCS 2010.
3.5 Độ tan
Độ hòa tan: >1000 g/L ở 20oC.
Phương pháp: OECD TG 105 Water Solubility.
Phương pháp Flask. Cho 3ml nước vào 7.5 g Sodium lauroyl methyl isethionate.

Đun nóng, khuấy đều và để ở nhiệt độ phịng thì thu được chất lỏng trong suốt đồng
nhất.
12


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

3.6 Hệ số phân vùng
Hệ số phân vùng (n – octanol/nước): không xác định.
3.7 Sức căng bề mặt
Sức căng bề mặt: 37.05 mN/m ở 20oC.
Được phân tích bằng máy đo sức căng bề mặt CSC – DeNouy.
3.8 Hằng số phân ly
Hằng số phân ly: không xác định.
Đây là muối natri và sẽ được phân ly hoàn toàn dưới điều kiện nhiệt độ phịng.
3.9 Nhiệt độ tự bốc cháy
Tính dễ cháy: không dễ cháy
Nhiệt độ tự bốc cháy: >400oC.
3.10 Giá trị HLB của Sodium lauroyl methyl isethionate
HLB (hydrophilic-lipophilic balance) được gọi là chỉ số cân bằng dầu-nước, có
thang đo 1 – 20.
SLMI là chất hoạt động bề mặt anion, có HLB rơi vào khoảng 10 – 13.

13


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG CỦA SODIUM LAUROYL METHYL
ISETHIONATE TRONG MỸ PHẨM

4.1 Ứng dụng
Sodium lauroyl methyl isethionate là thành phần được sử dụng nhiều trong các
sản phẩm như dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, nước rửa tay nên có thẻ thấy cơng dụng
dụng chính của nó là làm sạch.
Sodium lauroyl methyl isethionate là một thành phần làm sạch được cho là nhẹ
dịu trên da và không gây tổn hại đến hàng rào bảo vệ da. Nó là một acid béo gốc thực
vật nên có khả năng phân hủy sinh học.
Sodium lauroyl methyl isethionate có khả năng tạo bọt cao, tạo ra lớp bọt ổn định,
dày và mượt mà không làm mất nước trên da. Đây là sản phẩm lý tưởng để bổ sung vào
các sản phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc và tắm. Chất hoạt động bề mặt hiệu suất cao
này, có hiệu quả như nhau trong cả nước cứng và nước mềm, là một lựa chọn phổ biến
để bổ sung cho dầu gội đầu sữa tắm và sữa rửa mặt.
Làm sạch tóc mà khơng loại bỏ các loại dầu quan trọng, làm cho tóc giữ được độ
ẩm và bóng mượt.
Đóng vai trị như một chất tạo bọt và có tính tẩy rửa và nó khơng gây kích ứng
cho da.
Đây là một chất hoạt động bề mặt giúp làm giảm sức căng bề mặt nước, từ đó
các chất bẩn sẽ dễ dàng được rửa sạch.
Nó có trong chất tẩy trang giúp lấy đi các mẫu phấn son còn sót lại trong các lỗ
chân lơng, giúp cho da sạch thống sạch.
Chất làm sạch có mùi thơm nhẹ này đủ dịu nhẹ để sử dụng trên làn da mỏng manh
của trẻ sơ sinh. Sodium lauroyl methyl isethionate là chất hoạt động bề mặt lý tưởng
giúp làm sạch da trước khi trang điểm, cũng như các sản phẩm chăm sóc cá nhân và đồ
vệ sinh cá nhân. Đặc tính nhũ hóa của Sodium lauroyl methyl isethionate, cho phép nước
và dầu trộn lẫn, khiến nó trở thành một thành phần phổ biến trong xà phòng và dầu gội.
14


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm


Đầu kị nước kích thích chất bẩn bám vào, sau đó đầu ưa nước dễ dàng theo nước rửa
trơi. Khả năng tạo bọt cao cấp và hiệu ứng dưỡng giúp tóc và da cảm thấy ngậm nước,
mềm mại và mượt mà.
4.2 Phần trăm Sodium lauroyl methyl isethionate trong các sản phẩm
Thành phần phần trăm Sodium lauroyl methyl isethionate được sử dụng trong
sản phẩm tùy theo yêu cầu của sản phẩm mà dao động từ 3% đến 40% dung tích sản
phẩm.
Trong sữa rửa mặt phần trăm Sodium lauroyl methyl isethionate có thể chiếm từ
3% đến 10% dung tích sản phẩm.

Hình 4.1 : Sữa rửa mặt có chứa Sodium lauroyl methyl isethionate
Trong sữa tắm phần trăm Sodium lauroyl methyl isethionate có thể chiếm từ 10%
đến 20% dung tích sản phẩm.

15


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

Hình 4.2: Sữa tắm có chứa Sodium lauroyl methyl isethionate
Trong dầu gội phần trăm Sodium lauroyl methyl isethionate có thể chiếm từ 20%
đến 40% dung tich sản phẩm.

Hình 4.3: Dầu gội có chứa Sodium lauroyl methyl isethionate

16


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm có chứa Sodium lauroyl methyl
isethionate và mỗi sản phẩm đều có ưu, nhược điểm riêng. Nên mọi người cần cân nhắc
để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Đặc biệt là đối với các sản phẩm chăm sóc da.
Vậy nên việc cần thiết khi chọn mua sản phẩm là phải kiểm tra kĩ thành phần. Vì
ngồi chứa Sodium lauroyl methyl isethionate thì các sản phẩm cịn chứa các thành phần
khác có thể khơng phù hợp cho da.
Sodium lauroyl methyl isethionate là một chất hoạt động bề mặt được các chuyên
gia đánh giá cao bởi có nguồn gốc từ thiên nhiên, tính dịu nhẹ và có thể sử dụng dược
trên da em bé.
Bài tiểu luận của em còn nhiều sai sót do việc nghiên cứu tài liệu cịn hạn chế.
Mong cơ góp ý để em sửa đổi và hoàn thiện bài một cách tốt nhất.

17


Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hóa keo, Mai Hữu Khiêm, Trường đại học Bách khoa TPHCM, 1994.
2. Hóa học và kỹ thuật chất hoạt động bề mặt, Lê Thị Hồng Nhạn, Trường Đại học Bách
khoa TPHCM, 2019.
3. JOSEPH CURTIS FLOOD, (2015), Solution and Liquid Crystalline Properties of
Sodium Lauroyl Methyl Isethionate/Water Mixtures (The University of Manchester).
4. Mohammed I. Jeraal, Kevin J. Roberts, Ian McRobbie, David Harbottle, (2019),
Assessment of the Thermal Degradation of Sodium Lauroyl Isethionate Using
Predictive Isoconversional Kinetics and a Temperature-Resolved Analysis of Evolved
Gases.
5. HOU Su-zhen,ZHI Li-fei,LI Yong-sheng,LI Yun-ling,LI Qiu-xiao, Performance of
sodium lauroyl isethionate/methyl isethionate.

6. National industrial chemicals notification and assessment scheme (NICNAS), (2019),
Dodecanoic acid, methyl-2-sulfoethyl ester, sodium salt (1:1).
7. Alexmo Cosmetic, Sodium lauroyl methyl isethionate.
8. Pubchem, Sodium lauroyl 2-methyl isethionate,
/>9. Odele, 4 Ingredients That Look Scary But Are Actually Good For Your Hair,
/>10. Inci Beauty, Sodium lauroyl methyl isethionate,
/>11. QÚLCBD, Untimate guide to Sodium lauroyl methyl isethionate and its benefits.
12. EWG's Skin Deep, Sodium lauroyl methyl isethionate,
/>

Sodium lauroyl methyl isethionate và Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

SODIUM_LAUROYL_METHYL_ISETHIONATESODIUM_LAUROYL_METHYL_ISETHIONATESODIUM_LAUROYL_METHYL_ISETHIONATESODIUM_LAUROYL_METHYL_ISETHIONATE/
13. Huanggang yongan Pharmaceutical Co.,Ltd., Details for Sodium Lauroyl Methyl
Isethionate.
14. Nature’s Aid, (30/12/2015), What You Need to Know About Sodium Lauroyl Methyl
Isethionate.
15. Y B Qi, (2013), Preparation Process And Performance Of Sodium Lauroyl Methyl
Isethionate.
16. Innospec, Personal Care Products for Europe, Middle East & Africa and Asia
Pacific.
17. ChemSrc, (13/3/2021), Sodium,2-dodecanoyloxypropane-1-sulfonate,
/>18. European Chemicals agency, Dodecanoic acid, 1-methyl-2-sulfoethyl ester, sodium
salt (1:1), />19. Anveya, (14/12/2020), Ingredients in depth - sodium lauroyl methyl isethionate,
/>
19


×