Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

PHÂN TÍCH mối QUAN hệ BIỆN CHỨNG GIỮA vật CHẤT và ý THỨC THEO QUAN điểm của CHỦ NGHĨA DUY vật BIỆN CHỨNG vận DỤNG mối QUAN hệ này vào CÔNG CUỘC đổi mới ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.08 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Hình thức thi: Tiểu luận khơng thuyết trình (TLOTT)

TÊN TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG. VẬN DỤNG
MỐI QUAN HỆ NÀY VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM.
Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Thu Hà
Sinh viên thực hiện

: Lê Thị Cẩm Linh

MSSV

: 31201021866

Lớp

: DH46KM002

Giảng đường

: Chiều thứ 5


LỜI MỞ ĐẦU
Triết học Mác – Lênin là một môn khoa học, là hệ thống tri thức “lý luận chung nhất


về con người và thế giới, về vị trí,vai trị của con người trong thế giới ấy”.

Một trong những ví dụ nhằm minh chứng cho sự đúng đắn của lý luận này, đó là sự
phát triển từ quá khứ đau thương, đến hiện tại phát triển, thâm chí là ở tương lai tươi
sáng của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Vậy nên, Triết học Mác - Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh chính là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho đường lối cách
mạng của Đảng và nhà nước ta hiện nay nhằm tổ chức thực hiện mục tiêu tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Bởi chỉ khi thực hiện được mục tiêu quan trọng này, chúng ta mới có thể
xây dựng một đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”.

Những bước tiến trong kinh tế, chính trị,… của Việt Nam đã chứng minh tính đúng
đắn của học thuyết Triết học, trong đó Chủ nghĩa duy vật biện chứng được coi là một
bộ phận quan trọng về một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển
và xem xét nó trong một mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác.

Do đó, việc hiểu đúng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức dựa trên quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng và đổi mới ở
nước ta.

Là một sinh viên, trên đây chính là những nội dung em cần truyền tải để làm rõ vấn đề
trong bài tiểu luận.


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

....................................................................................................


NỘI DUNG

........................................................................................................

PHẦN 1: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ

Ý THỨC THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

1.1 Quan điểm của Triết học Mác – Lê nin về vật chất........................................... 1

1.2 Nguồn gốc, bản chất của ý thức................................................................................ 1

1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức................................................ 2

1.3.1 Vật chất quyết định ý thức...................................................................................... 2

1.3.2 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất...................3

1.4 Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.........4

PHẦN 2: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý

THỨC VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Phân tích và liên hệ................................................................................................................ 5


PHẦN 1: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ


Ý THỨC THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

1.1 Quan điểm của Triết học Mác – Lê nin về vật chất

Trong quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã làm rõ về phạm trù vật chất,

trong đó có bao hàm các nội dung cơ bản sau đây:

Một là, vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngồi ý thức và khơng phụ thuộc
vào ý thức.

Hai là, vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi băng cách nào đó tác
động lên giác quan của con người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Ba là, ý thức của con người là sự phản ánh đổi với vật chất, còn vật chất là cái
được ý thức phản ánh.

1.2 Nguồn gốc, bản chất của ý thức.

Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã
hội, được hiểu đơn giản là sản phẩm của vật chất.

Cụ thể, Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới quan; là q trình phản ánh tích
cực, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc con người.


1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo quan điểm duy vật biện
chứng

1.3.1 Tính quyết định của vật chất đối với ý thức


Thứ nhất, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc
của ý thức: Ý thức ra đời và tồn tại được là nhờ các yếu tố vật chất đóng vai trị nguồn
gốc tự nhiên (bộ óc con người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người), và
nguồn gốc xã hội (lao động ngôn ngữ). Cụ thể hơn, xét trên phương diện lịch sử, sự
tiến hóa của lồi người là một q trình phức tạp, lâu dài của thế giới vật chất. Thế
nhưng, vật chất lại gắn liền với sự hình thành hàng trăm triệu năm của Trái Đất. Vậy
nếu như khơng có thế giới khách quan tác động lên bộ óc của con người thì khơng thể
hình thành nên ý thức. Hay nói cách khác, Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất
có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ khi có con người mới có ý thức.

Thứ 2, vật chất quyết định nội dung, bản chất của ý thức: Ý thức là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan. Nội dung của ý thức do thế giới vật chất khách quan

1


quy định. Ý thức suy cho cùng là sự năng động, sáng tạo trong bộ óc con người. Đó là
khi các nhà tốn học phát minh ra hình học khơng gian 3 chiều để thực tiễn ngày nay
là sự phát triển của công nghệ phim 3D, 4D. Ý thức của con người cịn được vận dụng
sáng tạo thơng qua q trình sống và đúc kết kinh nghiệm, ví dụ như “thực túc, binh
cường, có thực mới vực được đạo”, đó là bản chất, là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan, nghĩa là ý thức là sự phản ánh của thế giới vật chất và thế giới vật chất lại
dịch chuyển vào óc của con người và tiến hành cải biến trong đó.

Thứ 3, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức: Ý thức chính là
tấm gương phản chiếu của vật chất. Hay nói cách khác, ý thức là cái phản ánh, vật chất
là cái được phản ánh, khi cái được phản ánh biến đổi thì cái phản ánh cũng phải biến
đổi theo. Cụ thể hơn, con người là một sinh vật bậc cao luôn tiến hóa và phát triển theo
thời gian, thì chắc chắn, ý thức - một hình thái phản ánh của bộ óc con người cũng sẽ

vận động để phản ánh tích cực thế giới khác quan. Điển hình là sự phát triển trong
quan hệ sản xuất. Thời kỳ nguyên thủy khi thế giới tự nhiên là một bức tranh nguyên
thủy thì ý thức con người là “ăn lông, ở lỗ, săn bắt, hái lượm”, cho đến khi phát minh
ra lửa, con người đã có ý thức trong việc nấu chín thức ăn. Thời kỳ văn minh, phát
triển ngày nay, đó là sự xuất hiện của các công cụ nhà bếp, thiết bị hỗ trợ ngày càng
hiện đại, giúp tiết kiệm thời gian, cơng sức, con người có ý thức tiết kiệm thời gian nấu
nước để tập trung vào công việc, nâng cao mức sống tối ưu. Khi vật chất biến đổi, ý
thức cũng phải vận động theo, đó là quy luật.

1.3.2 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất

Thứ nhất, Ý thức có tính độc lập tương đối, theo như quy luật trên, ý thức là
“sản phẩm” của vật chất, khi thế giới vật chất biến đổi thì ý thức cũng phải vận động


theo, tuy nhiên khi đã ra đời thì ý thức có quy luật vận động, phát triển riêng mà khơng
lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất. Nó có thể thay đổi nhanh, chậm hay đồng
thời so với hiện thực. Song, nhìn chung nó thường thay đổi chậm so với sự biến đổi
của thế giới vật chất. Tương tự ví dụ về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong quan
hệ sản xuất thì trong thời kỳ săn bắt, hái lượm thì con người ý thức được cách để tìm
kiếm thức ăn, tuy nhiên vào thời điểm đó bản thân thế giới quan đã tồn tại cơng cụ để
làm ra lửa, nhưng ý thức con người chưa vận động kịp thời, và về sau con người mới
biết cách tạo ra lửa, và từ đó vận dụng vào việc nấu chín thức ăn. Do đó, ý thức khơng
hề thụ động mà độc lập, phản ánh một cách tích cực sáng tạo.

2


Thứ 2, Ý thức tác động trở lại vật chất, thông qua hoạt động thực tiễn của con
người. Con người dựa trên tri thức thế giới khách quan, hiểu biết những quy luật khách

quan, từ đó đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp và ý chí quyết tâm để thực hiện
thắng lợi mục tiêu đã xác định. Cũng chính ở ví dụ trên, khi con người tìm được cách tạo
ra lửa, họ ý thức được vai trò của việc nấu chín thức ăn, và cho đến thời kỳ văn minh hiện
đại, con người có những bước tiến trong ý thức rằng nhân loại sẽ cần đến những loại máy
móc hỗ trợ trong việc tạo ra lửa, đó là tiền đề cho sự xuất hiện bếp ga, rồi tiếp đến và bếp
hồng ngoại,.... Nếu ý thức phản ánh đúng các dạng vật chất, đúng

hiện thực, nó có thể tiên đốn, dự báo một cách chính xác cho hiện thực nhằm chỉ đạo
hoạt động thực tiễn của con người có hiệu quả trong việc cải biến các đối tượng vật
chất. Ngược lại, nếu ý thức phản ánh sai lầm các dạng vật chất, sai hiện thực, nó có thể
kìm hãm hoạt động thực tiễn của con người trong việc cải biến các đối tượng vật chất.
Do đó sự trở lại của ý thức đối với vật chất luôn tồn tại hai hướng. Tích cực, ý thức có
khả năng trở thành động lực giúp thúc đẩy vật chất phát triển. Tiêu cực, Ý thức có thể
là lực cản phá vỡ sự vận động và phát triển của vật chất khi ý thức phản ánh không
đúng, làm sai lệch các quy luật vận động khách quan của vật chất. Do vậy, thơng qua
hình thức định hướng các hoạt động của con người, ý thức có thể quyết định hành
động của con người, hoạt động thực tế của con người đúng hay sai, thành cơng hay
thất bại. Ví dụ, nhờ vào nhận thức đúng đắn về kinh tế chính trị, sau Đại hội VI, Đảng
ta đã quyết định chuyển nền kinh tế từ tự cung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường,
và thực tế, sau gần 30 năm bộ mặt nước ta đã thay đổi hẳn.

1.4 Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức


Thứ nhất, Mọi hoạt động đều xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách
quan. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn con người phải tôn trọng khách quan,
đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan của mình.Có thái độ tơn trọng đối
với hiện thực khách quan mà căn bản là tôn trọng quy luật, nhận thưc và hành động
theo quy luật đó, vai trị quyết định của đời sống vật chất và tinh thần của con
ngườiKhơng được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, khơng được lấy tình

cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng.

Thứ hai, Phát huy tính năng động chủ quan. Để xã hội ngày càng phát triển thì
phải phát huy tối đa vai trị tích cực của ý thức, vai trị tích cực của nhân tố con người,
nhận thức đúng quy luật khách quan.Phát huy vai trị tích cực, năng động, sáng tạo của

3


ý thức. Phải biết dựa vào quy luật khách quan để thiết lập mục tiêu, tìm ra giải pháp để
tối ưu hóa mục tiêu đó. Chống và khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí và chủ nghĩa
kinh nghiệm (chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy
ảo tưởng thay cho hiện thực); bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động,...

PHẦN 2: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý
THỨC VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Nước ta đã trải qua hàng ngàn năm Bắc Thuộc, quân xâm lăng đô hộ. Bên cạnh những vị
tướng giỏi, nước ta cũng không tránh khỏi giai đoạn dưới thời nhà Hồ, người đứng đầu cả
nước ăn chơi sa đọa, không màng thế sự, chủ quan đã vơ tình tạo sơ hở để qn xâm lược
tiến cơng vào nước ta. Đó chính là một trong những nguyên nhân do sự chủ quan, duy ý
chí đã dẫn đến sự thất bại một thời kỳ của nước ta, là tiền đề cho sự lạc hậu trong nền kinh
tế thời bấy giờ, đưa nước ta vào thế “ ngàn cân treo sợi tóc”. Vào thời kỳ đó, tỉ lệ mù chữ
của người dân là rất cao, dẫn đến thiếu điều kiện tổ chức giáo dục. Chính điều này đã dẫn
đến sự duy ý chí, sản xuất bị trì trệ, không đủ đáp ứng cho đời sống vật chất. Đặc biệt sau
khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nước ta rơi vào khủng hoảng nghiêm
trọng, trước tình hình đó, buộc Đáng ta phải cấp bách đưa ra những đường lối chủ trương
phù hợp cho sợ phát triển kinh tế, xã hội, đổi mới tư duy người dân. Tuy nhiên, trong thời
kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng dẫn đến
thất bại, đó là: cải tạo xã hội chủ nghĩa một cách nóng vội, nhận định sai về nền kinh tế

nhiều thành phần; đẩy mạnh quá mức việc xây dựng cơng nghiệp nặng; duy trì cơ chế
quản lý tập trung quan liêu bao cấp,… Trước tình hình đó, khi đại hội VI diễn, Đảng ta đã
nhìn nhận được những sai lầm ấy, vậy nên đã đưa ra những chính sách đổi mới, đặc biệt là
đổi mới về kinh tế. Nước ta nên tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, mở quan hệ hữu nghị
với các nước láng giềng, thậm chí là các nước phương Tây. Tăng cường thu hút vốn đầu


tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tạo động lực cho nền kinh tế phát
triển, từ đó hạn chế tình trạng thất nghiệp, thúc đẩy sự phát triển hóa trong tư duy, đổi mới
hệ thống tiền tệ. Mở cửa giao thương, kết giao bạn bè với nước bạn, mở cơ hội học hỏi lối
sống, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, tư duy tích cực hiện đại cho người dân.
Kết quả, nền kinh tế đã có những chuyển biến hết sức tích cực. Tình hình chính trị của
nước ta dần ổn định, nền kinh tế phát triển theo chiều hướng hiện đại, tư duy người dân
được đổi

4


mới dẫn đễn huy động tốt nguồn lực sản xuất, lạm phát được kìm chế bớt, đời sống vật
chất tinh thần của một bộ phận nhân dân có phần được cải thiện. Và cho đến ngày nay,
nước ta đã và đang bước vào thời đại Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa, Đảng ta chủ
trương: “huy động ngày càng cao mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước, đặc biệt là
nguồn lực của dân và công cuộc phát triển đất nước”, muốn vậy phải “nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh
tồn diện cơng cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực
hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Như vậy, rõ ràng
Đảng ta đã vận dụng đúng đắn, năng động sáng tạo của chủ nghĩa duy vật biện chứng
qua từng thời kỳ, phản ánh đúng thực tiễn khách quan, biến tư duy con người trở thành
động lực thúc đẩy vật chất phát triển.


---------------HẾT---------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu hướng dẫn môn Triết học Mác – Lênin (Trường Đại học Kinh tế

TPHCM)

2. Tham khảo nguồn tại:

a. />

b. />
vat-chat-va-y-thuc-cho-vi-du.html


5



×