Múa Rối Nước
Rối nước là một trong những loại hình nghệ
thuật dân gian đặc sắc của Việt Nam và chỉ Việt
Nam mới có. Có thể nói rối nước là hình thức thu
nhỏ của ngày hội làng cả về không gian và thời
gian. Nghệ thuật múa rối nước được hình thành từ
thời kỳ Đại Việt (1010 – 1225), cụ thể là đời Lý
Nhân Tông (1121).
Bia Sùng Thiện Diên Linh dựng năm Thiên Phù Duệ
Vũ thứ hai (1221) tại chùa Đọi (Hà Nam Ninh) có viết về
loại hình nghệ thuật này “ Hướng Trường lô sông biếc Ngự
điện báu Linh Quang. Nghìn thuyền như chớp giật giữa
dòng. Muôn trống như sấm vang dậy nước. Dưới hiên
ngọc thết Hội đồng Phương Bá, trong thềm đan tấu
chương biểu sư tiên.
Thả rùa vàng đội ba ngọn núi trên mặt dập dờn, phơi
mai văn để lộ bốn chân dưới dòng sông lờ lững. Liếc mắt
nhìn bờ, hé môi phun bến. Ngửa trông giải mũ nhà vua,
cúi xét bầu trời lồng lộng. Trông vách dựng cheo leo, dạo
nhạc Thiều réo rắt. Cửa động mở ra, thần tiên xuất hiện.
Đều là dáng điệu Thiên cung, há phải phong từ Trần
thế. Vươn tay nhỏ dâng khúc Đồi phong, nhăn mày thuý
ngợi ca Vận Tốt. Chim quý từng đàn ca múa, thú lành
thành đội xênh xang. Tới lúc áo vàng xế bóng, xe báu sắp
về. Đến giữa đường bằng phẳng ở ngoài cõi Quảng thiên.
Hướng đài cao về lục địa, quay lưng Rùa lớn đội ba non.
Ngắm bàn son mà vẫy đầu kéo đuôi an phận. Chim
líu lo trong mây, hổ gầm hầm xuống núi. Trổ hết oai hùng,
cắn vồ thu nhỏ … Lại có hai toà lầu hoa, trong treo chuông
vàng, khắc hình chú tiểu mình mặc áo nâu sòng, vặn máy
ngầm giơ vồ chuông lên đánh. Nghe vỗ bao gươm mà
đứng nghiêm quay mặt, nhìn thánh minh mà khom cật cúi
đầu … “
Rối nước được ra đời ở miền bắc, nơi có nhiều ao hồ.
Có thể nói Rối nước chùa Thày là cái nôi của nghệ thuật
rối nước Việt Nam. Truyền thuyết kể lại rằng thiền sư Từ
Đào Hạnh đến làm trụ trì tại chùa Thày và dậy nhân dân
múa rối nước.
Dưới thời Lê Mạt (1533 – 1788) sân khấu rối nước
chùa Thày (hay còn gọi là “Thuỷ Đình”) được xây dựng
như một công trình kiến trúc trong hồ Long Trì trước chùa.
Đây là một nhà hát hoàn chỉnh, ngoài sân khấu còn có hai
gian bên cạnh để dàn nhạc và diễn viên chuẩn bị.
Rối nước là một loại hình nghệ thuật biểu diễn ngoài
trời, mặt nước làm sân khấu cho con rối làm trò, diễn kịch.
Ao, hồ là nơi dựng mái đình hay một nhà nhỏ để dấu
người điều khiển.
Diện tích xung quanh ao, hồ là nơi cho khán giả
thưởng thức loại hình nghệ thuật này. Sân khấu nước
được trang trí bằng các màn hoa văn rực rỡ cùng với tiếng
loa, tiếng trống, tiếng chiêng … Rối nước thường được
biểu diễn vào những ngày hội làng hay những ngày hội
xuân.
“Chú Tễu” là hình tượng đặc trưng của nghệ thuật
múa rối nước, cùng với câu ca dao :
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
NV chủ chốt trong Nghê thuật Rối nước - chú Tễu
Chú Tễu có thân hình tròn trĩnh, quấn khố điều, đầu
để trái đào ngộ nghĩnh, khoé mắt tinh nghịch, nụ cười
hóm hỉnh, thường mở màn cho những buổi diễn.
Một điều rất thú vị trong rối nước là tỉ lệ kích thước
giữa các con rối được tạo nên rất khập khiễng. Ví dụ như
trong cảnh câu cá thì người đánh cá rất bé còn con cá lại
rất to … trong cùng một không gian và thời gian. Những
trò rối nước tạo hình theo kiểu ngây ngô, ngược đời này lại
được khán giả mọi thời đại, mọi châu lục chấp nhận và
cùng thích thú hò reo.
Rối nước bao gồm nhiều loại hình trong nghệ thuật
dân gian như : khắc gỗ, tạc tượng, diễn xướng, văn học,
âm nhạc và nghệ thuật của các nghề thủ công như : sơn
thếp, đan lát, bện dây …
Nghệ thuật “Sơn son thếp vàng” đã giúp những con
rối mộc mạc, trần trụi có những ánh vàng, ánh bạc hoạt
động trên mặt nước đã tạo nên sự lung linh huyền ảo và
kỳ diệu. Lúc này khi nhìn xuống mặt hồ gợn sóng, lăn tăn
lại thấy hình bóng con rối được phản chiếu xuống, thực
thực, ảo ảo hoà quện với nhau, tôn vinh thêm vẻ đẹp lộng
lẫy và mơ màng của các con rối.
Chỉnh trang lại Rối nước
Hai hình thức điều khiển con rối nước mà các nghệ
nhân thường dùng là : Trò dây và trò sào. Tuy nhiên các
kỹ thuật nhà nghề vẫn được bảo lưu.
- Trò dây : Con rối được gắn vào sợi dây và mọi hoạt
động của con rối này đều theo sợi dây điều khiển. Hiệu
quả của trò dây giúp có thể điều khiển con rối đi xa
khoảng 20 m – 30 m, con rối có thể tiến sát bờ ao (nơi
khán giả ngồi) mời nước, mời trầu, nhận hoa …
- Trò sào : Đây là trò được các phường rối nước sử
dụng nhiều nhất vì tính đơn giản và hiệu quả. Trò sào là
người điều khiển con rối bằng chiếc sào. Muốn đưa con rối
ra xa như trò dây người ta sử dụng thủ pháp nối sào.
Thuỷ khắc hoả nhưng trên sân khấu rối nước lại vô
cùng hài hoà. Chính từ việc kết hợp giữa lửa với nước
khéo léo và tài tình như vậy mà rối nước Việt Nam ngày
càng thêm hấp dẫn người xem. Những con rối nước – linh
hồn của đồng ruộng Việt Nam đã dẫn dắt chúng ta vào
một cảnh thần tiên, chỉ tồn tại nơi nước và lửa hoà quện
với nhau.
Với rối nước, việc tạo hình con rối và lắp đặt máy móc
là quan trọng bậc nhất, kế tới là nghệ thuật biểu diễn.
Nếu như trong các bộ môn nghệ thuật khác người
diễn viên ra sân khấu được khán giả biết đến thì những
diễn viên rối nước luôn phải ngâm mình dưới nước, khéo
léo điều khiển những cây sào với vô số sợi dây mà không
để lộ kỹ thuật của mình và chỉ xuất hiện khi tấm mành tre
cuốn lên vào phút chót buổi diễn.
Có thể nói ngôn ngữ nghệ thuật rối nước là các cử
động hình thể . Nghệ sĩ tạo hình sản xuất ra con rối là cơ
sở vật chất và kỹ thuật của nghệ thuật rối.
Nghệ thuật điều khiển và âm nhạc đã thổi linh hồn
làm cho con rối sống động trước người xem. Nghệ thuật
lồng tiếng đã đưa văn học vào sân khấu.
Do không chỉ dành riêng cho những người nông dân
như xưa, nay đã phục vụ nhiều tầng lớp trong xã hội nên
nghệ thuật rối nước ngày một hoàn thiện và phong phú
hơn.
Âm nhạc trong rối nước thường nặng về thanh nhạc
hơn khí nhạc. Những làn điệu thường được sử dụng là
chèo, dân ca, quan họ, chầu văn, tuồng …
Âm nhạc trong múa rối nước là sự nhắc lại âm nhạc
của múa sân đình, nổi trội nhất là trống múa sư tử.
Dàn nhạc rối nước gồm :
- Bộ gõ : Trống cái, trống đế, thanh la, não bạt,
mõ
- Bộ dây : Nhị, hồ
- Bộ gảy : nguyệt, tam, tranh, tam thập lục
- Bộ hơi : Sáo trúc, kèn bầu
Các tiết mục đặc sắc :
- Xay lúa
- Giã gạo
- Múa Tễu
- Múa rồng
- Múa sư tử
- Tứ linh
- Leo cột đốt pháo
- Múa bát tiên
- Bắt vịt
- Đánh cá
- Chọi trâu
- Đua thuyền
- Lân tranh cầu
Các trích đoạn trong sân khấu ca kịch cổ truyền :
- Thị Màu lên chùa (chèo)
- Thất cầm Mạnh Hoặch (tuồng)
- Chém tá (tuồng)
Các nghi thức tôn giáo :
- Tế thần
- Chạy đàn
- Bật cờ
- Mở lọng
Nghệ thuật múa rối nước đã đóng góp tích cực vào sự
gìn giữ và phát huy vốn văn hoá dân gian của địa phương
và cả nước. Rối nước Việt Nam là một đóng góp nghệ
thuật vào kho tàng rối quốc tế.