Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài luận: Quyền của Nhà nước đối với Đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.3 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦ U
Đất đai là một nguồn tài nguyên quan trọng và quý giá xét trên nhi ều khía
cạnh, lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi sự khai thác và s ử d ụng hi ệu qu ả. Mơ hình s ở
hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu v ẫn có ch ỗ đứng
vững chắc trong quá trình thực hiện hoạch định nền kinh tế th ị tr ường đ ịnh
hướng xã hội chủ nghĩa, tích cực hội nhập quốc tế. Luật Đất đai 2013 là văn b ản
quy phạm pháp luật tổng quát nhất về pháp luật đất đai đã xây dựng c ơ ch ế
đảm bảo vai trò của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai. Trên
cơ sở làm rõ vai trò đặc biệt của nhà nước với tư cách là đại di ện ch ủ s ở h ữu
đất đai, cần đặc biệt quan tâm đến Nhà nước có quyền gì đối v ới đất đai. T ừ lí
do đó, em xin lựa chọn Đề số 22 : Với tư cách là đại diện chủ sở hữu tồn bộ
đất đai, Nhà nước có quyền gì đối với đất đai? Anh (chị) có nhận đ ịnh gì v ề
thực tiễn thực thi các quyền của Nhà nước đối với đất đai trong thời gian
qua? là bài tập học kỳ môn Luật Đất đai của em.
NỘI DUNG
I. QUYỀN CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI VỚI TƯ CÁCH ĐẠI DIỆN CHỦ
SỞ HỮU ĐẤT ĐAI
Trong Luật Đất đai 2013, quyền của Nhà nước đối với đất đai được ghi
nhận rõ tại Mục 1: Quyền của Nhà nước đối với đất đai thuộc Chương 2: Quy ền
và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai. Cụ th ể từ Đi ều 13 đ ến Đi ều 21
của Luật Đất đai 2013 đã làm rõ quyền của Nhà nước đối với đất đai v ới tư cách
đại diện chủ sở hữu của sở hữu toàn dân về đất đai. Trong đó, tại Đi ều 13 đã
nêu khái quát những quyền của Nhà nước về đất đai, cụ thể trích dẫn đi ều lu ật
như sau:
“1. Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.
2. Quyết định mục đích sử dụng đất.
3. Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất.
4. Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất.
5. Quyết định giá đất.
6. Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người s ử dụng đất.
7. Quyết định chính sách tài chính về đất đai.


8. Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.”

1


Các nội dung về quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện ch ủ s ở hữu
đã nêu ở Điều 13 được phản ánh cụ thể hơn từ Điều 14 đến Điều 20 của Luật
Đất đai. Sau các quy định liệt kê và làm rõ quyền của Nhà nước đ ối v ới đ ất đai,
Điều 21 Luật Đất đai 2013 quy định về cách thức thực hiện quyền đại di ện ch ủ
sở hữu về đất đai với thẩm quyền trap cho các cơ quan Nhà nước như sau:
“1. Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về đất đai; quy ết đ ịnh quy ho ạch,
kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc
quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.
2. Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền thông qua quy ho ạch, k ế
hoạch sử dụng đất của địa phương mình trước khi trình c ơ quan có th ẩm quy ền
phê duyệt; thông qua bảng giá đất, việc thu h ồi đ ất th ực hi ện các d ự án phát
triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng c ủa đ ịa ph ương theo th ẩm
quyền quy định tại Luật này; giám sát việc thi hành pháp lu ật v ề đất đai t ại đ ịa
phương.
3. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp th ực hiện quy ền đ ại di ện ch ủ s ở
hữu về đất đai theo thẩm quyền quy định tại Luật này.”
Sau đây em xin được đi vào điểm qua một số n ội dung căn b ản các quy ền
của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai:
1. Quyền quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
Theo giải nghĩa tại Điều 3 của Luật Đất đai 2013: Quy hoạch sử dụng
đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian s ử d ụng cho các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh, b ảo v ệ mơi tr ường và
thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu s ử dụng đ ất
của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã h ội và đ ơn v ị hành chính
trong một khoảng thời gian xác định. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy

hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
Khi trao quyền cho Nhà nước thực hiện việc quyết định về quy ho ạch s ử
dụng đất, kế hoạch sử dụng đất là nhằm đảm bảo việc th ực hi ện v ấn đ ề qu ản
lý đất đai của Nhà nước. Nhà nước thông qua quyền này sẽ tác đ ộng đ ến vi ệc
phát huy tiềm năng đất đai phục vụ cho các mục tiêu phát tri ển kinh tế, xã h ội,
quốc phòng, an ninh và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, tạo việc làm m ới, tăng
thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân.
Không giống với các quyền khác của Nhà nước về đất đai được quy đ ịnh
tại các điều, vấn đề quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch s ử d ụng đ ất đ ược quy
định chi tiết tại Chương IV của Luật Đất đai 2013 chứng tỏ s ự quan tâm đ ặc
biệt của nhà lập phát đối với quyền này của Nhà nước, bởi tầm ảnh h ưởng và
vai trò đã nêu ở phía trên, Chương IV quy định cụ thể về nguyên tắc lập quy
2


hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kỳ k ế
hoạch sử dụng đất; căn cứ và nổi dung lập quy hoạch, kế hoạch s ử dụng đ ất;
trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; l ấy ý ki ến v ề quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thẩm định quy hoạch, kế hoạch s ử dụng đ ất;
thẩm quyền quyết định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất; tư vấn lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất; thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đ ất; báo cáo
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Quyền quyết định mục đích sử dụng đất
Quyết định mục đích sử dụng đất là một trong những quyền đại diện chủ
sở hữu toàn dân về đất đai của Nhà nước. Cụ thể quyền này được quy định chi
tiết tại Điều 14 Luật Đất đai 2013. Việc quyết định mục đích sử dụng đất đã
mang lại mục đích sử dụng cụ thể cho đất đai, biến một nguồn tài nguyên tự
nhiên thành tài sản. Bên cạnh đó, việc quyết định mục đích sử dụng đ ất t ạo ra
sự chênh lệch về chi phí đất đai giữa từng loại đất khác nhau, nh ất là đ ất s ử
dụng vì mục đích nơng nghiệp và đất sử dụng vì mục đích phi nơng nghi ệp. Vi ệc

quyết định mục đích sử dụng đất cịn có ý nghĩa quan tr ọng trong vi ệc xác đ ịnh
chế độ pháp lý cụ thể cho từng loại đất khác nhau.
Luật Đất đai 2013 quy định trong Điều 14 rằng Nhà nước quyết định mục
đích sử dụng đất thơng qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch s ử d ụng đ ất và
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Cơ sở quy định có nghĩa là việc quy ết
định mục đích sử dụng đất, cho phép chuy ển mục đích sử dụng đ ất ph ải d ựa
vào quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xét duyệt.
3. Quyền quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất.
Nông dân Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ cao trong c ơ cấu dân s ố c ả n ước,
điều đó chứng tỏ mặc dù đất nước đang trong giai đoạn công nghi ệp hóa, hi ện
đại hóa tồn diện nhưng vai trị của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế v ẫn
chiếm tỷ lệ cực lớn. Điều này đặt ra vấn đề cần phải đảm bảo cho người trực
tiếp sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp, ni trồng thủy sản, làm muối có đ ất đ ể
sản xuất, để đảm bảo an sinh xã hội, công ăn việc làm cho người dân. V ới hình
thái sở hữu tồn dân về đất đai do Nhà nước là đại di ện ch ủ s ở hữu, Nhà n ước
sẽ thực hiện vai trò đảm bảo này cho người dân bằng ph ương th ức giao đ ất, cho
thuê đât sử dụng ổn định, lâu dài. Dĩ nhiên việc sử dụng đất ổn định, lâu dài
không đồng nghĩa với việc các chủ thể trong xã hội được sử dụng vĩnh vi ễn, vô
thời hạn mà phải trong khuôn khổ thời hạn sử dụng đất do Nhà nước quy định.
Nội dung Điều 15 Luật Đất đai ghi nhận như sau: Thứ nhất, Nhà nước quy
định hạn mức sử dụng đất bao gồm hạn mức giao đất nông nghi ệp; hạn m ức
3


giao đất ở; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận chuy ển
quyền sử dụng đất nông nghiệp. Thứ hai, Nhà nước quy định thời hạn sử dụng
đất bằng các hình thức sử dụng đất ổn định lâu dài và sử dụng đất có thời hạn.
4. Quyền quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất.
Nhà nước ln có nhu cầu sử dụng đất vào mục đích quốc phịng, an ninh,

phát triển kinh tế xã hội, sử dụng đất vì mục đích quốc gia, mục đích công c ộng.
Mặt khác, nhưng vi phạm về pháp luật đất đai cũng cần có nh ững ch ế tài x ử lý
răn đe. Trên co sở đó, Hiến pháp 2013 quy định như sau tại Khoản 3 và Kho ản 4
Điều 54:
“3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang s ử d ụng trong tr ường
hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát tri ển kinh
tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng. Việc thu hồi phải công khai, minh bạch
và được bồi thường theo quy định của pháp luật
4. Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thi ết do lu ật đ ịnh
để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình tr ạng chi ến tranh,
tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.”
Trên cơ sở dựa trên tinh thần Hiến pháp, Điều 16 Luật Đất đai 2013 đã
làm rõ về quyền thu hồi đất, trưng dụng đất của Nhà nước. Về bản ch ất thì thu
hồi đất, trưng dụng đất chính là chuyển nhượng quyền sử dụng đất khơng
mang tính chất tự nguyện của người sử dụng đất khi mà rõ ràng không ai mu ốn
mất đi phần đất đai mình đang sử dụng cả. Tuy nhiên việc pháp luật đã ch ỉ rõ ra
những trường hợp mang tính thật cần thiết và lý do vi phạm pháp luật đất đai
để làm cơ sở cho hoạt động thu hồi đất và trưng dụng đất đảm bảo cho s ự công
bằng của pháp luật; mặt khác quyền lợi của công dân được đáp ứng khi Nhà
nước phải đảm bảo sự cơng khai, minh bạch trong q trình thu h ồi đ ất, tr ưng
dụng đất và phải bồi thường tương xứng theo quy định của pháp luật về bồi
thường đất đai.
5. Quyền quyết định giá đất.
Trong quá trình sử dụng đất đai, con người đã tác động, khai thác, sử dụng
làm tăng thêm giá trị của đất đai. Phần giá tr ị tăng thêm này chính là thành qu ả
lao động của con người. Trị giá này phải được đánh giá bằng đơn vị ti ền t ệ.
Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam đang đi theo mô hình s ở hữu tồn dân về
đất đai, chúng ta không mua bán đất đai mà thuật ngữ pháp lý chu ẩn xác nh ất là
chúng ta chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc chuy ển nhượng quy ền s ử
dụng đất có thể đem ra thị trường.

Nhà nước thể hiện vai trò điều tiết, xử lý vấn đề lợi ích kinh tế trong mối
quan hệ giữa người sử dụng đất với Nhà nước trong quản lý và sử dụng đất đai
4


bằng phương thức quy định giá đất. Giá đất do Nhà nước quy định đ ộc l ập v ới
giá đất thị trường và là cơ sở để thực hiện các nghĩa v ụ, trách nhi ệm c ủa Nhà
nước về đất đai sau này, ví dụ như là cơ sở để bồi thường về đất đai sẽ dựa theo
giá đất quy định của Nhà nước.
Điều 18 Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước quyết định giá đất thông
qua việc: Thứ nhất, Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất.
Thứ hai, Nhà nước ban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ
thể.
6. Quyền quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.
Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại di ện ch ủ
sở hữu. Tuy vậy, Nhà nước không trực tiếp chiếm hữu, sử dụng đất đai mà trao
quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Tất cả các chủ thể này đ ều
có thể gọi dưới tên chung là người sử dụng đất.
Hình thức nhà nước trao quyền sử dụng đất được quy định cụ thể tại
Điều 17 Luật Đất đai 2013: Quyết định giao đất không thu ti ền s ử d ụng đất,
giao đất có thu tiền sử dụng đất; Quyết định cho thuê đất thu ti ền thuê đ ất hàng
năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả th ời gian thuê; Công nh ận
quyền sử dụng đất.
7. Quyền quyết định chính sách tài chính về đất đai.
Chính sách tài chính về đất đai mang ý nghĩa đặc bi ệt trong vi ệc đi ều ti ết
lợi nhuận sinh ra từ việc sử dụng đất vào ngân sách nhà n ước, đ ảm b ảo công
bằng xã hội trong tiếp cận, sử dụng đất đai. Xét trên khía cạnh khác, vi ệc th ực
hiện chính sách tài chính về đất đai góp phần tạo đi ều ki ện đ ể đ ất đai phát huy
vai trò là nguồn lực, nguồn vốn to lớn để phát triển đất nước. Chính sách tài
chính về đất đai có ảnh hưởng mạnh mẽ cả trực ti ếp và gián ti ếp đ ến ng ười s ử

dụng đất. Thông qua việc xây dựng chính sách tài chính v ề đất đai, Nhà n ước
hướng đến mục tiêu vừa tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ các
hoạt động liên quan đến đất đai, vừa thúc đẩy quá trình sản xuất lao đ ộng, s ử
dụng đất đai vào các hoạt động thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Điều 19 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền này của Nhà nước như sau:
Thứ nhất, Nhà nước quyết định chính sách thu, chi tài chính về đ ất đai; Th ứ hai,
Nhà nước điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người
sử dụng đất mang lại thơng qua chính sách thuế, tiền sử dụng đất, ti ền thuê
đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
8. Quyền quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu đất đai thơng qua các
hình thức như giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Những hình
5


thức này là cơ sở để phát sinh mối quan hệ pháp luật giữa Nhà nước và người sử
dụng đất, cụ thể hơn là quyền sử dụng đất hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân được xác lập phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước. Điều 20 Luật Đất đai 2013
quy định rất rõ ràng về quyền này của Nhà nước như sau: “Nhà nước quy định
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với hình th ức giao đ ất, cho
th đất, cơng nhận quyền sử dụng đất, nguồn gốc s ử dụng đ ất và nghĩa v ụ tài
chính của người sử dụng đất”.
II. THỰC TIỄN THI HÀNH CÁC QUYỀN CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI
1. Thực tiễn thực hiện các quyền của Nhà nước đối với đất đai. Kết quả và
Hạn chế
1.1 Kết quả đạt được
Luật Đất đai 2013 đã kế thừa tinh thần của các văn bản pháp luật đất đai
trước đó, và cũng có sự cải thiện trong các quy định đ ể bắt kịp v ới tốc đ ộ tăng
trưởng nhanh chóng của nền kinh tế và đời sống xã hội của đất n ước. Cụ th ể so
với Luật Đất đai 2003, có thể nhận thấy những điểm mới như sau: L ần đầu tiên

xây dựng một điều luật quy định về việc thực hiện quyền đại di ện ch ủ s ở h ữu
đất đai (Điều 21), làm rõ tính chất đại diện chủ s ở hữu đất đai của Nhà n ước;
Bổ sung trường hợp Nhà nước thu hồi đất do việc sử dụng đất có nguy c ơ đe
dọa tính mạng con người (điểm c Khoản 1 Điều 18); Mở rộng quy định v ề trưng
dụng đất để thực hiện nhiệm vụ quốc phịng an ninh; Nội dung quy ền quy ết
định chính sách tài chính về đất đai được mở rộng.
Liên quan đến việc thực hiện một số quyền của Nhà nước đối v ới đất đai
với tư cách đại diện chủ sở hữu, có thể điểm qua một số nội dung chính sau: 1
- Đến nay, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các t ỉnh, thành ph ố
trực thuộc Trung ương đã được Chính phủ phê duyệt; điều chỉnh quy hoạch đ ến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia đã được
Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09 tháng 4 năm
2016; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã lập, thẩm định điều chỉnh
quy hoạch đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020), Chính
phủ đã có Nghị quyết phê duyệt cho 40 tỉnh, thành phố.
- Theo số liệu thống kê đất đai năm 2016, diện tích đất đã được giao cho
các đối tượng sử dụng là 26.851.354 ha, chiếm 81,07% tổng di ện tích các lo ại
đất. Diện tích đất nhà nước giao cho các đối tượng quản lý là 6.271.724 ha,
chiếm 18,93% tổng diện tích tự nhiên của cả nước, trong đó (Ủy ban nhân dân
1 Báo cáo 221/BC-CP Báo cáo tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ngày 31 tháng 5 năm 2018.

6


cấp xã đang quản lý 4.883.003 ha; tổ chức phát triển quỹ đất đang qu ản lý 5.843
ha; cộng đồng dân cư và tổ chức khác được giao quản lý 1.382.878 ha). Nhìn
chung, việc áp dụng quy định về các điều kiện để được giao đất, cho thuê đ ất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Lu ật đ ất đai năm
2013 đã bước đầu sàng lọc được các nhà đầu tư kém năng l ực; hạn ch ế đáng k ể
việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuy ển mục đích s ử dụng đất tràn lan, s ử

dụng kém hiệu quả và để hoang hóa so với trước đây
- Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được tri ển khai th ực
hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, bảo đảm đúng
các quy định của pháp luật về đất đai; đến nay, đã có 63/63 tỉnh, thành ph ố tr ực
thuộc Trung ương đã ban hành quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn; quy định và phân đ ịnh rõ trách nhi ệm
các sở, ban, ngành, các đơn vị, tổ chức có liên quan trong vi ệc t ổ ch ức th ực hi ện
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, nhờ đó bước đầu đã khắc phục được tình tr ạng
thu hồi đất tràn lan, lãng phí đất.
- Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích s ử d ụng đất đã
góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước hoàn thi ện
hệ thống hạ tầng kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh; hình thành các
khu công nghiệp, đô thị mới, khu dân cư nông thôn, tạo ra một di ện m ạo m ới
cho đô thị và nơng thơn; góp phần tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.
- Về giá đất, đến nay, đã có 100% các tỉnh, thành ph ố tr ực thu ộc Trung
ương đã xây dựng, ban hành và công bố công khai Bảng giá đ ất theo quy đ ịnh.
Công tác xác định giá đất cụ thể đã được các tỉnh, thành ph ố tổ ch ức th ực hi ện
theo quy định, quy trình (thơng qua Hội đồng thẩm định giá đất cấp t ỉnh th ẩm
định trước khi Ủy ban nhân dân quyết định giá đất). Số ti ền thu từ đ ất (ti ền s ử
dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất nông nghi ệp, thu ế s ử dụng đ ất phi
nông nghiệp) đã tăng qua các năm cho ngân sách nhà n ước, c ụ th ể: năm 2013 là
54.434 tỷ đồng, năm 2014 là 55.138 tỷ đồng, năm 2015 là 84.810 tỷ đồng, năm
2016 là 115.290 tỷ đồng, năm 2017 là 104.400 tỷ đồng và 04 tháng đầu năm
2018 là 32.200 tỷ đồng.
- Về tài chính đất đai, hệ thống chính sách tài chính đất đai đã t ừng b ước
được hồn thiện, cơ bản bảo đảm về cơ chế để điều chỉnh các quan h ệ về đ ất
đai, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm sự
bình đẳng về quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất, nhất là quyền bình đ ẳng
giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; bổ sung các quy đ ịnh c ụ
thể về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất… Những quy định này đã góp


7


phần thúc đẩy việc sử dụng đất có hiệu quả, tạo môi trường thuận l ợi để thu
hút đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, phù hợp với thực ti ễn.
1.2 Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã được ghi nhận trong q trình thực hiện vai
trị đại diện chủ sở hữu đất đai của Nhà nước về quyền đối v ới đ ất đai, th ực
tiễn thi hành vẫn còn gặp phải những hạn chế nổi cộm như sau:
- Cịn thiếu tính đồng bộ giữa các quy hoạch, kế hoạch s ử d ụng đ ất v ới
quy hoạch xây dựng, quy hoạch các khu công nghiệp, đô thị, khu dân cư, hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Công tác d ự báo
nhu cầu sử dụng đất của một số ngành, lĩnh vực kinh tế - xã h ội v ượt quá so v ới
nhu cầu của nguồn lực đầu tư, chưa phù hợp với đặc đi ểm đất đai, đi ều ki ện
kinh tế - xã hội của địa phương, làm ảnh hưởng đến kết quả thực hi ện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp. Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của một s ố địa phương ch ưa
nghiêm, tình trạng sử dụng đất khơng theo quy hoạch, gây lãng phí cịn di ễn ra;
trong khi công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch còn h ạn ch ế d ẫn
đến hiệu lực của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao.
- Việc giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất theo hình th ức
đấu giá quyền sử dụng đất nhằm khai thác nguồn lực đất đai th ực hi ện còn r ất
hạn chế, hầu hết là vẫn thực hiện giao, cho thuê trực ti ếp cho các nhà đ ầu t ư.
Tình trạng dự án Nhà nước đã giao đất, cho thuê đất nhưng ch ậm đưa đ ất vào
sử dụng tuy đã được khắc phục nhưng vẫn cịn xảy ra gây lãng phí ngu ồn l ực
đất đai; quy định chuyển sang thuê đất của các tổ chức s ự nghi ệp công l ập v ẫn
chưa được các địa phương nghiêm túc thực hiện . Việc phân cấp mạnh th ẩm
quyền giao đất, cho thuê đất cho địa phương qua thực tế tri ển khai th ực hi ện đã
nảy sinh tình trạng Trung ương khơng kiểm sốt chặt chẽ được vi ệc s ử dụng

đất để thực hiện dự án đầu tư tại các vị trí xung y ếu, chi ến l ược v ề qu ốc phòng,
an ninh và quyết định đối với việc sử dụng đất của các dự án có t ầm quan tr ọng
quốc gia. Việc thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm pháp lu ật v ề đ ất đai
rất khó khăn, nhất là các dự án đã được giao đất, cho thuê đ ất nh ưng không đ ưa
đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng; việc quản lý, điều tiết đất đai trong
các khu kinh tế, khu cơng nghiệp cịn hạn chế, bất cập, nhi ều khu công nghi ệp
tỷ lệ lấp đầy thấp.
- Việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một s ố đ ịa
phương còn chậm, nhất là các dự án thực hiện thu hồi đất, bồi th ường trong giai
đoạn thay đổi cơ chế, chính sách. Một số dự án lớn thực hi ện kéo dài đã nhi ều
năm nhưng chưa hoàn thành, vừa ảnh hưởng đến tiến độ của dự án đầu tư, ảnh
8


hưởng đến đời sống của người dân, vừa tác động khơng tốt đến an ninh, tr ật tự,
an tồn xã hội.
- Chính sách tài chính về đất đai cịn có những điểm bất cập nhất là vi ệc
điều tiết nguồn lợi thu được từ đất đai để đảm bào hài hịa l ợi ích của Nhà
nước, của người sử dụng đất và doanh nghiệp. Việc xác định giá đất cụ thể
trong một số trường hợp còn chưa phù hợp với giá đất phổ biến trên th ị tr ường,
việc thực hiện còn kéo dài, chưa đáp ứng kịp th ời về ti ến độ tính thu ti ền s ử
dụng đất, tiền thuê đất, tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, do sự phối
hợp giữa các cơ quan chức năng của tỉnh ở tại một số địa phương chưa tốt.
2. Kiến nghị
2.1 Nâng cao công tác triển khai thực hiện quyền của Nhà nước đối với đất
đai
Những kiến nghị này vừa nâng cao hoạt động của cơ quan Nhà nước v ề
quản lý đất đai, vừa điều chỉnh các phương pháp đi ều chỉnh của Nhà nước đ ối
với việc thực hiện quyền đối với đất đai:
Khẩn trương triển khai, hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng

đất đến năm 2020 của các cấp bảo đảm chất lượng, đồng bộ, th ống nhất và
nâng cao tính khả thi; tăng cường việc ki ểm tra, giám sát th ực hi ện quy ho ạch,
kế hoạch sử 18 dụng đất ở các cấp và các đối tượng sử dụng đất; rà soát đi ều
chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án, cơng trình có trong k ế hoạch hàng năm mà đã quá
03 năm nhưng chưa thực hiện theo quy định của pháp luật để đảm bảo quy ền
lợi của người sử dụng đất; kiểm soát chặt chẽ việc chuy ển đất trồng lúa, đ ất
rừng phòng hộ và rừng đặc dụng sang mục đích khác.
Rà sốt các cơng trình, dự án đã có quy ết định thu h ồi đất, ph ương án b ồi
thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng còn tồn đọng chưa tri ển khai th ực hi ện được,
nhất là các dự án, cơng trình trọng điểm; làm rõ nguyên nhân và có k ế ho ạch,
biện pháp khắc phục để thực hiện các công trình, dự án đầu tư.
Chấn chỉnh và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân th ực hi ện vi ệc
giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tính thu nghĩa v ụ tài chính
về đất đai không đúng quy định của pháp luật; việc buông l ỏng qu ản lý đ ể x ảy
ra tình trạng lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép hoặc ch ậm đưa
đất vào sử dụng mà không xử lý kịp thời. Xử lý nghiêm người đứng đầu của các
cơ quan, đơn vị buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng lấn chiếm, chuy ển
nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, giao đất khơng đúng th ẩm
quyền theo quy định của pháp luật.

9


Tổ chức rà soát các tổ chức kinh tế đã được nhà nước giao đất mà theo
quy định của pháp luật đất đai thuộc đối tượng phải chuy ển sang thuê đ ất, các
đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ tài chính đang sử dụng đ ất được Nhà n ước
giao đất không thu tiền sử dụng đất để chuy ển sang thuê đất theo đúng quy
định của pháp luật.
Tăng cường chỉ đạo việc phối hợp và làm rõ trách nhiệm gi ữa các cơ quan
định giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất để tổ chức thực hi ện t ốt vi ệc quản lý,

xác định giá đất cụ thể bảo đảm chất lượng và th ời gian yêu cầu; th ực hi ện
đúng quy định các trường hợp phải đấu giá đất, nhất là những khu đất “vàng”
sau khi rà soát, sắp xếp lại các cơ s ở nhà, đất của Nhà n ước đ ể ch ống th ất thu
cho ngân sách nhà nước và phòng chống tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực này.
2.2 Nâng cao nhận thức của xã hội về quyền của Nhà nước đối với đất đai
với tư cách là đại diện chủ sở hữu tồn dân
Hiện nay, cơng tác đất đai nói chung và mối quan hệ liên quan gi ữa quy ền
của Nhà nước đối với đất đai và người sử dụng đất nói riêng ln là m ột v ấn đ ề
nóng của xã hội. Từ năm 2012 đến năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
tiếp 2.672 lượt công dân và nhận được 20.813 đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
đất đai của 10.162 vụ việc, cịn lại là đơn trùng và khơng đủ đi ều ki ện xử lý
(trung bình mỗi năm khoảng 3.500 đơn, giảm nhi ều so v ới tr ước đây ). K ết qu ả
xử lý, phân loại đơn cho thấy, nội dung đơn tập trung vào khi ếu n ại hành chính
về đất đai như bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cấp và thu hồi gi ấy chứng nh ận
quyền sử dụng đất, cưỡng chế thu hồi đất... (chiếm khoảng 70% tổng s ố đ ơn).
Qua dẫn chứng này có thể cho thấy thực tiễn thi hành quy ền của Nhà n ước đ ối
với đất đai vẫn đang đem lại nhiều bức xúc đối với nhân dân, đ ặc bi ệt t ập trung
nhiều nhất vào việc thu hồi đất.
Một phần lý do là do sai phạm đến từ phía Nhà nước nhưng mặt cịn lại là
do người dân vẫn chưa nhận thức được Nhà nước có những quyền gì đối với đất
đai, quyền lợi của người dân được bảo đảm ra làm sao trong tình th ế b ị thu h ồi
đất. Trên cơ sở đó, cần đảm bảo nâng cao nhận thức pháp luật của ng ười dân.
Mặt khác, tiến tới xây dựng hệ thống thông tin nhằm đảm bảo sự công khai,
minh bạch trong việc thực hiện quyền của Nhà nước về đất đai. Qua đó, em xin
nêu ra những kiến nghị như sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp lu ật sâu r ộng
hơn nữa trong đời sống xã hội thông qua nhiều kênh phương ti ện khác nhau. B ộ
Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương cần xây dựng kế
hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nh ận th ức
chính sách, pháp luật về đất đai; xây dựng và tri ển khai Đề án giáo dục, ph ổ

10


biến pháp luật về đất đai; biên tập tài liệu phổ biến về những n ội dung đổi m ới
của Luật đất đai và các Nghị định quy định chi ti ết thi hành đ ể s ử d ụng th ống
nhất trên cả nước; tổ chức hội nghị phổ biến, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ báo
cáo viên về pháp luật đất đai, phổ biến trên các phương ti ện thông tin đ ại
chúng.
Thứ hai, triển khai công tác công khai, minh bạch thông tin v ề ho ạt đ ộng
quản lý đất đai của Nhà nước, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến th ực hi ện
quyền của Nhà nước đối với đất đai. Xây dựng hệ thống bảng tin ở đ ịa ph ương,
công khai thông tin trên các cổng thông tin điện tử. Trên cơ s ở đó, người dân khi
đã nắm bắt thơng tin, vừa có thể ý thức được Nhà nước có th ể th ực hi ện nh ững
quyền gì đối với đất đai, vừa thực hiện sự giám sát của người dân đ ối v ới các
hoạt động thực hiện quyền của Nhà nước đối với đất đai nói riêng và hoạt đ ộng
quản lý Nhà nước về đất đai nói chung.

11


KẾT LUẬN
Tổng quan trên đây là toàn bộ những phần tìm hiểu cũng như đánh giá
những vấn đề liên quan đến quyền của Nhà nước đối với đất đai v ới tư cách là
đại diện chủ sở hữu toàn dân. Trong bối cảnh đất nước đang phát tri ển từng
ngày từng giờ trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập qu ốc
tế, vai trị của Nhà nước trong công tác quản lý đất đai càng phải đ ược nâng cao
và thể hiện tính đúng đắn trong chủ trương chính sách đất đai của mình. Các c ơ
quan Nhà nước cần nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực quản lý đ ất đai
đồng thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót cịn gặp phải để từ đó th ể hi ện
tính nghiêm minh, cơng bằng của pháp luật và lấy được ni ềm tin vào chính sách

đúng đắn của Đảng và Nhà nước vì sự nghiệp phát tri ển chung c ủa đ ất n ước t ừ
nhân dân.
Bài tập học kỳ của em còn nhiều thiếu sót, do v ậy, em rất mong nh ận
được sự đóng góp để hồn thiện tư duy, kiến thức về pháp luật đất đai nhiều
hơn từ các thầy cô, em xin chân thành cảm ơn.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Đất đai 2003
2. Luật Đất đai 2013
3. Báo cáo 221/BC-CP Báo cáo tình hình quản lý Nhà n ước về đất đai ngày 31
tháng 5 năm 2018.
4. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Cơng an
nhân dân, Hà Nội.
5. Phạm Thị Hương Lan (2018), Bình luận khoa học Luật Đất đai (năm 2013),
Nxb Lao động, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Thị Nga (2015), Quyền của Nhà nước đối với đất đai trong Luật Đất
đai 2013, Dân chủ và Pháp luật (04), Tr.43-46.

13


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................... 1
I. QUYỀN CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI VỚI TƯ CÁCH ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI........................................................................................................ 1
1. Quyền quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất .........2
2. Quyền quyết định mục đích sử dụng đất............................................................3

3. Quyền quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất. .................3
4. Quyền quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất. ...............................................3
5. Quyền quyết định giá đất........................................................................................... 4
6. Quyền quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. .......4
7. Quyền quyết định chính sách tài chính về đất đai..........................................5
8. Quyền quy định quyền và nghĩa vụ của người s ử dụng đất. ......................5
II. THỰC TIỄN THI HÀNH CÁC QUYỀN CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI
........................................................................................................................................................ 6
1. Thực tiễn thực hiện các quyền của Nhà nước đối với đất đai. Kết qu ả
và Hạn chế............................................................................................................................. 6
1.1 Kết quả đạt được..................................................................................................... 6
1.2 Hạn chế........................................................................................................................ 7
2. Kiến nghị............................................................................................................................ 8
2.1 Nâng cao công tác triển khai thực hiện quyền của Nhà n ước đ ối v ới
đất đai.................................................................................................................................. 8
2.2 Nâng cao nhận thức của xã hội về quyền của Nhà nước đối với đ ất
đai với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân.................................................9
KẾT LUẬN............................................................................................................................... 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................12

14



×