Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu TƯ DUY ĐƠN ÂM, ĐA ÂM VÀ BẢN CHẤT NGÔN NGỮ ÂM NHẠC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.91 KB, 3 trang )

TƯ DUY ĐƠN ÂM, ĐA ÂM VÀ BẢN CHẤT NGÔN NGỮ
ÂM NHẠC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Trong bài này, chúng tôi muốn góp phần vào việc tìm hiểu, phát hiện những quy luật trong quá
trình kế thừa và phát triển nền âm nhạc Việt Nam hiện đại qua việc nghiên cứu về Tư duy đơn
âm, đa âm và bản chất ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam hiện đại1 Tư duy đơn âm và đa âm. Đơn
âm trong đặc thù dân ca người Việt.Đơn âm và đa âm là những phương thức biểu hiện của âm
nhạc, sự khác nhau giữa chúng thường được phân biệt : Đơn âm chỉ có một bè và đa âm là
nhiều bè, nhưng đấy mới chỉ là hiện tượng bên ngoài, nếu chỉ căn cứ vào đó thì rất dễ bị lầm lẫn.
Một khúc tự sự trong chèo với cách đệm lòng bản của cả dàn nhạc vẫn thuộc về hệ thống đơn
âm, trong khi một nét giai điệu đơn độc thuộc một khúc aria nào đó trong ca kịch châu Âu vẫn đặt
vào hệ thống đa âm. Vấn đề là phải nhìn tổng thể bao gồm toàn bộ các yếu tố với mối quan hệ
hữu cơ của chúng.
Một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất của âm nhạc là cao độ mà đường nét sống động
của nó được bộc lộ trong giai điệu. Tuy nhiên, với phương thức đa âm, giai điệu chỉ là một trong
những hợp phần làm nên tác phẩm, trong lúc ở phương thức đơn âm thì giai điệu lại là tất cả.
Bên cạnh những yếu tố, mà ta có thể cảm nhận dễ dàng khi nhìn vào bài bản, như cao độ,
cường độ, tiết tấu, nhịp điệu còn một yếu tố ẩn dấu bên trong, phụ thuộc vào tâm lý con người,
tạo nên lực đẩy ngầm phân chia câu đoạn các tác phẩm từ mở đầu tới kết thúc, yếu tố cực kỳ
quan trọng đó chính là công năng.Công năng sinh ra từ hai trạng thái ở đỉnh điểm của hai cực :
động và tĩnh, không ổn định và ổn định. ở hệ thống đa âm, công năng được biểu hiện qua những
hợp âm với mối liên hệ chiều ngang và sắp xếp các cao độ theo chiều dọc trong nó. Còn ở hệ
thống đơn âm, toàn bộ sự diễn biến công năng đều nằm trong một tiết diện mảnh mai duy nhất:
giai điệu. Có thể nói đây là sự khác biệt căn bản của hai phương thức biểu hiện. Như vậy, rõ
ràng ở hai hệ thống, hai phương thức đã được đặt trong hai sự lựa chọn khác nhau. Những sự
lựa chọn này nằm trong nếp cảm nghĩ của một cộng đồng, của một dân tộc cụ thể trong một quá
trình lịch sử nhất định với biết bao thế hệ đã hun đúc để tạo lập nên và hoàn thiện hơn. Chính vì
vậy, về thực chất, những hình thức biểu hiện này đã được sản sinh ra từ những tư duy khác
nhau : Tư duy đơn âm và tư duy đa âm.Dân ca Việt Nam nói chung, dân ca người Việt nói riêng;
đều nằm trong hệ thống đơn âm. Tuy nhiên, ở mỗi nền dân ca của mỗi tộc người trên đất nước
ta đều có một lối nói, một ngôn ngữ đơn âm riêng với màu sắc riêng. Có nhiều yếu tố tạo nên sự


khác biệt này, trong đó nổi bật là yếu tố ngữ điệu, đặc biệt của người Việt.Tiếng nói đa thanh
được tạo ra trong một âm vực nhất định, trong đó từ không dấu là điểm tựa âm vực. Giai điệu
dân ca người Việt, trong quá trình phát triển, thường di chuyển từ âm khu cao tới âm khu thấp
kéo theo sự di chuyển của điểm tựa âm vực, đem lại những màu sắc hết sức tinh tế mà chỉ
những người am hiểu tiếng Việt mới có thể cảm nhận được.
Yếu tố đa thanh còn đem lại vần điệu cho thơ với hai sắc thái tương phản : bằng và trắc. Vần
bằng, vần trắc với số lượng và vị trí khác nhau không chỉ tạo nên những thể thơ mà còn phân
định hai loại hình kịch hát truyền thống : chèo với đặc điểm tự sự được biểu hiện qua thể thơ lục
bát một thể thơ chỉ gieo vần bằng và luôn luôn kết câu, kết đoạn bằng vần bằng. Còn tuồng với
đặc điểm bi hùng lại chỉ chủ yếu thể hiện trong thơ có cấu trúc năm chữ, sáu chữ, đặc biệt bảy
chữ, với vai trò nổi bật của vần trắc, đã có không ít câu đoạn được kết bằng vần trắc.Khoảng
cách giữa các vần được gieo luôn luôn đem lại một cảm giác chờ đợi, và vì vậy, khi vần được
gieo đã tạo nên một khoái cảm thẩm mỹ, đồng thời bố cục thơ lục bát - một thể thơ phổ biến
trong dân ca với số từ không bằng nhau trong câu 6 và câu 8, với cách gieo vắn so le đã đem lại
một tiền đề quý báu cho sự phát triển của giai điệu.
Sự phong phú của tiếng nói đa thanh cũng giúp cho âm điệu lời thơ luôn luôn được đổi mới. Rất
hiếm gặp trong một bài thơ, thậm chí trong một truyện thơ, sự lặp lại thanh điệu giữa những câu
thơ. Chính vì vậy, sự phát triển của giai điệu dân ca chủ yếu dựa trên sự đổi mới liên tục, ít khi
lặp lại tính nguyên dạng của chủ đề (tức chủ đề âm nhạc). Cũng vì vậy mỗi giai điệu phải có thủ
pháp riêng để đảm bảo tính thống nhất, cũng như dựa vào sự vận hành công năng để tồn tại. Có
thể nói tiếng Việt với ngữ điệu độc đáo đã góp phần quan trọng tạo nên những đặc thù cho ngôn
ngữ đơn âm trong dân ca người Việt.2. Sự giao thoa giữa tư duy đơn âm và đa âm, một tất yếu
của lịch sử.Vị trí địa lý của nước ta ở vào trung tâm đông nam châu á, thuận lợi cho sự giao lưu
quốc tế, đồng thời cũng ở vào thế luôn luôn bị dòm ngó, đe doạ xâm lược từ nhiều phía. Để có
thể tồn tại, dân tộc ta, trải qua những thăng trầm trong cuộc đấu tranh dài hàng thiên niên kỷ
chống lại mọi địch hoạ, đã tự rèn luyện một bản lĩnh kiên cường, không để bị đồng hoá, ngược
lại, luôn luôn giữ được và biết cách làm phong phú bản sắc riêng của mình qua sự dung hoà và
dung hoá những yếu tố ngoại nhập.Từ nền văn hoá Đông Sơn với sự hiện diện của trống đồng
cùng khèn bè như là biểu tượng của nền âm nhạc Việt cổ (Âu Lạc), qua thời Bắc thuộc tới Đại
Việt với hình thức bát âm chịu ảnh hưởng của âm nhạc Chàm - ấn rồi Hoa, cuối cùng trải qua

thời Pháp thuộc tới Cách mạng tháng Tám và cho đến hôm nay, chúng ta đã có một nền âm
nhạc dân tộc hiện đại với ba dòng lớn : bác học, dân tộc và nhạc nhẹ. ở ba dòng này chúng ta
đều thấy có sự tham gia của nhiều thủ pháp thuộc tư duy đa âm, trong đó sự có mặt của hệ
thống công năng TSD (chủ - hạ át - át) đã có tác động nhất định vào bố cục và sự phát triển của
giai điệu.Trong âm nhạc thế giới đương đại, mà đại diện là âm nhạc châu Âu, ngày càng tỏ rõ
một khuynh hướng chuyển từ phương thức đơn âm tới phương thức đa âm. Kết quả của sự giao
thoa giữa hai phương thức nằm trong sự giao hoà Đông Tây này là sự đổi mới trong ngôn ngữ
âm nhạc để thoả mãn những nhu cầu tình cảm với màu sắc thẩm mỹ mới. Một trong những minh
chứng là sự hình thành nền ca khúc mới Việt Nam với những phẩm chất mới mẻ, rất phong phú
về nội dung và đa dạng về hình thức biểu hiện. Nói cách khác, giao thoa giữa hai tư duy (đơn âm
và đa âm) chính là một động lực phát triển mang tính biện chứng. Những năm 60, âm nhạc Việt
Nam hiện đại đã đánh dấu bước trưởng thành của mình bằng sự ra đời những tác phẩm đầu tiên
của thể loại vũ kịch (opera) và giao hưởng. Đó là Ngọn lửa Nghệ Tĩnh (1), ca kịch A Sao(2) và
giao hưởng Quê hương(3).
Trong kho tàng múa cổ truyền của đất nước, có những điệu múa chỉ dựa trên cơ sở tiết tấu do
bộ gõ hoặc đạo cụ tạo ra, nhưng nhìn chung phần lớn dựa trên một giai điệu mang tính ngũ cung
với bố cục ngắn gọn, có lời hoặc không có lời. Ngoài ra có một số tổ khúc múa được xây dựng
theo những kịch bản hoặc những cốt truyện đơn giản, và âm nhạc của những tổ khúc này được
hình thành bằng sự tập hợp một số khúc nhạc hoặc khúc hát nhằm minh hoạ theo trình tự nội
dung của tổ khúc. Các nhạc cụ tham gia diễn tấu thường dựa trên cơ sở và tính chất của giai
điệu mà tùy hứng biến tấu thành những đường nét riêng tương đối độc lập, tạo nên cách đệm
lòng bản. Những năm 30 của thế kỷ XX, cùng với sự ra đời của nền thơ mới và nền ca khúc mới,
trong múa cũng xuất hiện những vũ điệu được xây dựng theo bài hát hoặc khúc nhạc với đường
nét giai điệu mới, với khúc thức mới, được đệm bằng những hợp âm nằm trong hệ thống đa âm
với mối quan hệ công năng cơ bản TSD.
Từ Cách mạng tháng Tám, đặc biệt từ kháng chiến chống Pháp tới cuối những năm 50 của thế
kỷ XX, nhiều đoàn ca múa chuyên nghiệp được thành lập với những chương trình biểu diễn có
quy mô khá lớn, trong đó có không ít những vũ điệu được xây dựng trên những bố cục âm nhạc
khá phức tạp, với giai điệu mang tính nhạc không lời tương đối rõ nét, được trình tấu theo tổng
phổ dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng. Tuy nhiên, chỉ từ khi xuất hiện thể loại vũ kịch với bố cục

lớp lang rõ ràng, có sự phát triển kịch tính cao, có nhiều tuyến nhân vật với nhiều cá tính đan xen
nhau, thì ngôn ngữ nhạc trong múa mới ở đỉnh điểm của sự phát triển, đồng thời cũng là đỉnh
điểm của sự giao thoa giữa tư duy đơn âm và đa âm.Khác với vũ kịch, ca kịch (opera) Việt Nam
được sinh ra trên nền ca kịch cổ truyền hết sức phong phú, bao gồm các thể loại chèo, tuồng và
cải lương. Tuy nhiên, nếu ngôn ngữ âm nhạc trong chèo, tuồng, cải lương nằm trong tư duy đơn
âm thuần chất, thì ở ca kịch ngôn ngữ âm nhạc được hình thành trên cơ sở của sự giao thoa
giữa hai tư duy đơn âm và đa âm với mọi biểu hiện tinh vi và phức tạp của nó. Để nêu bật được
hình tượng nghệ thuật âm nhạc trong vũ kịch phải kết hợp với vũ đạo và âm nhạc trong ca kịch
phải liên kết với thơ ca nhưng ở giao hưởng thì âm nhạc là tất cả, là ngôn ngữ chính thống và
duy nhất. Chính vì vậy hơn ở bất cứ loại hình nào khác, trong giao hưởng, sự giao thoa giữa hai
tư duy đơn âm và đa âm đã đạt được độ phong phú cao với sự bộc lộ trọn vẹn và rõ ràng.
Nếu nhìn khái quát từ ca khúc qua vũ kịch, ca kịch tới giao hưởng, chúng ta có thể thấy toàn bộ
tiến trình phát triển của sự giao thoa với những cấp độ và bước đi tất yếu của nó.
3. Đơn âm, đa âm trong tư duy âm nhạc và bản chất ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam hiện đại
Không chỉ riêng Việt Nam mà tại nhiều nước châu á khác chúng ta có thể tìm thấy những tác
phẩm nằm trong tư duy đơn âm nhưng sử dụng nhiều thủ pháp thuộc hệ thống đa âm. Ngược
lại, ở một số tác phẩm thuộc khuynh hướng hiện đại của châu Âu, chúng ta cảm thấy tính giai
điệu mờ nhạt, điệu tính không rõ ràng, hầu như không có hoà âm, nghĩa là toàn bộ tác phẩm
dường như chỉ biểu hiện trên một tuyến đơn nhất theo chiều ngang. Tuy nhiên qua phân tích,
những tác phẩm này vẫn nằm trong tư duy đa âm nhưng sử dụng nhiều thủ pháp thuộc hệ thống
đơn âm.
Đơn âm vốn là bản chất âm nhạc dân gian của mọi dân tộc trên thế giới. Nhưng qua quá trình
phát triển của xã hội trải dài hàng thế kỷ, trong những điều kiện lịch sử nhất định, với sự xuất
hiện những tài năng lớn, âm nhạc châu Âu đã đạt được sự chuyển hoá về chất từ tư duy đơn âm
sang tư duy đa âm. Trong khuynh hướng phát triển của nền âm nhạc thế giới như hiện nay thì ở
nền âm nhạc châu Âu lại có biểu hiện quay lại ngôn ngữ của tư duy đơn âm. Điều này không dễ
dàng, và khi đã đạt được thì ngộn ngữ đơn âm thì sẽ có nhiều khác biệt và ở cấp độ khác so với
ngôn ngữ đơn âm trước kia.
Bản chất ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam hiện đại thuộc dạng đơn âm trong tư duy, đa âm trong thủ
pháp. Trước mắt nó có hai hướng phát triển : một là, tiến tới sự chuyển biến về chất, từ tư duy

đơn âm sang tư duy đa âm. Hai là, hoà đồng trong khuynh hướng hiện đại của âm nhạc thế giới
với tư duy đơn âm, nhưng thủ pháp biểu hiện phải độc đáo, hiện đại.
Cả hai hướng đều đòi hỏi sự đổi mới đồng bộ của ba yếu tố: sáng tác, biểu diễn và công chúng,
nhằm xây dựng một thị hiếu thẩm mỹ mới với sự xuất hiện những hợp phần mới tạo nên một
ngôn ngữ biểu hiện độc đáo, vừa dân tộc, vừa hiện đại. Hướng thứ hai không ít khó khăn và
phức tạp, bởi nó không thuận chiều. Tuy nhiên, sáng tạo nghệ thuật tuý thuộc rất nhiều vào
những thiên tài, đồng thời với bản lĩnh biết dung hoà và dung hoá, chúng ta vẫn khả năng đạt
được những thành tựu trong hướng này.
4. Thay lời kết.
Giao thoa giữa hai tư duy đơn âm và đa âm là động lực phát triển mang tính biện chứng của
ngôn ngữ âm nhạc thế giới, trong đó có ngôn ngũ âm nhạc Việt Nam. Dựa vào quy luật này,
chúng ta hiểu sâu hơn bản chất ngôn ngữ âm nhạc hiện đại thế giới và Việt Nam cũng như
hướng phát triển của chúng. Để thúc đẩy và hoàn thiện sự chuyển hoá của ngôn ngữ âm nhạc
Việt Nam hiện đại trong quá trình giao thoa, chúng ta cần điều chỉnh và thay đổi nội dung,
phương pháp giảng dạy trong các nhạc viện, đồng thời góp phần nghiên cứu cải tạo, sáng chế
những nhạc cụ, những công cụ nhằm thoả mãn những hệ thống cao độ cùng những hợp phần
mới làm nên ngôn ngữ biểu hiện mới, vừa đạt được tính tiên tiến, vừa đảm bảo được tính dân
tộc đậm đà.
Hiện nay, toàn bộ giáo trình giảng dạy của các nhạc viện chủ yếu vẫn dựa trên kiến thức về nền
âm nhạc cổ điển và cận đại thế giới, mà ngôn ngữ đa âm của những nền âm nhạc này đã và
đang mất dần địa vị chính thống. Do vậy, có lẽ các giáo trình này nên thu gọn trong chương trình
trung cấp. Chương trình đại học dành cho việc chuyên sâu và đúc kết những tinh hoa dân tộc
trong nền âm nhạc cổ truyền của chúng ta. Nghiên cứu mọi biểu hiện trong quá trình giao thoa
của nền âm nhạc Việt Nam đương đại, tiếp cận, tìm hiểu sâu mọi khía cạnh và thủ pháp trong
ngôn ngữ hiện đại của nền âm nhạc thế giới nhằm, tạo ra những tác nhẩm với một ngôn ngữ
hoàn chỉnh mang bản sắc Việt Nam hiện đại.

×