Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Múa rối nước Việt Nam, một di sản văn hoá độc đáo pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.52 KB, 2 trang )

Múa rối nước Việt Nam, một di sản
văn hoá độc đáo

Múa rối nước là một sáng tạo văn hoá độc đáo của cư dân trồng lúa nước vùng châu thổ Sông
Hồng. Ngày chào đời của di sản văn hoá truyền thống dân tộc lâu đời này còn nằm trong huyền
sử. Nhưng ít nhất bia đá Sùng Thiện Diên Linh ở chùa Đọi (Hà Nam) cũng ghi lại cho chúng ta
biết năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 đời vua Lý Thần Tông (1072- 1128), trò rối nước đã có mặt
trên Sông Hồng trước điện báu Linh Quang.
Lần theo truyền thuyết mà phán đoán có thể con "rồng bay" trên thuyền vua Lý Thái Tổ cập bến
Sông Hồng khi rời Kinh Đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra nơi "rồng chầu, hổ phục" để bốn phương
sum họp năm 1010 đã gợi ta nhớ đến "Thiên Sứ Rùa Vàng" đã giúp An Dương Vương xây dựng
thành ốc và trở lại nhận thanh gươm vua Lê Thái Tổ trao trả trên hồ Lục Thuỷ. Ngày nay cả hai
vẫn còn chưa thoả sức vẫy vùng trong mọi buổi trình diễn Rối Nước dân gian chuyên nghiệp,
cùng với con Lân, con Phượng trên sân khấu trong và ngoài nước.
Dùng nước làm sân khấu cho quân rối hoạt động là một đặc điểm độc đáo của nghệ thuật Rối
Nước. Nước không chỉ là nơi nhân vật làm trò, đóng kịch mà còn là yếu tố cộng sinh, cộng
hưởng, cộng minh. Nước vừa cản trở, vừa hỗ trợ, phối hợp. Trên "chiếc gương lỏng" này, những
gì là khô cứng, nghèo nàn đều trở nên lung linh, mềm mại, uyển chuyển, duyên dáng, phong
phú, biến hoá, kỳ ảo. Nước giấu trong lòng mọi bí ẩn của trò rối. Nhân vật thoắt ẩn, thoắt hiện
cùng với con bóng của mình điệp trùng trên sóng nước. Những tiếng trống, tiếng pháo "chói tai",
âm vang qua nước và khoảng không thoáng rộng cũng trở nên dịu dàng, dễ nghe hơn.
Múa Rối Nước là nghệ thuật của hội hè làng xóm, là sáng tạo bí truyền của từng phường, từng
hội, từng nghệ nhân - chứa đựng và lưu giữ nhiều hoạt động xã hội, nhiều truyền thống dân gian,
nhiều kỹ thuật nhân dân thô sơ, nhiều nghệ thuật và sinh hoạt tinh thần vật chất của nhân dân
trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Sân khấu múa rối nước trình bày những cảnh đời thường
ngày, những sinh hoạt dung dị đến ngạc nhiên. Nó cắt nghĩa rõ ràng khả năng và tài năng của
một dân tộc sinh sống bằng nghề trồng cây lúa nước. Này đây: cha cầy, mẹ cấy, em bé chăn
trâu, anh chị quăng chài, chăn vịt, thả cá, cả làng vui hội vui hè, đấu vật, rước thánh, rước thần,
hát chèo, hát tuồng, đánh đu, đua thuyền, thi bơi, múa lân, múa rồng, múa tiên, đua ngựa, đấu
kiếm tính hoành tráng, vĩ đại của dân tộc, của lịch sử đất nước như được thu gọn trong sân
khấu nhỏ bé này.


Người sáng tạo và duy trì nghệ thuật múa rối nước từ hàng nghìn năm nay là người làm ruộng,
sống với nước từ khi còn trong bụng mẹ, gắn bó với nước chặt chẽ, ân tình "sống ngâm da, chết
ngâm xương". Ngâm bùn lội nước là cuộc sống thường ngày. Biểu diễn rối nước với họ là niềm
thích thú được tham gia sáng tạo. Nghệ nhân rối nước đều là người đứng tuối, đã lăn lộn với
đồng nước, với con trâu cái cầy. Trò rối nước vốn không xuất phát từ nghệ thuật ngôn từ nên lời
ca giọng hát chỉ làm phụ trợ. Việc làm rối nước chỉ là chơi "trò văn nghệ" lý tưởng say mê và tự
hào của họ.
Múa rối nước là một sinh hoạt vǎn hoá xóm làng, được bà con trân trọng, quí mến, nuôi dưỡng,
giữ gìn và phát triển. Họ luôn dành cho các hoạt động của phường mọi sự giúp đỡ, từ nắm lạt,
sợi thừng, cây tre, tấm ván, lá cót, mảnh phên để dựng buồng trò, đến cây sung tạc quân, cái
sào điều khiển, chiếc thúng chuyên chở khi biểu diễn. Ngoài ra, tuỳ theo khả năng những
người có chữ nghĩa, có tay nghề thủ công còn tham gia vào sáng tác lời giáo, chế tác quân
máy, quyên góp tiền bạc, mua sắm trang thiết bị do đó có phường số thành viên đông tới bảy
tám chục người trong khi lượng người biểu diễn cần thiết thường chỉ đến hai chục người là tối
đa.
Làng xóm đều tự hào vì có phường hội rối nước nên xưa tên phường đều mang tên nôm na của
làng xóm như: phường Tăng, phường Tuộc, phường Nguyễn, phường Đống (Thái Bình),
phường Rạch (Nam Định), phường Bò (Hải Dương) phường Tây trong (xóm), Tây ngoài (xóm),
Bắc Lạng (xóm) thuộc làng Nguyễn, huyện Tiên Hưng Dân làng cũng dành cho phường hội rối
nước nơi ǎn chốn ngồi trong đám thứ nơi đình trung như các phường hội khác. Ta còn nghe câu
phương ngôn xưa của vùng chiêm trũng huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây: "Mõ Miêng, chiêng Khê,
trống Già Cầu, lệnh Cửa ải, trải Neo, chèo Bối, rối Lường" để lưu truyền về những nhạc cụ, trò
đua, trò diễn có tiếng trong vùng.
Trong hơn 20 năm qua, những chú Tễu trong rối nước Việt Nam đã trở nên quen thuộc như là sứ
giả nghệ thuật của chúng ta đến với bè bạn trên thế giới. Múa rối nước Việt Nam đã có mặt ở
nhiều nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á. Từ chỗ phải vận dụng các mối quan hệ để có hợp đồng
diễn với nước ngoài, đến nay rối nước đã tự mình đứng vững, để lại ấn tượng tốt cho khán giả
nước ngoài. Việc biểu diễn ở xứ người đã trở thành hoạt động thường niên được phía nước
ngoài chủ động mời kí hợp đồng. Rối nước Việt Nam cũng được mời tham gia các Festival múa
rối quốc tế như một thành viên chính thức.

Chỉ tính riêng năm 2001, Nhà hát Múa rối T.Ư đã biểu diễn thành công trên 400 buổi tại nhiều
nước. Có những đợt diễn do yêu cầu của khán giả, các đoàn rối Việt Nam đã phải tăng show
diễn lên gấp 3 lần, với nhiều điểm diễn cách nhau đến cả trăm km. Sau Nhà hát Múa rối T.Ư là
Đoàn múa rối Thăng Long (HN). Bên cạnh các show diễn thường xuyên trong nước cho khách
nước ngoài, đoàn cũng có hàng trǎm show diễn trên đất khách.
Được biết, tháng 3/2002 vừa qua, ông Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ VHTT đã kí công văn
gửi UNESCO thông qua hội nghị của các chuyên gia văn hoá châu Á - Thái Bình Dương đề nghị
công nhận múa rối nước Việt Nam là di sản vǎn hoá phi vật thể năm 2002 (trên thế giới hiện có
32 di sản văn hoá phi vật thể được công nhận). Việc đề nghị UNESCO công nhận múa rối nước
là di sản văn hóa phi vật thể là hoàn toàn xứng đáng. Song, cũng từ đây lại có những điều bất
cập đáng suy nghĩ.
Là một di sản văn hoá Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến, tuy nhiên, rối nước Việt Nam
chưa được quan tâm thực sự. Rất ít thiếu nhi Việt Nam biết rối nước là gì, người lớn thì không
mấy quan tâm, nhất là những người sống ở thành phố, còn ở vùng sâu vùng xa đương nhiên là
người dân rất xa lạ với múa rối, chứ đừng nói đến rối nước. Số em từng được xem biểu diễn rối
nước không nhiều. Một số người băn khoăn, liệu có phải bao nhiêu công sức thời gian các nghệ
sĩ đều đầu tư cho việc hướng ngoại cả ? Ngay ở Hà Nội, các show diễn của Nhà hát Múa rối T.Ư
cũng rất thưa thớt. Hàng năm, chỉ có đợt 1/6 và Trung thu nhà hát mới tổ chức các show diễn
cho thiếu nhi.
Thiết nghĩ, để một loại hình nghệ thuật trở thành "đặc sản" văn hoá của nước mình thì trước hết
cần gây dựng, gìn giữ nó trong lòng người Việt Nam trước đã. Làm sao để ở các trường học trẻ
em hiểu và yêu nghệ thuật rối nước, được xem biểu diễn, được giao lưu với các nghệ sĩ biểu
diễn. Sức sống bền vững nhất của bất cứ loại hình văn hóa nào cũng phải được xây dựng từ
chính cái nôi sinh thành ra nó. Hơn nữa, niện múa rối nước vẫn tồn tại phân tán trong các
phường hội dân gian. Việc khai thác nâng cao sử dụng một số trò để phục vụ giao lưu với nước
ngoài và phục vụ nhân dân trong nước gần 20 năm qua tưởng đã đủ cơ sở để tổ chức, khai thác,
bảo tồn, phát huy và phát triển nó một cách khoa học, nghiêm túc và kịp thời.

×