Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Axit folic và phụ nữ mang thai ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.76 KB, 2 trang )

Axit folic và phụ nữ mang thai
Nguồn: suckhoedoisong.vn

Axit folic (folate) còn gọi là vitamin
B9, là một loại vitamin cần thiết cho
dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể
người, giúp tổng hợp ADN và là một
trong những vi chất quan trọng đối với
sự phát triển toàn diện của bào thai,
nhất là hệ thần kinh. Các nghiên cứu
cho thấy, tình trạng thiếu chất này có
thể gây khiếm khuyết ống thần kinh
mà biểu hiện là nứt đốt sống, thoát vị
não và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim,
chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch

Axit folic có nhiều trong súp lơ xanh và các loại đậu
Các khiếm khuyết ống thần kinh thường gặp nhất là tật nứt đốt sống (gây nên ốm
yếu tàn tật nghiêm trọng), sinh ra thiếu một phần não (tình trạng kém phát triển
nghiêm trọng của não). Tất cả các khiếm khuyết này xảy ra trong 28 ngày đầu của
thai kỳ, thường trước khi người phụ nữ biết mình có thai. Trên thực tế, hầu hết phụ
nữ chỉ để ý đến chuyện bổ sung chất này khi đã biết chắc mình có thai. Do đó trẻ
rất dễ bị thiếu axit folic nếu trước đó bà mẹ không có chế độ ăn đa dạng. Bởi vậy,
các chuyên gia khuyên nên quan tâm đến axit folic ngay khi có ý định mang thai.
Axit folic có nhiều trong rau lá xanh như súp lơ xanh, cải làn; trong các loại hạt
như đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen và các loại hoa quả và nước hoa quả thuộc họ cam
quýt. Đặc biệt, axit folic có nhiều trong gan gia súc và gia cầm. Chỉ cần kết hợp
hài hoà sản phẩm tự nhiên nêu trên, phụ nữ hoàn toàn có thể phòng tránh tình
trạng thiếu hụt axit folic cho cơ thể.
Ngoài việc tăng cường ăn các loại rau lá xanh như trên và nước cam, ngũ cốc giàu
dưỡng chất, mì sợi, bánh mì, thận, gan, các loại đậu cũng có thể dùng các viên


bổ sung vitamin theo tư vấn của bác sĩ. Đối với phụ nữ trong khoảng thời gian
ngay trước và ngay sau khi mang thai cần bổ sung đủ axít folic để bào thai được
phát triển khỏe mạnh, tránh được các biến cố bào thai hay bệnh tật bẩm sinh nguy
hiểm cho thai nhi.
Cần lưu ý là axit folic rất dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ cũng như quá trình chế biến.
Ngâm, rửa cũng như luộc rau quá lâu cũng là nguyên nhân gây thất thoát thành
phần axit folic trong nguồn thực phẩm xanh. Đó thường là lý do gây thiếu hụt
nguồn dự trữ axit folic trong cơ thể, cho dù thành phần của chế độ dinh dưỡng
hoàn toàn hợp lý.

×