tai lieu, luan van1 of 98.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIỆU THỊ HOA
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG
SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀ QUẢNG,
TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, 2021
document, khoa luan1 of 98.
tai lieu, luan van2 of 98.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIỆU THỊ HOA
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG
SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀ QUẢNG,
TỈNH CAO BẰNG
Ngành: Chính sách cơng
Mã số: 8340402
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN MẠNH HÙNG
HÀ NỘI, 2021
document, khoa luan2 of 98.
tai lieu, luan van3 of 98.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng cá
nhân tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào khác. Các nội dung, số liệu trích dẫn trong luận văn đảm
bảo chính xác cao, trung thực và đáng tin cậy.
Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Học viện Khoa học và Xã hội.
Tôi viết lời cam đoan này đề nghị Học viện Khoa học và Xã hội xem
xét cho phép tôi được bảo vệ luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Triệu Thị Hoa
document, khoa luan3 of 98.
tai lieu, luan van4 of 98.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT ...................................................................................... 7
1.1. Các khái niệm về rừng sản xuất, chính sách phát triển rừng sản xuất
và thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất ............................................... 7
1.2. Nội dung phát triển rừng sản xuất thực hiện trên địa bàn huyện Hà
Quảng, tỉnh Cao Bằng ........................................................................................ 8
1.3. Các bước tổ chức thực thi chính sách phát triển rừng sản xuất................... 9
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất ...... 10
1. 5. Các tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất................. 11
1.6. Kinh nghiệm một số địa phương thực hiện chính sách phát triển rừng
sản xuất ............................................................................................................. 12
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
RỪNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG ................ 15
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hà Quảng ............... 15
2.2. Một số chính sách hiện hành hỗ trợ phát triển rừng sản xuất tại huyện
Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng................................................................................. 19
2.3. Thực tiễn triển khai thực hiện các chính sách phát triển rừng sản xuất
trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng....................... 20
Chương 3: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
RỪNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG ................ 43
3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển rừng sản xuất ................... 43
3.2. Mục tiêu phát triển rừng sản xuất tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng .............. 45
3.3. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp .............................................................. 47
3.4. Một số giải pháp chủ yếu .......................................................................... 48
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 65
document, khoa luan4 of 98.
tai lieu, luan van5 of 98.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng dự kiến nguồn vốn thực hiện phát triển rừng sản xuất giai đoạn 20162020 của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng ................................................................ 22
Bảng 2.2. Phân loại diện tích đất lâm nghiệp cần trồng rừng của huyện, giai đoạn
2016- 2020. ................................................................................................................. 23
Bảng 2.3. Kết quả thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất của huyện Hà Quảng
Từ năm 2016, lũy kế qua các năm đến tháng 12 năm 2020 đối với các xã, thị
trấn của huyện Hà Quảng ........................................................................................... 34
Bảng 3.1. Tiến độ thực hiện trồng rừng sản xuất của huyện Hà Quảng .............................. 53
từ năm 2020-2023. ............................................................................................................... 53
document, khoa luan5 of 98.
tai lieu, luan van6 of 98.
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là tài nguyên quý báu của quốc gia, có khả năng tái tạo, là bộ phận
quan trọng của mơi trường sinh thái, có giá trị to lớn về mặt kinh tế xã hội.
Rừng trồng sản xuất hàng hóa lâm sản, đặc biệt là sản xuất gỗ lớn có vị
trí chiến lược rất quan trọng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở nước ta
nói chung ở tỉnh Cao Bằng nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Đây là đối
tượng liên quan nhiều đến phát triển kinh tế, xã hội nơng thơn và xóa đói
giảm nghèo, nâng cao đời sống của cư dân miền núi,đặc biệt là đồng bào các
dân tộc thiểu số . Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã thực hiện các
chính sách góp phần đẩy mạnh trồng rừng thâm canh và thâm canh trồng rừng
để nâng cao năng suất,chất lượng và hiệu quả rừng trồng, như Nghị định
75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính
sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai
đoạn 2015 – 2020; Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính
phủ ngày 14/9/2016 về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển
rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ cơng ích đối với cơng ty
nơng, lâm nghiệp; Quyết định số 886/QĐ - TTg, ngày 16 tháng 6 năm 2017
của Thủ thướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm
nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020; Luật Lâm nghiệp 2017.
Phát triển rừng sản xuất gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ
đồng bào dân tộc thiểu số là một chủ chương, chính sách lớn của Đảng và
Nhà nước ta giai đoạn hiện nay.
Tỉnh Cao Bằng nói chung và huyện Hà Quảng nói riêng cũng khơng
đứng ngồi xu thế đó. Theo thống kê, rừng và đất rừng huyện Hà Quảng,
chiếm 83% diện tích tự nhiên của huyện và có độ che phủ 50,91%. Nhận thức
được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng, trong những năm qua, tỉnh Cao
Bằng cũng đã có nhiều cơ chế hỗ trợ, khuyến khích và giành nguồn đầu tư
cho phát triển lâm nghiệp, Theo quyết định số 327/QĐ-NS, ngày 01/7/2020
document, khoa luan6 of 98.
1
tai lieu, luan van7 of 98.
của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng có phê duyệt thiết kế, dự án lâm sinh
trồng rừng sản xuất năm 2020 cho huyện Hà Quảng với quy mô 10,9ha thông
với tổng vốn hỗ trợ là 250 triệu đồng; mục đích tăng độ che phủ, nâng cao
chất lượng rừng trồng, tạo công ăn việc làm cho đồng bào các dân tộc tại địa
phương thực hiện dự án; góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cải thiện
môi trường sinh thái, tăng giá trị sản xuất,phát triển kinh tế rừng, bảo vệ môi
trường, hạn chế xói mịn, tạo vùng ngun liệu tập trung, góp phần chủ động
ứng phó với biến đổi khí hậu [18, tr. 67].
Song việc khai thác, sử dụng tài nguyên rừng vẫn cịn nhiều hạn chế,
chưa thật sự bền vững và có hiệu quả. Công tác trồng rừng tập trung chủ yếu
là trồng rừng phòng hộ, chưa chú trọng đến trồng rừng sản xuất. Diện tích,
năng suất và chất lượng rừng trồng thấp, chưa khai thác hết tiềm năng đất đai.
Công tác chế biến gỗ hoạt động cầm chừng do thiếu nguyên liệu, phải
nhập gỗ từ bên ngồi. Trong khi đó, nhu cầu gỗ làm nhà và gỗ phục vụ cho
các công trình xây dựng cơ bản gia tăng… gây nên những áp lực cho cơng tác
quản lý bảo vệ rừng. Chính vì vậy, việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền
vững là vấn đề đang đặt ra hiện nay ở địa phương đã được thực hiện bằng
nhiều chính sách. Từ hướng tiếp cận chính sách cơng về q trình thực hiện
chính sách bảo vệ và phát triểnrừng tác giả đã chọn “Thực hiện chính sách
phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hà Quảng” làm đề tài Luận văn
thạc sĩ chun ngành Chính sách cơng.
2. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Có rất nhiều nhiều nghiên cứu về chính sách cơng, thực thi chính sách
cơng tuy nhiên Đề tài này chỉ đề cập đến chính sách hỗ trợ phát triển rừng
sản xuất, vì vậy tác giả của đề tài cũng đã tham khảo các cơng trình nghiên
cứu có liên quan đến đề tài như: “Chính sách cơng: Cơ sở lý luận” của Tác
giả Nguyễn Đăng Thành (Chủ nhiệm đề tài, 2004) [20, tr. 67]; Giáo trình
hoạch định và phân tích chính sách cơng, Nxb Giáo dục của tác giả Nguyễn
Hữu Hải (Chủ biên, 2006) 21, tr.67]; Kỷ yếu hội thảo quốc gia về Quản Lý
Rừng Cộng Đồng ở Việt Nam; Phạm Văn Điển Nguyễn Thị Thu Huyền, Báo
document, khoa luan7 of 98.
2
tai lieu, luan van8 of 98.
cáo Cải thiện sinh kế gắn với bảo vệ môi trường và phát triển rừng của
Chương trình phát triển LHQ (UNDP/GEF SGP tại Việt Nam;
Trong cuốn sách “ Khuyến nông và giảm nghèo: Những lựa chọn chiến
lược tại cộng đồng dân tộc thiểu số” của Nhà xuất bản Hồng Đức năm 2014
có nêu: “Khuyến nơng sinh kế” hướng đến đảm bảo an ninh lương thực và
phát triển sản xuất hàng hóa phù hợp ở các cộng đồng nghèo (nhất là ở vùng
miền núi DTTS), dựa trên gắn kết khuyến nông với các hỗ trợ sinh kế, tư vấn,
thúc đẩy và cùng làm việc theo nhu cầu của người dân ở từng cộng đồng cụ
thể. “Khuyến nơng sản xuất hàng hóa” (hoặc “khuyến nơng dịch vụ”) hướng
đến phát triển các cây con chủ lực (theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
của địa phương) ở các địa bàn thuận lợi cho sản xuất hàng hóa lớn, dựa trên
gắn kết người dân với các dịch vụ đầu vào và đầu ra của các tác nhân thị
trường theo chuỗi giá trị [22, tr. 67].
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2019), Quyết định Số 911/QĐBNN-TCLN Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2018. Giao Ủy ban nhân
dân cấp huyên, xã thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo
quy định của Luật Lâm nghiệp; Sử dụng số liệu hiện trạng rừng để triển khai
thực hiện Chương trình, mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững hàng năm và
cập nhật diễn biến rừng những năm tiếp theo [25, tr.67]
Quyết định số 886/QĐ - TTg, ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng
Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền
vững giai đoạn 2016 – 2020: trong phần Nội dung đầu tư có nêu đến: Đầu tư
phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng rừng: Phát triển giống cây lâm
nghiệp, trồng rừng sản xuất; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, phát triển lâm
sản ngoài gỗ. Hỗ trợ xây dựng đường lâm nghiệp cho các địa phương có vùng
nguyên liệu tập trung, những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn, hỗ trợ chế biến gỗ rừng trồng cho các tỉnh Tây Bắc, các tỉnh có huyện
nghèo 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ. Hỗ trợ
nâng cao năng lực, nhận thức về quản lý rừng bền vững và các chứng chỉ quản
lý rừng bền vững [22, tr.67].
Theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ ngày
document, khoa luan8 of 98.
3
tai lieu, luan van9 of 98.
14/9/2016 về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư
hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ cơng ích đối với cơng ty nơng, lâm
nghiệp. Tại Chương 1, Điều 1 Quan điểm chỉ đạo phát triển rừng: (1) Nhà nước
khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế
đầu tư trồng rừng và chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật về bảo vệ và
phát triển rừng. (2) Rừng sản xuất là rừng đa mục tiêu, trồng rừng sản xuất
nhằm tăng thu nhập cho người làm nghề rừng và góp phần bảo vệ mơi trường,
sinh thái. (3) Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư và
hưởng lợi trực tiếp từ việc trồng rừng, khai thác và chế biến gỗ, lâm sản; Nhà
nước hỗ trợ một phần chi phí ban đầu nhằm khuyến khích phát triển rừng, đồng
thời để chi trả một phần giá tri môi trường do rừng trồng mang lại và bù đắp lợi
nhuận thấp do tính đặc thù của nghề rừng. (4) Phát triển rừng sản xuất phải gắn
với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm lâm sản; đảm bảo nghề rừng ổn
định, bền vững. (5) Ưu tiên hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản
xuất, tạo động lực thúc đẩy phát triển lâm nghiệp ở các xã đặc biệt khó khăn.
Trong đó đặc biệt ưu tiên hỗ trợ trồng rừng sản xuất, chế biến gỗ ở các tỉnh
miền núi [7, tr.65]. Điều 5, Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách
bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và
hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020. Quy định về hỗ trợ
rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ: (1) Diện tích đất lâm nghiệp được
quy hoạch phát triển rừng sản xuất đã giao ổn định, lâu dài cho hộ gia đình
được hỗ trợ một lần cho chu kì đầu tiên để trồng rừng sản xuất bằng loài cây
lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ. (2) Mức hỗ trợ từ 5.000.000 đến 10.000.000
đồng/ha để mua cây giống, phân bón và một phần chi phí nhân cơng bằng tiền
đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ tùy theo chu kỳ kinh doanh của
cây trồng theo thiết kế dự toán [10, tr66].
Trên cơ sở lý luận về chính sách bảo vệ và phát triển rừng để triển khai
thực hiện ở thực tiễn góp phần hồn thiện khung pháp lý hướng dẫn cho cộng
đồng quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng ở Việt Nam trong
khuôn khổ của Luật Lâm nghiệp 2017.
document, khoa luan9 of 98.
4
tai lieu, luan van10 of 98.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực trạng thực hiện chính sách phát triển rừng sản
trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đề xuất các giải pháp thực hiện
chính sách phát triển rừng sản xuất có hiệu quả hơn nhằm tăng cường thực
hiện tốt các chính sách phát triển rừng sản xuất tại địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất tại huyện Hà
Quảng, tỉnh Cao Bằng;
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách chính sách phát triển rừng sản
xuất tại huyện Hà Quảng trong thời gian 2017-2020.
- Đề xuất một số giải pháp thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất
tại huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng nhằm tăng cường thực hiện tốt các chính
sách phát triển rừng sản xuất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp thực hiện chính sách phát triển
rừng sản xuất tại huyện Hà Quảng của tỉnh Cao Bằng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất
trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
4.3 Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2017 đến năm 2020
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
* Phương pháp thống kê - phân tích
Thu thập tài liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ các tài liệu, báo cáo đã
ban hành và công khai trên Cổng thông tin điện tử huyện Hà Quảng; các báo
cáo Hội thảo của ngành kiểm lâm.
* Phương pháp Điều tra, khảo sát – So sánh, tổng hợp
- Điều tra, khảo sát các xã trồng rừng theo dự án trồng rừng từ ngân
sách Nhà nước.
document, khoa luan10 of 98.
5
tai lieu, luan van11 of 98.
- Phương pháp phân tích: Phân tích các báo cáo liên quan đến tình hình
thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất của huyện Hà Quảng.
- Phương pháp so sánh: Sử dụng so sánh để đối chiếu giữa các kỳ và
năm thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất tại các xã thụ hưởng chính
sách của huyện Hà Quảng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về lý luận: Luận văn hệ thống hóa và làm rõ các khái niệm, các vấn đề
lý luận cơ bản liên quan thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất tại các
xã của huyện Hà Quảng; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính
sách phát triển rừng sản xuất tại các xã thực hiện trồng rừng.
Về thực tiễn: Dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế về thực hiện chính sách
phát triển rừng sản xuất tại các xã của huyện Hà quảng, tỉnh Cao Bằng, Luận văn
nêu lên thực trạng thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất tại các xã của
huyện Hà Quảng; một số giải pháp thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất
trong những năm tới. Đây là những tư liệu kinh nghiệm cho các nhà quản lý ở
các cơ quan hành chính nhà nước, địa phương tham khảo trong việc thực hiện
chính sách phát triển rừng sản xuất của đơn vị, địa phương mình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất tại
huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Chương 3: Giải pháp thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất tại
huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
document, khoa luan11 of 98.
6
tai lieu, luan van12 of 98.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
RỪNG SẢN XUẤT
1.1. Các khái niệm về rừng sản xuất, chính sách phát triển rừng sản
xuất và thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất
- Rừng sản xuất: (Theo Điều 5 của Luật Lâm nghiệp năm 2017): Rừng
sản xuất được sử dụng chủ yếu cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm,
nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng
dịch vụ mơi trường rừng.
Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, rừng sản xuất được phân loại theo các
đối tượng sau:
+ Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được
phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái tự nhiên; căn cứ vào trữ
lượng bình quân trên hecta rừng tự nhiên được phân loại thành: rừng giàu,
rừng trung bình, rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng chưa có trữ lượng.
+ Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách
nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn
liên doanh, liên kết khơng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) hoặc có hỗ
trợ của nhà nước và các nguồn vốn khác [3, tr65]..
- Chính sách phát triển rừng sản xuất: Là các Nghị định, Thông tư,
Quyết định, Hướng dẫn của Nhà nước ban hành để hỗ trợ, đầu tư cho việc
phát triển rừng sản xuất bằng kinh phí, kỹ thuật, chuyển giao khoa học công
nghệ, đào tạo nhân lực.....khuyến khích các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phát
triển rừng sản xuất gắn liền, đồng bộ với chính sách phát triển kinh tế - xã
hội. Quyết định số 886/QĐ - TTg, ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng
Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền
vững giai đoạn 2016 – 2020 là chính sách nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên
đơn vị diện tích, góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ
document, khoa luan12 of 98.
7
tai lieu, luan van13 of 98.
môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tạo
việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho
người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nơng thơn mới, đảm
bảo an ninh quốc phịng và trật tự an tồn xã hội [8, tr65].
- Thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất: Là q trình triển
khai, hiện thực hóa các chính sách về hỗ trợ phát triển rừng sản xuất đến đối
tượng, địa bàn thụ hưởng chính sách; vận dụng những giải pháp định trước
để đạt được các mục tiêu chính sách. Các cơ quan quản lý Nhà nước triển
khai các hoạt động, phối hợp thực hiện, kiểm tra đôn đốc và hiệu quả chính
sách cùng các biện pháp tổ chức thực thi để chính sách phát triển rừng sản
xuất phát huy tác dụng trong cuộc sống.
1.2. Nội dung phát triển rừng sản xuất thực hiện trên địa bàn huyện
Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đang tiếp tục thực hiện
Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ theo Nghị định
75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính
sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai
đoạn 2015 – 2020: Rà sốt diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch phát triển
rừng sản xuất đã giao ổn định, lâu dài cho hộ gia đình được hỗ trợ một lần cho
chu kỳ đầu tiên để trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài
gỗ.. Mức hỗ trợ từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng/ha để mua cây giống, phân
bón và chi phí một phần nhân công bằng tiền đối với trồng cây lấy gỗ, cây
lâm sản ngoài gỗ tùy theo chu kỳ kinh doanh của lồi cây trồng theo thiết kế dự tốn [10, tr.66].
Quyết định số 886/QĐ - TTg, ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng
Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền
vững giai đoạn 2016 – 2020: trong phần Nội dung đầu tư có nêu đến: Đầu tư
phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng rừng: Phát triển giống cây lâm
nghiệp, trồng rừng sản xuất; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, phát triển lâm
sản ngoài gỗ. Hỗ trợ xây dựng đường lâm nghiệp cho các địa phương có vùng
document, khoa luan13 of 98.
8
tai lieu, luan van14 of 98.
nguyên liệu tập trung, những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn, hỗ trợ chế biến gỗ rừng trồng. Hỗ trợ nâng cao năng lực, nhận thức về
quản lý rừng bền vững và các chứng chỉ quản lý rừng bền vững [8, tr. 65].
1.3. Các bước tổ chức thực thi chính sách phát triển rừng sản xuất
- Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển
rừng sản xuất: những dự kiến về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp
triển khai thực hiện chính sách như ngành kiểm lâm, Ngành nơng nghiệp và
Phát triển nơng thơn, Phịng tài ngun mơi trường, Phịng dân tộc, Ủy ban
nhân các xã, thị trấn; số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực
thi; cơ chế trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức thực thi. Các cơ sở
kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ; các nguồn lực tài chính, các vật tư
văn phịng phẩm. Dự kiến thời gian duy trì chính sách; các bước tổ chức triển
khai. Dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra giám sát. Nội quy,
quy chế về tổ chức điều hành. Dự kiến kế hoạch thực thi ở cấp nào do lãnh
đạo cấp đó xem xét thơng qua .
- Bước 2: Phổ biến tuyên truyền chính sách phát triển rừng sản xuất:
Đây là hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối
tượng thực thi chính sách phát triển rừng sản xuất; Việc làm này cần được
tăng cường đầu tư về trình độ chun mơn, phẩm chất chính trị, về trang thiết
bị kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động. Tuyên
truyền, vận động thực thi chính sách được thực hiện thường xuyên, liên tục;
phổ biến tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp với người nghe, nhất các
hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số .
- Bước 3: Phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển rừng sản
xuất: Muốn tổ chức thực thi chính sách phát triển rừng sản xuất có hiệu quả
phải tiến hành phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp
chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá
trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách.
- Bước 4: Duy trì chính sách: Muốn chính sách phát triển rừng sản xuất
được duy trì thì phải có sự đồng tâm, hợp lực của cả người tổ chức, người
thực thi và môi trường tồn tại. Trong một chừng mực nào đó, để đảm bảo lợi
document, khoa luan14 of 98.
9
tai lieu, luan van15 of 98.
ích chung của xã hội, các cơ quan nhà nước có thể kết hợp sử dụng biện pháp
hành chính để duy trì chính sách. Đối với người chấp hành có trách nhiệm tham
gia thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước và vận động lẫn nhau tích cực chấp
hành chính sách Nhà nướ.
- Bước 5: Điều chỉnh chính sách phát triển rừng sản xuất: Được thực
hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cho chính sách ngày càng phù
hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế.
- Bước 6 : Theo dõi, kiểm tra, đơn đốc thực hiện chính sách phát triển rừng
sản xuất: Thực thi chính sách diễn ra trên địa bàn rộng do nhiều cơ quan, tổ chức
và cá nhân tham gia; các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và mơi
trường ở các vùng địa phương khơng giống nhau, cũng như trình độ, năng lực tổ
chức điều hành của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng
đều, do vậy các cơ quan nhà nước phải tiến hành theo dõi, kiểm tra, đơn đốc việc
thực thi chính sách.
- Bước 8: Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm: Tổ chức thực thi chính
sách được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách. Trong q
trình đó có thể tiến hành đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực thi
chính sách.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển rừng
sản xuất
1.4.1. Mơi trường thực hiện chính sách
Là các yếu tố liên quan đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, an ninh quốc phịng, mơi trường tự nhiên và quốc tế. Các hoạt động này
diễn ra theo quy luật trong những điều kiện cụ thể nên nó độc lập với q
trình thực thi chính sách.
1.4.2. Mối quan hệ giữa các đối tượng thực thi chính sách
Thể hiện sự thống nhất hay khơng về lợi ích của các đối tượng trong q
trình thực hiện mục tiêu chính sách.
1.4.3. Tiềm lực của đối tượng chính sách
Là thực lực và tiềm năng của người dân có được thể hiện ở các phương
diện: chính trị, kinh tế, xã hội, về quy mơ và trình độ.
document, khoa luan15 of 98.
10
tai lieu, luan van16 of 98.
1.4.4. Đặc tính của đối tượng chính sách
Là những tính chất đặc trưng mà các đối tượng có được từ bản chất cố
hữu hoặc do mơi trường sống tạo nên qua q trình vận động mang tính lịch
sử. Những đặc tính này thường liên quan đến tính tự giác, tính kỷ luật, tính
sáng tạo, lịng quyết tâm, tính truyền thống.
1.4.5. Năng lực thực thi chính sách của cán bộ, công chức trong bộ
máy quản lý nhà nước
Là yếu tố chủ quan có vai trị quyết định đến kết quả tổ chức thực thi
chính sách; là thước đo phản ánh về đạo đức công vụ, năng lực thiết kế tổ
chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo có thể chủ động ứng phó
được với những tình huống phát sinh tương lai.
1.4.6. Điều kiện tài chính, vật chất cần cho q trình thực thi chính sách
Là yếu tố quan trọng để cùng nhân sự và các yếu tố khác thực hiện thắng
lợi chính sách. Điều kiện vật chất bao gồm: trang thiết bị kỹ thuật, các
phương tiện và nguồn tài chính cần triển khai thực hiện chính sách.
1.4.7. Sự đồng tình ủng hộ của dân chúng
Là nhân tố có vai trị đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của
một chính sách. Các đối tượng thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất
phải đồng thuận, cam kết thực hiện theo đúng hướng dẫn và theo quy định của
Pháp luât.
1. 5. Các tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất
- Cần dựa vào phương án quán lý rừng sản xuất của địa phương.
- Dựa vào các chính sách, dự án bảo vệ và phát triển rừng của chính
quyền địa phương và cơ chế của tỉnh.
- Chủ rừng đầu tư hoặc liên doanh liên kết để thực hiện các dự án, tổ
chức ản xuất phát triển rừng trên diện tích đất rừng sản xuất được Nhà nước
giao, cho thuê theo quy định của Pháp luật. Trên địa bàn huyện Hà Quảng
đang áp dụng thực hiện phát triển rừng sản xuất phân theo lập địa; đối với tiểu
vùng thấp phát triển rừng sản xuất trên khu đất đồi; tiểu vùng cao phát triển
rừng sản xuất trên đất xen kẽ núi đá.
document, khoa luan16 of 98.
11
tai lieu, luan van17 of 98.
- Cần đảm bảo tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển
được các dịch vụ rừng.
1.6. Kinh nghiệm một số địa phương thực hiện chính sách phát
triển rừng sản xuất
Nhóm các huyện thực hiện phát triển rừng sản xuất theo Nghị định
75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính
sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai
đoạn 2015 – 2020 ; Quyết định số 886/QĐ - TTg, ngày 16 tháng 6 năm 2017
của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm
nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020
1.6.1. Huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng: Huyện Bảo Lạc có ranh giới
tiếp giáp với huyện Hà Quảng là huyện có đặc điểm về địa hình, khí hậu, thổ
nhưỡng, dân cư, phong tục tập quán gần tương đồng với huyện Hà Quảng; là
huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn chiếm 89,9% diện tích tự nhiên, Huyện
Bảo Lạc đã chú trọng mở rộng diện tích các loại cây trồng như: trúc sào, hồi,
quế; huyện đã hoàn thành quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, từ 2016-2018,
Bảo lạc đã trồng được 41ha trúc sào nâng diện tích trúc sào tồn huyện lên trên
1.892,8 ha với khoảng 800 ha đang cho khai thác ổn định theo hướng sản xuất
trở thành hàng hóa. Theo thống kê, hàng năm, người dân xã Huy Giáp xuất bán
khoảng 1.000 xe trúc, thu nhập gần 9 tỷ đồng/năm; Bình quân mỗi hộ trồng trúc
sào bán 3 - 6 xe trúc/năm; có hộ bán 15 - 30 xe trúc/năm [29, tr.68].
1.6.2. Huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng:
Để phát huy hiệu quả diện tích đất rừng sản xuất, giúp bà con nâng cao
thu nhập từ kinh tế rừng, UBND huyện kết nối với các doanh nghiệp mở rộng
diện tích trồng trúc và cây dược liệu. Tăng thêm 313,6 ha trúc sào, nâng tổng
diện tích trúc sào lên 2.237,2 ha, trong đó 1.633,3 ha đang cho khai thác.
Từ năm 2016 - 2019, huyện trồng được 842,3 ha quế, tập trung tại các
xã: Hoa Thám, Thịnh Vượng, Tam Kim, Vũ Minh. Đến năm 2020, mở rộng
document, khoa luan17 of 98.
12
tai lieu, luan van18 of 98.
diện tích ra xã Minh Tâm, nâng tổng diện tích quế trên địa bàn đạt 1.000 ha
[20, tr.68].
1.5.3. Tỉnh Bắc Kạn
Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh tiếp giáp tỉnh Cao Bằng có tiềm năng lớn về phát
triển kinh tế lâm nghiệp, với tổng diện tích tự nhiên là 485.996,0 ha, có độ
che phủ rừng là 72,9%, là tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất cả nước. Tỉnh có
97.867,5 ha diện tích rừng trồng trong đó: Cây Keo là 26.253,8ha; Cây Mỡ
44.835,5ha; Cây Thông 8.554,4ha; Cây Quế 3.536,5ha; Cây Hồi 3.564,7ha;
Các loài cây khác 11.122,6ha. Tỉnh Bắc Kạn cũng đã ban hành thêm các cơ
chế chính sách khuyến khích về cấp cây giống chất lượng cao (cây mô) cho
các hộ trồng lại rừng sau khai thác để tạo ra được nguyên liệu có mức độ
đồng đều cao phục vụ chế biến, vận dụng tốt các chính sách hiện có để thu hút
các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến lâm sản đồng thời đẩy mạnh việc hợp tác
liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp với hộ gia đình để trồng rừng
nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị rừng trồng;
Khuyến khích liên kết các doanh nghiệp và các tác nhân trong khâu trồng
rừng, khai thác, chế biến và dịch vụ để hình thành chuỗi giá trị của sản phẩm
lâm nghiệp, ổn định nguồn nguyên liệu đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị
trường trong và ngoài nước. Ngành lâm nghiệp của tỉnh đã góp phần tích cực
trong việc bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, chống biến đổi khí hậu, tạo
việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt góp phần quan trọng
vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống
kinh tế cho người dân miền núi [31, tr.68].
document, khoa luan18 of 98.
13
tai lieu, luan van19 of 98.
Tiểu kết chương 1
Ở chương 1, đã nêu các khái niệm về rừng sản xuất, chính sách phát triển
rừng sản xuất và thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất; nội dung thực
hiện chính sách phát triển rừng sản xuất theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP về
cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo
nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020;
Quyết định số 886/QĐ - TTg, ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng
Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền
vững giai đoạn 2016 – 2020; các bước tổ chức thực hiện chính sách phát triển
rừng sản xuất; các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển rừng
sản xuất; Kinh nghiệm một số địa phương thực hiện chính sách phát triển
rừng sản xuất.
document, khoa luan19 of 98.
14
tai lieu, luan van20 of 98.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG
SẢN XUẤT TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hà Quảng
2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên
Hà Quảng là huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Cao Bằng, cách trung
tâm tỉnh Cao Bằng 40 km về hướng bắc; tiếp giáp với các huyện: Hịa An,
Trùng Khánh, Ngun Bình, Bảo Lạc của tỉnh Cao Bằng và huyện Nà Po,
huyện Tịnh Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.Với diện tích tự nhiên
810,9399 km2 .
Huyện có 21 đơn vị hành chính, gồm 19 xã và 02 thị trấn, gồm các xã:
Ngọc Đào, Sóc Hà, Trường Hà, Quý Quân, Lũng Nặm, Cải Viên, Nội Thôn,
Tổng Cọt, Hồng Sỹ, Mã Ba, Thượng Thôn, thị trấn Xuân Hịa, Thanh Long,
Cần n, thị trấn Thơng Nơng, Lương Can, Cần Nông, Yên Sơn, Ngọc Động,
Đa Thông, Lương Thông.
Huyện Hà Quảng có 8 xã biên giới giáp biên với Trung Quốc, với tổng
chiều dài đường biên giới là 74,871 km, bao gồm các xã: Sóc Hà, Trường Hà,
Lũng Nặm, Cải Viên, Nội Thôn, Tổng Cọt, Cần Nông, Cần Yên. Huyện có
cửa khẩu Sóc Giang (thuộc xã Sóc Hà) và nhiều đường mịn dân sinh.
Huyện Hà Quảng có địa hình phức tạp do kiến tạo địa chất, do đó Huyện
phân thành nhiều vùng khác nhau:
- Tiểu vùng thấp: Đây là tiểu vùng có các thung lũng tương đối bằng
phẳng, đất canh tác chủ yếu là đất trồng lúa, có hệ thống sông suối cơ bản đáp
ứng được nhu cầu về nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Tiểu vùng cao: Đây là tiểu vùng hầu như khơng có sông suối, không đủ
nước cho sinh hoạt và sản xuất, đất canh tác chủ yếu là đất trồng hoa màu, kết cấu
hạ tầng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, lưu thơng hàng hóa của nhân dân.
Dân số huyện Hà Quảng trên 58.087 người, gồm 5 dân tộc Tày, Nùng,
Mông, Dao và Kinh.
document, khoa luan20 of 98.
15
tai lieu, luan van21 of 98.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.1.1 Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất giai đoạn 2015 - 2020 là
11,3% vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX đề ra và hai năm tiếp theo
cũng tăng, đạt 109,7 tỷ vào năm 2019.
- Trong thời gian vừa qua, an ninh lương thực đã được bảo đảm với bình
quân lương thực trên đầu người đạt khoảng 400 kg/người. Đã có một số loại
hàng hố như đậu tương, lạc, ngô và vật liệu xây dựng xác định được chỗ đứng.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng Công nghiệp
- Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Du lịch và giảm dần tỷ
trọng Nông nghiệp.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GTSX) ngành nông lâm nghiệp
giai đoạn 2015 – 2020 tăng bình quân đạt khoảng 2,0% và năm 2016, năm
2017 vẫn có xu thế tăng lên (3,0%). GTSX 2015 đạt 36,5 tỷ đồng tăng lên
70,6 triệu đồng vào 2019, tăng không đều.
- Năng suất lao động ngành nông nghiệp vẫn thấp nhất trong 3 khối
ngành (Nông nghiệp, Công nghiệp – Xây dựng và Dịch vụ). Năng suất lao
động đạt 3,6 triệu đồng năm 2016, tăng lên tới 6,3 triệu động vào năm 2019
và bằng 5,8 triệu đồng năm 2017.
Trong cơ cấu nơng nghiệp, trồng trọt giữ vai trị chính, sau đó là chăn
ni và dịch vụ.
+ Về trồng trọt: giai đoạn 2016 – 2019, diện tích canh tác tăng lên liên
tục, kéo theo sản lượng lương thực cũng tăng từ 9.806,5 tấn (2016) lên 10.803
tấn (2019). Ngoài ra, đậu tương và lạc có sản lượng tăng khá mạnh.
+ Về chăn ni: Vật ni chính trong giai đoạn vừa qua là trâu tăng
3%, bò tăng 7%, lợn và các loại gia cầm với mức tăng bình quân giai đoạn
này là 6% đến 10%, tuy nhiên huyện chưa phát huy được thế mạnh chăn nuôi
đại gia súc.
document, khoa luan21 of 98.
16
tai lieu, luan van22 of 98.
+ Lâm nghiệp: Xây dựng rừng chiếm 30% trong tổng số; Khai thác chế biến lâm sản tăng lên khoảng 65%; Dịch vụ chiếm khiêm tốn (5%). Đã
giao đất giao rừng cho người dân; mở rộng diện tích khoanh ni bảo vệ
rừng, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc góp phần tái tạo, khôi phục
tài nguyên rừng.
Người dân đã nhận thức được hiệu quả của việc trồng rừng kinh tế nên
tự giác tham gia và đầu tư vào rừng trồng.
-Công nghiệp - Tiểu thủ cơng nghiệp, Thương mại - Dịch vụ có chuyển
biến tiến bộ. Giá trị sản xuất kinh doanh ngày càng cao.
- Khoa học, công nghệ từng bước được áp dụng rộng rãi vào quá trình
phát triển kinh tế đặc biệt là trong sản xuất nông lâm nghiệp. Các loại giống
mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng vào sản xuất góp phần
quan trọng tăng năng suất cây trồng vật ni.
2.1.1.2. Văn hố - xã hội
- Dân số, lao động và nguồn nhân lực
Giai đoạn 2016 - 2019, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân ở xu thế
giảm dần, duy trì khoảng 1,0%/năm trong đó tỷ lệ sinh giảm, xấp xỉ 0,8% và
dân số cấu trúc trẻ.
Dân tộc ít người chiếm trên 96% trong đó chủ yếu là người Dao, người
Mông người Nùng, người Tày và mật độ dân số là 65 người/1 km2.
Huyện có nguồn nhân lực khá nhưng chất lượng còn khiêm tốn với mức
tăng 21,%/năm trong giai đoạn 2016-2019. Đến năm 2019 là 13.564 người và
chiếm đến khoảng 50% lực lượng là trẻ với 85% là lao động nông nghiệp.
Số lao động đó qua đào tạo đạt khoảng 15%, chủ yếu dưới hình thức
lớp ngắn ngày nên tay nghề thấp, tập trung vào một số nghề như: nơng
nghiệp, mộc, nề, cơ khí v.v.
- Giáo dục - Đào tạo: Có bước tiến bộ, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng
xa từ cơ sở trường lớp (trên 70% được kiên cố hoá) đến trang thiết bị phục vụ
giảng dạy nên chất lượng giáo dục - đào tạo được nâng lên.
document, khoa luan22 of 98.
17
tai lieu, luan van23 of 98.
- Y tế: Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân cơ bản đảm bảo, y tế dự
phịng được coi trọng nên khơng xảy ra dịch lớn và tỷ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng có tiến bộ nhanh (20,5%).
- Văn hố, thơng tin, thể dục, thể thao: 100% xã, thị trấn triển khai thực
hiện nghị quyết TW 5 khố VIII về cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây
dựng đời sống văn hố ở khu dân cư” nên có đến trên 50% bản làng đạt tiêu
chuẩn văn hố. Phong trào thể dục, thể thao có tiến bộ, ngày càng mở rộng ra
cả các địa bàn với mơn cầu lơng, bóng chuyền, bóng đá và một số môn thể
thao khác nên sức khoẻ và đời sống tinh thần nhân dân có nhiều thay đổi.
- Tình hình xố đói, giảm nghèo: Các chương trình, dự án đã và đang
triển khai trong huyện để xố đói, giảm nghèo là 135, 134 và 120, 661, Nghị
quyết 30a Bên cạnh đó cịn có chương trình/dự án quốc tế với tổ chức phi
chính phủ (NGO), Cộng đồng Châu Âu. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn
khá cao (57,62% năm 2019), và là 1 trong các huyện nghèo, cần được quan
tâm đặc biệt.
2.1.1.3. Thực trạng kết cấu hạ tầng
- Giao thông: Có đường Hồ chí Minh chạy đến KM0 Pác Bó, xã
Trường Hà dài 62 km; có đường tỉnh lộ 204 kéo dài đã được tu sửa, chạy từ
trung tâm thị xã đến trung tâm thị trấn Thôn Nông (50 km) và tuyến giao
thông liên huyện, tạo điều kiện trao đổi hàng hoá, đi lại cho nhân dân và phục
vụ quốc phịng, an ninh.
- Hệ thống cấp điện và cấp thốt nước: Đến nay tất cả các xã, thị trấn
đã được dùng điện lưới quốc gia với gần 86% hộ gia đình được sử dụng điện
nhưng chất lượng cịn thấp. Đa số các hộ gia đình trong huyện sử dụng nguồn
nước tự chảy, tỷ lệ hộ gia đình được dùng nước hợp vệ sinh đạt gần 60%.
Việc cung cấp nước sạch cho các gia đình, đặc biệt là bà con sinh sống tại các
xã vùng rẻo cao, vùng lưng chừng núi cịn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng
lục khu hồn tồn tích nước mưa để sử dụng.
document, khoa luan23 of 98.
18
tai lieu, luan van24 of 98.
- Hệ thống thông tin liên lạc: Ngành bưu chính viễn thơng đã có sự
tiến bộ đáng kể, tạo nên đổi mới trong trao đổi thông tin, đặc biệt là xây dựng
hệ thống hạ tầng viễn thông nên thông tin bằng điện thoại di động có bước
tiến vượt bậc. Các xã đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhà văn hoá bưu
điện, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển sản xuất và nâng cao đời sống
cho nhân dân .
- Hệ thống thuỷ lợi: Huyện có hệ thống thuỷ lợi được tăng cường, diện
tích chủ động tưới lên tới gần 50% diện tích, tạo ra bước tiến trong sản xuất
lương thực; Hệ thống kênh mương một số đã được củng cố và kiên cố hố tuy
nhiên địa bàn rộng và địa hình khó khăn nên cịn nhiều hạn chế.
2.1.1.4. Về mơi trường
Do nằm ở vùng cao, dân số thưa thớt và sản xuất chưa phát triển nên
mơi trường sinh thái cịn trong lành. Tuy nhiên hiện tại vẫn cần quan tâm tới ô
nhiễm môi trường, đặc biệt ở thị trấn Thông Nông, thị trấn Xuân Hòa (chợ,
bệnh viện đa khoa v.v) và điểm khai thác mỏ v.v. Là huyện thuần nông nền
cần chú ý đến mơi trường đất, nước do sử dụng hố chất phục vụ sản xuất
nông nghiệp. Do nằm ở vùng cao, có độ dốc lớn nên chú trọng cơng tác kiểm
sốt xói mịn, rửa trơi và sụt lở của đất.
2.1.1.5. Quốc phòng an ninh và trật tự xã hội
Huyện làm tốt cơng tác quốc phịng tồn dân, bảo đảm an ninh, phục vụ
tốt cơng tác phịng thủ đất nước, đặc biệt đối với vùng biên giới. Do cơng tác
giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn được quan tâm, chú trọng vùng biên
giới, vùng cao nên tạo điều kiện ổn định phát triển KT - XH.
2.2. Một số chính sách hiện hành hỗ trợ phát triển rừng sản xuất tại
huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
- Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển
rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân
tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020;
document, khoa luan24 of 98.
19
tai lieu, luan van25 of 98.
- Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ ngày
14/9/2016 về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu
tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ cơng ích đối với cơng ty nơng, lâm
nghiệp;
- Quyết định số 886/QĐ - TTg, ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ
tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp
bền vững giai đoạn 2016 – 2020;
- Quyết định số 2196/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Dự án Bảo vệ và phát triển
rừng huyện Hà Quảng giai đoạn 2016-2020 thuộc Chương trình mục tiêu
pháttriển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 832/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Dự án Bảo
vệ và Phát triển rừng huyện Hà Quảng giai đoạn 2016-2020 thuộc Chương
trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 372/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về phê duyệt thiết kế, dự tốn cơng trình lâm
sinh trồng rừng sản xuất năm 2020 thuộc Dự án bảo vệ và phát triển rừng
huyện Hà Quảng;
2.3. Thực tiễn triển khai thực hiện các chính sách phát triển rừng
sản xuất trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Hà Quảng đã có
nhiều cố gắng phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên nên
tình hình KT - XH của huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Kinh tế có mức
tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ; lĩnh vực xã hội có bước tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện; tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội, đặc biệt là vùng biên
giới được củng cố.
document, khoa luan25 of 98.
20