Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

SODIUM LAURYL ETHER SULFATE (SLES) và ỨNG DỤNG TRONG LĨNH vực tẩy rửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠNG NGHỆ HĨA HỌC VÀ THỰC PHẨM
------

TIỂU LUẬN
Môn: HOẠT CHẤT BỀ MẶT

ĐỀ TÀI: SODIUM LAURYL ETHER SULFATE (SLES)
VÀ ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC TẨY RỬA

GVHD: TS. PHAN NGUYỄN QUỲNH ANH
SVTH: NGUYỄN THỊ CẨM PHƯƠNG
MSSV: 18139155
LỚP: DH18HT

TP Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa

LỜI MỞ ĐẦU
Để hoàn thành bài tiểu luận kết thúc môn học em cũng xin chân thành cảm ơn
cô Phan Nguyễn Quỳnh Anh đã tạo điều kiện giúp em thực hiện bài tiểu luận để em
hồn thành mơn học đúng hạn và hồn chỉnh hơn, có thêm những kiến thức cơ bản về
chất hoạt động bề mặt. Ngoài ra sự giảng dạy tận tình và nhiệt huyết của cô cũng làm
cho môn học thêm phần hấp dẫn và thu hút chúng em hơn.
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, do hạn chế về tài liệu, hiểu biết kiến thức
cũng như kinh nghiệm làm bài còn hạn chế mà em khơng thể tránh khỏi những sai sót.
Em rất mong nhận được những lời nhận xét và góp ý của cơ để có thể rút kinh nghiệm
cho những bài làm sau. Em xin chân thành cảm ơn cô!



i


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................. vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT .......................... 1
1.1. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 1
1.1.1. Chất hoạt động bề mặt ................................................................................ 1
1.1.2. Sức căng bề mặt ........................................................................................... 1
1.1.3. HLB (Hydrophile - Lipophile Balance) ..................................................... 1
1.2. Thành phần và cấu tạo của chất hoạt động bề mặt ........................................ 2
1.3. Phân loại các chất hoạt động bề mặt ............................................................... 3
1.3.1. Phân loại theo bản chất nhóm háo nước ................................................... 3
1.3.2. Phân loại theo bản chất nhóm kỵ nước ..................................................... 4
1.3.3. Phân loại theo bản chất liên kết nhóm kỵ nước và ái nước] .................... 4
1.4. Chọn và sử dụng chất hoạt động bề mặt phù hợp với mục đích sử dụng..... 4
1.4.1. Tẩy rửa.......................................................................................................... 4
1.4.2. Tạo bọt .......................................................................................................... 8
1.4.3. Nhũ hóa ....................................................................................................... 10
1.4.4. Thấm ướt .................................................................................................... 10
1.4.5. Làm tan ....................................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ SODIUM LAURYL ETHER SULFATE (SLES)

...................................................................................................................................... 12
2.1. Nguồn gốc và thực trạng.................................................................................. 12
ii


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa

2.2. Định nghĩa ......................................................................................................... 13
2.3. Tên gọi ............................................................................................................... 13
2.4. Cấu trúc............................................................................................................. 14
2.5. Cơng thức hóa học ............................................................................................ 14
2.6. Tính chất hóa lý ................................................................................................ 14
2.6.1. Tính chất vật lý .......................................................................................... 14
2.6.1. Tính chất hóa học....................................................................................... 15
2.7. Phạm vi ứng dụng ............................................................................................ 16
2.8. Ưu điểm, nhược điểm....................................................................................... 16
2.8.1. Ưu điểm....................................................................................................... 16
2.8.2. Nhược điểm ................................................................................................ 16
2.9. Lợi ích của việc sử dụng SLES........................................................................ 17
2.10. Cách điều chế SLES ....................................................................................... 17
2.11. Độc tính ........................................................................................................... 18
2.12. Lành tính ........................................................................................................ 18
2.13. Các cơ quan, tổ chức thẩm định về SLES ................................................... 18
2.14. Một số lưu ý .................................................................................................... 19
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA SLES TRONG LĨNH VỰC TẨY RỬA ............ 20
3.1. Nồng độ sử dụng trong các sản phẩm tẩy rửa ............................................... 20
3.2. Các sản phẩm tẩy rửa chăm sóc cá nhân ....................................................... 20
3.2.1. Xà phòng ..................................................................................................... 20
3.2.2. Sữa tắm ....................................................................................................... 20
3.2.3. Bubble bath ................................................................................................ 20

3.2.4. Kem đánh răng........................................................................................... 21
3.2.6. Dầu gội đầu ................................................................................................. 21

iii


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa

3.2.7. Bọt cạo râu .................................................................................................. 21
3.3. Các sản phẩm tẩy rửa sinh hoạt hằng ngày................................................... 22
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN .......................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 25

iv


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bề mặt phân chia pha lỏng – khí của một chất lỏng nguyên chất ................. 1
Hình 1.2: Cấu tạo của chất hoạt động bề mặt ................................................................ 2
Hình 1.3: Chất béo trên bề mặt sợi trước khi tẩy và sau khi tẩy ................................... 5
Hình 1.4: Thuyết Rolling – up của Stevenson ............................................................... 5
Hình 1.5: Mơ hình bề mặt sợi S và hạt rắn P ................................................................. 7
Hình 1.6: Cấu tạo màng bọt ........................................................................................... 8
Hình 2.1: Cấu trúc phân tử SLES ................................................................................ 14
Hình 2.2: SLES có màu trắng và màu vàng nhạt......................................................... 14
Hình 3.1: Sản phẩm kem đánh răng ............................................................................ 21
Hình 3.2: Sản phầm dầu gội đầu.................................................................................. 21
Hình 3.3: Các sản phẩm tẩy rửa sinh hoạt hằng ngày ................................................. 23


v


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tính chất hóa lý của SLES 70% và SLES 28% ......................................... 15

vi


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa

ĐẶT VẤN ĐỀ
Với xu hướng hiện nay việc sử dụng các sản phẩm lành tính hay có nguồn gốc
từ thiên nhiên luôn thu hút được thị hiếu của người tiêu dùng. Một mặt để bảo vệ môi
trường, mặt khác nó cũng đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng sản phẩm. Hãy thử nhìn
bảng thành phần trên nhãn của sữa tắm, sữa rửa mặt hoặc dầu gội đầu hay nước rửa
chén, bột giặt của bạn, nhiều khả năng SLES là một trong những thành phần đầu tiên
trong danh sách bảng thành phần của sản phẩm. SLES giữ một vị trí tuyệt vời trong các
sản phẩm tẩy rửa gia dụng, chăm sóc bản thân và làm đẹp. SLES là chất hoạt động bề
mặt anion và chất tạo bọt, được sử dụng trong các chất tẩy rửa lên đến 40% thị trường
chất tạo bọt. Số lượng này hiện đang không ngừng tăng tại các nước đang phát triển sẽ
thúc đẩy nhu cầu về chất tẩy rửa trên thị trường toàn cầu. Ngành công nghiệp sản xuất
tẩy rửa như sản phẩm: dầu gội, sữa tắm, nước rửa tay, nước rửa chén, bột giặt, nước tẩy
đa năng,… mang lại doanh thu cao và cũng ngày càng tăng trưởng do tính tạo bọt cao
của chúng mang lại. Ngồi ra nó cịn có đặc tính như giá rẻ, dịu nhẹ với làn da hay có
độ phân hủy sinh học cao, có nhiều vai trị như tẩy rửa, làm sạch, tạo bọt hay nhũ hóa,…
nên việc nó được ứng dụng rộng rãi vào các sản phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày là

điều thiết yếu.
Bản thân là một người tiêu dùng, một người đã và đang bị bệnh về da tay liên
quan đến việc sử dụng các sản phẩm hóa chất tẩy rửa hằng ngày thì nó càng thúc đẩy
tơi cần tìm hiểu rõ hơn về các sản phẩm tẩy rửa gây ra cảm giác ăn mịn hay khơ rát sau
khi sử dụng. Thật sự thành phần nào gây ra cảm giác đó? Có phải nó thật sự độc hại
như vậy hay khơng? Tại sao người ta vẫn sử dụng chất đó rộng rãi như vậy?... Hàng
ngàn câu hỏi đã hiện lên cũng chính là động lực để tơi có thể thực hiện bài tiểu luận với
đề tài “Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa”.

vii


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Chất hoạt động bề mặt
Hay còn được biết đến với tên surfactant, surface active agent. Đây là những hợp
chất giúp làm giảm sức căng bề mặt hoặc những áp lực bề mặt chung giữa hai chất lỏng
hoặc giữa chất lỏng và chất rắn.
Ngoài ra nó có thể được sử dụng như chất tẩy rửa, chất nhũ hóa, chất làm
ướt, chất tạo bọt, và chất phân tán.
Các chất hoạt động bề mặt là những chất có khả năng làm giảm sức căng bề mặt
của dung mơi chứa nó. Các chất này có khả năng hấp phụ lên lớp bề mặt, có độ tan
tương đối nhỏ, nếu khơng chúng có xu hướng rời khỏi bề mặt vào trong chất lỏng.
1.1.2. Sức căng bề mặt [1]
Khí

Lỏng


Hình 1.1: Bề mặt phân chia pha lỏng – khí của một chất lỏng nguyên chất
Lực tác dụng trên một đơn vị chiều dài của giới hạn (chu vi) bề mặt phân chia
pha và làm giảm bề mặt của chất lỏng gọi là sức căng bề mặt. (erg/cm2 hay dyn/cm vì
1 erg = 1 dyn/cm). Sức căng bề mặt phụ thuộc vào bản chất của chất tiếp xúc.
1.1.3. HLB (Hydrophile - Lipophile Balance) [1]
Các tính chất của các chất hoạt động bề mặt liên quan đến mối tương quan giữa
phần ái nước và phần kỵ nước. Nếu phần ái nước tác dụng mạnh hơn phần kỵ nước thì
chất hoạt động bề mặt dễ hòa tan trong nước hơn, ngược lại nếu phần kỵ nước tác dụng
mạnh hơn phần ái nước thì chất hoạt động bề mặt dễ tan trong pha hữu cơ hơn. Từ đó
dựa vào mối tương quan giữa phần kỵ nước và ái nước mà chất hoạt động bề mặt được

1


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa

sử dụng vào các mục đích khác nhau. Mối tương quan giữa phần ái nước và kỵ nước
được đặc trưng bằng giá trị HLB (cân phần ái nước - ái dầu).
HLB cho biết tỷ lệ giữa tính ái nước so với tính kỵ nước, được biểu thị bằng
thang đo có giá trị từ 1 - 40. Các chất hoạt động bề mặt có tính ái nước thấp sẽ có HLB
nhỏ, các chất hoạt động bề mặt có tính ái dầu thấp sẽ có HLB lớn. Sự gia tăng HLB
tương ứng với sự gia tăng của tính ái nước.
Có thể ước lượng sơ bộ giá trị HLB dựa trên tính chất hịa tan trong nước hay
tính phân tán của chất hoạt động bề mặt trong nước. Ứng với độ phân tán khác nhau thì
giá trị HLB khác nhau.
1.2. Thành phần và cấu tạo của chất hoạt động bề mặt
Các chất hoạt động bề mặt trong nước đa số là các chất hữu cơ như các acid béo,
muối của acid béo, ester, rượu, alkyl sunfate… Các phân tử chất hoạt động bề mặt bao
gồm hai phần:
Phần phân cực (ái nước, ưa nước, háo nước) thường chứa các nhóm carboxylate,

sunfonate, sulfate, amine bậc bốn… Nhóm này làm cho phân tử chất hoạt động bề mặt
có ái lực lớn đối với nước và bị kéo vào lớp nước.
Phần không phân cực (kỵ nước, ghét nước hay ái dầu, háo dầu, ưa dầu) là các
gốc hydrocarbon không phân cực kỵ nước, không tan trong nước, tan trong pha hữu cơ
không phân cực nên bị đẩy đến pha không phân cực. Phân tử chất hoạt động bề mặt
được biểu diễn như sau:
Phần ái nước
(hydrophilic)
Phần kỵ nước
(hydrophobic)
Hình 1.2: Cấu tạo của chất hoạt động bề mặt
Phần không tan trong nước thường là một mạch hydrocarbon dài 8-21, ankyl
thuộc mạch alkan, alkyl mạch thẳng hay có gắn vòng clo hay benzen…
Phần tan trong nước thường là một nhóm ion hoặc non - ionic là nhóm phân cực
mạnh như Carboxyl (COO-), Hydroxyl (-OH), Amine (-NH2), Sulfate (-OSO3)…

2


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa

1.3. Phân loại các chất hoạt động bề mặt [1]
Các chất hoạt động bề mặt có thể được phân loại theo cấu trúc hóa học, theo tính
chất vật lý (độ tan trong nước hoặc dung môi), theo ứng dụng hóa học.
Phân loại theo cấu trúc hóa học có thể phân theo:
Phân loại theo bản chất nhóm háo nước.
Phân loại theo bản chất nhóm kỵ nước.
Phân loại theo bản chất liên kết giữa nhóm háo nước và kỵ nước.
1.3.1. Phân loại theo bản chất nhóm háo nước [1]
Theo bản chất nhóm háo nước các chất hoạt động bề mặt được chia thành các

nhóm chính như sau: các chất hoạt động bề mặt anion, cation, lưỡng tính và khơng ion.
Trong đó, anionic và non - ionic là hai loại chủ yếu dùng trong chất tẩy rửa bề
mặt kim loại. [6]
Anionic

Hoạt chất khi cho vào trong nước sẽ phân ly thành ion âm, nhóm ưa nước liên
kết với nhóm kỵ nước bằng liên kết cộng hóa trị. Vì vậy, chúng có khả năng làm sạch bề
mặt rất mạnh, khả năng lấy dầu cao, tạo bọt nhiều. Đây là loại chất hoạt động bề mặt
được sử dụng nhiều nhất trong các chất tẩy rửa. [6]
Cationic

Non - ionic (NI) (không phân ly)

Các chất hoạt động bề mặt có nhóm phân cực khơng bị ion hóa trong dung dịch
nước. Phần ưa nước chứa những ngun tử oxy, nitơ hoặc lưu huỳnh khơng ion hóa. Sự
hòa tan xảy ra do cấu tạo những liên kết hydro giữa các phân tử nước và một số chức
năng của phần phân cực bao gồm nhóm ancol và este. Phần kỵ nước là mạch
hydrocarbon dài, khơng bị ion hóa nên khơng tích điện. Do đó, hoạt chất ít bị ảnh hưởng
bởi nước cứng và pH của môi trường. Tuy nhiên hoạt chất có khả năng lấy dầu ít và tạo
bọt kém. [6]
3


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa

Lưỡng tính (Amphoteric)

1.3.2. Phân loại theo bản chất nhóm kỵ nước [1]
Gốc alkyl mạch thẳng, C8 – C18
Gốc alkyl mạch ngắn C3 - C12 gắn vào nhân thơm.

Olefin nhánh C8 - C20.
Hydrocarbon từ dầu mỏ.
Hydrocarbon mạch dài thu được từ phản ứng CO và H2.
1.3.3. Phân loại theo bản chất liên kết nhóm kỵ nước và ái nước [1]
Gồm 2 loại:
• Nhóm háo nước liên kết trực tiếp nhóm kỵ nước:
RCOONa, ROSO3Na, RC6H4SO3Na
• Nhóm háo nước liên kết nhóm kỵ nước thơng qua các liên kết trung gian:
Liên kết ester: RCOO-CH2CHOHCH2-OSO3Na
Liên kết amide: R-NHCOCH2SO3Na
Liên kết ether: ROC2H4OSO3Na
1.4. Chọn và sử dụng chất hoạt động bề mặt phù hợp với mục đích sử dụng
1.4.1. Tẩy rửa
Là một q trình phức tạp liên quan đến việc thấm ướt đối tượng (tóc hay da).
Nếu các chất cần loại là dạng rắn dính mỡ, q trình tẩy rửa liên quan đến sự nhũ tương
hóa các chất dầu được loại đi và bền hóa nhũ tương. [14]
Việc làm sạch tóc phức tạp hơn và trong q trình làm sạch tóc, thể tích bọt có
đóng một vai trị nào đó. SLES là một cấu tử thơng dụng của xà phịng gội đầu và sự
tạo bọt thường được tăng thêm bằng cách cho thêm các alkanolamide. Các chất hoạt
động bề mặt lưỡng tính được dùng cho các xà phòng gội đầu chuyên biệt. [14]
1.4.1.1. Cơ chế tẩy rửa
Sự tẩy rửa bao gồm:
Lấy đi các vết bẩn khỏi các bề mặt rắn (vật dụng, vải vóc).
Giữ các vết bẩn đã lấy đi đang lơ lửng để tránh cho chúng khỏi bám lại trên các
quần áo (hiện tượng chống tái bám).
4


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa


Vết bẩn được khảo sát bao gồm vết bẩn không phân cực (vết bẩn dầu mỡ) và vết
bẩn dạng hạt (các hạt mịn). Các vết bẩn chất béo và dạng hạt này có thể tồn tại độc lập
hay hịa lẫn với nhau.
Vết bẩn chất béo có thể do từ bã nhờn của con người tiếp xúc với các chất béo ở
môi trường (thức ăn, mỹ phẩm, dầu máy...). Các vết bẩn dạng hạt gồm oxid kim loại,
đất hay hợp chất carbon như lọ nồi…
Để giải thích q trình tẩy rửa đơn giản hơn người ta xét hai loại vết bẩn này
riêng biệt.
1.4.1.2. Tẩy các vết bẩn có chất béo
a) Thuyết nhiệt động – phương pháp Lanza

Hình 1.3: Chất béo trên bề mặt sợi trước khi tẩy và sau khi tẩy
Có nghĩa là khi thêm chất hoạt động bề mặt vào nước, do sự hấp phụ của nó trên
sợi và vết bẩn làm giảm được sức căng bề mặt của chúng (so với nước) cho đến khi
tổng của chúng trở nên nhỏ hơn sức săng bề mặt của giao diện sợi/vết bẩn lúc đó vết
bẩn tự tẩy đi. Cơ chế này được gọi là cơ chế Lanza.
b) Cơ chế rolling – up (cuốn đi)
Thuyết Rolling up của Stevenson đề nghị vào năm 1953 như sau:

Hình 1.4: Thuyết Rolling – up của Stevenson
5


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa

Để tẩy đi vết bẩn θ phải bằng 180o hay cos θ = -1 hay σBS = σNS +σBN.
Chất hoạt động bề mặt do chúng hấp phụ lên sợi và vết bẩn làm giảm các sức
căng giao diện sợi/nước và bẩn/nước, lúc đó màng dầu sẽ cuốn lại và tách khỏi sợi do
lực cơ học như chà xát (giặt bằng tay hay bằng máy).
c) Cơ chế hòa tan

Cơ chế rolling up chỉ liên quan đến vết bẩn dạng lỏng có chất béo và nhờ chất
hoạt động bề mặt làm giảm sức căng giao diện. Sau khi nồng độ chất hoạt động bề mặt
vượt quá trị số CMC thì hiệu ứng rolling up không tăng nhưng thực nghiệm cũng cho
thấy q trình tẩy giặt vẫn tăng. Cần có cơ chế giải thích khác.
Cơ chế hịa tan được đề nghị bởi Mc Bam vào năm 1942 và phát triển bởi Ginn,
Brown và Harris năm 1961. Các phân tử chất hoạt động bề mặt kết hợp với nhau trong
các dung dịch để hình thành micell ở nồng độ CMC. Rất nhiều hợp chất không tan trong
nước như acid béo, rượu béo, triglyceride, hydrocarbon được hòa tan bên trong các
micell và sự hòa tan này xảy ra khi nồng độ chất hoạt động bề mặt cao hơn CMC.
Tóm lại để có sự tẩy rửa tốt, không những cần giảm sức căng bề mặt mà cịn phải
tăng nồng độ hoạt chất để hình thành các micell và có được một số micelle đủ, tùy theo
lượng vết bẩn béo hiện diện trong dung dịch giặt rửa.
Kết luận: Cơ chế tẩy rửa các vết bẩn dầu mỡ nói chung bằng các dung dịch tẩy
rửa bao gồm các bước sau:
+ Khi cho các chất hoạt động bề mặt vào dung dịch tẩy rửa, sức căng bề mặt
giảm, vì vậy dung dịch tẩy rửa sẽ dễ thấm ướt vải sợi cũng như các bề mặt rắn khác, dễ
thấm vào mao quản của vải sợi bẩn. Trong khi đó nước khơng có chất hoạt động bề mặt
sẽ khơng thể thấm vào những mao quản đó được vì nước có sức căng bề mặt khá cao.
Lúc chưa có chất hoạt động bề mặt, góc thấm ướt > 90o, việc thêm các chất tẩy rửa vào
sẽ làm giảm góc thấm ướt về khơng, làm cho sự thấm ướt hồn tồn xảy ra.
+ Khi dung dịch đã ngấm vào vải, phần kỵ nước của chất hoạt động bề mặt sẽ
hấp phụ trên các hạt dầu mỡ, phần ái nước của chất hoạt động bề mặt sẽ hướng ra ngồi
dung dịch nước.
Chính sự định hướng của phân tử chất hoạt động bề mặt như vậy tạo ra áp suất
tách các vết bẩn dầu mỡ ra khỏi vải đi vào dung dịch tẩy rửa .
6


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa


+ Các chất hoạt động bề mặt sẽ giúp cho việc phân tán các vết bẩn dầu mỡ dưới
dạng nhũ tương, ngăn không cho vết bẩn bám trở lại trên bề mặt đã được tẩy rửa. Việc
ngăn ngừa tái bám là do các hạt dầu mỡ được hấp phụ một lớp chất hoạt động bề mặt
(thường là anion), mặt khác các phân tử chất hoạt động bề mặt cũng sẽ hấp phụ trên bề
mặt vải, đầu ái nước hướng ra ngoài, hạt bẩn và bề mặt vải sẽ tích điện cùng dấu sẽ đẩy
nhau. Hơn nữa, đầu phân cực của chất hoạt động bề mặt có khả năng hydrat hóa mạnh,
chính vì vậy, hạt bẩn đã tách ra khỏi vải sẽ không thể tái bám trở lại bề mặt vải đã sạch.
Lưu ý, bề mặt vải và hạt thường tích điện âm nên chất hoạt động bề mặt anion và không
ion hiệu quả hơn chất hoạt động bề mặt cation.
+ Các dung dịch chất tẩy rửa có khả năng tạo bọt cao, một phần chất bẩn sẽ tách
vào bọt, nhất là những hạt bẩn ít thấm ướt, chúng sẽ dính vào bọt giống như q trình
tuyển nổi làm giàu quặng.
1.4.1.3. Tẩy các vết bẩn dạng hạt
Thuyết nhiệt động học và điện học (Duiaguin-Landau-vervey và Overbeck
(DLVO)):
Xét mơ hình bề mặt sợi S và một hạt rắn P:

Hình 1.5: Mơ hình bề mặt sợi S và hạt rắn P
Ở khoảng cách δ cho trước, S và P đều chịu lực hút (Van der Waals) hay lực đẩy
(tĩnh điện).
Công cung cấp để tách hạt P ra khỏi bề mặt S một khoảng cách δ yếu hơn bởi vì
lực đẩy quan trọng hơn, tức là hạt P và bề mặt S cùng phân cực cùng dấu (tích điện
giống nhau). Khi chất hoạt động bề mặt bị hấp phụ trên các hạt và bề mặt làm cho gia
tăng lực đẩy và do đó làm cho quá trình tẩy dễ dàng hơn.

7


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa


1.4.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tẩy rửa [3]
Khả năng tẩy rửa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: bản chất chất hoạt động bề
mặt sử dụng, pH, phụ gia, nhiệt độ....
1.4.2. Tạo bọt
Như đã nói ở trên, để tạo thể tích bọt lớn và bền, người ta thường sử dụng SLES
tăng cường với các alkanolamide.
1.4.2.1. Độ bền vững của tập hợp bọt
Bọt điển hình là hệ phân tán các chất thô và rất đậm đặc của pha khí (thường là
khơng khí) trong chất lỏng. Kích thước bọt khí cỡ mm và trong một số trường hợp có
thể lên đến cm. Do có thừa pha khí và các bọt khí này ép lên nhau nên các bóng khí sẽ
mất dạng hình cầu và trở thành hình đa diện phân cách nhau bởi màng rất mỏng của
môi trường phân tán. Cần phân biệt với bọt là các hệ K/L nồng độ thấp trong đó các bọt
khí nằm xa nhau.
Các hệ bọt được tạo ra bằng cách phân tán khí trong lỏng khi có mặt chất tạo bọt
(foam booster). Chất lỏng khơng có chất tạo bọt thì không thể cho bọt bền vững. Độ
bền vững của bọt cũng như thời gian tồn tại của bọt phụ thuộc vào tính chất của màng
bao quanh, được quyết định bởi bản chất của chất tạo bọt cũng như hàm lượng sử dụng,
thường sử dụng các chất hoạt động bề mặt tổng hợp hoặc các chất hoạt động bề mặt
thiên nhiên như saponin, các protein...
Sự tồn tại tương đối ngắn của bọt và sự phá vỡ bọt khí do sự chảy của màng chất
lỏng dưới tác dụng của trọng lực. Vai trò của chất tạo bọt là làm chậm lại sự chảy của
chất lỏng (cấu tạo của màng bọt như sau).

Hình 1.6: Cấu tạo màng bọt
8


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa

Độ bền vững cực đại của bọt ứng với chất hoạt động bề mặt có gốc hydrocarbon

trung bình và với dung dịch có nồng độ trung bình. Những chất thấp hơn trong dãy đồng
đẳng có tính hoạt động bề mặt kém, những chất cao hơn có độ hịa tan thấp.
Bên cạnh bản chất và nồng độ của chất tạo bọt, thời gian tồn tại của bọt còn phụ
thuộc vào nhiệt độ, độ nhớt của dung dịch…Tốc độ phá vỡ bọt thường tăng theo nhiệt
độ do sự giải hấp phụ chất tạo bọt trên bề mặt phân chia pha và do sự bong trương chất
lỏng, làm cho màng bị mỏng đi dẫn đến phá vỡ. Sự tăng độ nhớt của dung dịch làm tăng
độ bền cho bọt.
1.4.2.2. Các nguyên nhân làm bền bọt
Các nguyên nhân làm bền bọt cho đến nay cũng chưa được làm sáng tỏ, nhiều
nhà nghiên cứu kết luận rằng khơng có một thuyết duy nhất giải thích cho sự bền vững
của bọt, nguyên nhân tồn tại của bọt điều chế từ các chất tạo bọt khác nhau, trong các
điều kiện khác nhau có thể rất khác nhau. Các nguyên nhân chính làm bền bọt như: do
lực tĩnh điện, do sự hydrat hóa, do độ nhớt, do tính đàn hồi của màng…
Lực tĩnh điện: do lực đẩy tĩnh điện giữa hai đầu phân cực của hai lớp anionic
hấp phụ trên ranh giới lỏng khí, làm cho màng ngăn cách bọt khí khơng bị mỏng đi. Khi
có mặt chất điện ly với lượng lớn, độ dày này giảm do lớp điện tích kép giảm đến một
lúc nào đó, màng bền do sự hydrat hóa chất tạo bọt chứ khơng cịn do lực đẩy tĩnh điện
nữa.
Độ nhớt: Một số nhà nghiên cứu cho rằng các màng bền vững do có độ nhớt cao
khi có chất tạo bọt hấp phụ lên màng, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu khác cho thấy có
thể tạo ra các màng bền mà khơng cần có độ nhớt cao.
Tính đàn hồi của màng: nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các màng này bền là
do có tính đàn hồi. Tuy nhiên, theo sự giảm bề dày của màng, tính đàn hồi tăng. Điều
này chưa giải thích được tại sao tính co dãn tăng, màng bị vỡ.
1.4.2.3. Các tác nhân làm tăng bọt (foam bootster)
Khi lập cơng thức có thể thay đổi đặc tính tạo bọt của sản phẩm tùy theo yêu cầu
của người tiêu dùng. Có thể thực hiện:
Chọn chất hoạt động bề mặt tạo bọt hay không tạo bọt.
Sử dụng các phụ gia làm tăng bọt.


9


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa

1.4.2.4. Ý nghĩa của bọt
Trong nhiều trường hợp sự tạo bọt có ý nghĩa thực tế to lớn:
+ Bọt có vai trị trong q trình tuyển nổi quặng.
+ Sự tạo bọt là yếu tố tích cực trong quá trình giặt giũ.
+ Nhờ sự tạo bọt và sau đó khử bọt, có thể làm sạch một số chất lỏng khỏi chất
hoạt động bề mặt.
+ Bọt có ý nghĩa to lớn trong cứu hoả, để dập tắt đám cháy người ta dùng bọt
trong đó pha phân tán là dioxid carbon, ngăn khơng cho khơng khí tiếp xúc với đám
cháy.
+ Sự tạo bọt là cần thiết khi sản xuất các chất dẻo xốp.
Trong một số trường hợp sự tạo bọt là khơng cần thiết, cần loại trừ. Ví dụ như
khuấy trộn một số dung dịch bọt dễ hình thành, gây khó khăn cho quá trình khuấy
trộn,.... Việc phá bọt bằng cách thêm vào chất chống bọt (antifoamer) như các dẫn xuất
của silicon, một số rượu. Có thể phá bọt bằng cách gia nhiệt. Khi nhiệt độ tăng, xảy ra
sự giải hấp chất tạo bọt, nhiệt độ làm bốc hơi dung môi, làm cho bọt bị phá vỡ. Có thể
phá bọt bằng biện pháp cơ học hay hút chân khơng.
1.4.3. Nhũ hóa
Một tác nhân nhũ hóa tốt thường địi hỏi phần kỵ nước hơi dài hơn tác nhân thấm
ướt. Hiện nay xà phòng vẫn còn được sử dụng làm tác nhân nhũ hóa trong mỹ phẩm do
dễ điều chế. Nếu một acid béo được đưa vào pha dầu và kiềm đưa vào pha nước, khi đó
các nhũ tương bền dầu trong nước dễ dàng hình thành khi trộn lẫn. Nhũ tương nước
trong dầu như trong một số kem tóc thường được bền hóa bằng xà phịng chứa kali.[14]
Các chất hoạt động bề mặt khơng ion cũng có giá trị trong nhũ tương.
1.4.4. Thấm ướt
Tất cả các tác nhân hoạt động bề mặt đều có một số tính chất làm ướt. Trong mỹ

phẩm, người ta thường sử dụng các alkyl sulphate mạch ngắn (C12) hoặc alkyl ether
sulphate. [14]
1.4.5. Làm tan
Tất cả các chất hoạt động bề mặt trên nồng độ CMC đều có tính chất làm tan.
Điều này quan trọng khi cần phải kết hợp hương liệu hữu cơ hay một chất hữu cơ khơng
tan vào sản phẩm, ví dụ như xà phịng, dầu gội đầu. Xà phòng, alkyl ether sulfate và
10


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa

phần lớn là các chất hoạt động bề mặt được sử dụng cho mục đích này, tuy nhiên cần
sử dụng ở nồng độ cao để cho quá trình làm tan tốt. [14]
.

11


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ SODIUM LAURYL ETHER SULFATE (SLES)
2.1. Nguồn gốc và thực trạng
SLES là một chất hóa học tổng hợp thường có nguồn gốc từ dầu mỏ, dầu cọ hoặc
dầu dừa, và có thể được tìm thấy trong nhiều loại nước giặt dành cho trẻ em, sữa tắm
dạng bọt, dầu gội, dầu xả và các sản phẩm khác. [4]
SLES là loại phổ biến nhất trong một nhóm các Sulfate Natri và Amoni Alkyl và
Alkyl Ether thương mại. Nó là một chất hoạt động bề mặt rẻ tiền, dễ dàng tạo bọt và là
một chất tẩy rửa tuyệt vời. Về cơ bản, nó là một loại xà phòng tổng hợp. [10]
Sản phẩm thương mại là dung dịch nước có chứa 30 - 70% trọng lượng SLES.
Các đặc tính của nó tương tự như các đặc tính của người anh em họ khơng phải ether

của nó, Natri Lauryl Sulfate (SLS). Cả hai đều được sử dụng rộng rãi trong chất tẩy rửa
gia dụng và công nghiệp, cũng như trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
SLES có khả năng bị ô nhiễm 1,4 - dioxane (một chất bị nghi ngờ là chất gây
ung thư) trong quá trình sản xuất ethoxylation. Cần lưu ý rằng với việc áp dụng các biện
pháp giám sát chặt chẽ hơn và các nghiên cứu hiện đại, các nhà sản xuất dự kiến sẽ có
thể loại bỏ các sản phẩm phụ này khỏi các sản phẩm chăm sóc cá nhân. [4]
SLES cũng có khả năng gây kích ứng da, tùy thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp
xúc. Một đánh giá năm 2010 của hội đồng Đánh giá Thành phần Mỹ phẩm đã lưu ý
rằng kích ứng có thể xảy ra đối với một số người dùng, nhưng kết luận rằng SLES “an
toàn như các thành phần mỹ phẩm trong cách sử dụng hiện tại và nồng độ khi được bào
chế để không gây dị ứng.” [4] Bộ Y Tế và NICNAS của Úc đã xác nhận SLES an toàn
với liều lượng cho phép và không làm biến đổi AND. [8]
Ngày nay, SLS đã được thay thế hầu hết bằng dẫn xuất etoxyl hóa của nó Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES). Bất chấp những lo ngại về tính an tồn của SLES
đến từ các nhà khoa học và nhóm nghiên cứu; những hóa chất này tiếp tục là con cưng
của các nhà sản xuất sản phẩm gia dụng vì chúng rẻ và thực hiện tốt nhiệm vụ đơn giản.
Chúng tạo ra bong bóng lâu dài và khó có thể loại bỏ ý tưởng rằng nhiều bong bóng
hơn đồng nghĩa với khả năng làm sạch tốt hơn. Kết quả là SLES được sử dụng trong
hàng trăm sản phẩm, từ nước rửa chén đến dầu gội đầu.[2]

12


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa

2.2. Định nghĩa
SLES là Sodium Laureth Sulfate, một chất hóa học rất giống SLS. SLES thực sự
được làm từ SLS (Sodium Lauryl Sulfate) đã được trải qua một q trình gọi là
ethoxylation.[11]
Ethoxyl hóa là q trình phản ứng ethylene oxide với một hóa chất để làm cho
nó bớt khắc nghiệt hơn và được sử dụng phổ biến trong chất hoạt động bề mặt trong

ngành mỹ phẩm, sử dụng trong một lượng lớn các sản phẩm chăm sóc cá nhân như xà
phòng, dầu gội, sữa tắm, nước rửa tay, nước giặt và kem đánh răng. [11]
Etylen oxid là chất khí khơng màu, có mùi ngọt. Nó chủ yếu được sử dụng để
sản xuất các hóa chất khác như SLES và chất chống đơng. Nó cũng có thể được sử dụng
như một loại thuốc trừ sâu và khử trùng vì khả năng làm hỏng DNA, đó là lý do tại sao
nó được liệt vào danh sách chất gây ung thư. [11]
SLES là chất hoạt động bề mặt anion được sử dụng rộng rãi trong việc rửa sạch
các sản phẩm như một chất hoạt động bề mặt chính. Ngồi khả năng tẩy rửa tuyệt vời
(hay cịn gọi là làm sạch), nó cịn có khả năng tạo bọt tuyệt vời. Nó là thành phần chính
của các sản phẩm tẩy rửa. Nó tương thích với tất cả các chất hoạt động bề mặt ngoại trừ
cation.[2]
2.3. Tên gọi
Danh pháp quốc tế: Sodium Laureth Sulfate.
Ở đây “Laureth” khơng phải là một thuật ngữ hóa học. Nó là cách viết tắt của
“Lauryl Ether” trong tên chính thức hơn của nó, Sodium Lauryl Ether Sulfate, hoặc
SLES. [10]
Tất nhiên, Lauryl là một thuật ngữ ban đầu cho nhóm mà ngày nay được gọi là
nhóm Dodecyl Alkyl, hoặc n-C12H25. Ether đề cập đến một hoặc nhiều nhóm ethylene
oxide được đặt giữa các nguyên tố Sulfate và Lauryl. Vì vậy SLES là một oligomer có
chứa một vài liên kết ethylene oxide; số lượng trung bình là khoảng 3 (n=3). [10]
Tên thường gọi: Sodium Lauryl Ether Sulfate, Sodium Laureth Sulphate,
Sodium Lauryl Ether Sulphate, SLES.
Tên gọi khác: Chất tạo bọt, AES, SLES AES, Lauryl, Natri Lauryl Ether Sulfate
hoặc Natri Laureth Sunfate, Dodecyl Natri Sulfate Ethoxyeth và Polyetylen Glycol (1 4) Lauryl Ether Sulfate, muối natri (Robinson và cộng sự, 2010), Rhodapex Esb 13


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa

70/MF, Alcohol Ethoxylate Sulfated Sodium Salt, Lauryl Ether Sulfato de Sodio,
Texapon N70.

2.4. Cấu trúc

Hình 2.1: Cấu trúc phân tử SLES
2.5. Cơng thức hóa học
Cơng thức hóa học: CH3(CH2)10CH2(OCH2CH2)nOSO3Na.
Đơi khi chữ số được gán bởi n được ghi rõ ngay tên gọi, ví dụ laureth - 2 - sulfate.
Có sự khác nhau về số lượng nhóm etoxi giữa các chất cho nên n ở đây là giá trị trung
bình, thường n = 3 với các sản phẩm thương mại.[17]
2.6. Tính chất hóa lý
2.6.1. Tính chất vật lý
Ngoại quan: dạng bán rắn đặc sánh, có độ nhớt cao, có màu trắng hơi trong suốt
hoặc có màu vàng nhạt, khơng mùi.

Hình 2.2: SLES có màu trắng và màu vàng nhạt

14


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa

2.6.1. Tính chất hóa học
Khối lượng phân tử: 288,372 g/mol.
Nhiệt độ nóng chảy: 206oC.
Khối lượng riêng: 1,05 g/cm³.
Khối lượng mol: khoảng 420 g/mol.
Độ hòa tan trong nước: hòa tan trong nước.
Độ pH: 7,0 - 9,5.
Tác chất hoạt động (%): tối thiểu 70
Chất phi lưu huỳnh (%): tối đa 2,5
Hàm lượng Natri Sulfate (%): tối đa 1,0

Nacl (%); tối đa 0,1
Màu sắc, Klet, 5% Am.aq.sol: tối đa 20
Dioxane (ppm): tối đa 50
Bảng 2.1: Tính chất hóa lý của SLES 70% và SLES 28% [24]
Đặc điểm kỹ thuật
Trạng thái đặc trưng

SLES 70%

SLES 28%

Hỗn hợp sệt màu trắng Chất lỏng không màu
hoặc vàng nhạt

hoặc màu vàng nhạt

Mùi vị

Khơng có mùi đặc trưng

Khơng có mùi đặc trưng

Hàm lượng hoạt chất (%)

68 - 72

27 – 29

Dầu tự do (%)


Tối đa 3,5

Tối đa 1,5

Hàm lượng Natri sulfate (%)

Tối đa 1,5

Tối đa 1,0

Giá trị pH

7,0 – 9,5

7,5 – 9,5

Màu sắc (klett 5% am.aq.sol) Tối đa 20

Tối đa 40

Chất phi lưu huỳnh (%)

Tối đa 2,0

Tối đa 2,0

Độ tạo bọt:
Bọt dai, lâu tan, phồng và mịn, bền, độ tẩy rửa cao.
Bọt có hoạt tính thấp, khơng thấm qua da hay xâm nhập vào mang nước nên rất
thân thiện với người dùng.

Bọt nhỏ và bền hơn LAS, bọt mịn hơn, nhuyễn hơn.
Độ tạo đặc: SLES khi gặp muối (natri) tạo đặc tốt hơn SLS.
15


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa

2.7. Phạm vi ứng dụng
SLES được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân và chăm
sóc tại nhà như dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, nước rửa bát, chất tẩy rửa dạng lỏng, bột
giặt và nước rửa tay.[2] Ngồi ra, SLES cịn được tìm thấy trong các chất tẩy rửa cơng
nghiệp với nồng độ cao như trong nước lau sàn, chất tẩy rửa ô tô, động cơ.
Trong các sản phẩm hàng ngày, SLES là một chất hoạt động bề mặt anion, và
nó được sử dụng để sản xuất dầu gội đầu, xà phòng và kem đánh răng do đặc tính nhũ
hóa và làm sạch của nó. [12]
Trong các sản phẩm dành cho tóc, SLES sử dụng để sản xuất các sản phẩm trị
gàu, gel dưỡng tóc, thuốc xịt dưỡng tóc và dầu xả. [12]
Trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng, SLES được sử dụng để sản xuất nước
súc miệng, kem đánh răng và các sản phẩm làm trắng răng. [12]
Trong các sản phẩm làm đẹp, SLES được sử dụng để sản xuất tẩy trang, dưỡng
môi, kem nền, kem che khuyết điểm, sữa rửa mặt, kem cạo râu, gel rửa mặt, xà phòng
rửa tay dạng lỏng và chất tẩy tế bào chết. [12]
Nó cũng được sử dụng trong công nghiệp in và nhuộm, dầu mỏ và công nghiệp
da như chất bôi trơn, chất nhuộm, chất tẩy rửa, chất tạo bọt và chất tẩy dầu mỡ. [2]
Ngồi ra, SLES cịn được dùng để sản xuất các loại bọt chữa cháy. Trong trường
hợp này, tỷ lệ sử dụng của chất này là dưới 5%.
2.8. Ưu điểm, nhược điểm
2.8.1. Ưu điểm
SLES có mức độ kích ứng da thấp hơn, dễ nén và không nhạy cảm với nước
cứng.[2] SLES cũng có những đặc tính rất tốt, rẻ và sẵn có, do đó các nhà sản xuất ln

sẵn sàng sử dụng. [2]
SLES là một chất tạo bọt có giá thành rẻ nhưng vô cùng hiệu quả, đạt được các
tiêu chí về hương thơm và màu sắc riêng. Đặc biệt, SLES loại bỏ mọi nguy cơ hỏa hoạn
vì nó không chứa cồn Ethyl hoặc Isopropyl như các Sulfate Ether hoạt tính mạnh khác.[8]
2.8.2. Nhược điểm
SLES là thủ phạm chính gây khô da mỗi khi rửa mặt, đau mắt sau khi gội đầu,
hoặc lở loét sau khi vệ sinh răng miệng,… Do đó để xác nhận mức độ an tồn khi sử
dụng sản phẩm chứa SLES chúng ta nên tìm hiểu và đưa ra bằng chứng về nó. [8]
16


Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) và ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa

2.8.2.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe
SLES có thể gây kích ứng mắt, da và phổi, đặc biệt là khi sử dụng lâu dài. SLES
cũng có thể bị nhiễm một chất gọi là 1,4-dioxane, được biết là có thể gây ung thư ở
động vật thí nghiệm. Sự nhiễm bẩn này xảy ra trong quá trình sản xuất. [13]
2.8.2.2. Ảnh hưởng đến môi trường
Môi trường: Dầu cọ đang gây tranh cãi do sự tàn phá rừng mưa nhiệt đới để trồng
cây cọ. Các sản phẩm có sulfate bị trơi xuống cống cũng có thể gây độc cho động vật
thủy sinh. Nhiều người và nhà sản xuất lựa chọn các giải pháp thay thế thân thiện với
mơi trường hơn. [13]
Do có nguồn gốc dầu mỏ, việc sản xuất SLES gây ra tranh cãi khi gây hại đến
mơi trường. Có thể nói ngành cơng nghiệp nói chung và cơng nghiệp hóa mỹ phẩm nói
riêng đều gây ra những tiêu cực nhất định cho môi trường. Vấn đề này đặt ra việc nghiên
cứu những hóa chất khác thân thiện và bền vững với môi trường hơn. Cũng do vậy nên
việc người tiêu dùng cân nhắc lựa chọn sản phẩm vì mơi trường là khơng khó hiểu. [7]
2.8.2.3. Ảnh hưởng đến động vật
Thử nghiệm trên động vật: Nhiều sản phẩm có Sulfate được thử nghiệm trên
động vật để đo mức độ kích ứng đối với da, phổi và mắt của con người. Vì lý do này,

nhiều người phản đối việc sử dụng các sản phẩm tiêu dùng có chứa SLES. [13]
2.9. Lợi ích của việc sử dụng SLES
Sản phẩm có khả năng tẩy rửa tốt, khả năng chịu nước cứng thuận lợi và khả
năng phân hủy sinh học cao. Nó cũng tạo điều kiện dễ dàng cho việc xây dựng và sản
xuất. Ngoài ra, nó cịn tạo độ đặc cho cơng thức sản phẩm cuối cùng. [2]
Đối với các sản phẩm skincare, người ta thường sử dụng SLES vì khả năng tạo
bọt khi tiếp xúc với nước, bên cạnh đó, nó cũng có thể được sử dụng như một chất làm
nhũ hóa.[8]
2.10. Cách điều chế SLES
SLES được điều chế bằng cách etoxyl hóa Dodecanol. Ethoxylate tạo thành được
chuyển thành một nửa este của acid sulfuric, sau đó được trung hịa bằng cách chuyển
thành muối natri. [2]
Một chất hoạt động bề mặt tương tự khác là Natri Lauryl Sulfate (Natri Dodecyl
Sulfate hay SLS) cũng được điều chế bằng cách trên, trừ bước etoxyl hóa. SLS và
17


×