Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

BÀI KIỂM TRA GIỮA học PHẦN chuyên ngành lí luận và PPDH bộ môn vật lí môn học NGHIÊN cứu cấu TRÚC CHƯƠNG TRÌNH vật lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.85 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2



-----

-----

TRẦN THỊ MINH HẰNG

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN

Chun ngành: Lí luận và PPDH bộ mơn Vật lí
MƠN HỌC
NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH VẬT Lí

Hà Nội, 2021


NỘI DUNG CẦN TRÌNH BÀY
Phân tích mạch logic kiến thức của chương trình vật lí của 1 lớp theo chương trình
2018, sao cho thỏa mãn các yêu cầu như sau
1. Vẽ sơ đồ mind-map biểu diễn mạch kiến thức của chương trình.
2. Mơ tả mạch logic kiến thức tổng thể của chương trình. Nêu các ưu điểm, nhược

điểm mạch kiến thức trong chương trình. Đề xuất giải pháp khắc phục các nhược điểm đó
trong thực tế dạy học.
3. Mơ tả mạch logic kiến thức của từng nội dung. Nêu các ưu điểm và nhược điểm

của từng mạch nội dung đó. Đề xuất giải pháp khắc phục các nhược điểm đó trong thực tế


dạy học.

1


TRÌNH BÀY NỘI DUNG
1. Vẽ sơ đồ mind-map biểu diễn mạch kiến thức của chương trình.

(Chú thích: các nội dung cùng chương sẽ được đánh dấu cùng màu)
2. Mô tả mạch logic kiến thức tổng thể của chương trình. Nêu các ưu điểm,

nhược điểm mạch kiến thức trong chương trình. Đề xuất giải pháp khắc phục các
nhược điểm đó trong thực tế dạy học.
2.1. Mô tả mạch kiến thức tổng thể của chương trình.
Mạch kiến thức của chương trình lớp 10 tập trung chủ yếu tập trung vào phần cơ
học và một số chuyên đề.
Phần

1. Đ
Cơ học

Độ




Độ

Ch


Biế

Vậ

ngh

Một số
chuyên đề

Trá

Vậ




2.2. Ưu nhược điểm của mạch kiến thức chương trình và giải pháp khắc phục
2.2.1. Ưu điểm
Kiến thức các phần được sắp xếp có sự liền mạch, kế thừa và phát triển từ các
chương trước:
- Khi học chương động lực học sẽ giải thích nguyên nhân chuyển động của các vật.
- Học chương động lực học nghiên cứu các lực, sẽ vận dụng học về công của các lực,

điều kiện sinh cơng cơ học và từ đó đưa ra khái niệm năng lượng, bảo tồn năng lượng.
- Học sinh có thể móc nối mối liên hệ giữa hợp lực và tốc độ thay đổi động lượng, nêu

ra được dạng khác định luật 2 Niuton, hoặc các hiện tượng lực và phản lực của chương

2 với bảo toàn động lượng và bài tốn va chạm.
- Chuyển động trịn xếp riêng 1 chương sẽ có sự kết nối từ mơ tả chuyển động đến


nguyên nhân của chuyển động, hợp lực tac dụng lên vật khác khơng, và từ đó độ biến thiên

động lượng của vật thay đổi.
- Khi học xong phần nguyên nhân của các chuyển động thì học ính sẽ có các nhìn

tổng quát về sự chuyển động của các hành tinh và có thể mơ tả được chuyển động đơn
giản như: Mặt Trời, Mặt Trăng….
Lượng kiến thức đưa ra từ cơ bản đến phức tạp, từ trực quan đến trừu tượng:
- Mô tả được chuyển động thông qua những quan sát cơ bản và sau đó sẽ đi sâu

nghiên cứu về bản chất chuyển động
- Nghiên cứu từ những lực đơn giản, riêng lẻ trong đời sống rồi từ đó sẽ nghiên

cứu tác dụng của các lực trong đời sống, lực sinh công.
- Khi mô tả chuyển động, và biết cách xác định vị trí của các vật gần gũi xung

quanh trong cuộc sống sẽ tiếp tục mô tả và xác định vị trí các vật xa hơn như vị trí các sao
trên bản đồ sao.
- Từ phần kiến thức cơ bản của các lực trong thực tiễn sẽ liệt kê được các mơ hình

vận hành ngồi đời sống liên quan đến cân bằng lực, momen lực.
Mạch kiến thức đưa ra được học từ lí thuyết đến vận dụng vào đời sống thực tiễn:

4


- Khi học hết kiến thức cơ bản về chuyển động, lực, cơng….. thì học sinh được

thực hành vận dụng, liên hệ với các ngành nghề trong thực tế, hoạt động của các loại máy

cơ đơn giản.
- Vận dụng kiến thức giải thích được các hiện tượng tự nhiên như: Thủy triều,

chuyển động các vật các hành tinh…
- Học xong phần năng lượng học sinh có cái nhìn tổng qt về vấn đề năng lượng

sạch, nhận biết được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong phạm vi kiến thức đã
được học.
2.2.2. Nhược điểm
Có một số lượng kiến thức đưa vào chưa được phù hợp với mạch kiến thức chương
trình
- Khối lượng riêng, áp suất chất lỏng nằm trong phần Động lực học, trong khi

chương này đang nghiên cứu nguyên nhân của các chuyển động. Và phần công thức áp
suất chất lỏng lại liên quan đến sự chuyển thể, cấu trúc của chất lỏng.
→ Đề xuất giải pháp khắc phục: Phần kiến thức này chuyển sang học cùng phần Vật lí
nhiệt ở chương trình vật lí lớp 12.
- Kiến thức của chuyển động tròn được đưa sau phần động lượng, mà phần này

đang nghiên cứu nguyên nhân chuyển động trịn, và mơ tả chuyển động vật có dạng quỹ
đạo cong.
→ Đề xuất giải pháp khắc phục: Phần kiến thức này nên được đẩy lên trên ngay sau khi
học Động lực học.
- Tương tự phần biến dạng vật rắn, nghiên cứu lực làm vật bị biến dạng.
→ Đề xuất giải pháp khắc phục: Phần này học sau phần kiến thức của động lực học
- Phần Trái đất và bầu trời yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt

thực, thủy triều trong khi đó học sinh chưa học về trường hấp dẫn.
→ Đề xuất giải pháp khắc phục: Nên để lượng kiến thức này ở phần sau khi học về
trường hấp dẫn.

- Phần Vật lí trong một số ngành nghề đang được xếp trên phần chuyên đê Trái đất

và bầu trời sẽ tạo sự bất hợp lí khi tìm hiểu về nghề khí tượng.
5


→ Đề xuất giải pháp khắc phục: Nên chuyển xuống sau khi học về Trái Đất và bầu

trời.
3. Mô tả mạch logic kiến thức của từng nội dung. Nêu các ưu điểm và nhược

điểm của từng mạch nội dung đó. Đề xuất giải pháp khắc phục các nhược điểm đó
trong thực tế dạy học.
3.1. Động học
3.1.1. Mô tả mạch kiến thức
Nội dung
Mô tả chuyển
động

6


Chuyển động

- Thực hiện thí nghiệm và lập luận dựa vào sự biến đổi vận tốc

biến đổi

trong chuyển động thẳng, rút ra được cơng thức tính gia tốc; nêu
được ý nghĩa, đơn vị của gia tốc.

- Thực hiện thí nghiệm (hoặc dựa trên số liệu cho trước), vẽ được

đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng.
- Vận dụng đồ thị vận tốc – thời gian để tính được độ dịch chuyển

và gia tốc trong một số trường hợp đơn giản.
- Rút ra được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều

(khơng được dùng tích phân).
- Vận dụng được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Mơ tả và giải thích được chuyển động khi vật có vận tốc khơng

đổi theo một phương và có gia tốc khơng đổi theo phương vng
góc với phương này.
- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực

hiện phương án, đo được gia tốc rơi tự do bằng dụng cụ thực hành.
- Thực hiện được dự án hay đề tài nghiên cứu tìm điều kiện ném vật

trong khơng khí ở độ cao nào đó để đạt độ cao hoặc tầm xa lớn nhất
3.1.2. Ưu nhược điểm và cách khắc phục
a. Ưu điểm
Từ khái niệm độ dịch chuyển và quãng đường đi được nêu
ra được định nghĩa tốc độ và vận tốc.
- Khi xác định được tốc độ dịch chuyển thì đưa ra cách xác

định vị trí của vật tại các thời điểm khác và từ đó vẽ được đồ thị độ
dịch chuyển – thời gian.
- Từ tốc độ nêu được định nghĩa chuyển động thẳng đều, và


biến đổi đều
- Khi xác định được độ dịch chuyển tổng hợp sẽ xây dựng ra

được công thức cộng vận tốc (đây là phần kiến thức rất hay trong
chương trình 2018, nêu ra được tính tương đối của chuyển động).


7


- Từ công thức tốc độ biết cách vận dụng trong đời sống để xác định tốc độ chuyển

động các vật
- Khi biểu diễn được vecto vận tốc thì sẽ vẽ được độ biến thiên vận tốc và tìm ra mối

liên hệ giữa gia tốc và vận tốc trong chuyển động biến đổi, phân loại chuyển động biến đổi.
- Dựa vào đồ thị vận tốc – thời gian và cách tính tốc độ trung bình xây dựng cơng

thức của chuyển động biến đổi.
- Vận dụng sự chuyển động biến đổi để xây dựng các công thức sự rơi tự do, giải

thích chuyển động vật được ném theo phương thẳng đứng.
- Vận dụng kiến thức rơi tự do biết cách đề xuất xây dựng thí nghiệm xác định gia

tốc rơi tự do.
b. Nhược điểm và cách khắc phục

- Trong phần tính tốc độ và vận tốc khơng nói cách xác định thời gian.
→ Giải pháp khắc phục: nên đưa phần này vào cùng phần mô tả chuyển động
- Phần kiến thức trong bài không chỉ ra việc mô tả chuyển động phụ thuộc vào hệ


quy chiếu như thế nào, tại sao lại có cơng thức cộng vận tốc.
→ Giải pháp khắc phục: nên đưa khái niệm hệ quy chiếu vào để xác định vị trí của

vật.
- Trong phần thảo luận đưa ra cách xác định gia tốc rơi tự do, lại không đề cập đến

thế nào là chuyển động rơi tự do, học sinh rất khó hình dung tại sao gia tốc a lại chuyển
thành gia tốc rơi tự do g, và sự rơi các vật bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào.
→ Giải pháp khắc phục: nên phần kiến thức này sẽ tích hợp với chuyển động biến
đổi, và nêu ra đặc điểm của sự rơi tự do để nêu ra được đặc điểm vecto gia tốc g giúp học
sinh hiểu hơn về đặc điểm trọng lực.
3.2. Động lực học
3.2.1. Mô tả mạch kiến thức
Nội dung
Ba định luật
Newtơn về
chuyển động


Một số lực trong
thực tiễn

Cân bằng lực,
moment lực


hiện phương án, tổng hợp được hai lực đồng quy bằng dụng cụ

thực hành.

- Nêu được khái niệm moment lực, moment ngẫu lực; Nêu được

tác dụng của ngẫu lực lên một vật chỉ làm quay vật.
- Phát biểu và vận dụng được quy tắc moment cho một số trường

hợp đơn giản trong thực tế.
- Thảo luận để rút ra được điều kiện để vật cân bằng: lực tổng hợp

tác dụng lên vật bằng không và tổng moment lực tác dụng lên vật
(đối với một điểm bất kì) bằng khơng.
Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực
hiện phương án, tổng hợp được hai lực song song bằng dụng cụ
thực hành.
Khối lượng
riêng, áp suất
chất lỏng

3.2.2. Ưu nhược điểm và cách khắc phục
a. Ưu điểm
- Ba định luật Niuton là cơ sở để nghiên cứu về nguyên nhân của chuyển động, từ

định luật 2 Niuton định nghĩa được trọng lực, xây dựng được công thức trọng lực.
- Định luật 3 Niuton sẽ giải thích được nhiều hiện tượng trong thực tiễn và khắc

sâu kiến thức cho học sinh về hai lực bằng nhau, và không bằng nhau.
- Khi học về đặc điểm một số lực trong thực tiễn, biết cách biểu diễn lực sẽ học

tổng hợp hoặc phân tích các lực đó để tìm hiểu về tác dụng của lực gây ra cho chuyển
động của vật.
- Khi nhiều lực tác dụng lên vật ta cần tìm cách tổng hợp lực, hoặc biết tác dụng


của tổng hợp lực với vật: tác dụng làm quay của lực, momen lực…
- Hiểu về momen lực sẽ vận dụng kiến thức đi giải thích các hiện tượng trong thực

tế như: bập bênh, cần cẩu, di chuyển vật nặng bằng đòn bẩy….
10


- Dựa vào quy tắc momen lực để đưa ra điều kiện cân bằng của vật, vận dụng giải

thích hiện tượng trục quay phải đi qua trọng tâm…
b. Nhược điểm và cách khắc phục
- Học sinh chưa hiểu được tác dụng của lực đối với vật, nên việc đưa ra mơ hình

thí nghiệm nêu ra mối liên hệ a, m, F sẽ khó hình dung, chưa hiểu nhiệm vụ tại sao phải
tính gia tốc.
→ Giải pháp khắc phục: Nên dạy kiến thức lực, tác dụng của lực trước khi dạy các định
luật Niuton.
- Chuyển động của vật trong trường trọng lực đều chỉ cần giải thích ngun nhân,

cịn đặc điểm nên dạy ở chương 1 để xác định gia tốc rơi tự do g.
- Phần biểu diễn lực nên đẩy lên trên cùng với định nghĩa lực và tác dụng của lực,

từ đó có thể biểu diễn lực trong định luật 3 Niuton và giải thích như thế nào là lực bằng
nhau, không bằng nhau
- Khối lượng riêng, áp suất chất lỏng bị lơ lửng vì đang nghiên cứu đến tính chất

của chuyển động.
→ Giải pháp khắc phục: Nên phần này sẽ tốt hơn nếu chuyển sang phần Vật lí nhiệt
ở chương trình lớp 12.


3.3. Cơng, năng lương, cơng suất
3.3.1. Mô tả mạch kiến thức
Nội dung
Công và năng
lượng

Động năng và
thế năng


Công suất và
hiệu suất

3.3.2. Ưu nhược điểm và cách khắc phục
a. Ưu điểm
- Từ biểu thức tính cơng, nêu được sự chuyển hóa năng lượng, định luật bảo tồn

năng lượng: sự truyền năng lượng thơng qua q trình thực hiện cơng…
- Giải thích được tại sao các vật có năng lượng, nêu được các dạng năng lượng

khác nhau. Từ đó đưa ra định nghĩa động năng, thế năng
- Sử dụng lượng kiến thức chương động học, biểu thức tính cơng để xây dựng ra

cơng thức tính động năng, thế năng trong trường trọng lực.
- Khi có sự chuyển hóa năng lượng thì nêu ra được mối liên hệ giữa động năng và

thế năng của vật, nhưng cơ năng được bảo toàn trong một số trường hợp

12



- Vận dụng kiến thức về sự chuyển hóa năng lượng vào giải thích các hiện tượng

trong thực tế: sản xuất điện bằng cách sử dụng sức nước làm quay tua bin, năng lượng
gió….
- Từ phần kiến thức cơng, thời gian lực sinh công đưa ra kiến thức công suất, vận

dụng kiến thức độ dời chương 1 xây dựng công thức cơng suất tức thời để giải thích hoạt
động của hộp số ô tô, xe máy trong thực tế.
b. Nhược điểm và cách khắc phục
- Trong phần xây dựng biểu thức tính cơng nên làm trong trường hợp tổng qt. Vì

có những lúc việc phân tích lực là khơng cần thiết.
- Chưa nêu ra được mối liên hệ công của trọng lực và thế năng trong trường trọng

lực để giải thích hiện tượng đưa vật lên độ cao h nào đó: có thể dùng rịng rọc kéo theo
phương thẳng đứng, hoặc dùng mặt phẳng nghiêng.
- Trong phần kiến thức này nên đưa thêm mối liên hệ giữa công và độ biến thiên

động năng giúp học sinh hiểu rõ hơn về tác dụng của tổng hợp lực lên vật.
3.4. Động lượng
3.4.1. Mơ tả mạch kiến thức
Nội dung
Định nghĩa động
lượng

Bảo tồn động
lượng


13


- Rút ra được mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc

độ thay đổi của động lượng (lực tổng hợp tác dụng lên vật là tốc độ
thay đổi của động lượng của vật).
Động lượng và

va chạm

- Thực hiện thí nghiệm và thảo luận được sự thay đổi năng lượng

trong một số trường hợp va chạm đơn giản.
- Thảo luận để giải thích được một số hiện tượng đơn giản.
- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án, thực

hiện phương án, xác định được tốc độ và đánh giá được động lượng
của vật trước và sau va chạm bằng dụng cụ thực hành.
3.4.2. Mạch kiến thức của phần động lượng khá hợp lý,
logic từ vấn đề xây dựng biểu thức tính động lượng, bảo tồn động
lượng, va chạm.
3.5. Chuyển động trịn
3.5.1. Mơ tả mạch kiến thức
Nội dung

Động học của
chuyển động trịn
đều


Bảo tồn động
lượng

3.5.2. Ưu nhược điểm và cách khắc phục
a. Ưu điểm
- Từ định nghĩa radian nêu ra được khái niệm tốc độ góc.
- Vận dụng kiến thức chương 2 xây dựng cơng thức tính

gia tốc hướng tâm và lực hướng tâm
14


- Vận dụng chuyển động trịn vào giải thích các hiện tượng trong thực tế: đường

cong nghiêng, máy vắt li tâm, những chú ý khi di chuyển trên đường cua….
b. Nhược điểm và giải pháp khắc phục
- Ở trong chương trình khơng nêu đặc điểm vecto gia tốc hướng tâm, lực hướng

tâm nên học sinh khó hình dung khi di chuyển trên đường cong với tốc độ lớn dễ tai nạn
giao thơng, và tại sao để khắc phục điều đó lại làm đường cong nghiêng.
→ Giải pháp khắc phục: Phần kiến thức này nên đưa vào thông qua việc biểu diễn vecto
vận tốc, vecto lực.
- Chưa đưa ra được chuyển động như thế nào là tròn, tròn đều nên học sinh khó

hình dung được hai đại lượng trong phần này là tốc độ dài và tốc độ góc trong phần cơng
thức tính tốn gia tốc và lực hướng tâm
→ Giải pháp khắc phục: Nên đưa những khái niệm này vào phần đầu, để học sinh dễ
hình dung cách vẽ vecto vận tốc và xuất hiện khái niệm độ dịch chuyển góc theo radian

3.6. Biến dạng vật rắn

3.6.1. Mơ tả mạch kiến thức
Nội dung
Biến dạng kéo và
biến dạng nén;
Đặc tính của lò
xo.

Định luật Hooke

3.6.2. Ưu nhược điểm và cách khắc phục
a. Ưu điểm

15


- Vận dụng lượng kiến thức từ các chương trước cụ thể là tác dụng của lực để đưa

ra các khái niệm biến dạng nén, biến dạng kéo…. Và hiểu được đặc tính của một số vật
dụng trong đời sống như dây chun, lò xo.
- Dựa vào điều kiện cân bằng đã học để xây dựng nội dung định luật Huc
- Vận dụng kiến thức được học trong chương trình giải thích nguyên tắc hoạt động

của một số dụng cụ như: cân lò xo, phanh xe đạp…
b. Nhược điểm và giải pháp khắc phục
- Trong phần kiến thức không đưa ra đặc điểm của lực đàn hồi nên khi tiến hành

phương án thí nghiệm học sinh sẽ khơng hiểu được mục đích treo các quả cân.
đàn hồi

→ Giải pháp khắc phục: Nên đưa phần kiến thức này sau khi dạy kiến thức đặc điểm lực

- Trong nội dung không chỉ ra được lực đàn hồi xuất hiện khi nào, có tác dụng gì

nên học sinh khó hình dung tại sao có giới hạn đàn hồi.
3.7. Chun đề 1: Vật lí trong một số ngành nghề
3.7.1. Mô tả mạch kiến thức
Nội dung

Sơ lược về sự
pháttriển của vật
lí học


Giới thiệu các
lĩnhvực nghiên
cứu trong vật lí
học

Giới thiệu các
ứng dụng của vật
lí trong một số
ngành nghề
3.7.2. Ưu nhược điểm và cách khắc phục
a. Ưu điểm
- Học sinh có cái nhìn tổng quát về sự phát triển của ngành vật lí học, hiểu thêm về

tiến trình học các nội dung trong chương trình vật lí 10
- Bắt đầu có cái nhìn cơ bản về vật lí hiện đại: tại sao lại xuất hiện vật lí hiện đại,

và bước đầu hình dung được các nhiệm vụ nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo của mơn
Vật lí.

- Học sinh được làm quen với một số nghề trong thực tế liên quan đến vật lí: như

nghề điện, điện tử, cơng nghiệp, cơ khí, tự động hóa…..
b. Nhược điểm và giải pháp khắc phục
- Khi tìm hiểu các nghề về điện, điện tử, tự động hóa học sinh chưa được học về

mạch điện, các thiết bị cảm ứng….. Gây lúng túng, khó khăn trong quá trình tìm hiểu.
→ Giải pháp khắc phục: Nên ở trong mục này chỉ đề cập đến một số nghề cơ bản liên
quan đên nông nghiệp, lâm nghiệp.
- Phần kiến thức này mở rộng và được hoàn thiện dần ở các lớp học tiếp theo nên

phần này nên chuyển về cuối chương trình vật lí 10.
3.8. Chun đề 2: Trái đất và bầu trời
17


3.8.1. Mô tả mạch kiến thức
Nội dung
Xác định phương
hướng

Giới thiệu các
lĩnh vực nghiên
cứu trong vật lí
học

Một số hiện
tượng thiên văn
3.8.2. Ưu nhược điểm và cách khắc phục
a. Ưu điểm

- Vận dụng được kiến thức đã học về động học để xác định phương hướng. Xác

định được vị trí của các chịm sao, vị trí sao Bắc cực.
- Vận dụng được kiến thức về chuyển động tròn để hiểu chuyển động tự quay của

Trái Đất quanh trục và nhận biết được hiện tượng “Ngày và Đêm” luân phiên.
- Học sinh tiếp cận được với các kiến thức về chuyển động nhìn thấy của Mặt trời,

mặt Trăng, Hệ Mặt trời, Ngân hà. Giải thích sơ lược và định tính các hiện tượng: Nhật
thực, nguyệt thực, thủy triều
b. Nhược điểm và giải pháp khắc phục
- Học sinh chưa được tìm hiểu kỹ về trường hấp dẫn (Học ở lớp 11) nên gặp khó

khăn trong việc giải thích hiện tượng thủy triều.

18


→ Giải pháp khắc phục: Nên đưa lượng kiến thức này vào phần ứng dụng giải thích hiện
tượng tự nhiên sau khi học xong trường hấp dẫn.

3.9. Chuyên đề 3: Vật lí với bảo vệ mơi trường
3.9.1. Mơ tả mạch kiến thức
Nội dung

Sự cần thiết phải
bảo vệ mơi
trường

Vật lí với giáo dục

bảo vệ môi trường

3.8.2. Ưu nhược điểm và cách khắc phục
a. Ưu điểm
- Dựa vào kiến thức đã được học về năng lượng, học sinh vận dụng được kiến thức

vào cuộc sống thực tiễn, có cái nhìn tổng qt về vấn đề năng lượng sạch và sự thiếu hụt

19


năng lượng trong tương lai, nhận biết được các tác nhân gây ơ nhiễm mơi trường. Có ý
thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
- Phân loại được năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo.
- Nhận thức được vai trò của năng lượng tái tạo.

b. Nhược điểm và giải pháp khắc phục
- Khi tìm hiểu về một số công nghệ cơ bản để thu được năng lượng sạch ví dụ như

tăng cường khai thác và sử dụng năng lượng Mặt trời học sinh lại chưa được học về Vật
lý lượng tử (Học ở lớp 12).
→ Giải pháp khắc phục: Nên trong chương này chỉ tìm hiểu các năng lượng cơ bản: như
năng lượng gió, năng lượng nước….

20



×