Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

ỨNG DỤNG của SODIUM LAURYL SULFATE TRONG LĨNH vực mỹ PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.9 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CƠNG NGHỆ HĨA HỌC VÀ THỰC PHẨM


BÁO CÁO HĨA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT

Đề tài: ỨNG DỤNG CỦA SODIUM
LAURYL SULFATE TRONG LĨNH
VỰC MỸ PHẨM
GVHD: TS. PHAN NGUYỄN QUỲNH ANH
SVTH: LÂM KIM XUÂN

TP.HCM, tháng 1 năm 2022

18139229


MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................................... 2
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................................3
DANH MỤC HÌNH ẢNH..................................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1........................................................................................................................................ 6
TỔNG QUAN VỀ SODIUM LAURYL SULFATE.........................................................................6
1.1. Sodium lauryl sulfate (SLS) trong đời sống........................................................................6
1.2. Tên gọi khác.........................................................................................................................6
1.3. Định nghĩa khái quát............................................................................................................7
1.4. Ngoại quan:.......................................................................................................................... 7
1.5. Cấu trúc hóa học:................................................................................................................. 8


1.6. Cơ chế hoạt động................................................................................................................. 8
1.7. Tính chất.............................................................................................................................. 8
1.8. Độc tính................................................................................................................................8
CHƯƠNG 2......................................................................................................................................10
ỨNG DỤNG CỦA SODIUM LAURYL SULFATE TRONG LĨNH VỰC MỸ PHẨM.............. 10
2.1. Tổng quan công dụng........................................................................................................ 10
2.2. Tác dụng trong mỹ phẩm...................................................................................................10
2.2.1 Làm sạch...................................................................................................................10
2.2.2 Tạo bọt......................................................................................................................11
2.3 Liều lượng sử dụng............................................................................................................. 11
2.3.1 Liều lượng trong mỹ phẩm.......................................................................................11
2.4 Độ an toàn của SLS trong mỹ phẩm...................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................13


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

SLS

Sodium lauryl sulfate

2


EPA

Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ

3

FDA

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ

4

CIR

Hội đồng chuyên gia về các thành phần mỹ phẩm

3


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Sodium Lauryl Sulfate trong mỹ phẩm.................................................................................6
Hình 2. Ngoại quan SLS.....................................................................................................................7
Hình 3. Cấu trúc hóa học của SLS..................................................................................................... 8
Hình 4. Kích ứng da do chất tẩy rửa.................................................................................................. 9

4


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước như hiện nay thì u cầu về mức

sống cũng ngày một nâng lên. Người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn, nhiều cơ hội để
tìm cho mình một sản phẩm phù hợp nhất và giá cả phải chăng. Cùng với đó là xu hướng phát
triển thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng đang ngày một hướng tới sự phát
triển “xanh” và bền vững, đem những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên tiếp cận đến người
tiêu dùng.
Sản phẩm thân thiện với môi trường đang hiện hữu ngày càng nhiều trong đời sống của
chúng ta, đặc biệt là các nước đang phát triển. Các chính sách và chương trình đã được nỗ lực
thực hiện nhằm chuyển đổi cơ cấu cơng nghiệp, làm quy trình sản xuất sạch và hiệu quả hơn,
khơng chỉ nghiên cứu mới những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên mà những sản phẩm đã
có từ lâu cũng từng bước được cải thiện.
Từ xa xưa, cuộc sống của ơng bà ta đã gắn bó với dừa và các chế phẩm từ dừa như phong
tục đãi khách bằng nước dừa của người dân Bến Tre, nhuộm quần đen bằng nước dừa, ráo dừa
làm chén và nhất là dầu dừa để chăm sóc da và tóc của người phụ nữ Việt Nam thời xưa. Theo đó,
người ta đã phát hiện ra – một chất được chiết xuất từ dừa và dầu cọ là Sodium lauryl sulfate có
thể ứng dụng được vào nhiều sản phẩm khác nhau. Từ đó, việc nghiên cứu và ứng dụng Sodium
lauryl sulfate cũng ngày càng phổ biến hơn, nhu cầu về Sodium lauryl sulfate ngày càng lớn,
khơng chỉ trong thực phẩm mà cịn nhiều lĩnh vực khác nhau.
Vì lẽ đó mà em chọn đề tài “Ứng dụng của Sodium lauryl sulfate trong lĩnh vực mỹ phẩm”
để tìm hiểu sâu hơn.

5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ SODIUM LAURYL SULFATE
1.1. Sodium lauryl sulfate (SLS) trong đời sống
Theo Jaliman, bác sĩ da liễu của Schweiger Dermatology Group, Sodium Lauryl Sulfate
(hay còn gọi là SLS) là một chất hoạt động bề mặt có rất nhiều tác dụng và chủ yếu được dùng
như một thành phần làm sạch trong skincare (hình 1). Chất này có gốc Sunfat và được chiết xuất
từ dầu dừa, dầu cọ hoặc thậm chí dầu mỏ, thành phần SLS tương đối rẻ tiền nên được sử dụng

rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta có thể tìm thấy nó
trong hầu hết các bánh xà phịng, các sản phẩm làm sạch, sữa tắm, nước tẩy trang, kem đánh răng
và dầu gội đầu. Nhờ khả năng tạo bọt tốt, Sodium Lauryl Sulfate sẽ giúp những sản phẩm làm
sạch hoạt động tốt hơn, tạo nhiều bọt hơn [1].

Hình 1. Sodium Lauryl Sulfate trong mỹ phẩm
1.2. Tên gọi khác
Sodium lauryl sulfate chính là tên gọi mà chúng ta thường thấy nhất của chất hoạt động bề
mặt này. Ngoài ra, với bề dày lịch sử được nghiên cứu, các nhà khoa học đã đặt ra khá nhiều tên
gọi cho SLS theo tính chất hay các biến thể của nó có thể kể đến như:
- Laurylsiran sodny
- Natrium lauryl sulfuricum
- Sodium dodecyl sulphate
- Sodium lauril sulfate
- Sodium laureth sulfate
- Sodium laureth sulphate
- Sodium laureth-8 sulfate
- Sodium dodecyl sulfate
- Sodium dodecyl sulfate
- Sodium lauryl sulphate
6


- Sodium laurenth sulphate
- Natri laureth sulfat [2].
1.3. Định nghĩa khái quát
Natri lauryl sulfat (SLS) là một chất hoạt động bề mặt anion có nguồn gốc từ tự nhiên,
được sản xuất hầu hết là từ dầu dừa và dầu cọ, được sử dụng làm chất nhũ hóa trong nhiều loại
dược phẩm, mỹ phẩm, chất tạo bọt (hình) và thậm chí cả thực phẩm, và là muối natri của lauryl
sulfat tuân theo công thức (CH2)10CH2OSO3Na [3]. Sodium Lauryl Sulfate (SLS) hay cịn gọi là

Sodium dodecyl sulfate được biết đến với cơng dụng làm sạch. Do vậy, SLS thường được dùng
nhiều như thành phần tẩy rửa trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể hoặc mỹ phẩm. SLS kết hợp
cùng với hiệu quả vượt trội của các anionic giúp làm sạch tuyệt đối bụi bẩn và bã nhờn thừa trên
da. SLS còn được dùng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình như các chất tẩy rửa,
kem đánh răng, dầu gội đầu và bọt kem cạo râu… với nồng độ khá thấp. Ngoài ứng dụng về
thành phần làm sạch trong mỹ phẩm, SLS cịn thường được tìm tìm thấy trong các chất tẩy rửa
công nghiệp với nồng độ rất cao như: chất tẩy rửa ô tô, động cơ, lau sàn và thậm chí có cả trong
các dung dịch phun xịt khử khuẩn thường dùng để bảo vệ an toàn lao động [4].
1.4. Ngoại quan:
Sodium Lauryl Sulfate tồn tại dạng bột có màu trắng hoặc màu vàng (hình 2). SLS chuyển
màu vàng nhạt dưới dạng lỏng, có mùi nồng.

Hình 2. Ngoại quan SLS

7


1.5. Cấu trúc hóa học:
SLS thuộc họ hợp chất organosulfate và có cơng thức, CH3(CH2)11SO4Na. Nó bao gồm
một đi 12 cacbon gắn với một nhóm sunfat, nghĩa là, nó là muối natri của rượu 12 cacbon đã
được este hóa thành axit sunfuric (hình 3). Một mơ tả khác là nó là một nhóm alkyl với một mặt
dây chuyền, nhóm sulfat đầu cuối được gắn vào. Do đi hydrocacbon của nó, và "nhóm đầu"
anion của nó, nó có đặc tính lưỡng tính cho phép nó tạo thành các mixen, và do đó hoạt động như
một chất tẩy rửa [5].

Hình 3. Cấu trúc hóa học của SLS
1.6. Cơ chế hoạt động
Chất tạo bọt SLS là chất lưỡng tính, hoạt động chính là ở bề mặt bên ngồi. Do đó, nó di
chuyển đến bề mặt của chất lỏng, và làm giảm sức căng bề mặt. Lý do nhờ sự liên kết và kết hợp
với các phân tử SLS khác. Điều này cho phép dễ dàng lan rộng và trộn chất lỏng. SLS có hoạt

tính làm biến tính protein mạnh và ức chế sự lây nhiễm của virus. Hoạt động bằng cách hòa tan
vỏ bọc virus và bằng cách làm biến tính vỏ protein hoặc protein capsid. Nó được sử dụng để pha
trộn và ổn định hỗn hợp mỹ phẩm. Chất SLS hoạt động hiệu quả và được sử dụng trong thời gian
dài [6].
1.7. Tính chất
Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng SLS trong kem đánh răng có thể làm giảm hiệu quả của
florua trong việc ngăn ngừa sâu răng. Điều này có thể là do SLS phản ứng với sự lắng đọng của
florua trên men răng [5].
1.8. Độc tính
Thành phần Sodium Lauryl Sulfate đảm bảo an toàn cho các đối tượng sử dụng với hoạt
tính làm sạch bề mặt. Hợp chất này đã được thông qua sự thẩm định của nhiều chuyên gia. Quý
khách nên đọc kĩ thành phần trước khi sử dụng, hỏi thăm ý kiến bác sĩ về tình trạng cá nhân trước.
Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng trực tiếp hoặc gián tiếp nào cho thấy hợp chất này gây
ung thư và hại sức khỏe. Nếu được sử dụng ở mức độ thích hợp, các nhà nghiên cứu và thí
nghiệm SLS cho thấy chất này hồn tồn lành tính và an tồn.
8


Một số tin đồn cho rằng SLS gây kích ứng cho da (hình 4). Tuy nhiên, mức độ kích ứng
tuỳ thuộc vào nồng độ của SLS trong các sản phẩm, thời gian tiếp xúc, và độ tinh khiết. Thực tế,
đối với da nhạy cảm nên cẩn thận sử dụng hợp chất này. Vì vậy một điều quan trọng khi sử dụng
sản phẩm là phải đọc kỹ và làm theo đúng hướng dẫn sử dụng.

Hình 4. Kích ứng da do chất tẩy rửa
Để chứng minh độ an toàn, cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) miễn các yêu cầu
về việc giảm nồng độ SLS trong các thành phần của các chất rửa thực phẩm. Quy định về hàm
lượng tối đa của Sodium lauryl sulfate được dùng là nồng độ tối đa là 350ppm.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép bổ sung trực tiếp chất
SLS vào trong các thành phần phụ gia có trong thực phẩm. Hơn nữa, chất này được cấp phép làm
phụ gia gián tiếp, là một chất phủ trên bề mặt thực phẩm.

Thẩm định Liên Minh Châu Âu EU cho phép sử dụng SLS trong thành phần mỹ phẩm.
Hoặc trong các sản phẩm vệ sinh cá nhân và có bán hợp pháp bên nước họ. Hội đồng chuyên gia
về các thành phần mỹ phẩm (CIR) đã nghiên cứu vào năm 1983. Kết quả là SLS an toàn khi sử
dụng như một thành phần làm sạch có trong mỹ phẩm. Nó an tồn trong thời gian sử dụng ngắn,
khơng liên tục. Vào năm 2002 một lần nữa Hiệp hội CIR khẳng định nồng độ sử dụng SLS khơng
vượt q 2%, vì sẽ gây kích ứng [6].

9


CHƯƠNG 2
ỨNG DỤNG CỦA SODIUM LAURYL SULFATE TRONG LĨNH VỰC
MỸ PHẨM
2.1. Tổng quan cơng dụng
Nhờ tính năng làm sạch, vệ sinh, kháng khuẩn, hóa chất SLS thường kết hợp với các
anionic giúp làm sạch tuyệt đối bụi bẩn và bã nhờn thừa trên da. Đặc biệt, nó được biết đến nhiều
nhất với tên gọi là chất tạo bọt SLS. Khả năng tạo bọt khi tiếp xúc với nước và tính chất làm sạch
nên SLS được dùng sản xuất sữa rửa mặt, sữa tắm,…Khơng chỉ với tác dụng làm sạch, nó còn
giúp tạo độ ẩm, loại bỏ các bã nhờn trong sản phẩm chăm sóc cá nhân. Ngồi ra, Sodium Lauryl
Sulfate còn xuất hiện trong hàng loạt sản phẩm tẩy rửa gia đình như kem đánh răng. Hoặc trong
sản phẩm chăm sóc tóc và chăm sóc da. Chất này được sử dụng trong dầu gội từ những năm
1930. Đây là lựa chọn thay thế xà bông nhờ tạo được nhiều bọt. Mang những vết bẩn bám trên
tóc do dầu và dễ dàng được rửa sạch bằng nước.
- Sản phẩm cho tóc: Dầu gội đầu, gel tạo kiểu tóc, thuốc nhuộm, dược liệu trị da đầu…
- Sản phẩm cho da: Các loại kem dưỡng, thoa tay, mặt nạ, kem chống ngứa, kích ứng và kem
chống nắng…
- Kem và sữa dưỡng thể như: các loại kem thoa tay, mặt nạ, kem chống ngứa hoặc kích ứng, kem
chống nắng và các loại kem giúp rụng lơng…
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân: Kem đánh răng, thuốc tẩy trắng răng, nước súc miệng, kem cạo râu,
dưỡng môi, nước rửa tay, nước tẩy trang, sữa rửa mặt, chất tẩy tế bào chết, xà phòng, sữa tắm,

dầu gội đầu, dầu xả, dầu tắm và muối tắm…
- Gia dụng: Xà bông rửa chén, bột giặt, chất tẩy vết bẩn, keo vải [6].
2.2. Tác dụng trong mỹ phẩm
2.2.1 Làm sạch
SLS là chất hoạt động bề mặt, hòa tan dầu nhờn và cuốn trơi, làm sạch hiệu quả. Vì thế,
chất này được dùng trong dầu gội đầu. Nó có thể làm sạch da và tóc, cuốn bã nhờn và bụi bẩn ra
khỏi da. Hòa tan các bã nhờn để làm sạch tận sâu và loại bỏ chúng tuyệt đối. SLS là hợp chất bề
mặt làm sạch, tạo độ ẩm, chất nhũ hóa. Chất này cũng được nhìn thấy trong bảng thành phần của
nhiều sản phẩm mỹ phẩm khác.
Sodium Lauryl Sulfate cịn được dùng để tẩy trang. Nhờ cơng dụng làm sạch, lấy đi lớp
trang điểm trên da. Lấy sạch sâu giúp các lỗ chân lơng được thơng thống và sạch hơn. Tóm lại,
chất SLS có tính làm sạch và tẩy rửa vô cùng hiệu quả.
10


2.2.2 Tạo bọt
Bên cạnh đó, SLS nổi tiếng nhất với danh hiệu là chất tạo bọt. Tạo bọt giúp dễ dàng cuốn
sạch bụi bẩn, vi khuẩn trên da. Với công dụng làm sạch hiệu quả, SLS thường được chọn sản
xuất cho những sản phẩm làm đẹp, vệ sinh hoặc chăm sóc cơ thể. Điển hình như dầu gội đầu, dầu
xả, dầu tắm, sữa tắm, sữa rửa mặt và bọt tắm. Nó có khả năng tạo bọt khi tiếp xúc với nước,mặt
dù làm chất nhũ hóa.
Tuy nhiên, khơng nên sử dụng SLS quá nồng độ, lam dụng việc tạo bọt. Vì khi sử dụng
quá liều lượng thì bất kì sản phẩm nào khơng tốt. Do đó nên kết hợp thêm 1 hoặc 2 loại trợ hoạt
động bề mặt giúp tăng độ bọt nhưng vẫn không nên quá tỷ lệ khuyến dùng. Tóm lại, nó có khả
năng làm sạch và tạo bọt cực kì hiệu quả, và nó cũng có thể hoạt động là chất nhũ hoá.
2.3 Liều lượng sử dụng
Hiệp hội CIR đã nghiên cứu liều lượng chất SLS năm 2002 rằng không nên sử dụng vượt
quá 2%. Nồng độ hơn 2% có thể gây kích ứng nặng cho da. Đặc biệt người có làn da nhạy cảm
nên hỏi thăm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thành phần này. Chất SLS sẽ hoạt động tốt nhất ở
pH >7.5. Để bảo đảm an toàn khi sử dụng, các nhà sản xuất và nghiên cứu khuyến nghị nên sử

dụng Sodium Laureth Sulfate đúng cách và đúng liều lượng.
2.3.1 Liều lượng trong mỹ phẩm
Tùy vào sản phẩm có lượng sử dụng nồng độ SLS nhất định, điển hình: Kem đánh răng:
khoảng 1.5-3%. Đối với trong hệ kem hoặc lotion dưỡng ẩm, SLS khơng được sử dụng nhiều. Vì
có rất nhiều chất trợ nhũ hóa khác tốt hơn ngồi SLS nên hầu như ít dùng đến SLS. Với vai trị
chất nhũ hố anion, hãy tham khảo sử dụng theo nồng độ 0.5–2.5%. Nếu làm sạch da thì 1%
nồng độ. Chất tẩy rửa trong dầu gội có thể là 10%. Với chất làm ướt và tá dược trơn cho viên nén
khuyến cáo nồng độ 1.0–2.0 %.
2.4 Độ an toàn của SLS trong mỹ phẩm
SLS đảm bảo an toàn cho các đối tượng sử dụng với hoạt tính làm sạch bề mặt và hợp chất
này đã được thông qua sự thẩm định của nhiều chuyên gia. Tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa
có bất kỳ bằng chứng trực tiếp hoặc gián tiếp nào cho thấy hợp chất này có tiềm năng gây ung
thư. Kết quả của các thí nghiệm liên quan đến SLS cho thấy chất này hồn tồn lành tính và an
tồn nếu được sử dụng ở mức độ thích hợp. So với bình thường, việc tiếp xúc SLS trực tiếp và

11


lâu dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: kích ứng da với mức độ phụ thuộc vào thời gian
tiếp xúc hoặc các công thức tinh chế sản phẩm dành cho người tiêu dùng.
Một số Chính phủ đã xem xét vô cùng kỹ lưỡng về vấn đề an toàn của SLS như sau:
_ Dựa trên thẩm định an toàn toàn diện bao gồm cả các rủi ro mãn tính, Cơ quan bảo vệ
mơi trường Hoa Kỳ (EPA) đã ban hành lệnh miễn các yêu cầu về việc giảm nồng độ SLS trong
các thành phần của các chất rửa thực phẩm. Hầu hết ở các khu ăn uống công cộng, các công nghệ
chế biến sữa hoặc thức ăn và các thực phẩm khác đều đạt nồng độ SLS tối đa là 350ppm ( phần
triệu). Đây cũng chính là quy định về hàm lượng tối đa của Sodium lauryl sulfate được dùng
trong các thành phần.
_ Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép bổ sung Sodium lauryl
sulfate vào trong các thành phần phụ gia trực tiếp có trong thực phẩm. Đồng thời cả Sodium
Lauryl Sulfate và Ammonium Lauryl Sulfate đều được cấp phép trở thành thành phần phụ gia

gián tiếp. Ví dụ như cả hai đều được dùng như một chất phủ trên bề mặt thực phẩm.
_ Sodium Lauryl Sulfate và Ammonium Lauryl Sulfate còn được cho phép sử dụng trong
thành phần mỹ phẩm hoặc các sản phẩm vệ sinh cá nhân bán trên thị trường châu Âu theo cấp
phép của chỉ thị quy định mỹ phẩm của Liên minh châu Âu.
_ Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển của 30 quốc gia đã tiến hành kiểm tra các mối nguy
hiểm của Sodium Lauryl Sulfate đối với môi trường và sức khỏe con người và cho thấy khơng có
bất kỳ nguy cơ nào đối với sức khỏe con người kể cả khả năng gây ung thư.
Ngồi ra các tổ chức cơng nghiệp cũng tiến hành nghiên cứu về SLS và sức khỏe con
người và đã cho thấy: Khơng hề có bằng chứng nào về việc sử dụng SLS trong mỹ phẩm hoặc
các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với da. Hợp chất này đã được xem xét một lần vào năm 1983 và
lại được thẩm định thêm một lần vào năm 2005 bởi hội đồng chuyên gia về các thành phần mỹ
phẩm (CIR) với kết quả là hoàn toàn an toàn khi sử dụng như một thành phần làm sạch có trong
mỹ phẩm. Tuy nhiên hợp chất này cũng có thể gây kích ứng da ở nhiều người nhạy cảm, chính vì
vậy một điều quan trọng khi sử dụng sản phẩm là phải đọc kỹ và làm theo đúng hướng dẫn sử
dụng.
Đồng thời một số cơ quan, tổ chức cũng đã lên tiếng về những thông tin hiểu nhầm về
SLS trên mạng xã hội. Hiệp hội ung thư Mỹ đã phát biểu: “ Các thông tin được phát tán trên
Internet rằng Sodium Lauryl Sulfate – thành phần của các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc
đẹp có nguy cơ gây bệnh ung thư cho người sử dụng là hồn tồn khơng đúng” [4].

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Gocskincare, “5 điều cần biết về Sodium Lauryl Sulfate”, mục Kiến thức
18/07/2021.
[2] Nhathuoclongchau, “Sodium lauryl sulfate”.
[3] Lee, C. H., & Maibach, H. I. (1995). “The sodium lauryl sulfate model: an
overview. Contact Dermatitis”, 33(1), 1–7.
[4] Diệu Linh, “Cái nhìn tổng quan và tồn diện về SLS-Sodium Lauryl Sulfate”,

05/12/2018.
[5] Wikipedia, “Sodium dodecyl sulfate”, 17/01/2022.
[6] Hóa Chất Trần Tiến, “Sodium Lauryl Sulfate là gì? Cơng dụng và tác hại”,
04/08/2021.

13



×