Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Quy định trình bày khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.46 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA DƯỢC

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 6 năm 2018

QUY ĐỊNH
TRÌNH BÀY KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
1. DÀN BÀI KHĨA LUẬN
Khóa luận gồm các nội dung chính và các phần phụ theo thứ tự sau:
- Trang bìa
- Trang bìa phụ
- Xác nhận của Giảng viên hướng dẫn
- Tóm tắt tiếng Việt
- Tóm tắt tiếng Anh
- Mục lục
- Danh mục ký hiệu, các chữ viết tắt (nếu có)
- Danh mục bảng (nếu có)
- Danh mục hình vẽ, sơ đồ, đồ thị (nếu có)
- Lời cảm ơn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục (nếu có)

2. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY KHĨA LUẬN


1


Khóa luận được in hai mặt trên giấy trắng, kích thước A4, đóng quyển bìa gáy theo
chiều đứng, có bìa nhựa trong (mẫu gửi kèm). Phần Đặt vấn đề và các chương 1-4
chiếm từ 40 đến 60 trang.
2.1. Định dạng trang
2.1.1. Bìa và bìa phụ
- Bìa: giấy dày màu xanh lá cây nhạt; khơng dùng giấy có hoa văn, giấy thơm (xem
phụ lục 1), đóng gáy màu xanh lá cây đậm (mẫu gửi kèm).
- Bìa phụ: giấy A4 thường (xem phụ lục 2).
2.1.2. Trang nội dung
- Canh lề
Trên: 3,5 cm (1,38”)

Dưới: 3 cm (1,18”)

Trái: 3,5 cm (1,38”)

Phải: 2 cm (0,79”)

- Tiêu đề đầu trang (header): có gạch dưới, độ dày (weigh)1,5
« Khóa luận tốt nghiệp DSĐH

Đặt vấn đề/Tên chương…. »

- Tất cả tiêu đề và các đoạn nội dung đều canh sát lề trái, không thụt vào ở mỗi đầu
đoạn.
2.2. Dãn dòng
- Các dòng: cách 1,15 hàng.

- Tiêu đề cấp 1: cách trước (spacing before) 6 pt.
- Chú thích, tên hình hay bảng: cách 1,0 hàng.
2.3. Canh trang
Tiêu đề cấp 1, tiêu đề cấp 2,…, nội dung: canh đều.
2.4. Bảng, hình
- Bảng, hình, sơ đồ và tên bảng, hình, sơ đồ: canh giữa. Nếu bảng nằm ngang thì
đầu bảng là lề trái của trang.
- Tên bảng: đặt phía trên bảng.
- Tên hình và sơ đồ: đặt phía dưới hình và sơ đồ.
Bảng 2.1. Tên bảng ở phía trên

2


A
-

B
-

C
-

Hình 2.1. Tên hình ở phía dưới

D
-

Hình 2.2. Tên hình ở phía dưới


- Bảng biểu, hình ảnh, đồ thị tham khảo từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy
đủ và có trong danh mục Tài liệu tham khảo.
- Bảng biểu, hình ảnh, đồ thị phải đi liền hoặc liền kề với phần nội dung đề cập
trong bảng, hình ảnh, đồ thị và phải được trích dẫn trong bài viết.
Ví dụ: kết quả thử nghiệm được trình bày trong Bảng 4.1; khơng được viết: “Kết
quả thử nghiệm được trình bày trong bảng dưới đây”.
2.5. Mục nhỏ
- Các mục nhỏ được đánh số nhiều nhất đến tiêu đề cấp 4, gồm bốn chữ số với số
thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.1.: mục nhỏ 1 nhóm mục 2 mục 1 Chương 4),
sau mỗi chữ số có dấu chấm.
- Mỗi mục nhỏ phải có ít nhất hai mục nhỏ thành phần, nghĩa là khơng thể có mục
2.1.1 mà khơng có mục 2.1.2 tiếp theo.
Ví dụ : Chương 2. ............
2.1. .........................
2.1.1. ......................
2.1.1.1. ....................
2.1.1.2. ...................
2.1.2. ......................
2.2. .........................

3


- Các gạch đầu dịng khơng thụt vào ở đầu dòng so với đoạn nội dung.

2.6. Bảng mã, font, kiểu chữ, cỡ chữ và màu sắc chữ
- Chữ trong khóa luận được sử dụng bảng mã Unicode, font Times New Roman,
màu đen. Mật độ chữ bình thường, khơng được nén hoặc dãn khoảng cách giữa các
chữ.
- Cỡ và kiểu chữ

1. TIÊU ĐỀ CẤP 1 (ĐẶT VẤN ĐỀ, CHƯƠNG): cỡ 16, viết hoa, đậm
1.1. TIÊU ĐỀ CẤP 2

: cỡ 13, viết hoa, đậm

1.1.1.Tiêu đề cấp 3

: cỡ 13, viết thường, đậm

1.1.1.1.Tiêu đề cấp 4

: cỡ 13, viết thường, đậm, nghiêng

Nội dung chi tiết

: cỡ 13, viết thường

Số trang

: cỡ 12, viết thường

Tiêu đề đầu trang (header)

: cỡ 12, viết thường, nghiêng

Tên hình, bảng

: cỡ 12, viết thường

2.7. Số thứ tự

- Đánh số trang: số trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang
• Kiểu chữ số La mã (i, ii, iii,…) đối với tóm tắt, mục lục, danh mục, ….
• Kiểu chữ số Ả rập (1, 2, 3,…) bắt đầu từ trang đặt vấn đề
- Đánh số hình, bảng: phải gắn với số chương ở phía trước và cách chữ số chỉ số
chương bằng dấu (.). Số thứ tự của hình, bảng phải được đánh liên tục từ đầu đến
cuối khóa luận (khơng đánh lại từ đầu sau mỗi chương).
Ví dụ: Hình 3.4. (hình thứ 4 trong Chương 3), Hình 4.5.
- Phụ lục: tên phụ lục + số thứ tự (hình, bảng)
Ví dụ: Bảng A.1, Hình B.1, Biểu thức B.2

3. TRÌNH BÀY NỘI DUNG KHÓA LUẬN
3.1. Tên khoa học và chữ viết tắt
4


- Tên khoa học của các loài sinh vật: viết theo đúng quy định của Luật quốc tế về
danh pháp các lồi sinh vật. Theo đó, các từ chỉ chi, loài, loài phụ, thứ được viết
nghiêng. Tên của loài sinh vật sử dụng lần đầu được viết nguyên tên, các lần sau có
thể viết tắt nếu khơng gây nhầm lẫn giữa các lồi.
Ví dụ: Plasmodium falciparum, P. vivax.
- Chữ viết tắt


Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong

khóa luận. Nếu cần viết tắt các cụm từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức,… thì
chữ viết tắt được viết ngay trong ngoặc đơn sau lần viết đầu tiên của cụm từ, thuật
ngữ đó.
Ví dụ: World Health Organization (WHO)



Nếu khóa luận có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết

tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu khóa luận.

3.2. Ký hiệu, đơn vị đo lường
- Đơn vị đo lường được ghi sau và cách chữ số chỉ giá trị một khoảng trống
Ví dụ: 20 oC; 0,1 N; 38 g; 7 ml
Ngoại lệ, khơng có khoảng trống đối với các trường hợp, ví dụ: 50%; 32o; 5’
- Nếu có 02 số mang cùng một đơn vị thì cần ghi đơn vị sau mỗi số
Ví dụ: 1037 cm-1 và 2100 cm-1
- Nếu nhiều số (>02) mang cùng một đơn vị thì khơng cần ghi đơn vị sau mỗi số
Ví dụ: 1037, 1415, 1890 và 2100 cm-1
- Đơn vị được ghi một lần sau một khoảng giá trị
Ví dụ: 10 - 20 oC (không viết 10 oC - 20 oC), 85-90% (không viết 85%-90%).

3. Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn
4.1.Viết danh mục tài liệu tham khảo
- Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí: ghi đầy đủ các thơng tin theo thứ tự
sau:
• Họ và tên tác giả hoặc cơ quan ban hành
o Tác giả là người Việt Nam, vẫn giữ nguyên thứ tự của tên người Việt Nam
5


o Tác giả là người nước ngoài, họ đứng trước (viết đầy đủ), tên đứng sau (viết
tắt các chữ cái đầu tiên, viết in hoa, các chữ cách nhau bằng dấu chấm).
Ví dụ: Burton G. W.
o Nếu có ≤ 03 tác giả, ghi toàn bộ tên các tác giả
o Nếu có > 03 tác giả, có thể ghi tên 03 tác giả chính, các tác giả khác ghi “và

cs”(nếu tiếng Việt) hoặc et al (nếu tiếng Anh) hoặc ghi toàn bộ tên các tác giả
nếu cần thiết.
• (Năm xuất bản): (đặt trong ngoặc đơn và có dấu phẩy sau ngoặc đơn),
• “Tên bài báo”: (đặt trong dấu ngoặc kép, khơng in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
• Tên tạp chí: (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên). Trường hợp tên tạp chí dài, có thể
viết tắt theo theo quy định của tạp chí.
• Số quyển: (in đậm)
• (Số ấn bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
• Số trang: (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
Ví dụ: Kovacs P. (2001), “Useful in compatibility of xanthan gum with
galactomannans”, Food Technol., 27(3), 26-30.
- Tài liệu tham khảo là sách: ghi đầy đủ các thơng tin theo thứ tự sau:
• Họ và tên tác giả hoặc cơ quan ban hành
• (Năm xuất bản): (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
• Tên sách: (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
• Nhà xuất bản: (dấu phẩy cuối tên)
• Nơi xuất bản: (dấu phẩy cuối tên)
• Trang và số trang:
o Tài liệu tiếng Việt viết tắt tr., tài liệu tiếng Anh viết tắt pp.
o Trích dẫn 01 trang: ghi số thứ tự trang trong sách được trích dẫn.
o Trích dẫn nhiều trang liên tục: ghi hai số chỉ trang đầu và trang cuối của trích
dẫn và có gạch ngang giữa hai chữ số.
o Trích dẫn gồm nhiều trang khơng liên tục: khơng ghi số trang.
6


Ví dụ: Quách Ngọc Ân (1992), Di truyền học ứng dụng, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội, tr.10-16.
4.2. Sắp xếp tài liệu tham khảo
Xếp tài liệu tham khảo theo thứ tự xuất hiện trích dẫn trong khóa luận.

4.3. Trích dẫn tài liệu tham khảo
- Tài liệu tham khảo được đặt trong ngoặc vng và đặt phía trước dấu ngắt câu,
khơng đặt ở đề mục. Nhiều tài liệu tham khảo thì phải xếp theo thứ thự tăng dần và
cách nhau dấu phẩy, tất cả đặt trong ngoặc vng.
Ví dụ: [19, 25, 41, 42].
- Mọi ý kiến, khái niệm, phương pháp nghiên cứu,… được đề cập, trích dẫn khơng
phải của riêng tác giả phải được chỉ rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo.
- Nếu không tiếp cận được với tài liệu tham khảo gốc mà phải trích dẫn thơng qua
một tài liệu khác thì phải nêu rõ tài liệu tham khảo thứ cấp, và không được liệt kê
tài liệu gốc trong danh mục Tài liệu tham khảo.

4. Phụ lục
- Phụ lục bao gồm những nội dung cần thiết làm minh chứng, minh họa hoặc hỗ trợ
cho nội dung khóa luận như số liệu, biểu mẫu, hình ảnh,.. .
- Các nội dung của phụ lục có tên rõ ràng và được ghi ngay phía trên nội dung đó.
- Phụ lục khơng nên có số trang nhiều hơn nội dung chính của khóa luận. Nếu phụ
lục có nhiều phần, nhiều trang thì nên có mục lục phụ (PL.1, PL.2,…).

5. Link tải file mềm
/>KHOA TRƯỞNG

7


Phụ lục 1: MẪU TRANG BÌA KHĨA LUẬN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(chữ in, cỡ 13)

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(chữ in, cỡ 13, in đậm)

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ
(chữ in, cỡ 13, in đậm)

TÊN ĐỀ TÀI KHĨA LUẬN
(chữ in, cỡ 16, in đậm, giãn dịng 1,5)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
(chữ in, cỡ 13)

Tên thành phố – Năm
(chữ thường, cỡ 13, in đậm)

8

BỘ Y TẾ


Phụ lục 2: MẪU TRANG BÌA PHỤ KHĨA LUẬN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(chữ in, cỡ 13)

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(chữ in, cỡ 13, in đậm)

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ

(chữ in, cỡ 13, in đậm)

TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
(chữ in, cỡ 13, in đậm, dãn dịng 1,5)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
(chữ in, cỡ 13)

Giảng viên hướng dẫn:(chữ thường, cỡ 13): TS….. (chữ in, cỡ 13)

Tên thành phố – Năm
(chữ thường, cỡ 13, in đậm)
9


ĐẠI HỌC Y DƯỢC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA DƯỢC

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng

năm

GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ BỔ SUNG, SỬA CHỮA KHÓA LUẬN
THEO Ý KIẾN ĐÓNG GĨP CỦA HỘI ĐỒNG

Tên đề tài khóa luận:

Họ và tên sinh viên:
Giảng viên hướng dẫn:
Khóa luận đã được bổ sung, sửa chữa các nội dung sau:
1.
2.
Giảng viên hướng dẫn

Giảng viên phản biện

Trưởng tiểu ban

10



×