Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

tiểu luận vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính trong pháp luật việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 39 trang )

SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 1






Tiểu luận

Vi Phạm Hành Chính và Trách Nhiệm Hành
Chính trong pháp luật Việt Nam hiện nay
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 2
MỤC LỤC


Lời mở đầu 2
PHẦN I: VI PHẠM HÀNH CHÍNH 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Đặc điểm 3
1.3. Các văn bản pháp luật quy định 3
1.4. Các yếu tố cấu thành Vi Phạm Hành Chính 3
1.4.1. Mặt khách quan 3
1.4.2. Mặt chủ quan 5
1.4.3. Chủ thể vi phạm hành chính 6
1.4.4. Khách thể của vi phạm hành chính 7
1.5. Phân biệt giữa vi phạm hành chính và tội phạm 7
1.5.1. Mức độ gây thiệt hại cho xã hội 7
1.5.2. Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần 8
1.5.3. Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm 8


1.6. Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính 9
PHẦN II – TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH 11
2.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính 11
2.1.1. Khái niệm 11
2.1.2. Đặc điểm 11
2.2. Xử phạt Vi Phạm Hành Chính 13
2.2.1. Khái niệm 13
2.2.2. Đặc điểm 14
2.2.3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp cưỡng chế
hành chính khác 14
2.2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 21
2.2.5. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thời hạn, thời hạn, thời hiệu
trong xử phạt vi phạm hành chính 22
2.2.6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về xử phạt vi phạm hành chính 24
PHẦN III – THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 26
PHẦN IV – KIẾN NGHỊ 29

SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 3
LỜI MỞ ĐẦU


Vi phạm hành chính là một vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm nhưng do
nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề này, nên đã
có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: Pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính của Hoàng Xuân Hoan - Nguyễn Trí Hòa (1993), NXB
Thành phố Hồ Chí Minh; Hỏi đáp về Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính của
Đặng Thanh Sơn - Hà Thị Nga (1996), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Tìm hiểu
về xử phạt vi phạm hành chính của Phạm Dũng - Hoàng Sao (1998), NXB Pháp lý;
Chế tài hành chính - Lý luận và thực tiễn của tiến sĩ Vũ Thư (2000), NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội; Vi phạm pháp luật và đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay (2003), Luận án tiến sĩ Luật học của Bùi Minh
Thanh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Vi phạm pháp luật hành
chính trong lĩnh vực hải quan và giải pháp xử lý, Luận văn thạc sĩ Luật học của Lê
Nguyễn Nam Ninh (2004), Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội … Hoặc một số
công trình có đề cập nội dung rất nhỏ liên quan đến vi phạm pháp luật nói chung
như: Chính sách đất đai của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của
Tôn Gia Huyên (trong cuốn bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2002); Về thực trạng chính sách đất đai ở Việt Nam của
Phạm Hữu Nghị, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 8/2002; Tạp chí Quản lý nhà
nước, 4/2001.
Qua nghiên cứu các tài liệu trên và bài giảng của thầy Nhựt, nhóm sinh viên
xin được giới thiệu khái quát về Vi Phạm Hành Chính và Trách Nhiệm Hành Chính
trong pháp luật Việt Nam hiện nay.
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 4
1. VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1.1. Khái niệm :
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố
ýhoặc vô ý, vi phạm các quy đinh của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm và theo quy đinh của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
1.2. Đặc điểm:
- Vi phạm hành chính là một trong bốn loại vi phạm pháp luật xảy ra phổ
biến trong đời sống xã hội. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm này
thấp hơn so với tội phạm nhưng vi phạm hành chính gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích
chung của toàn thể cộng đồng, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội nảy sinh
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu như không được ngăn chặn và xử lý kịp
thời.
- Vi phạm hành chính là hành vi trái với các quy định của pháp luật về quản

lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như quy tắc về an toàn
giao thông, quy tắc về an ninh trật tự an toàn xã hội
1.3. Các văn bản pháp luật quy định:
Chính phủ đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật quy định về vi phạm
hành chính và các biện pháp xử lý đối với loại vi phạm này như Nghị định số
143/CP ngày 27/5/1977 của Chính phủ ban hành Điều lệ xử phạt vi cảnh, Pháp lệnh
xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/01/1989, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
ngày 6/7/1995 và văn bản đang có hiệu lực pháp lý thi hành là Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính ngày 2/7/2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và 2008). Cùng với
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ đã ban hành các nghị định quy
định cụ thể về việc xử lý các vi phạm hành chính trên các lĩnh vực khác nhau ngoài
xã hội.Nghị định 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 là một nghị định có hiệu lực
hướng dẫn cho các nghị định xử lý vi phạm hành chính khác.
1.4. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính:
Như bất kỳ loại vi phạm pháp luật nào, vi phạm hành chính được cấu thành
bởi bốn yếu tố bao gồm mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.
1.4.1. Mặt khách quan:
- Mặt khách quan của cấu thành vi phạm pháp luật là chỉ những gì thể hiện ra
bên ngoài của hành vi vi phạm pháp luật.
- Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 5
vi phạm hành chính tức là hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện xâm phạm các
quy tắc quản lý nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm. Việc bị ngăn
cấm được thể hiện rõ ràng trong các văn bản pháp luật quy định về xử phạt hành
chính, theo đó pháp luật quy định rằng những hành vi này sẽ bị xử phạt bằng các
hình thức, biện pháp xử phạt hành chính. Như vậy, khi xem xét, đánh giá hành vi
cá nhân hay tổ chức có phải là vi phạm hành chính hay không, bao giờ cũng có
những căn cứ pháp lý rõ ràng xác định hành vi đó phải được pháp luật quy định là
sẽ xử phạt bằng các biện pháp xử phạt hành chính.

- Không được áp dụng “nguyên tắc suy đoán vi phạm” hoặc “áp dụng pháp
luật tương tự” trong việc xác định vi phạm hành chính.
- Đối với một số loại vi phạm hành chính cụ thể, dấu hiệu trong mặt khách
quan có tính chất phức tạp, không đơn thuần chỉ có một dấu hiệu nội dung trái pháp
luật trong hành vi mà còn có thể có sự kết hợp với những yếu tố khác. Thông
thường những yếu tố này có thể là:
a/ Thời gian thực hiện hành vi vi phạm:
Ví dụ: Căn cứ điểm l khoản 1 Điều 8 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày
02/4/2010 của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính là: “Bấm còi hoặc
gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông
dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, trừ các
xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định”
b/ Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm:
Ví dụ:
- Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005
của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính là: “Hút thuốc lá, thuốc lào ở
nơi công cộng như: trong rạp hát, rạp chiếu phim, phòng họp, phòng làm việc,
bệnh viện, thư viện, phòng đợi của nhà ga, bến xe, sân bay, bến cảng, trên các
phương tiện giao thông công cộng hoặc ở những nơi công cộng khác có quy định
cấm”.
- Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010
của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính là: “Kinh doanh trò chơi điện
tử ở địa điểm cách trường học dưới 200 m hoặc quá 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng”
c/ Công cụ phương tiện vi phạm:
Một hành vi vi phạm hành chính thường là do một chủ thể gây ra, nhưng bên
cạnh đó người vi phạm có phương tiện công cụ dùng để vi phạm.
Ví dụ: Hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong,
ngoài đô thị vi phạm điểm b khoản 7 điều 9 nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 6

02/04/2010 thì phương tiện vi phạm ở đây là xe máy được sử dụng cho hành vi vi
phạm là phương tiện vi phạm.
d/ Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Nói chung hậu quả của vi phạm hành
chính không nhất thiết là thiệt hại cụ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hành
vi của tổ chức, cá nhân bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó đã gây ra những
thiệt hại cụ thể trên thực tế.
Ví dụ : Hành vi làm rơi gỗ, đá hoặc các vật phẩm khác được coi là hành vi
xâm phạm công trình giao thông đường sắt theo quy định của khoản 5 Điều 32
Nghị định số 44/2006/NĐ- CP ngày 25/04/2006 khi "gây tai nạn cho đoàn tàu chạy
qua hoặc cho người đi trên tàu nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự".
Trong các trường hợp này, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi
phạm hành chính với thiệt hại cụ thể đã xảy ra là cần thiết để bảo đảm nguyên tắc
cá nhân, tổ chức chỉ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do chính hành vi của
mình gây ra.
1.4.2. Mặt chủ quan:
- Mặt chủ quan của cấu thành vi phạm pháp luật là những gì thể hiện bên
trong của chủ thể khi có hành vi vi phạm pháp luật.
- Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu hiệu
lỗi của chủ thể vi phạm. Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi thể hiện dưới
hình thức cố ý hoặc vô ý. Nói cách khác, người thực hiện hành vi này phải trong
trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nhưng đã
vô tình, thiếu thận trọng mà không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội (lỗi vô ý) hoặc nhận thức được điều đó nhưng vẫn cố tình thực hiện (lỗi
cố ý). Khi có đủ căn cứ để cho rằng chủ thể thực hiện hành vi trong tình trạng
không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, chúng ta có thể kết
luận rằng đã không có vi phạm hành chính xảy ra. Ngoài lỗi là dấu hiệu bắt buộc
trong mặt chủ quan của mọi vi phạm hành chính, ở một số trường hợp cụ thể, pháp
luật còn xác định dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc của một số loại vi phạm
hành chính.
Ví dụ: Hành vi gây ảnh hưởng đến việc giữ gìn vệ sinh chung sẽ bị phạt

cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi đổ nước
hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, nơi công
cộng, trên các phương tiện giao thông hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh
chung.theo điểm b khoản 01 điều 09 nghị định 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005.
Nhưng nếu nhà người ta bị bể ống nước thì không phạt được, hoặc khi phát hiện ra
hành vi vi phạm đến lúc lập được biên bản thì nước đã khô.
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 7
- Đối với tổ chức vi phạm hành chính, có ý kiến cho rằng lỗi chỉ là trạng thái
tâm lý của cá nhân trong khi thực hiện hành vi vi phạm nên không đặt ra vấn đề lỗi
đối với tổ chức vi phạm hành chính. Khi xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ
chức, chỉ cần xác định tổ chức đó có hành vi trái pháp luật hành chính và hành vi
đó theo quy định của pháp luật bị xử phạt bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành
chính là đủ. Quan điểm khác lại cho rằng cần phải xác định lỗi của tổ chức khi vi
phạm hành chính thì mới có đầy đủ cơ sở để xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ
chức vi phạm. Theo quan điểm này, lỗi của tổ chức được xác định thông qua lỗi
của các thành viên trong tổ chức đó khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Về
phương diện pháp luật, pháp lệnh xử ly vi phạm hành chính hiện hành quy định
chung rằng tổ chức phải chịu trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do mình gây
ra và có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời,
còn phải có trách nhiệm xác định lỗi của người thuộc tổ chức của mình trực tiếp
gây ra vi phạm hành chính trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao để truy
cứu trách nhiệm kỷ luật và để bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà thầu thi công công trình xây
dựng sai phép hoặc không phép.
1.4.3. Chủ thể vi phạm hành chính :
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có
năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính
phải là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả

năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định, theo điều 6 của pháp
lệnh:
a/ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính
trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Như vậy, khi xác định người Ở độ
tuổi này có vi phạm hành chính hay không cần xác định yếu tố lỗi trong mặt chủ
quan của họ. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành không định nghĩa thế
nào là có lỗi cố ý hoặc vô ý trong vi phạm hành chính. Tuy nhiên, như đã phân tích
Ở trên, thông thường người thực hiện hành vi với lỗi cố ý là người nhận thức được
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm đoán nhưng vẫn cố
tình thực hiện.
b/ Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong
mọi trường hợp.
c/ Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: các cơ quan nhà nước,
các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 8
và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật; Cá nhân, tổ
chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
Việt Nam, trừ trường hợp diều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có
quy định khác.
1.4.4. Khách thể của vi phạm hành chính :
- Khách thể của vi phạm hành chính chỉ các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ nhưng đã bị các hành vi vi phạm hành chính xâm hại.
- Dấu hiệu khách thể để nhận biết về vi phạm hành chính là hành vi vi phạm
này đã xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính
quy định và bảo vệ.
1.5. Phân biệt giữa vi phạm hành chính và tội phạm :
Dấu hiệu căn bản để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm hình sự là
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm.
- Vi phạm hành chính là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa đến mức

phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội phạm hình
sự.
Trong nhiều trường hợp trên thực tế, ranh giới giữa vi phạm hành chính và
tội phạm hình sự rất khó xác định. Vì vậy, nếu không giải quyết đúng đắn vấn đề
này rất dễ xảy ra tình trạng "để lọt tội phạm" hoặc " xử lý oan người vi phạm chưa
đến mức phạm tội". Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm được đánh
giá ở nhiều yếu tố khác nhau và những yếu tố này thường được ghi nhận trong các
văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ vào các quy định
hiện hành, việc đánh giá mức độ nguy hiểm của tội phạm và vi phạm hành chính
thường dựa vào những căn cứ dưới dây:
1.5.1. Mức độ gây thiệt hại cho xã hội :
Mức độ gây thiệt hại có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như
mức độ gây thương tật, giá trị tài sản bị xâm hại, giá trị hàng hóa phạm pháp
Dựa vào dấu hiệu này, ta có thể phân biệt ranh giới giữa vi phạm hành chính
và tội phạm hình sự.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 138 Bộ Luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
quy định: " Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng
đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả
nghiêm trọng thì bị ". Như vậy, nếu như giá trị tài sản bị trộm cắp dưới mức
quy định nêu trên thì người vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính về hành vi "trộm cắp
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 9
vặt" theo quy định của khoản 1 Điều 18 Nghị định của Chính phủ số 150/2005/NĐ-
CP ngày 12/12/2005;
1.5.2. Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần :
Dấu hiệu này cũng có thể giúp chúng ta xác định được ranh giới giữa tội
phạm và vi phạm hành chính. Trong Bộ Luật hình sự, nhiều loại tội phạm được nhà
làm luật mô tả là “đã bị xử phạt hành chính”. Trong những trường hợp này, nếu
chỉ đánh giá về mặt hành vi thì khó xác định được đó là tội phạm hay vi phạm hành

chính mà phải căn cứ vào dấu hiệu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần. Ví dụ: Điều
161 Bộ Luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: " Người nào trốn
thuế với số tiền từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng
nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế thì bị ". Như vậy, trường
hợp này nếu trốn thuế dưới 100 triệu đồng nhưng tái phạm thì mới bị coi là vi phạm
tội phạm
1.5.3. Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm :
Đây cũng là một căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi vi phạm.
Ví dụ: Điều 104 Bộ Luật hình sự quy định: “Người nào cố ý gây thương tích
mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các
trường hợp sau đây thì
a. Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người”.
Như vậy, nếu gây thương tật dưới 11 % nhưng dùng hung khí nguy hiểm
hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người thì cũng bị coi là hành vi phạm
tội thuộc khung hình phạt như từ 11% đến 30%).
Trong xử lý vi phạm hành chính, phải tuân thủ triệt để quy định có tính
nguyên tắc liên quan đến việc xác định ranh giới tội phạm và vi phạm hành chính,
đó là " Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm
có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan
tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm
có dấu hiệu tội phạm để xử lý hành chính. Đối với các trường hợp đã ra quyết định
xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết đinh xử phạt phải
chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền".
1.5.4. Ngoài mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, vi phạm hành chính và tội
phạm còn phân biệt với nhau ở một số dấu hiệu pháp lý khác:
- Tội phạm là loại vi phạm được quy định trong Bộ Luật hình sự và chỉ có
Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về tội phạm và hình phạt.
SVTH : NHOM 7

GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 10
- Vi phạm hành chính được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác
nhau của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như luật, pháp lệnh hoặc nghị định.
- Hai loại vi phạm này cũng khác nhau ở yếu tố chủ thể. Trong khi chủ thể
của vi phạm hành chính có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chủ thể của tội phạm theo
quy định của pháp luật hình sự nước ta chỉ có thể là cá nhân.
1.6. Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính :
1. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ
ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh,
triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng
quy định của pháp luật.( Theo điều 03 Pháp lệnh Xử Lý Vi Phạm Hành Chính
2002)
2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do
pháp luật quy định cụ thể trong các văn bản luật của Quốc hội, pháp lệnh của ủy
ban Thường vụ Quốc hội và nghị định của Chính phủ.
Các văn bản do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân ban hành để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ
chức thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền không được quy định
hành vi vi phạm hành chính và hình thức, mức xử phạt;
Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nếu thuộc một
trong các đối tượng được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp Lệnh
Vi Phạm Hành Chính .
3. Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo
đúng quy định của pháp luật.
4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần, cụ thể:
a) Một hành vi vi phạm đã được người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử
phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không được lập biên bản, ra quyết định xử
phạt lần thứ hai đối với chính hành vi đó nữa. Trong trường hợp hành vi vi phạm
vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù đã bị người có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình
chỉ thì bị áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 8 Điều 9 của Pháp lệnh;

b) Một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền xử phạt ra
quyết định xử phạt thì không đồng thời áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác
quy định tại Điều 22 của Pháp Lệnh đối với hành vi đó;
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 11
c) Trong trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm bị chuyển hồ sơ đề
nghị truy cứu trách nhiệm hình sự mà trước đó đã có quyết định xử phạt vi phạm
hành chính thì người đã quyết định xử phạt phải huỷ bỏ quyết định xử phạt; nếu
chưa ra quyết định xử phạt thì không xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi
đó (điều 62 PLXLVPHC)
d) Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người
vi phạm đều bị xử phạt về hành vi đó và người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào
tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
mà ra quyết định xử phạt đối với từng người cùng thực hiện vi phạm hành chính
(điều 3 của pháp lệnh).
e) Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về
từng hành vi vi phạm; người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó
quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức
xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung (khoản 2 Điều 56 của Pháp
Lệnh.).
5. Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm,
nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình
thức, biện pháp xử lý thích hợp (điều 3 của Pháp Lệnh)
6. Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp
thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi
đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi của mình. (điều 3 của Pháp Lệnh).
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 12
2. TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH

2.1- Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính :
2.1.1. Khái niệm :
Trong giao tiếp ngôn ngữ hàng ngày, thuật ngữ “trách nhiệm” được dùng theo
nhiều nghĩa khác nhau, tuỳ theo lĩnh vực và ngữ cảnh cụ thể; như trong lĩnh vực
chính trị đạo đức,“trách nhiệm” được hiểu theo nghĩa bổn phận, vai trò, mang tính
tích cực, xuất phát từ ý thức của con người về vị trí, vai trò của mình đối với xã hội,
đối với những người thân thích… Còn trong lĩnh vực pháp lý, thuật ngữ “trách
nhiệm” được hiểu theo hai nghĩa:
 Trách nhiệm là nghĩa vụ (nghĩa tích cực).
 Trách nhiệm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi vì đã vi phạm pháp luật,
đó là sự phản ứng, lên án của Nhà nước và xã hội đối với những chủ thể vi
phạm pháp luật gây hậu quả xấu cho xã hội.
Trách nhiệm hành chính mà chúng ta tìm hiểu có thể được hiểu theo nghĩa
thứ hai. Để có căn cứ xác định thế nào là trách nhiệm hành chính, trước tiên chúng
ta cũng cần phải biết thế nào là trách nhiệm pháp lý, vì trách nhiệm hành chính là
một dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lý.
 Trách nhiệm pháp lý theo lý luận chung, đó là hậu quả bất lợi (sự trừng phạt)
đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà
nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật điều
chỉnh; trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi,
những biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.
Như vậy, từ những căn cứ trên ta có thể khẳng định rằng: Trách nhiệm hành
chính là một dạng của trách nhiệm pháp lý được áp dụng trong hoạt động quản lý,
hoạt động hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật hành chính. Đó là sự
áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính mang tính chất xử phạt hoặc khôi
phục lại những quyền và lợi ích bị xâm hại được quy định trong những chế tài của
quy phạm pháp luật hành chính, bởi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối
với những chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Trách nhiệm hành chính thể hiện sự phản ứng tiêu cực của cơ quan nhà nước
đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Kết quả là chủ thể đó phải

gánh chịu những hậu quả bất lợi, bị thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần.
2.1.2. Đặc điểm : trách nhiệm hành chính có các đặc điểm sau đây:
a). Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với tổ chức, cá
nhân vi phạm hành chính :
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 13
Để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân nào đó thì cần phải
xác định được cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý để làm căn cứ cho việc truy cứu.
 Về cơ sở thực tiễn thì trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra đối với những chủ thể
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
 Về cơ sở pháp lý đó là những quy định của pháp luật hiện hành có liên quan
đến vi phạm pháp luật đó về thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết các
vụ việc đó.
Vì thế, để tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân thì
cần phải xác định cụ thể họ có thực hiện việc vi phạm hành chính trên thực tế hay
không. Truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành
chính về bản chất là việc áp dụng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính đối
với tổ chức, cá nhân đó.
Người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính sẽ ra quyết định buộc
các chủ thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính phải thực hiện các biện pháp chế tài
hành chính, đó là những biện pháp buộc những đối tượng bị truy cứu trách nhiệm
hành chính phải chịu những hạn chế về quyền tài sản hoặc tự do.
Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu: Một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm
hành chính khi có đầy đủ cơ sở để chứng minh được họ đã thực hiện hành vi vi
phạm hành chính và biện pháp chế tài hành chính áp dụng đối với họ phải có
mục đích phạt vi phạm.
Có thể thấy được rằng vi phạm hành chính chỉ là cơ sở chung để truy cứu trách
nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Vấn đề là tổ chức, cá nhân vi
phạm hành chính có bị truy cứu trách nhiệm hành chính trên thực tế hay không còn
phụ thuộc vào việc thực hiện nhiều quy định pháp luật khác có liên quan.

 Ví dụ: Căn cứ vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì tổ chức và cá
nhân đã thực hiện vi phạm hành chính, nhưng vi phạm hành chính đó đã hết
thời hiệu xử phạt theo quy định của pháp luật, do đó, trách nhiệm hành chính
cũng sẽ không đặt ra đối với họ trong trường hợp này.
Việc xác định cụ thể chủ thể vi phạm hành chính (tổ chức, cá nhân) có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng, góp phần giúp ta có thể phân biệt được trách nhiệm hành chính
với trách nhiệm hình sự (cá nhân thực hiện hành vi phạm tội).
b). Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm trước Nhà nước:
Đó là việc tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính đã xâm phạm đến trật tự quản lý
nhà nước do Nhà nước thiết lập. Vì thế, Nhà nước buộc các tổ chức, cá nhân trên
phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi để bảo vệ trật tự quản lý hành chính
nhà nướcmà mình đã thiết lập. Việc thực hiện biện pháp chế tài của các tổ chức, cá
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 14
nhân vi phạm hành chính là trách nhiệm của họ trước Nhà nước chứ không phải
trước các chủ thể khác. Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm hành chính với
trách nhiệm dân sự (Vì trong trách nhiệm dân sự, việc phải thực hiện các biện pháp
chế tài của tổ chức, cá nhân bị truy cứu trách nhiệm dân sự là nghĩa vụ của họ trước
một tổ chức hay cá nhân cụ thể có quyền và lợi ích bị xâm hại, Nhà nước chỉ là chủ
thể có vai trò đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các biện pháp chế tài dân sự của bên
vi phạm đối bên bị vi phạm).
c). Việc truy cứu trách nhiệm hành chính phải được thực hiện trên cơ sở các
quy định của pháp luật hành chính
Cụ thể: Pháp luật hành chính của Nhà nước ta đã quy định cụ thể những người
có thẩm quyền thực hiện hoạt động truy cứu trách nhiệm hành chính đối với các tổ
chức, cá nhân vi phạm hành chính. Hiện nay, thẩm quyền truy cứu trách nhiệm
hành chính được trao cho nhiều cơ quan tổ chức khác nhau, nhưng những người
được trao thẩm quyền này trước hết và chủ yếu vẫn là những người có thẩm quyền
quản lý hành chính nhà nước trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Bên
cạnh đó, trong một số trường hợp đặc biệt, thẩm quyền trên cũng được trao cho

Thẩm phán Toà án nhân dân và Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự.
Ngoài ra, quá trình truy cứu trách nhiệm hành chính phải đảm bảo lựa chọn và
áp dụng đúng các biện pháp chế tài hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm
hành chính.
Truy cứu trách nhiệm hành chính phải được tiến hành theo thủ tục hành chính
do pháp luật hành chính quy định.
Truy cứu trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm hành chính nói riêng
đều tác động trực tiếp đến việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đối tượng
có liên quan. Vì vậy, khi tiến hành việc truy cứu trách nhiệm hành chính, các chủ
thể có thẩm quyền bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thủ tục do
pháp luật đặt ra, chẳng hạn: Người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính
phải thực hiện các công việc theo đúng trình tự về thời gian, không gian của sự
việc…Như vậy thì mới đảm bảo việc có đầy đủ căn cứ cần thiết để tiến hành truy
cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính một cách
nhanh chóng, kịp thời trong thời hạn pháp luật quy định nhưng vẫn đạt hiệu quả
cao.
2.2. Xử phạt vi phạm hành chính :
2.2.1. Khái niệm :
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ
vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 15
hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần
thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
2.2.2. Đặc điểm : Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính có đặc điểm sau đây:
 Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, vi phạm hành chính là
cơ sở để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính và các nghị định hướng dẫn thi hành của chính phủ quy định
hành vi vi phạm hành chính, hình thức, biện pháp xử phạt hành chính áp dụng

đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý hành
chính nhà nước cụ thể là những cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành hoạt động
xử phạt vi phạm hành chính.
 Xử phạt hành chính được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính các văn bản pháp luật khác
có quy định về xử phạt vi phạm hành chính quy định cụ thể các chủ thể có thầm
quyền xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức độ xử phạt hành chính mà
họ được phép áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính;
 Xử phạt vi phạm hành chính dược tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự thủ
tục được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
 Kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính thể hiện ở quyết định xử
phạt vi phạm hành chính ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt áp dụng đối
với tổ chức, cá nhân vì phạm hành chính. Việc quyết định áp dụng biện pháp xử
phạt đó ngoài việc thể hiện sự trừng phạt nghiêm khắc của Nhà nước đôi với các
tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn hướng tới mục đích giáo dục cho mọi
người ý thức tuân thủ pháp luật hành chính nói riêng và pháp luật nói chung, ý
thức tôn trọng các quy tắc của đời sống cộng đồng, phòng ngừa các vi phạm
pháp luật có thể xảy ra.
2.2.3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp cưỡng chế
hành chính khác
a). Các hình thức xử phạt chính:
Đối với mỗi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân, vi phạm phải chịu một trong
các hình thức xử phạt hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền:
 Cảnh cáo:
Hình thức này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nhỏ,
lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do
người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến ~ 16 tuổi thực hiện. Khi xử phát cảnh cáo,
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 16

người có thẩm quyền quyết định xử phạt bằng văn bản. Như vậy, chỉ có thể áp
dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc tổ chức
vi phạm hành chính khi có đủ điều kiện sau đây:
- Hành vi vi phạm mà tổ chức, cá nhân thực hiện được văn bản pháp luật quy
định là có thể ấp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Nếu loại vi phạm mà tổ chức
cá nhân đó thực hiện mà pháp luật quy định chỉ bị áp dụng hình thức phạt tiền
thì không được phép áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
- Việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo dối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành
chính chỉ được thực hiện khi đó là vi phạm lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ theo
quy định của Điều 8 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính.
Hình thức xử phạt cảnh cáo khác với hình phạt cảnh cáo khi vi phạm tội phạm.
Người bị tòa án tuyên hình phạt cảnh cáo theo thủ tục tố tụng hình sự được coi là
có án tích và bị ghi vào lí lịch tư pháp. Trong khi đó hình thức xử phạt hành chính
cảnh cáo là hình thức xử phạt mang tính giáo dục dối với tổ chức, cá nhân vi phạm
hành chính; đối tượng bị áp đụng hình thức xử phạt cảnh cáo không được coi là có
án tích và không bị ghi vào lí lịch tư pháp.
* Phân biệt hình thức xử phạt cảnh cáo với hình thức kỉ luật cảnh cáo áp dụng đối
với cán bộ, công chức :
- Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân: có hành
vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Hình thức xử phạt cảnh cáo
do người có thẩm quyển xử phạt vi phạm hành chính quyết định áp đụng, theo
thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đã được pháp luật quy định
- Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức (trừ những
người được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kì trong các cơ quan nhà nước, các
tổ chức chính trị, chính trị-xã hội) có hành vi vi phạm các quy định của pháp
luật, thông thường là các quy định về các việc mà cán bộ công chức không được
làm, các quy định về nội quy làm việc trong cơ quan, đơn vị nhưng chưa đến
mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình thức kỉ luật cảnh cáo do thủ hưởng
cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức áp dụng đối với các cán bộ, công
chức thuộc quyền theo thủ tục xử lí kỉ luật do pháp luật quy định.

 Phạt tiền:
Phạt tiền là hình thức xử phạt chính được quy định tại Điều 14 pháp lệnh xử lý
vi phạm hành chính năm 2002. Các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nếu
không thuộc trường hợp bị xử phạt cảnh cáo thì bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền.
Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 quy định mức phạt tiền trong xử
phạt vi phạm hành chính là từ 10.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 17
Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, mức phạt tối đa trong các lĩnh vực quản
lý nhà nước được quy định như sau (Pháp lệnh sữa đổi, bổ sung năm 2008):
a) Phạt tiền tối đa đến 30.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong các lĩnh vực: an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quản lý và bảo
vệ các công trình giao thông; khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; lao
động; đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hoá; kế toán; thống kê; tư pháp;
bảo hiểm xã hội; phòng cháy, chữa cháy;
b) Phạt tiền tối đa đến 40.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong các lĩnh vực: giao thông đường bộ; giao thông đường thủy
nội địa; văn hoá - thông tin; du lịch;phòng, chống tệ nạn xã hội; đê điều,
phòng chống lụt, bão; y tế; giá; điện lực; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; bảo
vệ nguồn lợi thuỷ sản; thú y; giống cây trồng; giống vật nuôi; quốc phòng;
dân số và trẻ em; lao động đi làm việc ở nước ngoài; dạy nghề; biên giới
quốc gia;
c) Phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong các lĩnh vực: thương mại; phí, lệ phí; hải quan; an toàn và
kiểm soát bức xạ; giao thông đường sắt; bưu chính, viễn thông và tần số vô
tuyến điện; chuyển giao công nghệ; kinh doanh bảo hiểm; quản lý vật liệu nổ
công nghiệp; thể dục, thể thao;
d) Phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong các lĩnh vực: hàng hải; hàng không dân dụng; khoa học,
công nghệ; đo đạc, bản đồ; giáo dục; công nghệ thông tin; tài nguyên nước;

thuế;
e) Phạt tiền tối đa đến 500.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi
phạm hành chính trong các lĩnh vực: bảo vệ môi trường; chứng khoán; xây
dựng; đất đai; ngân hàng; sở hữu trí tuệ; quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản; nghiên cứu, thăm dò và khai thác nguồn lợi hải sản, dầu khí và
các loại khoáng sản khác.
* Đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước mà
chưa được quy định tại các lĩnh vực trên đây thì Chính. phủ quy định mức phát
tiền, nhưng tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.
* Trong trường hợp luật quy định mức phạt tiền tối đa khác với quy định tại
được đề cập trong Pháp lệnh thì áp dụng theo quy định của luật.
Việc lựa chọn, áp đụng mức tiền phạt đối với người vi phạm phải trong khung
phạt cụ thể được văn bản pháp luật quy định cho loại vi phạm đã thực hiện theo
mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 18
tiết giảm nhẹ thì áp đụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng
nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của
khung tiền phạt.
Việc lựa chọn, áp dụng mức tiền phạt đối với người chưa thành niên vi phạm
hành chính được quy định như sau :
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính, chỉ bị phạt cảnh
cáo, không bị phạt tiền.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể áp dụng
hình thức xử phạt vi phạm hành chính được Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính năm 2002 quy định. Khi phạt tiền đối với họ thì mức tiền phạt không
được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên, trong trường hợp
họ không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp phạt thay.
Ngoài ra, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 quy định:
- Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành

chính thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định .xử phạt trong đó quyết
định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm, nếu các hình thức
xử phạt là phạt tiền thì được cộng lại thành mức phạt chung.
- Cá nhân, tổ chức vi phạm bị phạt tiền có thể nộp tiền phạt tại chỗ hoặc tại
kho bạc nhà nước theo đúng quy định của pháp luật và được nhận biên lai
thu tiền phạt.
 Trục xuất.
Trục xuất là việc buộc người nước ngoài vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt
Nam phải rời khỏi Việt Nam.
Chính phủ quy định thủ tục trục xuất.
Trục xuất vừa là hình thức phạt chính vừa là hình thức phạt bổ sung trong từng
trường hợp cụ thể.Trục xuất là hình thức phạt chính khi được áp dụng độc lập hoặc
là hình thức phạt bổ sung khi được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính khác.
b). Các hình phạt bổ sung :
Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân,
tổ chức vi phạm còn có thể bị áp đụng một hoặc các hình thức xử phạt bố sung là:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tịch thu tang vật, phương
tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
 Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của tổ chức, cá nhân vi
phạm hành chính có thời hạn hoặc không thời hạn khi tổ chức, cá nhân đó đã vi
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 19
phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó. Trong
thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức
không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Hình thức xử phạt được áp dụng khi có đủ hai điều kiện sau:
- Văn bản pháp luật về xử phạt hành chính quy định có thể áp dụng biện pháp
xử phạt này đối với vi phạm hành chính cụ thể nào đó;
- Cá nhân, tổ chức đã có hành vi trực tiếp vi phạm quy tấc sử dụng giấy phép,

chứng chỉ hành nghề.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề do những người có thẩm
quyền được pháp luật quy định (Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh, Trưởng công
an cấp huyện, cấp tỉnh, Chi cục trưởng cục kiểm lâm…) áp dụng đối với tổ chức, cá
nhân vi phạm. Pháp luật quy định rõ ai có thẩm quyền được tước quyền sử đụng
những loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề nào.
Trong trường hợp xử lý vụ việc vi phạm hành chính nếu phát hiện giấy phép,
chứng chỉ hành nghề cấp không đúng thẩm quyền hoặc giấy phép có nội dung trái
pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành thu hồi ngay đồng thời
báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết.
 Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính:
Là việc người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng biện pháp tịch thu để
sung vào công quỹ nhà nước các tài sản, vật dụng, hàng hóa, tiền bạc dùng để
thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc do vi phạm hành chính mà có.
Khi áp dụng hình thức này cần lưu ý dối với vật, tiền bạc, phương tiện được sử
dụng để vi phạm hành chính thuộc các hình thức sở hữu hợp pháp bị tổ chức, cá
nhân vi phạm hành chính chiếm đoạt một cách bất hợp pháp hoặc sử dụng trái phép
thì không được tịch thu mà phải trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tịch thu tang vật,
phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là những hình thức phạt bổ sung,
vì vậy, không được áp dụng một cách độc lập mà luôn được áp dụng theo với hình
thức xử phạt chính (trừ trường hợp pháp luật quy định khấc). Điều này có nghĩa là
khi một tổ chức hay cá nhân bị xử phạt hành chính, nhất thiết sẽ bị áp dụng hình
thức xử phạt chính ngoài ra họ có thể bị áp dụng kèm theo các hình thức xử phạt bổ
sung.
Cụm từ "áp dụng kèm theo" ở đây không nên hiểu một cách máy móc là phải do
cùng một người có thẩm quyền quyết định áp dụng và ghi nhận trong cùng văn bản
áp dụng hình thức xử phạt chính mà chúng có thể do các cấp khác nhau có thẩm
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 20

quyền quyết định áp dụng và cố nhiên nó có thể được ghi nhận trong các văn bản
áp dụng khác nhau.
c) Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra:
Trong nhiều trường hợp ngoài việc bị áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính
như đã nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng các
biện pháp khấc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Về mặt bản chất, biện
pháp cưỡng chế hành chính này không có tính trừng phạt người vi phạm hành
chính mà chỉ nhằm mục đích khắc phục những hậu quả do vi phạm hành chính dã
để lại trên thực tế.
Các biện pháp này bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính
gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây
lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm,
phương tiện;
Biện pháp này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong
trường hợp đưa hàng hóa, vật phẩm, phương tiện vào lãnh tổ Việt Nam, nhập khẩu
trái với quy định của pháp luật hoặc hàng tạm nhập tái xuất nhưng không được tái
xuất đúng với quy định của pháp luật thì buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc
buộc tái xuất. Pháp luật quy định trong các trường hợp trên, cá nhân, tổ chức vi
phạm phải chịu mọi chi phí để thực hiện biện pháp này.
d) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây
trồng, văn hoá phẩm độc hại;
e) Các biện pháp khác do Chính phủ quy định
Việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra
nêu trên phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Chỉ được áp dụng khi văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính cho
phép áp dụng đối với vi phạm hành chính cụ thể đó;
- Khi áp dụng phải tuân thủ triệt để pháp luật về thẩm quyền, thủ tục áp dụng.

d). Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính
Khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính, để ngăn chặn kịp thời không
cho vi phạm của họ tái diễn, đảm bảo cho việc xử lý cũng như thi hành quyết định
xử lý sau này có hiệu quả, người có thẩm quyền tùy từng trường hợp cụ thể do
pháp luật quy định có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 21
- Tạm giữ người (Điều 44, Pháp lệnh năm 2002)
- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. (Điều 46)
- Khám người. (Điều 47)
- Khám phương tiện vận tải, đồ vật. (Điều 48)
- Khám nơi cất dấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. (Điều 49)
- Bảo lãnh hành chính. (Điều 50)
- Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm
thủ tục trục xuất. (Điều 51)
- Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng,
cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn. (Điều 52)
e) Các biện pháp xử lý hành chính khác:
Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, biện pháp xử lý hành
chính khác được áp dụng đối với công dân Việt Nam vi phạm pháp luật về an ninh,
trật tự, an toàn xã hội (cờ bạc, ma túy, gây rối trật tự công cộng, mại dâm…) nhưng
chưa đến mức phải xử lý hình sự.
* Mục đích: áp dụng các biện pháp quản lý này nhằm giáo dục ý thức chấp hành
pháp luật của đối tượng vi phạm, giáo dục và tạo điều kiện cho người vi phạm trở
thành công dân lương thiện, có ích cho xã hội, ngăn ngừa khả năng tái phạm ở họ.
* Khác biệt giữa biện pháp xử lý hành chính và biện pháp xử lý hành chính khác
 Về đối tượng: Xử phạt hành chính được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi
phạm chính bao gồm cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước
ngoài vi phạm hành chính trên lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính
nhà nước. Trong khi đó đối tượng của việc áp dụng các biện pháp xử lý hành

chính khác là cá nhân công dân Việt Nam, có hành vi vi phạm pháp luật về
an ninh, trật tự an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự.
 Về thẩm quyền quyết định áp dụng: Thẩm quyền quyết định áp dụng biện
pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật thuộc về chủ tịch
UBND cấp tỉnh, huyện hoặc cấp xã. Trong khi đó thẩm quyền áp dụng các
biện pháp xử phạt vi phạm hành chính được pháp luật không chỉ cho Chủ
tịch UBND các cấp mà còn cho nhiều chủ thế khác.
 Về thủ tục quyết định áp dụng: Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành
chính khác đối với các đối tượng vi phạm pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền tự do của mỗi cá nhân. Vì vậy thủ tục quyết định áp dụng các biện
pháp xử lý hành chính khác rất chặt chẽ, phải qua nhiều khâu xét duyệt với
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 22
sự tham gia của nhiều cơ quan, cán bộ có thẩm quyền khác nhau. Trong khi
đó thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được pháp luật quy định đơn giản,
thuận tiện hơn.
* Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm:
 Giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
 Đưa vào trường giáo dưỡng.
 Đưa vào cơ sở giáo dục.
 Đưa vào cơ sở chữa bệnh
2.2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Khác với việc xét xử các hành vi phạm tội thẩm quyền được giao cho một cơ
quan duy nhất là tòa án thực hiện, việc xử phạt vi phạm hành chính được giao cho
nhiều cơ quan, cán bộ có thẩm quyền khác nhau thực hiện, gồm:
- Chủ tịch UBND các cấp;
- Cơ quan công an nhân dân;
- Bộ đội biên phòng;
- Cơ quan cảnh sát biển;

- Cơ quan hải quan;
- Cơ quan kiểm lâm;
- Cơ quan thuế;
- Cơ quan quản lý thị trường;
- Cơ quan thanh tra chuyên ngành;
- Cảng vụ hàng hải, cảng vụ thủy nội địa, cảng vụ hàng không;
- Tòa án nhân dân và cơ quant hi hành án dân sự;
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền
thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Cục quản lý lao
động ngoài nước;
- Hội đồng cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh;
- Ủy ban chứng khoán nhà nước.
Đồng thời, pháp luật cũng quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cụ
thể của mỗi cán bộ có thẩm quyền xử phạt trong các cơ quan này.
Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều
người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 23
Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành
chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
- Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc
thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó.
- Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi
vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển vụ vi phạm
đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
- Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành
khác nhau thì thẩm quyền xử phạt thuộc chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có
thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm;
2.2.5. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thời hạn, thời hạn, thời hiệu trong
xử phạt vi phạm hành chính:

a). Thủ tục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì việc ra quyết định xử
phạt hành chính được tiến hành theo các thủ tục dưới đây:
- Khi phát hiện vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức người có thẩm quyền
xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức.
- Nếu vi phạm của cá nhân, tổ chức chỉ phạt ở mức cảnh cáo hoặc phạt tiền
đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại
chỗ mà không cần lập biên bản về vi phạm hành chính (trừ trường hợp xử
phạt vi phạm hành chính được phát hiện, truy tìm bằng phương tiện, kỹ thuật
nghiệp vụ). Đây là loại thủ tục xử phạt đơn giản.
- Nếu vi phạm của tổ chức, cá nhân bị phạt tiền ở mức từ 200.000 đồng trở lên
thì người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện việc xử phạt như sau:
o Lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính.
o Thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày kể từ ngày lập biên bản về vi
phạm hành chính, đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức
tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 360 ngày. Trong trường hợp xét
thấy cần thêm thời gian để xác minh thu nhập chứng cứ thì người có thẩm
quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình văn bản để xin gia hạn,
việc gia hạn phải bằng văn bản. Thời gian gia hạn không được quá 30
ngày.
* Nếu trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính, khi xét thấy hành vi vi
phạm có dấu hiệu tội phạm, người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 24
cho cơ quan xử lý hình sự có thẩm quyền giải quyết. Pháp luật nghiêm cấm
việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý hành chính.
b). Thủ tục thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định
quy định ngày có hiệu lực khác. Quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức
bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định

xử phạt.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, cá nhân, tổ
chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định
xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ và những trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 58, Pháp lệnh 2002.
Hết thời gian tự nguyện thi hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không
thi hành quyết định xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt buộc tổ chức, cá nhân đó phải thi hành, bao
gồm:
- Khấu trừ một phần lương, hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản
tại ngân hàng.
- Kê biên tài sản có giá trị tương đương với số tiền phạt để bán đấu giá.
- Áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt.
c). Thời hạn, thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính:
 Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính:
 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng: xử phạt ngay khi phát hiện
ra vi phạm hành chính.
 Trường hợp khác: Thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành
chính (nếu có tình tiết phức tạp, hoặc phải gia hạn, thời hạn trên có thể được
kéo dài nhưng không quá 60 ngày – Điều 56, Pháp lệnh 2002)
 Thời hạn chấp hành quyết định xử phạt:
 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được tổ chức, cá nhân vi phạm
chấp hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt
(trừ trường hợp có quy định khác).
 Khi đã ban hành xong quyết định xử phạt cán bộ có thẩm quyền cần nhanh
chóng giao quyết định đó cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính: tống đạt
trực tiếp cho đối tượng vi phạm.
 Thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính:
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 25

Vấn đề thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính cũng là vấn đề tương đối phức
tạp. Nhằm mục đích phát hiện, xử lý và thi hành quyết định xử lý các vi phạm hành
chính đã xảy ra một cách nhanh chóng, kịp thời. Pháp luật hiện hành đã quy định
một số thời hiệu sau đây trong xử phạt hành chính:
 Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính: là một năm kể từ ngày vi phạm hành
chính được thực hiện. Đối với một số loại vi phạm hành chính trong các lĩnh
vực như tài chính, xây dựng, môi trường, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản,
xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, các hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán
hàng giả thì thời hiệu được tính là hai năm kể từ ngày vi phạm hành chính
được thực hiện.
Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử
theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra
hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì
bị xử phạt hành chính: trong hời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định đình
chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định
cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi
phạm hành chính là 3 tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận
được quyết định đình chỉ và nhận hồ sơ vụ vi phạm.
Trong thời hạn nêu trên mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện vi phạm hành
chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh,
cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể
từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt
hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt (Điều 10, Pháp lệnh 2002).
 Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt: (Điều 69, Pháp lệnh 2002) là một năm
kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt. Đối với các tổ chức, cá nhân vi
phạm cố tình trốn tránh hoặc trì hoãn việc thi hành thì thời hiệu nói trên được
tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
2.2.6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về xử phạt vi phạm hành chính và việc giải
quyết Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về xử phạt cũng như xử lý vi phạm hành
chính và việc giải quyết chúng được Pháp lệnh 2002 quy định như sau:

 Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp
của họ có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết
định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành
chính.

×