Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

So sánh các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý tương ứng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.67 KB, 14 trang )

,
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--- --- ---  --- --- ---

TIỂU LUẬN
Môn: Pháp luật đại cương
Đề tài: So sánh các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp
lý tương ứng.

Giáo viên hướng dẫn:

Bùi Huy Tùng

Sinh viên thực hiện:

Võ Hoài Phương Như

Học phần:

Pháp luật đại cương

Lớp:

HQ9_GE19

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 01 năm 2022




MỤC LỤC
I. Tính cấp thiết của đề tài: .............................................................................................................. 1
II. Một số vấn đề lý luận về vi phạm và trách nhiệm pháp lý: ....................................................... 1
1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại vi phạm pháp luật: .................................................................. 1
1.1. Khái niệm: ........................................................................................................................... 1
1.2. Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật: ......................................................................... 1
1.3. Cấu thành vi phạm pháp luật:............................................................................................... 1
1.4. Các loại vi phạm pháp luật:.................................................................................................. 2
2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại trách nhiệm pháp lý: ............................................................... 2
2.1. Khái niệm: ........................................................................................................................... 2
2.2. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý: ...................................................................................... 2
2.3. Các loại trách nhiệm pháp lý: ............................................................................................... 3
3. Mục đính, ý nghĩa của việc so sánh các loại vi phạm phát luật và trách nhiệm pháp lý tương
ứng:............................................................................................................................................... 3
III. So sánh các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý tương ứng: ................................. 4
1. Hình sự và dân sự: .................................................................................................................... 4
2. Hình sự và hành chính: ............................................................................................................ 5
3. Hình sự và kỷ luật: .................................................................................................................... 6
4. Dân sự và hành chính: .............................................................................................................. 7
5. Dân sự và kỷ luật: ..................................................................................................................... 8
6. Hành chính và kỷ luật:.............................................................................................................. 9
IV. Nhận định, bài học rút ra và giải pháp từ việc so sánh các loại vi phạm pháp luật và các loại
trách nhiệm pháp lý: .......................................................................................................................10
V. Kết luận: .....................................................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................................12

1



I. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong xã hội hiện nay, pháp luật thể hiện ý chí của nhân dân, đem lại hạnh phúc cho
nhân dân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên vẫn còn nhiều hiện tượng vi
phạm pháp luật, xâm hại đến các lợi ích vật chất và tinh thần của nhà nước, của xã hội
và của nhân dân. Đó là một hiện tượng nguy hiểm, tác dộng tiêu cực đến các mặt của
đời sống và làm mất ổn định xã hội. Một vi phạm pháp luật được nhận diện, đánh giá và
là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý. Nhờ đó mà tìm ra được mối quan hệ giữa
chúng với nhau, xác định được các biện pháp trách nhiệm pháp lý tương ứng, tìm ra
ngun nhân của vi phạm pháp luật, và cịn đánh giá được mức độ nguy hiểm của hành
vi vi phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lý còn giúp ngăn ngừa, giáo dục và cải tạo
những hành vi vi phạm pháp luật, chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm
pháp luật của mình. Ngồi ra, mục đích phân biệt còn để ban hành luật cho chuyên sâu,
áp dụng pháp luật cho chuẩn xác, “đúng người đúng tội”. Từ đó, người dân có lịng tin
và tin tưởng vào hệ thống pháp luật, cũng như góp phần xây dựng một xã hội trật tự, an
tồn, văn minh, khơng tệ nạn xã hội và phát triển bền vững. Đó là điều em muốn tìm
hiểu, cũng là lý do mà em chọn đề tài nghiên cứu: “So sánh các loại vi phạm pháp luật
và trách nhiệm pháp lý tương ứng”.
II. Một số vấn đề lý luận về vi phạm và trách nhiệm pháp lý:
1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại vi phạm pháp luật:
1.1. Khái niệm:
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ do các chủ thể có năng lực hành vi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý gây hậu
quả thiệt hại cho xã hội.
1.2. Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:
- Hành vi: là ý nghĩ, tư tưởng của con người đã được thể hiện ra bên ngoài bằng hành
động (ví dụ: đi xe máy vượt đèn đỏ khi tham gia giao thơng) hoặc khơng hành động (ví
dụ:thấy người bị tai nạn, khơng giúp mà bỏ đi).
- Có tính chất trái pháp luật: trái với yêu cầu cụ thể của các quy phạm pháp luật hay trái
với tinh thần của pháp luật.

- Có lỗi: có thể là cố ý (cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp) hay vô ý (vô ý do quá tự tin và
vô ý do cẩu thả).
1.3. Cấu thành vi phạm pháp luật:
- Chủ thể của vi phạm pháp luật phải có năng lực hành vi. Đó có thể là cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân. Nếu là cơ quan, tổ chức thì ln có năng lực hành vi, cịn nếu là cá nhân
thì tùy theo từng quy định cụ thể của pháp luật.
- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật gồm các dấu hiệu thể hiện trạng thái tâm lý của
chủ thể, khía cạnh bên trong của vi phạm, đó là các dấu hiệu: lỗi của vi phạm thể hiện

1


dưới hình thức cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp) hoặc vô ý (vô ý do quá tự tin
hoặc vô ý do cẩu thả), động cơ, mục đích vi phạm.
- Khách thể của vi phạm là quan hệ xã hội bị xâm hại. Tính chất của khách thể là một
tiêu chí quan trọng để xác định mức độ tính nguy hiểm của hành vi.
- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ những dấu hiện bên ngồi của nó,
gồm: hành vi trái pháp luật, hậu quả, quan hệ nhân quả, thời gian, địa điểm, phương tiện
vi phạm
1.4. Các loại vi phạm pháp luật:
- Vi phạm hình sự (tội phạm): hành vi nguy hiểm cao, gây thiệt hại lớn cho Xã hội, chỉ
được quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến các quan hệ xã hội được ngành luật hình sự bảo
vệ. Ví dụ: Bn bán ma túy, giết người,…
- Vi phạm hành chính: vi phạm quy định quản lý nhà nước nhưng chưa đến mức tội
phạm (vi phạm hình sự), là hành vi ít nguy hiểm hơn và gây thiệt hại nhỏ hơn cho xã
hội so với tội phạm. Có nhiều văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính. Ví dụ:
Hành vi trốn thuế, làm hư hỏng thất thoát tài sản của Nhà nước,…
- Vi phạm kỷ luật: là hành vi vi phạm kỷ luật của nhà nước, của các tổ chức do cán bộ,
công chức, viên chức, tổ chức, người lao động thực hiện. Ví dụ: Cán bộ, cơng chức, viên

chức làm sai thẩm quyền, không chấp hành đúng quy định lao động,…
- Vi phạm dân sự: là những hành vi vi phạm quan hệ dân sự, tức là quan hệ mà địa vị
pháp lý giữa các chủ thể đều bình đẳng. Ví dụ: Tranh chấp đất đai nhà cửa, thừa kế, di
chúc,…
2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại trách nhiệm pháp lý:
2.1. Khái niệm:
- Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện
qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong
phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại
xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.
2.2. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý:
- Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật.
- Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định do cơ quan nhà nước
hoặc người có thẩm quyền ban hành trên cơ sở xem xét, giải quyết vụ việc vi phạm đã
có hiệu lực pháp luật.

2


- Các biện pháp trách nhiệm pháp luật là loại biện pháp cưỡng chế nhà nước đặc thù:
mang tính chất trừng phạt hoặc khơi phục lại những quyền lợi ích bị xâm hại và đồng
thời được áp dụng chỉ trên cơ sở những quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm
quyền.
2.3. Các loại trách nhiệm pháp lý:
- Trách nhiệm hình sự: là trách nhiệm của một người đã thực hiện một tội phạm, phải
chịu một biện pháp cưỡng chế nhà nước là hình phạt vì việc phạm tội của họ. Hình phạt
này do tồ án quyết định trên cơ sở của luật hình, nó thể hiện sự lên án, sự trừng phạt
của nhà nước đối với người phạm tội và là một trong những biện pháp để bảo đảm cho
pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Đây là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc
nhất. Ví dụ: A vận chuyển ma túy và bị cơ quan công an bắt quả tang. Do đó, A sẽ phải

chịu trách nhiệm pháp lý hình sự;…
- Trách nhiệm hành chính: là dạng trách nhiệm áp dụng đối với các hành vi ít nguy hiểm
hơn tội phạm nên hình phạt chính chỉ cảnh cáo hoặc phạt tiền, thủ tục xử lý cũng đơn
giản. Ví dụ: A điều khiển xa máy và bị cơ quan công an yêu cầu dừng lại để kiểm tra
nồng độ cồn. Kết quả kiểm tra nồng độ cồn của A vượt qua mức quy định nên sẽ bị xử
phạt hành chính;…
- Trách nhiệm dân sự: là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với
người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người
bị hại, là hậu quả pháp lý bất lợi, áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự để
buộc chủ thể này phải khắc phục những tổn thất đã gây ra. Ví dụ: A lái xe máy, do khơng
để ý đã đâm đổ bờ tường của ủy ban nhân xã. Do đó, A phải chịu trách nhiệm dân sự;…
- Trách nhiệm kỷ luật: là trách nhiệm của một chủ thể (cá nhân hoặc tập thể) đã vi phạm
kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ
chức và phải chịu một hình thức kỷ kuật nhất định theo quy định của pháp luật
Ví dụ: - Sinh viên sử dụng tài liệu làm bài thi khi đề thi không cho phép. Do đó bị nhà
trường kỷ luật.
- A làm việc tại cơng ty X. Trong thời gian làm việc, A thường xuyên đi làm
muộn và khơng hồn thành cơng việc được giao. Do đó, ban giám đốc đã kỷ luật A.
3. Mục đính, ý nghĩa của việc so sánh các loại vi phạm phát luật và trách nhiệm
pháp lý tương ứng:
Bài tiểu luận “So sánh các loại vi phạm phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý tương
ứng” nhằm mục đích giúp mọi người có thêm nhận thức về kiến thức liên quan đến pháp
luật, phân biệt được các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý tương ứng để

3


từ đó có thêm hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật. Ngồi ra, cịn để phân biệt, ban hành
luật cho chuyên sâu, áp dụng pháp luật cho chuẩn xác, “đúng người đúng tội”.
III. So sánh các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý tương ứng:

Năm 2021, toàn quốc đã xảy ra 41.728 vụ phạm tội về trật tự xã hội (giảm 5.332 vụ,
11,33% so với năm 2020 và giảm 8.038 vụ, 16,15% so với năm 2019).Lực lượng cảnh
sát hình sự tồn quốc đã điều tra, khám phá hơn 36.000 vụ phạm tội về trật tự xã hội,
bắt và xử lý gần 74.000 đối tượng, đạt tỷ lệ 86,37%. Trong đó, án rất nghiêm trọng và
đặc biệt nghiêm trọng đạt tỷ lệ 90,26%. Đã triệt phá hơn 1.300 băng nhóm tội phạm;
trấn áp mạnh tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, siết nợ, địi nợ thuê, tội
phạm cướp giật, đánh bạc...Mọi người dân phải hiểu rõ vi phạm pháp luật và trách nhiệm
pháp lý tương ứng sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần giảm thiểu vi phạm pháp
luật, dưới đây là các bảng so sánh các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
tương ứng:
1. Hình sự và dân sự:
Ví dụ thực tế: Chị H sống độc thân, do thiếu hiểu biết, chị đã cho một cô gái bán dâm
ở trong nhà chị và thực hiện hành vi mua bán dâm với nhiều người trong nhiều lần khác
nhau và thường xuyên gây ồn ào làm mất trật tự.
→Trường hợp của chị H trên, ngồi vi phạm dân sự cịn vi phạm điểm c “Chứa mại dâm
một người mua bán dâm với hai người trở lên trong các khoảng thời gian khác nhau”
được coi là “phạm tội nhiều lần” theo quy định tại điểm c, khoản 2 điều 254 của Bộ luật
Hình sự, chị H phải chịu trách nhiệm pháp lý: về quy định của Bộ luật Hình sự năm
1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
So sánh: ví dụ thực tế trên, giúp biết về vi phạm/trách nhiệm hình sự – vi phạm/trách
nhiệm dân sự và phần so sánh dưới đây sẽ giúp rõ hơn về điều đó:
Giống nhau

Khác Vi
nhau phạm
pháp
luật

Hình sự
Dân sự

- Đều là hành vi vi phạm, xâm hại trật tự pháp luật
được đặt ra bởi Nhà nước, phải chịu những trách
nhiệm pháp lí tương đương và các loại trách nhiệm
pháp lý đó do nhà nước quy định.
- Đều nhằm mục đích trừng trị giáo dục chủ thể có
hành vi vi phạm pháp luật.
Chủ thể
Cá nhân, pháp nhân thương Cá nhân, tổ chức
mại
Mức độ nguy Nguy hiểm nhất cho xã hội. Mức độ nguy hiểm thấp
hiểm
Căn cứ pháp Luật hình sự
Luật dân sự

Chủ thể áp Tịa án
Tịa án hoặc cơ quan nhà
dụng
nước

4


Lĩnh
vực
quan hệ xã
hội xâm hại
đến
Trách Căn cứ pháp
nhiệm lý
pháp Chủ thể


Hình thức xử
phạt
Mục đích

Thiệt hại đến các lĩnh vực Quan hệ tài sản và quan
quan hệ xã hội quan trọng hệ nhân thân
nhất: chủ quyền quốc gia,
tính mạng, sức khỏe,…
Bộ luật hình sự
Bộ luật dân sự
Chủ thể có hành vi vi phạm
hình sự
Phạt chính; phạt bổ sung;
các biện pháp khắc phục
Trừng trị, giáo dục họ có ý
thức tuân theo pháp luật và
các quy tắc của cuộc sống,
ngăn ngừa họ phạm tội
mới,…

Chủ thể có hành vi vi
phạm dân sự
Bồi thường thiệt hại về
vật chất và tinh thần, các
biện pháp khắc phục
Buộc người có hành vi vi
phạm vào nghĩa vụ bồi
thường cho người bị tổn
hại do hành vi đó gây ra

nhằm khắc phục những
tổn thất đã gây ra.

2. Hình sự và hành chính:
Ví dụ thực tế: A có hành vi đi xa máy vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông B yêu cầu
dừng xe. A dừng xe, rút 200.000 VNĐ đưa cho B và xin không xử phạt hành vi vi phạm.
B từ chối nhận tiền và kiên quyết yêu cầu A cho kiểm tra giấy tờ xe. A xô mạnh vào
người B rồi vội vã lên xe nổ máy. Tuy nhiên khi A chưa kịp phóng đi đã bị B giữ lại. A
rút từ túi quần ra con dao nhíp đâm thẳng vào ngực B rồi phóng xe đi, kết quả giám định
B bị thương tích tỷ lệ 8%.
→Trong tình huống này, A khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm quy
định giao thông, nhưng chịu trách nhiệm hình sự về hành vi gây thương tích, áp dụng
điều 104 khoản K: cố ý gây thương tích để cản trở người thi hành cơng vụ, A phải chịu
trách nhiệm pháp lý là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng
đến 3 năm.
So sánh: ví dụ thực tế trên, giúp biết về vi phạm/trách nhiệm hình sự – vi phạm/trách
nhiệm hành chính và phần so sánh dưới đây sẽ giúp rõ hơn về điều đó:
Giống nhau

Khác
nhau

Vi
phạm
pháp
luật

Hình sự
Hành chính
- Đều là hành vi vi phạm, xâm hại trật tự pháp luật được

đặt ra bởi Nhà nước, phải chịu những trách nhiệm pháp
lí tương đương và các loại trách nhiệm pháp lý đó do nhà
nước quy định.
- Độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí từ 14 tuổi trở lên.
- Những hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh
chịu khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Chủ thể
Cá nhân, pháp nhân thương Cá nhân, tổ chức
mại
Mức độ Nguy hiểm nhất cho xã hội. Nhẹ hơn
nguy
hiểm

5


Trách
nhiệm
pháp


Căn cứ
pháp lý
Chủ thể
áp dụng
Lĩnh vực
quan hệ

hội
xâm hại

đến
Chủ thể

Luật hình sự

Luật hành chính

Các cơ quan quản lý nhà
nước
Thiệt hại đến các lĩnh vực Các quan hệ quản lý hành
quan hệ xã hội quan trọng chính nhà nước.
nhất: chủ quyền quốc gia,
tính mạng, sức khỏe,…
Tịa án

Chủ thể có hành vi vi phạm Chủ thể có hành vi vi
hình sự
phạm hành chính
cứ Bộ luật hình sự
Bộ luật hành chính

Căn
pháp lý
Hình thức Hình phạt cao nhất là tử Từ cảnh cáo đến phạt tiền,
xử phạt
hình
mang tính chất nhẹ hơn
hình sự
Mục đích Trừng trị, giáo dục họ có ý Xử lý vi phạm hành chính,
thức tuân theo pháp luật và loại trừ những vi phạm

các quy tắc của cuộc sống, pháp luật, ổn định trật tự
ngăn ngừa họ phạm tội quản lý trên các lĩnh vực
mới,…
quản lý hành chính nhà
nước
3. Hình sự và kỷ luật:
Ví dụ thực tế: Một cán bộ được giao nhiệm vụ canh gác phạm nhân, nhưng vì chủ
quan, sơ xuất canh gác không nghiêm đã tạo cơ hội cho phạm nhân bỏ trốn.
→Trong ví dụ thực tế trên, mặc dù không thực đúng quy định và trách nhiệm canh gác
nhưng cán bộ không phải chịu trách nhiệm kỷ luật mà thay vào đó là trách nhiệm hình
sự về tội “Thiếu trách nhiệm để nười đang chấp hành án phạt tù trốn” quy định tại điểm
c khoản 3 Điều 376 Bộ luật hình sự năm 2015. Vì hành vi so xuất này sẽ gây nguy hại
rất lớn đối với xã hội khi phạm nhân nhởn nhơ bên ngồi, hắn có thể tiếp tục gây án, trả
thù,…
So sánh: ví dụ thực tế trên, giúp ta biết về vi phạm/trách nhiệm hình sự – vi phạm/trách
nhiệm kỷ luật và phần so sánh dưới đây sẽ giúp rõ hơn về điều đó:
Giống nhau

Khác Vi
nhau phạm
pháp
luật

Hình sự
Kỷ luật
- Đều là hành vi vi phạm, xâm hại trật tự pháp luật
được đặt ra bởi Nhà nước, phải chịu những trách
nhiệm pháp lí tương đương và các loại trách nhiệm
pháp lý đó do nhà nước quy định.
- Đều nhằm mục đích trừng trị giáo dục chủ thể có

hành vi vi phạm pháp luật.
Chủ thể
Cá nhân, pháp nhân Cá nhân và tập thể
thương mại
Mức độ nguy Nguy hiểm nhất trong các Mức độ nguy hiểm nhẹ
hiểm
vi phạm
nhất trong các vi phạm

6


Căn cứ pháp Luật hình sự

Chủ thể áp
dụng
Lĩnh
vực
quan hệ xã
hội xâm hại
đến
Chủ thể

Trách
nhiệm
pháp Căn cứ pháp



Hình thức xử

phạt
Mục đích

Các quy chế, quy định
trong cơ quan, trường
học,…
Tòa án
Thủ trưởng, cơ quan đơn
vị, xí nghiệp, hiệu
trưởng
Thiệt hại đến các lĩnh vực Cơ quan, xí nghiệp,
quan hệ xã hội quan trọng trường học,…
nhất: chủ quyền quốc gia,
tính mạng, sức khỏe,…
Chủ thể có hành vi vi Chủ thể có hành vi vi
phạm hình sự
phạm kỷ luật
Bộ luật hình sự
Các quy chế, quy định
trong cơ quan, trường
học,…
Phạt chính; phạt bổ sung; Khiển trách, hạ bậc
các biện pháp khắc phục
lương, cách chức, cảnh
cáo, buộc thôi việc
Trừng trị, giáo dục họ có ý Đảm bảo trật tự nội bộ
thức tuân theo pháp luật và của cơ quan, tổ chức.
các quy tắc của cuộc sống,
ngăn ngừa họ phạm tội
mới,…


4. Dân sự và hành chính:
Ví dụ thực tế: Anh A là chủ thầu nhà của anh B. Khi xây dựng anh A đã sử dựng vật
kiệu kém chất lượng. Khi anh B phát hiện ra, anh A và anh B đã xảy ra cãi vả làm mất
trận tự và phiền đến mọi người xung quanh.
→Trong ví dụ thực tế trên, anh A sử dụng vật liệu kém chất lượng nhưng chưa gây hậu
quả nghiêm trọng nên vi phạm Hành chính, theo điều 32 vi phạm quy định về thi cơng
xây dựng cơng trình phạt tiền từ 30-40 triệu đồng, anh A và anh B vi phạm Dân sự vì
làm mất trật tự và phiền đến mọi người xung quanh.
So sánh: ví dụ thực tế trên, giúp ta biết về vi phạm/trách nhiệm dân sự – vi phạm/trách
nhiệm hành chính và phần so sánh dưới đây sẽ giúp rõ hơn về điều đó:
Giống nhau

Khác Vi
nhau phạm
pháp
luật

Dân sự
Hành chính
- Đều là hành vi vi phạm, xâm hại trật tự pháp luật
được đặt ra bởi Nhà nước, phải chịu những trách
nhiệm pháp lí tương đương và các loại trách nhiệm
pháp lý đó do nhà nước quy định.
- Đều nhằm mục đích trừng trị giáo dục chủ thể có
hành vi vi phạm pháp luật.
Chủ thể
Cá nhân và tổ chức có Cá nhân,tổ chức có hành
hành vi vi phạm dân sự
vi vi phạm hành chính

Mức độ nguy Nhẹ hơn vi phạm hành Nặng hơn vi phạm dân
hiểm
chính
sự

7


Căn cứ pháp

Chủ thể áp
dụng
Lĩnh vực quan
hệ xã hội xâm
hại đến
Chủ thể

Trách
nhiệm
pháp Căn cứ pháp


Hình thức xử
phạt
Mục đích

Luật dân sự

Luật hành chính


Tịa án hoặc cơ quan nhà
nước
Quan hệ tài sản và quan hệ
nhân thân

Các cơ quan quản lý nhà
nước
Các quan hệ quản lý
hành chính nhà nước

Chủ thể có hành vi vi Chủ thể có hành vi vi
phạm dân sự
phạm hành chính
Bộ luật dân sự
Bộ luật hành chính
Bồi thường thiệt hại về vật
chất và tinh thần, các biện
pháp khắc phục
Buộc người có hành vi vi
phạm vào nghĩa vụ bồi
thường cho người bị tổn
hại do hành vi đó gây ra
nhằm khắc phục những
tổn thất đã gây ra.

Từ cảnh cáo đến phạt
tiền, mang tính chất nhẹ
hơn hình sự
Xử lý vi phạm hành
chính, loại trừ những vi

phạm pháp luật, ổn định
trật tự quản lý trên các
lĩnh vực quản lý hành
chính nhà nước

5. Dân sự và kỷ luật:
Ví dụ thực tế: A (sinh viên năm 2, trường ĐH X) nhiều lần bỏ học, quay cóp trong giờ
kiểm tra bị giáo viên nhắc nhỏ nhiều lần. A hiện trú ở ký túc xá trường, lại còn thường
xuyên uống rượu bia, cờ bạc. Vì thiếu tiền, A lợi dụng lúc bạn cùng phòng ngủ, A đã
lấy laptop đi bán được hơn 15 triệu đồng.
→Trong tình huống trên, A có hành vi vi phạm kỷ luật nhà trường, ký túc xá (nhiều lần
bỏ học, quay cóp trong giờ kiểm tra bị giáo viên nhắc nhỏ nhiều lần, thường xuyên uống
rượu bia, cờ bạc ở ký túc xá), trách nhiệm kỷ luật từ nhà trường là đuổi học A và hành
vi vi phạm dân sự: A bán laptop để sử dụng theo mục đích riêng là hành vi vi phạm pháp
luật dân sự được quy định tại Bộ luật dân sự.
So sánh: ví dụ thực tế trên, giúp ta biết về vi phạm/trách nhiệm dân sự – vi phạm/trách
nhiệm hành chính và phần so sánh dưới đây sẽ giúp rõ hơn về điều đó:
Giống nhau

Khác Vi
nhau phạm

Chủ thể

Dân sự
Kỷ luật
- Đều là hành vi vi phạm, xâm hại trật tự pháp luật
được đặt ra bởi Nhà nước, phải chịu những trách
nhiệm pháp lí tương đương và các loại trách nhiệm
pháp lý đó do nhà nước quy định.

- Đều nhằm mục đích trừng trị giáo dục chủ thể có
hành vi vi phạm pháp luật.
Cá nhân và tổ chức có Cá nhân,tổ chức có hành
hành vi vi phạm dân sự
vi vi phạm kỷ luật

8


pháp
luật

Mức độ nguy Nặng hơn vi phạm kỷ luật
hiểm
Căn cứ pháp Luật dân sự


Nhẹ nhất trong các vi
phạm
Các quy chế, quy định
trong cơ quan, trường
học,…
Chủ thể áp Tòa án hoặc cơ quan nhà Thủ trưởng, cơ quan đơn
dụng
nước
vị, xí nghiệp, hiệu
trưởng,…
Lĩnh vực quan Quan hệ tài sản và quan hệ Cơ quan, xí nghiệp,
hệ xã hội xâm nhân thân
trường học,…

hại đến
Trách Chủ thể
Chủ thể có hành vi vi Chủ thể có hành vi vi
nhiệm
phạm dân sự
phạm kỷ luật
pháp Căn cứ pháp Bộ luật dân sự
Các quy chế, quy định


trong cơ quan, trường
học,…
Hình thức xử Bồi thường thiệt hại về vật Khiển trách, hạ bậc
phạt
chất và tinh thần, các biện lương, cách chức, cảnh
pháp khắc phục
cáo, buộc thơi việc.
Mục đích
Buộc người có hành vi vi Đảm bảo trật tự nội bộ
phạm vào nghĩa vụ bồi của cơ quan, tổ chức…
thường cho người bị tổn
hại do hành vi đó gây ra
nhằm khắc phục những
tổn thất đã gây ra.
6. Hành chính và kỷ luật:
Ví dụ thực tế:
Vi phạm hành chính: ơng A, cơng việc hiện tại là tài xế và đang sở hữu một chiếc xe tải.
Vào ngày 01/01/2022 ơng có lái xe chở hàng cho khách, lúc đi qua trạm cân trên quốc
lộ 1 qua Bình Thuận thì ơng bị cảnh sát giao thơng lập biên bản vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cụ thể ông A đã vi phạm về việc chở

hàng quá trọng tải cho phép khi tham gia giao thông 69%.
→Trách nhiệm hành chính mà ơng A phải chịu là mức xử phạt 7.000.000 đồng và hình
phạt bổ sung đó là tước quyền giấy phép lái xe 3 tháng.
Vi phạm kỷ luật: trong lúc đang làm bài kiểm tra cuối kỳ 1 mơn địa lý thì B lén sử dụng
tài liệu và bị giám thị bắt quả tang. Giám thị thêm tên B vào danh sách học sinh sử dụng
tài liệu trong giờ kiểm tra và đưa lên hội đồng kỷ luật của trường để xử phạt
→Trách nhiệm kỷ luật mà B phải gánh chịu đối với hành vi vi phạm của mình là ban
hội đồng kỷ luật của trường đã xét hạnh kiểm yếu vào học kỳ đó và bị phê bình trước
tồn thể học sinh của trường trong buổi chào cờ.
So sánh: Với hai ví dụ thực tế trên, có thể thấy được sự khác nhau cơ bản giữa vi
phạm/trách nhiệm hành chính – vi phạm/trách nhiệm kỷ luật và phần so sánh dưới đây
sẽ giúp thấy rõ hơn về việc đó:

9


Giống nhau

Khác Vi
nhau phạm
pháp
luật

Chủ thể
Mức độ nguy
hiểm
Căn cứ pháp

Chủ thể
dụng


áp

Hành chính
Kỷ luật
- Đều là hành vi vi phạm, xâm hại trật tự pháp luật
được đặt ra bởi Nhà nước, phải chịu những trách
nhiệm pháp lí tương đương và các loại trách nhiệm
pháp lý đó do nhà nước quy định.
- Đều nhằm mục đích trừng trị giáo dục chủ thể có
hành vi vi phạm pháp luật.
Cá nhân và tổ chức có Cá nhân,tổ chức có hành
hành vi vi phạm hành vi vi phạm kỷ luật
chính
Nặng hơn vi phạm kỷ luật Nhẹ nhất trong các vi
phạm
Luật hành chính
Các quy chế, quy định
trong cơ quan, trường
học,…
Các cơ quan quản lý nhà Thủ trưởng, cơ quan đơn
nước
vị, xí nghiệp, hiệu
trưởng,…
Các quan hệ quản lý hành Cơ quan, xí nghiệp,
chính nhà nước
trường học,…

Lĩnh vực quan
hệ xã hội xâm

hại đến
Trách Chủ thể
Chủ thể có hành vi vi Chủ thể có hành vi vi
nhiệm
phạm hành chính
phạm kỷ luật
pháp Căn cứ pháp Bộ luật hành chính
Các quy chế, quy định


trong cơ quan, trường
học,…
Hình thức xử Từ cảnh cáo đến phạt tiền Khiển trách, hạ bậc
phạt
mang tính chất nhẹ hơn lương, cách chức, cảnh
hình sự
cáo, buộc thơi việc.
Mục đích
Xử lý vi phạm hành chính, Đảm bảo trật tự nội bộ
loại trừ những vi phạm của cơ quan, tổ chức…
pháp luật, ổn định trật tự
quản lý trên các kĩnh vực
quản lý hành chính nhà
nước.
IV. Nhận định, bài học rút ra và giải pháp từ việc so sánh các loại vi phạm pháp
luật và các loại trách nhiệm pháp lý:

Từ những phân tích trên về các vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lý, em
có nhận định và bài học rút ra:
 Học sinh sinh viên chính là thế hệ trẻ, là tương lai sau này của đất nước. Vậy nên,

học sinh sinh viên cũng có trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật và thực
hiện một cách nghiêm túc.
 Ngoài ra thế hệ trẻ chúng em phải có nhận thức đúng đắn về bộ luật của nước
nhà. Để làm được điều đó thì chúng em phải cố gắng tìm tịi, học hỏi và chăm chỉ

10


học môn học liên quan đến pháp luật (như: Pháp luật đại cương,…). Tích cực
tham gia những cuộc thi về pháp luật. Cố gắng, xây dựng đóng góp cho pháp luật
ngày càng hoàn thiện.
 Một động thái khác của học sinh sinh viên đó là khuyến khích, tun truyền mọi
người xung quanh về pháp luật, phổ biến cho mọi người biết nghĩa vụ cũng như
quyền lợi mà pháp luật đem lại cho người dân.
 Các cán bộ, những người có thẩm quyền phải nghiêm khắc trừng trị các cá nhân,
tổ chức có hành vi trái pháp luật, để giữ một xã hội cơng bằng, nghiêm minh.
Bên cạnh đó, để có thể phòng ngừa tốt và đảm bảo phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp
thời, chính xác các trường hợp vi phạm pháp luật thì cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
 Nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích những ngun nhân, những điều kiện dẫn đến
tình trạng nảy sinh hiện tượng vi phạm pháp luật như hiện nay, để rồi từng bước
có kế hoạch xố bỏ những ngun nhân và điều kiện đó.
 Tích cực đấu tranh phịng, chống vi phạm pháp luật cần làm tốt công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong xã hội.
 Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật nhằm
đảm bảo xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác các trường hợp vi phạm pháp
luật theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
 Tăng cường hợp tác quốc tế trong cơng tác đấu tranh phịng, chống các vi phạm
pháp luật.
V. Kết luận:
Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng có nhiều điều kiện để nâng cao đời

sống vật chất, tinh thần, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, cuộc sống sẽ
thực sự trọn vẹn nếu bên cạnh việc tích cực lao động nâng cao đời sống vật chất, con
người biết sống yêu thương, quan tâm lẫn nhau và có trách nhiệm với cuộc sống của
chính bản thân mình và người khác. Trên thực tế có nhiều nguyên nhân khiến cho điều
đó chưa thực hiện được như mong muốn của xã hội tiến bộ mà một trong những nguyên
nhân lớn nhất là tình trạng vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra thường xuyên trong đời
sống xã hội. Để làm được điều đó mỗi cá nhân trong xã hội phải nâng cao ý thức pháp
luật, hạn chế tối đa các hành vi vi phạm pháp luật bởi vì vi phạm pháp luật khơng chỉ
ảnh hưởng tới bản thân chủ thể vi phạm mà cịn ảnh hưởng tới những người xung quanh
và tồn xã hội.
Quả thực, qua việc phân tích trên giúp cho mọi người định hướng phần nào để giảm
mức độ nguy hiểm của cho xã hội. Đồng thời, qua việc phân tích này giúp cho sinh viên
chúng em có những nhận thức đúng đắn và cần thiết.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. "Vi Phạm Pháp Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý"
/>2. "THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY”
/>3.Thực trạng và giải pháp vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay
/>4. Vi phạm pháp luật là gì?
/>5. Vi phạm pháp luật hình sự.
/>6. Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật cịn diễn biến phức tạp.
/>7. Chương 7 - Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
/>8. So sánh sự khác nhau giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác?
/>
12




×