BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TIỂU LUẬN
Môn học: CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG
Đề tài:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRI THỨC
TRONG LĨNH VỰC
CHỨNG KHOÁN – TÀI CHÍNH
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM
HỌC VIÊN THỰC HIỆN:
NGUYỄN TRẦN THI VĂN
MSHV: CH1101057
TP. HỒ CHÍ MINH
05/2012
MỤC LỤC
1.GIỚI THIỆU 1
2. NỘI DUNG 2
2.1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2
2.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM/CHỈ SỐ TRONG CHỨNG KHOÁN 2
2.2.1.EPS & P/E 2
2.2.2.ROA & ROE 4
2.2.3.P/B 5
2.2.4.Hệ số Beta 6
2.2.5.Hệ số thanh khoản 7
2.2.6.Đáy cổ phiếu 7
2.3. MỘT SỐ KỸ THUẬT PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN 8
2.3.1.PHÂN TÍCH CƠ BẢN (FUNDAMENTAL ANALYSIS) 8
2.3.2.PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (TECHNICAL ANALYSIS) 12
2.4. MỘT SỐ KỸ THUẬT PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN 16
2.4.1.Dự báo chuỗi thời gian 16
2.4.2.Dự báo theo mô hình nhân quả 17
2.4.3.Dự báo bằng mạng nơ-ron 19
2.5. Giới thiệu chương trình minh họa 21
3.KẾT LUẬN 23
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Một số chỉ số cơ bản của Công ty CP Tập đoàn Masan (mã MSN) [3] 10
Hình 2: Thông tin tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (mã MSN) [3] 11
Hình 3: Đánh giá hiệu quả hoạt động của Cty CP Masan (mã MSN) [3] 12
Hình 4: Chỉ số kỹ thuật 6 tháng gần nhất của Cty CP Masan (mã MSN) [3] 14
Hình 5: Dữ liệu lịch sử giá của Cty CP Tập đoàn Masan (mã MSN) [3] 14
Hình 6: Thống kê các cổ phiếu tăng, giảm và khớp lệnh nhiều nhất [4] 15
Hình 7: Một số chỉ báo dựa trên phân tích kỹ thuật dự đoán xu hướng [3] 15
Hình 8: Sơ đồ mô hình dự báo chuỗi thời gian [5] 17
Hình 9: Sơ đồ mô hình dự báo theo nhân quả [5] 19
Hình 10: Bảng mô tả một mạng nơ-ron đơn giản 21
Hình 11: Màn hình theo dõi biến động giá của thị trường 22
Hình 12: Màn hình theo dõi biến động giá của một mã chứng khoán 23
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
1. GIỚI THIỆU
Ngày nay, cùng với đà phát triển của cả nước trong nhiều lĩnh vực thì thị
trường chứng khoán cũng nổi lên mạnh mẽ, ngày càng có nhiều công ty niêm
yết trên các sàn chứng khoán và có nhiều nhà đầu tư quan tâm với chứng
khoán hơn. Đây là thị trường đầy tiềm năng ở nước ta trong thời điểm hiện tại
và trong tương lai. Điều này được thể hiện rất rõ ở sự quan tâm rất nhiều của
nhà nước khi ban hành nhiều luật và dự luật để bảo vệ các công ty niêm yết
trên sàn cũng như nhà đầu tư.
Tuy nhiên, không phải hầu hết các nhà đầu tư đều có nhiều kiến thức trong
việc đầu tư chứng khoán đầy may rủi này. Những biến động trên thị trường
chứng khoán thời gian gần đây đang gây ít nhiều khó khăn cho nhà đầu tư vì
chưa nắm được quy luật của nó. Nhà đầu tư phải đối mặt với một lượng lớn
thông tin đa dạng và phong phú, chứa đựng trong các dạng dữ liệu phức tạp.
Việc khai phá dữ liệu chứng khoán (phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật) sẽ
phần nào giúp nhà đầu tư xử lý lượng dữ liệu khổng lồ này nhằm tìm ra các
thông tin, xu hướng hữu ích, giúp họ đưa ra những quyết định đúng đắn trong
đầu tư.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, người thực hiện xin được trình bày việc áp
dụng một số kiến thức và thành tựu của công nghệ tri thức và khai phá dữ liệu
vào lĩnh vực chứng khoán, nhằm phân tích dữ liệu, rút ra các luật kết hợp, xu
hướng; đồng thời đưa ra các chỉ báo, dự báo mang tính chất tham khảo nhằm
hỗ trợ nhà đầu tư ra quyết định.
Trang 1
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
2. NỘI DUNG
2.1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TTCK Việt Nam ra đời mới hơn 10 năm nhưng đã có những ảnh hưởng to
lớn đến nền kinh tế quốc gia. Việc nghiên cứu và xây dựng một hệ thống
phân tích và dự đoán (nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ ra quyết định) cho TTCK là
quan trọng và cấp thiết cho các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách
vĩ mô. TTCK Việt Nam hiện tại gồm hai sàn giao dịch: HOSE (tại
TP.HCM) và HASTC (tại HN).
Tại TTCK Việt Nam các rủi ro thường gặp của nhà đầu tư là rủi ro do tính
thanh khoản thấp, rủi ro từ thông tin, rủi ro từ các quy định và chất lượng
dịch vụ của sàn giao dịch, rủi ro từ các biến động thị trường.
Hiện nay các nhà đầu tư sử dụng các phương pháp phân tích hiện nay chủ
yếu dựa vào bốn cách chính: dựa vào các phân tích kỹ thuật để đưa ra tư
vấn, dựa vào các phân tích cơ bản để đưa ra tư vấn, dựa vào phương
pháp dự báo chuỗi thời gian quá khứ và dựa vào phương pháp máy
học. Tuy nhiên cho đến đầu năm 2012 thì sự biến động của thị trường vẫn
chưa nằm trong tính toán của các nhà đầu tư, rủi ro vẫn tồn đọng [1].
2.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM/CHỈ SỐ TRONG CHỨNG KHOÁN
2.2.1. EPS & P/E
EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu. Đây là
phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang
được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện
khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức: EPS
= (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân
đang lưu thông. Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng
lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu
Trang 2
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta
thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu
đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS dựa trên công
thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng
(warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông. EPS thường được coi là
biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng
chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan
trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu
nhập ròng (net income) trong công thức tính trên. Hai doanh nghiệp có thể
có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là
doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là
cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì
doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS
hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh
nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên
dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân
tích tài chính và các chỉ số khác. Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một
trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng
khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định
đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa
giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning
Per Share - EPS) và được tính như sau: P/E = P/EPS Trong đó giá thị
trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời
điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau
thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần
nhất. P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó
bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao
nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả
các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí. Nếu hệ số
P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao
Trang 3
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ
suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung
bình và sẽ trả cổ tức cao. Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu.
Giả sử người đầu tư có cổ phiếu AAA không được giao dịch sôi động trên
thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Lúc đó cần nhìn
vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với
cổ phiếu AAA, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho
chúng ta giá của loại cổ phiếu AAA. (Câu trả lời do Công ty chứng khoán
VPBank - VPBS cung cấp)
2.2.2. ROA & ROE
ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets) ROA đo
lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Công thức:
ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Tổng tài sản ROA cung
cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn
đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác
biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao
khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA
của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau. Tài
sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai
nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty.
Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua
ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền
hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Ví dụ nếu công ty A có thu nhập ròng là 1
triệu USD, tổng tài sản là 5 triệu USD, khi đó ROA là 20%. Tuy nhiên nếu
công ty B cũng có khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 10 triệu
USD, ROA của B sẽ là 10%. Như vậy công ty A hiệu quả hơn trong việc
biến đầu tư thành lợi nhuận. Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi
suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu một công ty không
kiếm được nhiều hơn số tiền mà chi cho các hoạt động đầu tư, đó không
Trang 4
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì
có nghĩa là công ty đang bỏ túi một món hời. ROE là tỷ số lợi nhuận ròng
trên vốn chủ sở hữu (Return on common equyty) ROE là tỷ số quan trọng
nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi
đồng vốn của cổ đông thường. Công thức: ROE = Lợi nhuận ròng dành
cho cổ đông thường /Vốn cổ phần thường Chỉ số này là thước đo chính
xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời.
Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ
phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ
phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng
hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách
hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh
của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số
ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Khi tính
toán được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể
như sau: - ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có
khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi
nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng. - ROE cao hơn lãi vay
ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác
hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này
có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không.
2.2.3. P/B
Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio – Giá/Giá trị sổ sách) là tỷ lệ được sử
dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.
Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu
chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó. Công thức tính
như sau: P/B = Giá cổ phiếu / (Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình
– nợ) Ví dụ: Giả sử một công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân
đối kế toán là 200 tỷ VND, tổng nợ 150 tỷ VND, như vậy giá trị ghi sổ
Trang 5
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
của công ty là 50 tỷ . Hiện tại công ty có 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành,
như vậy giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu là 25.000 VND. Nếu giá thị trường
của cổ phiếu đang là 75.000 VND, thì P/B của cổ phiếu được tính như sau:
P/B = 75.000/25.000 = 3 Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ
tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Nếu một
doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó
(tức là có tỷ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là
thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá
mức, hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp. Nếu như điều
kiện đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này bởi vì
giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về
đúng giá trị thật. Còn nếu điều thứ hai đúng, thì có khả năng lãnh đạo mới
của công ty hoặc các điều kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những triển
vọng kinh doanh cho công ty, tạo dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận
cho các cổ đông. Ngược lại, nếu một công ty có giá thị trường của cổ
phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty
làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao. Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi
nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc
các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn.
Vì công tác kế toán phải tuân thủ những tiêu chuẩn ngặt nghèo, nên giá trị
ghi sổ của tài sản hoàn toàn không tính tới các tài sản vô hình như thương
hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác do công ty
tạo ra. Giá trị ghi sổ không có ý nghĩa nhiều lắm với các công ty dịch vụ
vì giá trị tài sản hữu hình của họ không lớn.
2.2.4. Hệ số Beta
Beta hay còn gọi là hệ số beta, đây là hệ số đo lường mức độ biến động
hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một
danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường. Hệ số beta là
một tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Beta
Trang 6
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
được tính toán dựa trên phân tích hồi quy, và bạn có thể nghĩ về beta
giống như khuynh hướng và mức độ phản ứng của chứng khoán đối với sự
biến động của thị trường. Một chứng khoán có beta bằng 1, muốn ám chỉ
rằng giá chứng khoán đó sẽ di chuyển cùng bước đi với thị trường. Một
chứng khoán có beta nhỏ hơn 1 có nghĩa là chứng khoán đó sẽ có mức
thay đổi ít hơn mức thay đổi của thị trường. Và ngược lại, beta lớn hơn 1
sẽ chúng ra biết giá chứng khoán sẽ thay đổi nhiều hơn mức dao động của
thị trường. Nhiều cổ phiếu thuộc các ngành cung cấp dịch vụ công ích có
beta nhỏ hơn 1. Ngược lại, hầu hết các cổ phiếu dựa trên kỹ thuật công
nghệ cao có beta lớn hơn 1, thể hiện khả năng tạo được một tỷ suất sinh
lợi cao hơn, những cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn.
2.2.5. Hệ số thanh khoản
Hệ số thanh khoản được tính dựa trên khối lượng giao dịch trung bình 13
tuần của 1 cổ phiếu so với khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu đó, và
khối lượng giao dịch trung bình 13 tuần của cố phiếu đó so với giao dịch
của những cổ phiếu còn khác. Công thức A = (Khối lượng giao dịch trung
bình 13 tuần)/khối lượng đang lưu hành B = So sách Khối lượng giao dịch
trung bình 13 tuần của tất cả các cổ phiếu và sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
Hệ số thanh khoản = (A + Bx2)/3
2.2.6. Đáy cổ phiếu
Tìm ra những cổ phiếu có giá giảm nhiều nhất trong khoảng thời gian xác
định(12 tháng, 24 tháng ) Công thức Đáy Cổ Phiếu = Giá hiện tại/(Giá
đóng cửa 'bình quân' thấp nhất trong khoảng thời gian xác định)
Trang 7
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
2.3. MỘT SỐ KỸ THUẬT PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN
2.3.1. PHÂN TÍCH CƠ BẢN (FUNDAMENTAL ANALYSIS)
Là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất
nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm
chỉ ra giá trị nội tại (intrinsic value) của cổ phiếu trên thị trường.
Các nhân tố cơ bản cần nghiên cứu bao gồm: phân tích thông tin cơ bản về
công ty; phân tíchbáo cáo tài chính của công ty; phân tích hoạt động kinh
doanh của công ty; phân tích ngành mà công ty đang hoạt động; và phân
tích các điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng chung đến giá cả cổ phiếu. Sau
khi nghiên cứu, nhà phân tích có nhiệm vụ phải chỉ ra được những dự
đoán cho những chỉ tiêu quan trọng như thu nhập kỳ vọng, giá trị sổ sách
trên mỗi cổ phiếu, giá trị hợp lý của cổ phiếu, các đánh giá quan trọng
cũng như khuyến nghị mua/bán cổ phiếu trên thị trường.
Cụ thể, các nhân tố cần chú trọng trong phân tích cơ bản về cổ phiếu là:
• Hoạt động kinh doanh của công ty
• Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty
• Khả năng lợi nhuận (hiện tại và ước đoán)
• Nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty
• Sức ép cạnh tranh và chính sách giá cả
• Kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian
• Kết quả SXKD so sánh với công ty tương tự và với thị trường
• Vị thế trong ngành
• Chất lượng quản lý
Ở góc độ tổng quát, phân tích cơ bản có thể được sử dụng theo phương
pháp phân tích từ nhân tố vĩ mô đến nhân tố vi mô có ảnh hưởng đến cổ
phiếu (thường gọi là phương pháp top-down) gồm 5 cấp độ như sau:
• Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô
Trang 8
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
• Phân tích thị trường tài chính - chứng khoán
• Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động
• Phân tích công ty
• Phân tích cổ phiếu
Trong thực tế, tùy vào mục tiêu và khả năng phân tích mà nhà phân tích có
thể sử dụng một trong năm mức độ phân tích nêu trên. Ví dụ, trong phân
tích về công ty, ta có thể sử dụng phương pháp phân tích phi tài chính; đó
là đánh giá về bộ máy quản lý doanh nghiệp, về nguồn nhân lực, khả năng
phát triển sản phẩm mới, thị trường và thị phần, khả năng cạnh tranh
Cũng trong phân tích công ty, nhà phân tích có thể sử dụng cách tiếp cận
thường được gọi là phương pháp SWOT, với việc xác định và đánh giá tập
trung vào 04 khía cạnh sau của công ty:
• Điểm mạnh (Strengths)
• Điểm yếu (Weaknesses)
• Cơ hội (Opportunities)
• Thách thức (Threats)
Một cách phân tích nhanh về cổ phiếu, nhà đầu tư có thể phân loại cổ
phiếu thành 06 loại cơ bản dựa trên tính chất thu nhập mà nó mang lại là:
cổ phiếu hàng đầu (blue-chips), cổ phiếu tăng trưởng (ổn định và bùng
nổ), cổ phiếu phòng vệ, cổ phiếu chu kỳ, cổ phiếu thời vụ.
Riêng trong mức độ cốt lõi nhất và cũng khó khăn nhất là phân tích cổ
phiếu, bản chất của phương pháp phân tích cơ bản ở đây là việc định giá
cổ phiếu nhằm dự đoán giá trị nội tại của cổ phiếu đó. Với mục tiêu này,
thông thường có 05 phương pháp định giá cổ phiếu là:
• Phương pháp định giá dựa trên luồng cổ tức
• Phương pháp định giá dựa trên luồng tiền
• Phương pháp định giá dựa trên hệ số P/E
• Phương pháp dựa trên các hệ số tài chính
• Phương pháp định giá dựa trên tài sản ròng.
Trang 9
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
Hình 1: Một số chỉ số cơ bản của Công ty CP Tập đoàn Masan (mã MSN) [3]
Trang 10
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
Hình 2: Thông tin tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (mã MSN) [3]
Trang 11
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
Hình 3: Đánh giá hiệu quả hoạt động của Cty CP Masan (mã MSN) [3]
2.3.2. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (TECHNICAL ANALYSIS)
Là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng
giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với cổ
phiếu để chỉ ra cách ứng xử trước mắt đối với giá cả, tức là chỉ cho nhà
phân tích thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị
trường.
Vì vậy, nhà phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào nghiên cứu biến động giá
thị trường của cổ phiếu, và tập trung nhấn mạnh vào hành vi biến động về
giá và về khối lượng giao dịch cũng như các xu hướng của hành vi giá và
khối lượng đó.
Để thực hiện được phân tích kỹ thuật , cần có các giả định mấu chốt là:
• Hành vi của bất kỳ cổ phiếu nào, hoặc của cả thị trường cổ phiếu,
đều có thể liên quan đến xu hướng diễn biến theo thời gian, trong
Trang 12
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
đó xu hướng là phương hướng chính đi lên hay đi xuống của cổ
phiếu (hoặc cả thị trường cổ phiếu).
• Biến động giá không phải là ngẫu nhiên mà chúng xảy ra dưới các
dạng thức có thể được phân tích để dự đoán biến động tương lai.
• Biến động thị trường được phản ánh tất cả trong giá cổ phiếu.
• Lịch sử được lặp lại do bản chất của con người (nhà đầu tư) là
không đổi nên sẽ lặp lại những hành vi giống nhau trước những
tình huống tương tự, và điều đó dẫn đến các xu hướng giá cả lặp
lại.
Để thực hiện phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư phải dựa vào hình ảnh các đồ
thị, trong đó trục tung biểu thị giá cổ phiếu và trục hoành biểu thị đường
thời gian, với nhiều dạng như đồ thị đường thẳng (line chart), đồ thị dạng
vạch (bar chart), hoặc đồ thị hình nến (candlestick chart). Thông qua đó,
nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật thông dụng
như đường xu thế, kênh xu thế, mức hỗ trợ, mức kháng cự, điểm đột phá,
đường trung bình động, chỉ số sức mạnh tương đối, dải Bollinger
Các phương pháp và công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển và trở nên
thịnh hành chỉ từ đầu thế kỷ trước với sự nổi bật của lý thuyết Dow (của
ông Charles Dow) với các ý tưởng phân tích được đăng tải lần đầu tiên
trên tạp chí Wall Street Journal. Lý thuyết Dow đến nay vẫn được coi là
nền tảng cho phương pháp phân tích kỹ thuật với các chỉ báo quan trọng
nhất.
Trang 13
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
Hình 4: Chỉ số kỹ thuật 6 tháng gần nhất của Cty CP Masan (mã MSN) [3]
Hình 5: Dữ liệu lịch sử giá của Cty CP Tập đoàn Masan (mã MSN) [3]
Trang 14
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
Hình 6: Thống kê các cổ phiếu tăng, giảm và khớp lệnh nhiều nhất [4]
Hình 7: Một số chỉ báo dựa trên phân tích kỹ thuật dự đoán xu hướng [3]
Trang 15
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
2.4. MỘT SỐ KỸ THUẬT PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN
2.4.1. Dự báo chuỗi thời gian
Sử dụng chuỗi thời gian để dự báo giá cổ phiếu hoặc các chỉ số thị trường
được sử dụng khá nhiều. Phương pháp dự báo này có ưu điểm là chỉ sử
dụng số liệu theo chuỗi thời gian nên khá phù hợp cho dự báo thị trường
chứng khoán. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không hiệu quả trong việc
dự báo được xu thế dài hạn của thị trường.
Mô hình chuỗi thời gian thường được sử dụng nhất là mô hình ARIMA và
phương pháp Box-Jenkins. Mô hình ARIMA (Autoregressive Integrated
Moving Average - Tự hồi qui tích hợp Trung bình trượt), được George
Box và Gwilym Jenkins (1976) nghiên cứu. Phương pháp Box-Jenkins
bao gồm bốn bước: nhận dạng mô hình thử nghiệm; ước lượng; kiểm định
bằng chẩn đoán; và dự báo.
Mô hình sử dụng để dự báo rủi ro ARCH/GARCH. ARCH/GARCH
được sử dụng khá phổ biến trong ngành tài chính để dự báo rủi ro. Mô
hình này dùng để dự báo độ giao động suất sinh lời của cổ phiếu theo thời
gian. Mô hình ARCH (Autogressive Conditional Heteroskedasticity) do
Robert Engle và Clive Granger phát triển năm 1982. Mô hình GARCH
(Generalised Autogressive Conditional Heteroskedasticity) được Tim
Bollerslev đề xuất năm 1986 để khắc phục những hạn chế của ARCH.
Ngày nay, GARCH được sử dụng một cách phổ biến và phù hợp với số
liệu chuỗi thời gian ngắn như giá cổ phiếu trên thị trường.
Trang 16
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
Hình 8: Sơ đồ mô hình dự báo chuỗi thời gian [5]
2.4.2. Dự báo theo mô hình nhân quả
Mô hình nhân quả thường sử dụng số liệu bảng. Trong dự báo chứng
khoán, biến phụ thuộc (biến cần dự báo) là suất sinh lời của cổ phiếu, thị
trường hay giá cổ phiếu và chỉ số thị trường. Trong khi đó, các biến độc
lập là các biến số của nền kinh tế như lạm phát, thất nghiệp, cung tiền,
tăng trưởng công nghiệp, tăng trưởng bán lẻ, niềm tin tiêu dùng … hoặc là
Trang 17
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
các biến số liên quan đến doanh nghiệp như lợi nhuận, tăng trưởng, giá
hàng hóa liên quan đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Nói tóm lại
là bất kỳ yếu tố nào tác động đến sự biến động của thị trường, giá cổ phiếu
đều có thể trở thành biến độc lập sử dụng cho dự báo.
Phương pháp này sử dụng các mô hình hồi quy để tìm mối liên hệ giữa
biến phụ thuộc và biến độc lập. Qua mô hình hồi quy, chúng ta có thể dự
báo được xu thế và những nhân tố tác động đến biến động của giá chứng
khoán hay thị trường.
Ưu điểm của phương pháp này là có thể dự báo một cách khá chính xác xu
hướng biến động dài hạn của giá cổ phiếu hay thị trường. Tuy nhiên, việc
thu thập dữ liệu là một công việc khó khăn và tốn nhiều chi phí. Đối với
Việt Nam, do các dữ liệu về doanh nghiệp và nền kinh tế còn ít nên áp
dụng phương pháp dự báo này càng trở nên khó khăn.
Trang 18
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
Hình 9: Sơ đồ mô hình dự báo theo nhân quả [5]
2.4.3. Dự báo bằng mạng nơ-ron
Lý thuyết Neural Network được phát triển từ những năm 1940 đến nay và
đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Lý thuyết Neural
Network nhanh chóng trở thành một hướng nghiên cứu triển vọng trong
mục đích xây dựng các máy thông minh tiến gần tới trí tuệ con người. Đối
Trang 19
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
với lĩnh vực chứng khoán, Neural Network được sử dụng khá phổ biến để
dự báo thị trường, giá cổ phiếu.
Neural Network được xây dựng xuất phát từ một thực tế là bộ não con
người. Có thể coi bộ não là một máy tính hay một hệ thống xử lý thông tin
song song, phi tuyến và cực kỳ phức tạp. Bộ não có khả năng tự tổ chức
các bộ phận cấu thành của nó, như là các tế bào thần kinh (neural) hay các
khớp nối thần kinh (synapse), nhằm thực hiện một số tính toán như nhận
dạng mẫu và điều khiển vận động nhanh hơn nhiều lần các máy tính
nhanh nhất hiện nay. Sự mô phỏng bộ não con người của mạng neural
được dựa trên cơ sở một số tính chất đặc thù rút ra từ các nghiên cứu về
thần kinh sinh học.
Dữ liệu đầu vào để thực hiện dự báo bằng Neural Network khá đa dạng và
tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, mục tiêu dự báo và những cơ sở dữ
liệu mà người làm dự báo có. Thông thường dữ liệu bao gồm các dữ liệu
liên quan đến giao dịch cổ phiếu trên thị trường như giá, khối lượng….
Ngoài ra, các dữ liệu trong nền kinh tế, dữ liệu của doanh nghiệp cũng có
thể làm đầu vào cho quá trình dự báo. Các thông tin đầu vào sẽ được xử lý
bằng những thuật toán phức tạp thông qua tiến trình mô phỏng việc xử lý
thông tin như bộ não con người.
Trang 20
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
Hình 10: Bảng mô tả một mạng nơ-ron đơn giản
2.5. Giới thiệu chương trình minh họa
Chương trình cài đặt minh họa có thể thực hiện được việc nhập dữ liệu
giao dịch từ sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE), sau đó thực
hiện thống kê, phân tích và vẽ biểu đồ kỹ thuật thể hiện lịch sử giao dịch
của một mã chứng khoán bất kỳ, đồng thời đưa ra chỉ báo cho mã chứng
khoán đó.
Tuy nhiên, do thời gian thực hiện có hạn nên chương trình chưa thể xây
dựng việc phân tích để rút ra luật kết hợp thể hiện sự tương quan giữa 2
hay nhiều mã chứng khoán khác nhau, hoặc trên một nhóm các mã cùng
nhóm.
Một số màn hình thiết kế của chương trình:
Trang 21
Ứng dụng của công nghệ tri thức trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính
Hình 11: Màn hình theo dõi biến động giá của thị trường
Trang 22