Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý nguồn lực của trường phổ thông việt nam dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông(ICT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.28 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1.1 Tổng quan nghiên cứu
Quản lý nguồn lực của nhà trường mang yếu tố cơ bản quyết định sự phát
triển của nhà trường. Đề tài này chỉ đi sâu nghiên cứu hoạt động quản lý
nguồn lực của trường phổ thông Việt Nam dựa trên ICT.

1.2

Lý do chọn đề tài

1.2.1 Cơ sở lý luận – Các vấn đê chung về quản lý và công nghệ
thông tin truyền thông trong quản lý:
Thơng tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ
thơng mới; Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị (Khố VIII) ; Điều lệ
trường phổ thông; Lý thuyết quản lý, quản lý nguồn lực nguồn lực; Lý
thuyết hệ thống ICT
1.2.2 Thực tế hiện nay ở các nhà trường về quản lý nguồn lực của
trường phổ thông dựa trên ICT:
Quản lý nguồn lực ở các trường phổ thông Việt Nam chưa được trú trọng,
phần lớn các trường mới chỉ quan tâm đến nguồn nhân lực và nguồn lực
tài chính bao cấp/ hoặc xã hội hóa, chưa thực sự nắm rõ được các nội
dung quản lý nguồn lực khác như quản lý nguồn lực thông tin, nguồn lực
môi trường, nguồn lực văn hóa, nguồn lực cộng tác cơng nghệ, cộng lực
phát minh, sáng kiến...; Chiến lược ứng dụng ICT trong quản lý nguồn
lực nhà trường cịn bất cập, chồng chéo, khơng đồng nhất; Phần lớn các
trường chưa có hệ thống thu thập và xử lý thông tin quản lý nguồn lực
nhà trường ; trong khi việc thu thập, xử lý thông tin về nguồn lực rất đa
dạng với khối lượng thông tin rất lớn, nếu khơng dựa trên ICT có thể là
bài tốn bất khả thi; Kết quả của đề tài có thể áp dụng vào thực tế tại


trường phổ thông Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế, giáo dục có thể
kiểm chứng được, như việc nâng cao hiệu quả quản trị nhà trường.
Với những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài: "QUẢN LÝ NGUỒN LỰC
CỦA TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ICT)”

1.3

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động quản lý nguồn lực
dựa trên ICT tại một số trường phổ thông Việt Nam tiêu biểu, đề xuất giải
pháp xây dựng “mơ hình hệ thống quản lý nguồn lực của trường phổ
thông Việt Nam dựa trên ICT”.

1.4

Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài sẽ nghiên cứu các vấn đề quản lý của khách thể là các trường phổ
thông Việt Nam và các đối tượng nguồn lực liên quan, và có thể bao gồm


2
các nhóm nhiệm vụ sau:
dựa trên ICT tại trường
trạng quản lý nguồn lực
NV3: Đề xuất biện pháp
dựa trên ICT.


1.5

NV1: nghiên cứu lý luận về quản lý nguồn lực
phổ thông Việt Nam; NV2: Nghiên cứu thực
dựa trên ICT tại trường phổ thông Việt Nam;
quản lý nguồn lực trường phổ thông Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu

Tương ứng với các nhiệm vụ đề tài cần thiết phải thực hiện các khảo sát
về thể chế, quy định, quy trình quản lý nguồn lực của trường phổ thông
Việt Nam; Khảo sát các đối tượng tham gia vào quá trình quản lý; Khảo
sát các hệ thống ứng dụng ICT của trường phổ thông Việt Nam, những
thành quả và tồn tại của các hệ thống này; Đề tài sẽ được hạn chế nghiên
cứu trong công tác quản lý nguồn lực tại các trường tiểu học và trung học
cơ sở điển hình trong địa bàn quận Hồng Mai, thành phố Hà Nội; Đề tài
sẽ được nghiên cứu trong khoảng thời gian 6 tháng.

1.6

Giả thuyết khoa học

Với các điều kiện hiện có và sự quyết tâm của lãnh đạo nhà trường có thể
xây dựng thành cơng hệ thống quản lý nguồn lực dựa trên ICT tại trường
phổ thông Việt Nam.

1.7

Phương pháp nghiên cứu


Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa... các tài liệu, các văn bản có liên quan
đến vấn quản lý nguồn lực dựa trên ICT trong hoạt động quản lý nhằm
xây dựng khung lí thuyết cho đề tài.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát;Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi;Phương pháp
thực nghiệm....
Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phép toán thống kê nhằm xử lý các số liệu đã thu nhận được
qua quá trình điều tra, để làm cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng
của đề tài.

1.8

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, TLTK, luận văn được cấu trúc như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nguồn lực dựa trên ICT tại trường
phổ thông Việt Nam; Chương 2: quản lý nguồn lực dựa trên ICT tại
trường phổ thông; Chương 3: Đề xuất biện pháp xây dựng “Hệ thống
quản lý nguồn lực của trường phổ thông Việt Nam dựa trên ICT”.


3

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN LỰC CỦA
TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM DỰA TRÊN CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ICT)
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về quản lý nguồn lực của

trường phổ thông dựa trên công nghệ thông tin và truyền
thông.
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngồi về quản lý nguồn lực của
trường phổ thơng dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông.
Nghiên cứu về nguồn lực của trường học, điển hình là đánh giá nguồn lực
trường học (School resources review) của Tổ chức Hợp tác Phát triển
kinh tế OECD (Organization for Economic Co-operation and
Development)
tại
địa
chỉ
trang
web
; Đề tài nghiên
cứu bậc tiến sỹ của Sara Tumen trường đại học Auckland - 2013, Ảnh
hưởng từ các nguồn lực và quản trị tài chính của nhà trường tới kết quả
giáo dục đạt được ở đầu ra (The impact of school resourcing and financial
management on educational attainment and achievement)
/>1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước về quản lý nguồn lực của
trường phổ thông dựa trên công nghệ thông tin và truyền thơng.
Mặc dù chưa có một nghiên cứu đầy đủ và tổng quan về nguồn lực của
nhà trường, nhưng cũng đã có nhiều nguồn tài liệu đề cập đến các khía
cạnh khác nhau của vấn đề này, chủ yếu trong số chúng là các nghiên cứu
về nguồn nhân lực của trường học. Tuy vậy ở TTGDTX của Thanh Hóa
đã lưu hành tài liệu giảng dạy về các nguồn lực nhà trường:
/>
1.2

Một số khái niệm cơ bản


1.2.1 Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch,
hợp qui luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên, học
sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngồi nhà trường
nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục.
1.2.2 Nguồn lực
Theo cách tiếp cận trường học là một hệ thống – xã hội mở và có tính cân
bằng động có thể khái quát nguồn lực của nhà trường: là tất cả những yếu
tố/ thành tố/ năng lượng/ của cải/ tài sản sẵn có của nhà trường, hoặc


4
được đưa vào nhà trường, hoặc được chính nhà trường tạo ra quay trở lại
như các của cải đầu vào của nhà trường; Nhà trường có thể khai thác sử
dụng nguồn của cải đó để vận hành và thực hiện mục tiêu của mình.
1.2.3 Cơng nghệ thơng tin và truyền thông (ICT)
ICT là một chủ đề rộng lớn và các khái niệm đang phát triển. Nó bao
gồm bất kỳ sản phẩm nào sẽ lưu trữ, truy xuất, thao tác, truyền hoặc nhận
thông tin điện tử ở dạng kỹ thuật số.
1.2.4 Quản lý nguồn lực của trường phổ thông Việt Nam dựa trên
công nghệ thông tin và truyền thông
1.2.4.1 Nguồn lực của trường phổ thông:
1.2.4.1.1 Nguồn nhân lực
- Nguồn nhân lực của trường học bao gồm giáo viên, cán bộ quản lý,
nhân sự thuộc trường, nhân sự cộng tác với nhà trường, phụ huynh học
sinh và học sinh.- Nhân lực là nguồn lực quý giá nhất của bất kỳ đơn vị
nào. Tuy nhiên để phát huy tối ưu tiềm năng của nhân lực, nhà trường cần
có chính sách quản lý phù hợp, theo hướng chuyên nghiệp hóa nhân lực,
tạo cơ hội cho mọi nhân sự phát huy hết sở trường của mình.
1.2.4.1.2 Nguồn vật lực (vật chất, tiền)

-Nguồn vật lực của trường phổ thơng có thể phân loại thành nguồn lực
tài chính và nguồn lực vật chất (có thể qui ra tiền)
-Nguồn tài chính bao gồm: + Ngân sách Nhà nước; +Nguồn tài chính
ngồi Ngân sách Nhà nước là tất cả nguồn tiền mà nhà trường huy động
được từ xã hội hoặc lợi nhuận nhà trường có được do hợp tác với đối tác
bên ngoài nhà trường. Nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước phải được
thực hiện trong khuôn khổ các quy định của pháp luật;
-Nguồn lực vật chất bao gồm: Cơ sở vật chất; tài sản hữu hình, trang thiết
bị của nhà trường.
1.2.4.1.3 Nguồn trí lực
Có thể hiểu nguồn trí lực là trí tuệ, hiểu biết của nhân lực nhà trường
hoặc của nhân lực bên ngồi mà nhà trường có được. Nguồn lực này cũng
có thể được xác định như là nguồn tài sản vơ hình của nhà trường.
Khuyến khích phát minh, sáng kiến đặc biệt là các cải cách quản lý sẽ
khai thơng được nguồn trí lực dồi dào của nhà trường.
1.2.4.1.4 Nguồn lực thông tin
Cũng là một loại tài sản vơ hình nguồn lực thơng tin chính là các kiến
thức, tin tức, tín hiệu, dữ kiện do/ được hệ thống (nhà trường) truyền
phát/ tiếp nhận và xử lý nhằm vận hành hệ thống đạt đến mục đích của
nó.


5
Thông tin là nguồn lực phục vụ cho tất cả các đối tượng và đặc biệt là
phục vụ cho việc ra quyết định hoặc giải quyết các nhiệm vụ.
1.2.4.2 Quản lý nguồn lực của trường phổ thông Việt Nam dựa trên
ICT
Như vậy có thể khái quát hóa quản lý nguồn lực nhà trường dựa trên ICT:
Dựa trên hệ thống tích hợp của viễn thơng, hệ thống máy tính, cũng
như các phần mềm chuyên dụng, các cấu phần trung gian, các hệ

thống nghe nhìn và lưu trữ nhằm hỗ trợ những tác động có mục đích,
có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý nhà trường lên các
nguồn lực của nhà trường;
Hình thành hệ thống ICT hợp nhất cho phép các chủ thể của nhà trường
tùy theo phân quyền có thể quản lý - thao tác, truy cập, lưu trữ, truyền tải,
xử lý thông tin về nguồn lực của nhà trường.

1.3 Nội dung quản lý nguồn lực của nhà trường phổ thông
trên nền tảng ICT
1.3.1 Hệ thống quản lý nguồn lực trong nhà trường phổ thông Việt
Nam dựa trên ICT (School-ERP)
Ở lĩnh vực kinh tế đã phổ biến thuật ngữ kế hoạch hóa nguồn lực doanh
nghiệp/ tổ chức (ERP – Enterprise Resource Planning). Mở rộng ý nghĩa
ERP cho trường học có thể gọi tắt là S-ERP (School-ERP – Hệ thống
quản lý nguồn lực của trường học dựa trên nền tảng ICT).
Ở đây, khi xây dựng S-ERP cần trú trọng đến hướng tiếp cận coi nhà
trường như một hệ thống xã hội mở, có tính cân bằng động. Trong khn
khổ luận văn, để làm sáng tỏ logic của S-ERP học viên sẽ trình bày phân
tích theo hướng tiếp cận này.
1.3.1.1 Quản lý nhà trường như một hệ thống mở
1.3.1.1.1 Hệ thống mở
Một hệ thống mở có thể nhập vào và xuất ra năng lượng (energy).
Mặt khác, một hệ thống không thể nhập vào năng lượng được gọi là một
hệ thống khép kín. Một hệ thống khép kín khơng thể tạo ra một lượng
năng lượng đầy đủ ở bên trong để thay thế những gì đã mất (tiêu hao) thì
sẽ dẫn đến sự diệt vong.
Các hệ thống mở liên quan đến các hệ thống tương tác với các hệ thống
khác hoặc mơi trường bên ngồi, trong khi các hệ thống khép kín đề cập
đến các hệ thống có tương tác tương đối ít với các hệ thống khác hoặc
mơi trường bên ngồi.

Mơ hình hệ thống mở:


6

Môi trường
Nhập vào
Nguồn
lực
được tiếp nhận
vào hệ thống từ
môi trường

Biến đổi
Quá trình tương
tác và biến đổi
trong hệ thống

Xuất ra
Kết quả bao hàm
giá trị gia tăng
được hệ thống
xuất trở lại môi
trường

Trong quá trình hoạt động, hệ thống có thể tiến hành các tiến trình tổ
chức cơ bản như sau:
- Hiệu năng (entropy) âm. Entropy âm cho thấy khả năng của một hệ
thống nhập khẩu vào nhiều hơn xuất khẩu ra, bằng cách thay đổi mục
đích của nó hệ thống điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu mơi trường; Chun mơn hóa (specialization). Chun mơn hóa đề cập đến việc

định hình các chức năng chun mơn mới nhằm đối phó với diễn biến
của q trình tăng trưởng để hệ thống có thể duy trì hay tiến tới trạng
thái ổn định; -Sự đa dạng của các tiến trình. Hệ thống có thể đạt đến
trạng thái/ kết quả cuối cùng từ nhiều điều kiện ban đầu khác nhau bằng
nhiều con đường khác nhau; -Phản hồi (feedback). Phản hồi đo lường
sự tương hợp giữa thông tin về đầu vào với cả kết quả đầu ra và mục
tiêu của hệ thống. Có hai loại phản hồi: phản hồi tích cực và tiêu cực.
Phản hồi tích cực đo lường xem các mục tiêu mong muốn có phù hợp
với nhu cầu mơi trường hay khơng. Trong khi đó, phản hồi tiêu cực đo
lường xem đầu ra có phù hợp với mục tiêu mong muốn hay không; -Sự
cân bằng. Cân bằng hoặc trạng thái ổn định của hệ thống đề cập đến xu
hướng tự nhiên để hệ thống ổn định; các quá trình biến đổi của hệ thống
phải nằm trong khuôn khổ giới hạn nhất định. Cân bằng là cần thiết để
đảm bảo sự tồn tại của tổ chức
1.3.1.1.2 Quản lý trường học như là một hệ thống xã hội mở
Trường học là một hệ thống xã hội mở bao gồm các bộ phận, các bộ
phận đó tương tác mơi trường nội tại và phản ứng với các yếu tố
khác ở mơi trường bên ngồi.
Cũng giống như hệ thống xã hội khác, các thành tố cơ bản của hệ thống
xã hội trường học là: Đầu vào, Đầu ra, Phản hồi, Môi trường. Cụ thể đối
với trường học các thành tố này có thể diễn giải như sau:
-Đầu vào là nguồn nhân lực, vật chất, tài chính hoặc thơng tin được sử
dụng trong quá trình dạy và học. Quá trình dạy và học liên quan đến sự
tương tác giữa các bộ phận. -Đầu ra là những sinh viên tốt nghiệp và /


7
hoặc dịch vụ được xuất ra từ trường học. -Phản hồi bao gồm: Thông tin
liên quan đến đầu ra hoặc q trình dạy và học có ảnh hưởng đến việc
ra quyết định và lựa chọn đầu vào trong năm học tiếp theo. -Mơi trường

bao gồm: mơi trường bên ngồi của trường bao gồm các lực lượng xã
hội, chính trị và kinh tế, tác động đến hoạt động của trường.
Phản hồi là q trình các trường học tự chuẩn hóa và tự chỉ dẫn để
hệ thống tự điều chỉnh bản thân nó. Phản hồi là tích cực khi khơng có
sự khác biệt nhưng nó là tiêu cực khi tồn tại sự khác biệt đó.
1.3.1.1.3 Kết luận: nhà trường – hệ thống mở
Lý thuyết hệ thống mở đã thay đổi sâu sắc cách chúng ta hiểu các trường
học như là các tổ chức cứng nhắc, lý thuyết này cũng làm sáng tỏ các yêu
cầu đặt ra cho các nhà lãnh đạo giáo dục.
Sự cải thiện chất lượng liên quan đến việc thiết kế một hệ thống giáo dục
khơng chỉ tối ưu hóa mối quan hệ giữa các yếu tố/ thành tố trong hệ thống
mà cịn giữa hệ thống giáo dục với mơi trường của nó.
Để thực hiện loại chuyển đổi này, chỉ cần đảo ngược quan điểm “một sang -nhiều” bằng hướng “nhiều- sang - một”. Sự thay đổi này có thể
được đặc tả chân thực là sự chuyển dịch quan điểm “lấy truyền thụ/
hướng dẫn làm gốc” sang tư tưởng “coi việc học là trọng tâm”.
1.3.1.2 Mối liên hệ cân bằng động giữa giáo dục và xã hội
1.3.1.2.1 Cân bằng động
Cân bằng động là khả năng của một đối tượng cân bằng trong khi chuyển
động hoặc chuyển đổi giữa các vị trí.
Khái niệm cân bằng động

Tư lợi

Thắng / Thắng

Cơng lợi

Theo khoa học lượng tử, trật tự tự nhiên của xã hội chính là sự duy trì trạng thái cân bằng
động. Khi có sự mất cân bằng, năng lực tương thích sẽ xuất hiện để định hình lại trật tự xã hội.
Hệ thống có xu hướng tự điều chỉnh để định hình lại cân bằng động này.



8
1.3.1.2.2

Phân tích mối quan hệ cân bằng động giữa giáo dục và xã hội

1.3.1.2.2.1 Mối quan hệ giữa giáo dục và xã hội
Giáo dục là đại diện của xã hội; Xã hội cung cấp một dòng chảy các
hành động cho giáo dục; Giáo dục truyền bá đào tạo các qui tắc của xã
hội; Giáo dục duy trì sự ổn định xã hội; Giáo dục truyền tải các giá trị;
Giáo dục làm nền tảng cho sự tăng trưởng xã hội; Xã hội thực hiện
trách nhiệm chỉ dẫn cho giáo dục; Sự tồn tại của xã hội dựa vào giáo
dục; Giáo dục tái tạo các giá trị; Giáo dục thúc đẩy văn minh
1.3.1.2.2.2 Phân tích mối quan hệ cân bằng động giữa giáo dục và XH
 Giáo dục nằm trong dòng chảy của xã hội nên nó đương nhiên nằm
trong cơ chế cân bằng động của xã hội. Bản thân giáo dục cũng là hệ
thống xã hội mở nó cũng phải có cơ chế cân bằng động với chính nó và
với mơi trường xã hội bên ngoài.
 Giáo dục tương tác xoay chiều với xã hội. Đích đến của giáo dục là
đáp ứng nhu cầu xã hội; Xã hội định hình các hoạt động giáo dục; Giáo
dục duy trì sự ổn định xã hội; Giáo dục là công cụ truyền tải qui tắc, giá
trị, văn minh của xã hội; Giáo dục tái tạo giá trị, thúc đẩy sự phát triển
của xã hội.
 Tham chiếu đến mơ hình cân bằng động thì có thể coi giáo dục là
vế “Tư lợi” và xã hội là vế “Công lợi” trong mối quan hệ cân bằng động
của chúng. Khi “Tư lợi” giáo dục chỉ nhắm đến lợi ích của riêng nó, nó
sẽ tạo ra lỗ hổng lớn về nguồn lực cho xã hội (băng hoại đạo đức, lực
lượng lao động khơng có kiến thức). Khi nhu cầu xã hội không phản
ánh thực tế thị trường sẽ làm cho giáo dục lệch hướng (dư thừa lực

lượng lao động, năng suất lao động kém).
 Khi xảy ra mất cân bằng nếu xã hội và giáo dục được vận hành một
cách tự nhiên, cả hệ thống sẽ sản sinh chức năng phản hồi, tự điều chỉnh
và sẽ tiến tới trạng thái cân bằng mới.
 Các tiến trình phản hổi, tự điều chỉnh chính là các tiến trình thích
ứng trong một cấu trúc mạng lưới mới.
Bắt đầu các tiến trình tự điều chỉnh cũng chính là đêm trước của “Biến
đổi –Cách mạng”. Giáo dục và xã hội luôn “Nỗ lực thay đổi để cân bằng
các khoảng trống” phát sinh.
1.3.1.3 Dựa trên ICT Xây dựng S-ERP trú trọng đến hướng tiếp cận
coi nhà trường như một hệ thống xã hội mở, có tính cân bằng động.
ICT là cấu thành quan trọng khơng thể thiếu của hệ thống S-ERP, có ý
nghĩa quyết định đến sự khả thi của hệ thống. Hệ thống (nhà trường) ln
có cơ chế phản hồi để nó có thể tự điều chỉnh tối ưu hóa hoạt động của nó
dựa theo điều kiện nguồn lực hiện tại thực tế của hệ thống. Quản lý
nguồn lực không phải chỉ là công việc thống kê các thông số cố hữu của
nguồn lực mà cịn phải quản lý q trình biến đổi của các nguồn lực đó.


9
Quản lý nguồn lực phải được xây dựng thành 1 hệ thống thống nhất, đồng
bộ tất cả các nguồn lực.
Mô hình hệ thống quản lý nguồn lực nhà trường dựa trên ICT như sau:

Môi trường Giáo dục

Nhập vào

Nguồn lực được tiếp
nhận vào hệ thống từ

môi trường
-Nguồn nhân lực
-Nguồn vật lực
-Nguồn trí lực

Biến đổi
Cân bằng động
Q trình tương
tác và biến đổi
trong hệ thống

-Nguồn tin lực

Xuất ra

Kết quả bao hàm giá trị
gia tăng được hệ thống
xuất trở lại môi trường
-Các nguồn lực liên tục
được phát triển
-Tiến tới mục tiêu cung
ứng lực lượng lao
động hữu ích theo nhu
cầu của giáo dục, xã hội.

Mơi trường Xã hội

1.3.2 Yêu cầu của quản lý nguồn lực trên cơ sở ICT.
Phần lớn lãnh đạo nhà trường chưa nắm rõ được hết nguồn lực của
trường một cách tổng quát đầy đủ, họ mới chỉ quan tâm đến các khía

cạnh đơn giản mang tính thống kê trong quản lý nguồn lực, các khía cạnh
biến đổi của các nguồn lực đó mang tính phản hồi, cập nhật và phát triển
chưa được quan tâm đúng mức. Một số nguồn lực “vô hình” như nguồn
trí lực, tin lực chưa được nhận diện rõ ràng. Điều này có thể xuất phát từ
2 nguyên nhân cơ bản: 1. Nhận thức trường học đơn thuần chỉ thực hiện
chức năng giáo dục, chưa có khía cạnh trường học cũng là 1 hệ thống,
phải quản lý nó dựa trên nguồn lực của nó; 2. Chưa có hệ thống thu thập
và xử lý, truyền tải thông tin về nguồn lực của nhà trường.
1.3.3 Nội dung quản lý
1.3.3.1 Thống kê các nguồn lực trong nhà trường tương ứng với ứng
dụng ICT.
Hệ thống quản lý nguồn lực nhà trường có thể bao gồm nhưng không giới
hạn các phân hệ sau:
Phân hệ quản lý điều hành chung, được phân cấp/ phân quyền theo
chức năng quản lý của từng đối tượng; Phân hệ Quản lý nhân sự - bao
gồm quá trình hoạt động của nhân sự; Phân hệ quản lý tài chính kế
toán; Phân hệ quản lý hoạt động dạy học; Phân hệ quản lý các hoạt
động tiện ích khác; Phân hệ quản lý nghiên cứu và phát triển


10
Như vậy quản lý nguồn lực của nhà trường sẽ là hoạt động quản lý tổng
hợp, mỗi loại nguồn lực được phân bổ quản lý ở nhiểu phân hệ khác nhau
thể hiện mối quan hệ tổng hòa của 1 nguồn lực với các nguồn lực khác.
1.3.3.2 Lập kế hoạch
Với điều kiện thực tế của các trường phổ thông Việt Nam hiện nay để nhà
trường chủ động đầu tư hệ thống S-ERP là việc bất khả thi. Ở đây học
viên đề xuất 1 mẫu kế hoạch xây dựng S-ERP cho nhà trường trên cơ sở
hợp tác với đối công nghệ, kế hoạch sẽ gồm 7 giai đoạn, diễn ra trong
khoảng thời gian 30 tháng.

1.3.3.3 Xây dựng hệ thống, tổ chức dữ liệu quản lý nguồn lực.
Để xây dựng hệ thống phải phân tích nghiệp vụ quản lý và định hình cơ
sở dữ liệu của hệ thống.
Có thể diễn tả q trình quản lý nguồn lực và dòng chảy dữ liệu của
nguồn lực theo mơ hình hệ thống mở, cân bằng động.
Ví dụ: Q trình quản lý và dịng chảy dữ liệu của nguồn nhân lực:
Dữ liệu ban đầu
của nhân sự

Phân hệ QLNS
-Lưu trữ dữ liệu
tĩnh của nhân sự

QL Trí lực
-Tăng cường năng
lực

QL Trí lực
-Điều
chế sáng
kiến thành nguồn
lực
-Ghi nhận nguồn
lực mới

Module QL
cơng viêc
-Phân cơng
-Xắp xếp


Cần tăng

Module QL kiểm
tra đánh giá

Module phân
tích nguồn lực
-Đánh giá hiệu
quả

Dữ liệu từ các
module khác

Dữ liệu được chuyển tới
các module phân hệ khác
Cần phát huy

Kết thúc qúa trình

1.3.3.4 Chỉ đạo quá trình triển khai thực hiện
Xây dựng S-ERP là công việc xây dựng nền tảng quản lý trường học,
diễn ra trong khoảng thời gian dài (30 tháng) do vậy nó địi hỏi sự chỉ đạo
quyết liệt của lãnh đạo nhà trường.
1.3.3.5 Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện
S-ERP được xây dựng dựa trên các cấu thành, các phân hệ hay các
module. Mỗi một cấu thành có các chức năng riêng. Người dùng trong hệ
thống được phân quyền theo chức năng quản lý của mình. Nội dung kiểm
tra đánh giá sẽ phải căn cứ vào từng chức năng quản lý, quyền truy cập
xử lý thông tin của từng đối tượng tham gia vào hệ thống. Xây dựng bộ



11
tiêu chí kiểm tra đánh giá cũng phải phù hợp với từng đối tượng trong hệ
thống.

1.4 Những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nguồn lực dựa trên
ICT tại trường phổ thông Việt Nam
1.4.1 Những yếu tố khách quan
Nhân tố bên ngoài nhà trường: Tập hợp các nhân tố bên ngồi trường có
liên quan đến hoạt động của trường bao gồm các nhân tố hoạt động trực
tiếp và gián tiếp.
1.4.2 Những yếu tố chủ quan
Với các nhân tố bên trong trường có thể kiểm sốt được và có thể chủ
động tạo ra hoặc thay đổi theo hướng có lợi cho việc thực hiện mục tiêu
của nhà trường.

1.5

Kết luận chương 1

Theo nhận định của học viên, tư tưởng xuyên suốt trong q trình xây
dựng hệ thống quản lý nhà trường nói chung, hệ thống quản lý nguồn lực
S-ERP nói riêng chính là hướng tiếp cận hệ thống cân bằng động đối với
một nhà trường.
Không nên quan niệm nhà trường hoạt động như một đơn vị sự nghiệp
phụ thuộc, nên tăng cường tính dân chủ, tự chủ của nhà trường để nó hoạt
động như một hệ thống độc lập dựa vào các nguồn lực của nó mang lại
hiệu quả tối ưu nhất.
Từ các chức năng quản lý sẽ xác đinh được tường minh các cấu thành của
hệ thống và ngược lại. Cơ chế phản hồi- cân bằng động sẽ giúp nhà

trường – hệ thống ngày càng phát triển và hoàn thiện.
Ứng dụng ICT xây dựng S-ERP chính là q trình tin học hóa các logic
và biện chứng của hệ thống – cân bằng động.
Học viên sẽ quán triệt cách tiếp cận trường học – hệ thống cân bằng động
trong toàn bộ luận văn này.

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN LỰC CỦA
TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM DỰA TRÊN CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THƠNG (ICT)
2.1 Tình hình thực tế quản lý nguồn lực tại trường phổ thơng
quận Hồng Mai, Hà Nội.
2.1.1 Nguồn nhân lực
Số lượng giáo viên thực tế tại các trường trung học cơ sở quận Hoàng
Mai tương đối cân bằng so với số lượng giáo viên trung bình ở địa bàn


12
quận. Ở các trường lớn xu hướng là ít giáo viên hơn mức trung bình,
trong khi đó ở một số trường nhỏ có số lượng giáo viên cao hơn.
Số lượng học sinh trung bình trên 1 giáo viên cũng phản ánh tình trạng
nhiều hay ít giáo viên. Ở các trường lớn số học sinh/ 1 giáo viên là 32
trong khi số trung bình trên địa bàn quận là 27,4. Ngược lại ở các trường
nhỏ thì chỉ số này tương ứng là 22,5.
Số lượng học sinh trung bình/ 1 lớp đều vượt chuẩn (>35) nhưng có sự
khác biệt khá lớn giữa các trường, dải ra từ 38 em/ lớp đến 54 em/ lớp.
Chứng tỏ phân bổ số lượng giáo viên theo số lớp học không đạt đến sự
công bằng hợp lý.
Xu hướng là các trường lớn sẽ tiết kiệm nguồn nhân lực giáo viên hơn
các trường nhỏ. Có thể điều này dẫn đến bất cập về chất lượng giảng dạy,

công bằng về thu nhập của giáo viên.
Có thể nhận định rằng chính sách của quận là phân bổ số lượng giáo viên
theo số lớp học của trường. Tuy vậy phần lớn các trường đã tiệm cận
mức giới hạn.
Số lượng nhân sự khác giáo viên được phân bổ ở các trường rất khác biệt
nhau. Chứng tỏ chính sách đối với nhân sự khác giáo viên trong địa bàn
quận là khơng đồng nhất.
Nhìn chung xu hướng là các trường lớn có số nhân sự ít hơn số trung bình
của quận, các trường lớn chịu thiệt thịi vì phải đáp ứng nhu cầu xã hội
cao hơn, nhưng Suất đầu tư về nhân lực lại ít hơn.
Biểu đồ về nhân lực ở các trường tiểu học tương đồng như các trường
trung học cơ sở, số lượng giáo viên được phân bổ theo số lượng học sinh
hoặc số lượng lớp tương đối đồng đều trên địa bàn quận
Số lượng giáo viên giáo viên / đầu học sinh hoặc đầu lớp học tương đối
trùng khít với số lượng trung bình của quận. Ở cấp tiểu học chỉ số này
khơng có sự khác biệt đáng kể vì số lượng học sinh / 1 lớp khá đồng đều
ở các trường, xấp xỉ 50 em/ lớp.
Số lượng nhân sự khác giáo viên/ đầu học sinh hoặc đầu lớp học cũng có
sự khác biệt lớn ở các trng, khơng có định mức chung về số lượng
nhân sự loại này trên địa bàn quận Hồng Mai.
Cơng suất làm việc / đầu học sinh hoặc trên đầu lớp học ở cấp tiểu học
cao hơn ở cấp THCS. Suất đầu tư nhân lực tiểu học thấp hơn THCS
2.1.2 Nguồn vật lực
Chính sách phân bổ ngân sách cho các trường chưa được qui chuẩn theo
qui mơ của trường một cách khách quan, cịn phụ thuộc nhiều vào tình
trạng hiện thời của ngân sách và các phê duyệt ngân sách của các năm
trước. Các trường chưa thể chủ động lập kế hoạch ngân sách theo nhu cầu
từ thực tế khách quan.



13
Chênh lệch thu phí giữa các trường trong quận Hồng Mai khá đáng kể.
Nhận thức về phí và lệ phí ở các trường cịn nhiều khác biệt, chính sách
về phí và lệ phí chưa tường minh, rõ ràng.
Nguồn kinh phí khác được các trường vận dụng cũng rất khác nhau.
So sánh tổng chi / 1 học sinh có thể nhận thấy 2 trường có được nguồn
chi trên 1 học sinh lớn nhất. Tính trên đầu học sinh, hai trường này vừa
được phân bổ ngân sách lớn nhất vừa huy động được nguồn phí/ lệ phí,
nguồn khác lớn nhất. Trong khi đó trường 2 trường chỉ dựa vào ngân
sách, khơng huy động được nguồn từ phí/ lệ phí và xã hội. Câu hỏi đặt ra
là tại sao có hiện tượng này? Liệu có phải chỉ xuất phát từ nguyên nhân
khách quan của chính sách phân bổ nguồn lực tài chính của chính quyền
hay cịn xuất phát từ ngun nhân chủ quan là nhận thức về nguồn lực tài
chính của nhà trường và cán bộ quản lý cấp trên .
Dường như mức kinh phí/ 1 học sinh khơng quyết định đến tỉ lệ học sinh
yếu kém.
Nếu tham chiếu đến biểu đồ về nguồn nhân lực (giáo viên và nhân sự
khác) thì thấy rằng trường 2 trường có chỉ số số lượng giáo viên/ số học
sinh và đăc biệt là chỉ số số lượng nhân sự khác/ sô học sinh cao hơn mức
trung bình của quận. Trong khi đối với trường khác 2 chỉ số đó chỉ tương
đương mức trung bình của quận.
Ở khía cạnh khác 2 trường có chỉ sơ nhân lực / học sinh thấp nhất nhưng
khơng phải là trường có tỉ lệ học sinh yếu kém cao nhất .
Như vậy ảnh hưởng từ nguồn nhân lực đến tỉ lệ học sinh yếu kém là
khơng rõ ràng nhưng có xu hướng nếu có nhiều nhân lực thì tỉ lệ học sinh
yếu kém sẽ giảm đi.
Điều bất thường là có 1 trường tiểu học năm học 2019-2020 khơng có
nguồn ngân sách. Trong 17 trường tiểu học chỉ có 5 trường huy động
được nguồn kinh phí từ phí/ lệ phí. Trường Yên Sở huy động được nguồn
phí/ lệ phí rất lớn dường như để bù đắp lại nguồn ngân sách khơng có.

Đối với nguồn kinh phí khác thì chỉ có 6/17 trường tiểu học không huy
động được. 10 trường huy động được nguồn kinh phí này tương đương
nhau khoảng gần 2.000.0000 đ/ 1 học sinh. Riêng trường Giáp Bát có khả
năng huy động được gần 2.500.000 đ/ 1 học sinh.
Tổng nguồn kinh phí trên 1 học sinh ở các trường tiểu học khá đồng đều
xấp xỉ 7.000.000/ 1 học sinh. Đặc biệt có trường Yên Sở không huy động
được nguồn ngân sách, nguồn khác nên kinh phí chỉ huy động được từ
nguồn phí/ lệ phí khoảng 4.500.000đ. Trường Giáp Bát mặc dù khơng
huy động được phí/ lệ phí nhưng khả năng huy động ngân sách và kinh
phí khác tốt nhất nên có kinh phí/ 1 học sinh lên đến gần 10.000.000 đ.
Trường Chu Văn An khơng huy động được nguồn kinh phí phí/ lệ phí và
nguồn khác, chỉ có ngân sách nên kinh phí 1 học sinh cũng thấp chỉ
khoảng 4.500.000đ / 1 học sinh.


14
2 trường có tỉ lệ học sinh cần cố gắng về năng lực cao nhât. 3 trường
khơng có học sinh cần cố gắng về năng lực. 3 trường có chỉ số này trung
bình cao.
Về phẩm chất tỉ lệ học sinh cần cố gắng ở các trường rất nhỏ (nhỏ
hơn0,045). Tuy nhiên ở 3 trường chỉ số này cao hơn hẳn so với các
trường khác.
1 trường tiếp tục là trường có tỉ lệ học sinh yếu kém cao nhất gần 0.3. 2
trường có chỉ số này ở mức trung bình cao 0.15, 0.12 trong khi các
trường còn lại chỉ ở mức dưới 0.05. 2 trườngcó chỉ số này bằng 0.
Như vậy tính trên 1tr đ kinh phí trường Trân Phú có các chỉ số về tỉ lệ
học sinh cần cố gắng , yếu kém cao nhất; trong khi Định Công là trường
có các chỉ số này bằng 0 – đâu tư hiệu quả nhất xét trên khía cạnh tài
chính.
2.1.3 Nguồn tin lực

Cần nhấn mạnh lại rằng nguồn tin lực được xác định từ khối lượng tin
tức, thơng tin, dữ liệu có được của đơn vị, nhưng quan trọng hơn là việc
xử lý khối lượng tin tức, thơng tin đó mới là yếu tố quyết định mức độ
mạnh yếu của nguồn lực này.
Các trường chưa xây dựng một qui trình hay một hoạt động nào cụ thể
nào để nhận biết cần phải thu thập, xử lý và phân phối thông tin, tin tức
như thế nào.
Mặc dù tin lực là loại tài sản vơ hình nhưng vẫn có thể nhận biết được
chúng thơng qua các “tín hiệu”, hay “trạng thái” của chúng. Bằng các qui
trình và các hoạt động cụ thể chúng ta có thể quản lý và sử dụng nguồn
lực này hiệu quả.
Theo cách tiếp cận nhà trường là 1 hệ thống, tin lực vừa là nguồn lực
được xử lý tập trung độc lập như một cấu phần của hệ thống vừa là nguồn
lực giúp kết nối các cấu phần khác nhau thành 1 hệ thống hồn chỉnh.
Khơng thể địi hỏi cấp trường phổ thông phải nhận biết được chuyên môn
sâu về thông tin, tuy nhiên sẽ là hiệu quả hơn nếu lãnh đạo nhà trường
được đào tạo chuyên về quản lý.
Thực tế các trường tiểu học và trung học cơ sở quân Hoàng Mai chưa thể
thiết lập được cơ chế quản lý nguồn tin lực. Tin tức, thông tin, dữ liệu của
trường tồn tại một cách phân tán, rời rạc ở/ trên nhiều thành phần/ đối
tượng khác nhau, chưa được xác đinh là nguồn lực hữu ích của trường.
2.1.4 Nguồn trí lực
Cũng giống như tài sản vơ hình “tin lực” nguồn trí lực ở các trường phổ
thơng chưa được nhận diện một cách rõ ràng, đầy đủ. Quản lý được trí
lực giống như làm chủ được cơ quan đầu não/ hay là bộ xử lý của hệ
thống vậy.


15
Tuy vậy nếu có phương pháp thu thập, cập nhật trí lực để điều chế (xử lý)

chúng thành tin lực thì hồn tồn có khả năng lưu trữ, tổng hợp, phân
tích, kế thừa và phát huy nguồn tài sản vơ hình đó. Phương pháp thu thập,
cập nhật và q trình xử lý thông tin cũng là những biểu hiện của trí lực.
Tìm ra cách quản lý nhà trường hiện đại, hiệu quả cũng là biểu hiện của
trí lực. Để xử lý loại thơng tin mơ hồ, khó định lượng như trí lực khơng
thể dùng biện pháp thủ cơng sử dụng sức con người được. Chỉ có hệ
thống ICT hiện đại mới đáp ứng được nhu cầu xử lý loại thông tin này
(ứng dụng ICT xây dựng hệ thống trí tuệ nhân tạo –AI của trường học)
Cũng như quản lý tin lực, khơng thể u cầu nhà trường phổ thơng có đủ
điều kiện và nguồn lực ICT để quản lý được nguồn trí lực. Tuy nhiên nếu
trường học kết hợp với nguồn lực ICT ở bên ngoài và kết hợp với các
nguồn trí lực khác ngồi nhà trường thì hệ thống AI của nhà trường sẽ
được hình thành rõ nét hơn nhanh hơn và chắc chắn sẽ hiệu quả hơn
nhiều.

2.2 Thực trạng hoạt động quản lý nguồn lực dựa trên ICT tại
trường phổ thông Việt Nam
2.2.1 Thực trạng các nghiệp vụ quản lý, phạm vi quản lý được ứng
dụng ICT trong trường phổ thông.
Chỉ số về các nghiệp vụ quản lý nói chung
Trong lúc nhận thức về quản lý nguồn lực của các trường phổ thơng vẫn
đang cịn ở mức sơ khai, việc ứng dụng ICT để quản lý nguồn lực thực sự
là thách thức lớn.
Các nghiệp vụ quản lý ở các trường đang ở mức đơn giản; chỉ có một số
ít trường chủ động trang bị phần mềm kế tốn, phần mềm quản lý tài sản
của công ty Misa, phần mềm sổ liên lạc điện tử... Các phần mềm thống kê
giáo dục dùng để báo cáo cho các cấp, chính quyền được các trường bị
động tiếp nhận từ cấp trên hoặc chính quyền. Các phần mềm này chỉ đáp
ứng được một số nghiệp vụ quản lý rời rạc và phân tán, chưa tạo thành hệ
thống quản lý chuyên biệt của trường.

Khi coi trường học là 1 hệ thống riêng biệt hoạt động dựa trên nguồn lực
thực tế của nó sẽ thúc đẩy sự tự chủ của trường và nhu cầu nội sinh tăng
cường các nghiệp vụ quản lý của trường sẽ được trường học tự giải quyết.
Nếu tách bạch được nhiệm vụ giáo dục cơng ích với mục tiêu đạt hiệu
quả cao nhất từ mọi nguồn lực có thể huy động được thì nhà trường sẽ có
động lực tự xây dựng được hệ thống quản lý tối ưu nhất cho mình.


16
2.2.2 Thực trạng hệ thống ICT phục vụ công tác quản lý nguồn lực
tại trường phổ thông.
2.2.2.1 Chỉ số nhân lực – giáo viên ICT
Các trường THCS
Có 7/14 trường có số lượng giáo viên ICT không đủ theo chuẩn thời
lượng giảng dạy theo qui định THCS 35 tiết/ lớp; Có thể nhận định rằng
hiện tượng này có thể xuất phát từ nguyên do hợp lý là các trường có thể
sử dụng giáo viên có sẵn để dạy ICT hoặc ngược lại tuyển dụng giáo viên
ICT nhưng cũng có thể đảm đương dạy môn khác.
Các trường tiểu học
Ở cấp tiểu học, phần lớn các trường (12/14) có số lượng giáo viên ICT
không đủ chuẩn so với thời lượng giảng dạy theo qui định TH 70 tiết/
lớp, trong đó có 3 trường khơng có giáo viên dạy ICT.
2.2.2.2 Chỉ số về đường truyền Internet
Đại đa số các trường đã được lắp đặt đường truyền Internet ADSL từ
nhiều năm trước (>5 năm). Đường truyền internet là hạ tầng quan trọng
đầu tiên của hệ thống ICT. Tuy vậy đến nay hệ thống quản lý tại các
trường vẫn còn rất đơn giản và rời rạc.
Chi phí thuê bao internet/ 1 học sinh rất nhỏ, khẳng định tính khả thi khi
đầu tư đường truyền internet.
2.2.2.3


Chỉ số trang thiết bị ICT

Chỉ số về số lượng máy tính
Nhìn chung số lượng máy tính phục vụ quản lý và dạy học còn rất hạn
chế.
Chỉ số về số lượng phòng multiedia
Phịng học multimedia rất hạn chế, trung bình 20 lớp được học chung 1
phòng multimedia.
2.2.3 Thực trạng hoạt động đầu tư cho hệ thống ICT phục vụ công
tác quản lý nguồn lực tại trường phổ thông.
2.2.3.1 Chỉ số phân bổ nguồn ngân sách lần gần nhất cho ICT
Các trường chưa hình thành chiến lược tổng thể đâu tư ICT để ứng dụng
vào quản lý các nguồn lực của mình.
Phần lớn các trường THCS trên địa bàn quận đã được đầu tư ICT trong 2
năm gần nhất, chứng tỏ nhà trường đã có chú ý đến đâu tư ICT. Phân bổ
ngân sách từ chính quyền do khơng đủ nên chỉ tập trung ở một số trường,
khơng đồng đều, tiêu chí phân bổ cũng chưa được rõ ràng minh bạch.
Nguồn kinh phí đầu tư trong lĩnh vực ICT cho các trường trung học cơ sở
ở quận Hoàng Mai chủ yếu đến từ nguồn ngân sách trung ương . Đặc biệt
có trường Hồng Liệt là huy động được nguồn ngân sách ICT từ xã hội,


17
mặc dù số tiển không nhiều chỉ 20tr đ nhưng thể hiện rằng nguồn lực xã
hội cũng có thể được bổ xung vào cho trường phổ thông.
Một số trường tiểu học cũng được trú trọng đầu tư ICT những năm gần
đây. Phân bổ ngân sách từ chính quyền chưa được rõ ràng minh bạch.
Nguồn kinh phí đầu tư trong lĩnh vực ICT cho các trường tiểu học ở quận
Hoàng Mai chủ yếu đến từ nguồn ngân sách địa phương .

2.2.3.2 Chỉ số thích ứng với E-Learning
Gần 100% giáo viên có thể tổ chức dạy online chỉ thông qua hướng dẫn
đơn giản hoặc tự tìm hiểu. Gần 100% học sinh có thể học online khơng
cần hỗ trợ kỹ thuật gì, cha mẹ các em cũng hồn tồn ủng hộ. Đây chính
là nguồn lực rất lớn của nhà trường, nếu tổ chức tốt sẽ mang lại hiệu quả
thiết thực to lớn.

2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý nguồn lực dựa trên
ICT tại trường phổ thông Việt Nam
2.3.1 Mặt mạnh
Mặc dù các nguồn lực của nhà trường rất hạn hẹp, giáo viên thiếu, cơ sở
vật chất nghèo nàn, kinh phí hoạt động khơng đầy đủ ổn định, ln trong
tình trạng phân phối, ban phát nhưng gần như 100% các trường đã hồn
thành nhiệm vụ giáo dục của mình, tỉ lệ học sinh yếu kém/ cần cố gắng
không đáng kể.
Hiệu suất khai thác nguồn lực rất đáng khích lệ, cơng suất lao động đặc
biệt là giáo viên, cơ sở vật chất phòng học luôn được khai thác tối đa, cao
hơn so với tiêu chuẩn cần có. Các trường ln ý thức trăn trở tìm kiếm,
huy động và đầu tư bổ sung nguồn lực cho trường. Khả năng thích ứng
cơng nghệ ICT nhanh, đặc biệt là hiệu quả trong dạy học trực tuyến. Các
trường được sự quan tâm của các cấp chính quyền, ngành và được sự ủng
hộ to lớn của gia đình học sinh và xã hội.
2.3.2 Mặt hạn chế, tồn tại, nguyên nhân
-Cán bộ quản lý chưa được trang bị kiến thức quản lý một cách đầy đủ,
chuyên nghiệp. -Cách tiếp cận hệ thống – cân bằng động chưa được quán
triệt nên chưa hình thành các qui trình thủ tục tiêu chuẩn trong quản lý. Lãnh đạo nhà trường chưa nắm được nguồn lực của mình nên cũng chưa
có phương pháp giải trình tốt với cơ quan quản lý. Ở chiều ngược lại các
cấp quản lý chưa nắm được nguồn lực thực tế của từng trường, nên phân
bổ ngân sách cục bộ chưa cân bằng hoặc đánh giá trường học không
tương xứng với nguồn lực của nó. -Nguồn kinh phí ln ở mức khơng

đầy đủ, cơ sở vật chất nhìn chung vẫn nghèo nàn, nhiều trường thiếu
phịng học. -Chưa có hệ thống thu thập và xử lý thông tin quản lý chuyên
biệt. Chưa được trú trọng đầu tư ICT và S-ERP. Số lượng trang thiết bị
ICT quá ít. -Các phần mềm thống kê giáo dục được các trường bị động
tiếp nhận từ cấp trên hoặc chính quyền; Các phần mềm này chỉ đáp ứng


18
được một số nghiệp vụ quản lý rời rạc và phân tán, chính chúng lại là
nguyên nhân dẫn đến sự chồng chéo quản lý, tạo ra nhiều công đoạn thừa,
lặp lại, làm nguồn lực của nhà trường bị tiêu hao rất lớn. -Chưa khai thác
được tiềm năng to lớn của các nguồn lực khác ngoài nhà trường.
Phần lớn các tồn tại, hạn chế ở trên đều xuất phát từ chính sách, cơ chế
quản lý giáo dục của Việt Nam và đã tồn tại nhiều năm nay.

2.4

Kết luận về chương 2

Quản lý nguồn lực ở trường phổ thơng Việt Nam nói chung, các trường
trên địa bàn quận Hồng Mai nói riêng là một thách thức không hề nhỏ.
Nhận thức về quản lý nguồn lực nhà trường của lãnh đạo nhà trường, các
cơ quan quản lý còn nhiều hạn chế
Nguồn lực thực tế tại các trường phổ thơng cịn rất thiếu thốn, phân bổ
cục bộ cho một số trường nhưng dàn trải cho nhiều mục tiêu
Cơ chế, chính sách của nhà nước cịn nhiều bất cập chưa giải phóng
được sự tự chủ dân chủ của nhà trường, khiến trường rất khó khăn huy
động nguồn lực xã hội.
Nhà trường có nhận thức tầm quan trọng của ICT nhưng không đủ nguồn
lực để đâu tư hệ thống.


Chương 3
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP “QUẢN LÝ NGUỒN LỰC CỦA
TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM DỰA TRÊN CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ICT)”
3.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về công
tác quản lý nguồn lực trên nền tảng ICT

Trước tiên, phổ biến đến tồn thể cán bộ giáo viên về lợi ích của 1 hệ
thống Online ứng dụng ICT
Đối với hiệu trưởng – lãnh đạo nhà trường; Đối với giáo viên; Đối với
các nhân sự khác; Đối với học sinh, gia đình học sinh

3.2 Các thay đổi qui trình quản lý, nghiệp vụ quản lý khi ứng
dụng ICT vào công tác quản lý nguồn lực.

ICT sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ quá trình quản lý của nhà trường.
Khi ứng dụng ICT phần lớn các qui trình, nghiệp vụ quản lý sẽ được cải
tiến, tin học hóa, tự động hóa thay thế sức lao động của nhân lực.
Trước tiên phải kể đến công tác báo cáo cho cơ quan cấp trên và các cấp
chính quyền; Cơng tác quản lý dạy học được tin học hóa; Cơng tác quản
trị chung và quản lý hành chính trong trường; Cơng tác quản lý nguồn lực
và ra quyết định của lãnh đạo.


19

3.3 Xây dựng hệ thống tích hợp trong hệ thống quản lý chung
của nhà trường.


Các bước tiến hành xây dựng hệ thống S-ERP bao gồm các bước sau: 1.
Xác định mơ hình tổng quan, kiến trúc cơng nghệ của hệ thống; 2. Phân
tích nghiệp vụ; 3. Xây dựng cơ sở dữ liệu và các tình huống sử dụng; 4.
Xây dựng và phát triển các module, phân hệ; 5. Kiểm thử, chạy thử
nghiêm, nhận phản hồi và nâng cấp hệ thống; 6. Xây dựng tài liệu, đào
tạo hướng dẫn sử dụng; 7. Vận hành thực tế, điều chỉnh hệ thống; 8. Duy
trì và tiếp tục phát triển hệ thống.
3.3.1 Xác định mơ hình tổng quan, kiến trúc cơng nghệ
Để xây dựng hệ thống quản lý tích hợp cho nhà trường cần có cái nhìn
tổng quan về cơng nghệ và nghiệp vụ quản lý, đặc biệt là sự liên hệ kết
nối giữa các thực thể trong hệ thống.
Mơ hình ứng dụng cơng nghệ điện toán đám mây làm nền tảng xây dựng
hệ thống quản lý của trường học như sau:
Bộ-Sở-Phịng
Giáo dục

Chính quyền
Tỉnh-Huyện-

Cơ quan nhà
nước khác

Đối tác liên
kết

Đối tác cung
ứng

Giáo viên,
Lãnh đạo


QLchung-Nhân lực

Học sinh

TC, K tốn

Gia đình học
i h

QL Vật lực

Chun mơn
QL Trí lực

SCHOOL PORTAL

Nhân lực khác
trong trường

Nhân lực cộng
tác

Chuyên gia
QL Tin lực

Chú thích:
:Truy cập theo phân quyền sử dụng
: Kết nối theo cơ cấu ủy quyền
: Kết nối theo cơ cấu Yêu cầu - Phản hồi


Cơng cộng

Mơ hình hệ thống Online (Web-Based) quản lý nguồn lực trường học


20
Mơ hình quản lý Online thể hiện mơ hình quản trị “phẳng”, trong suốt,
minh bạch và hiệu quả.
3.3.2 Các công đoạn tiếp theo của quá trình xây dựng hệ thống SERP
Bước 2 Phân tích nghiệp vụ, xây dựng các lưu đồ qui trình quản lý, xác
định các chức năng quản lý; Bước 3 Xây dựng cơ sở dữ liệu và các Use
cases đã được đưa ra các ví dụ quản lý nhân sự như ở phần 1.3.3.3
Mô tả các chức năng quản lý thông qua các modul, phân hệ của S-ERP
được mô tả ở phần 1.3.3.1
Các công đoạn tiếp theo (bước 2- bước 8) tương tự như các bước tiến
hành trong “Lập kế hoạch” triển khai đã trình bày ở phần 1.3.3.2

3.4 Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá công tác quản lý
nguồn lực trong nhà trường.

Với một hệ thống mở xuất hiện cơ chế phản hồi từ đầu ra quay trở lại đầu
vào để hệ thống có thể nhanh chóng điều chỉnh tiến tới sự cân bằng động
tối ưu. Công tác kiểm tra đánh giá trong một hệ thống như vậy sẽ rất linh
hoạt, có thể diễn ra hàng ngày mặc dù vẫn tồn tại kiểm tra đánh giá tổng
kết vào cuối kỳ của một giai đoạn xác định.
Với cơ chế kiểm tra đánh giá theo thời gian thực nhà trường sẽ nhanh
chóng làm chủ được các cơ hội hay thách thức làm tăng thêm hay mất đi
nguồn lực của nhà trường xảy ra trong quá trình vận hành. Đó cũng là
q trình tích lũy trí tuệ nhân tạo để hệ thống tiến tới chế độ tối ưu ln

có khả năng cân bằng động.

3.5 Tăng cường cơng tác đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, hạ
tầng ICT cho việc quản lý

Nhìn vào dữ kiện về thực trạng đầu tư ICT trong các trường tiểu học và
trung học cơ sở đã được trình bày ở chương 2 có thể khẳng định rằng các
trường không thể đủ nguồn lực để tự đầu tư.
Khi nhà nước có chính sách cởi mở, tăng cường tính tự chủ, dân chủ của
nhà trường sẽ làm tăng cường khả năng huy động nguồn lực cho nhà
trường. Trong bối cảnh công nghệ hiện nay hợp tác với đối tác công nghệ
huy động nguồn lực công nghệ cho nhà trường là hoàn toàn khả thi.
Ngoài đầu tư về vật chất nhà nước nên trú trọng công tác xây dựng chính
sách để giải phóng năng lực tự chủ của nhà trường, qua đó nhà trường có
thể huy động được nguồn lực to lớn từ xã hội.

3.6

Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi

3.6.1 Tính cần thiết
Nhu cầu tự thân của nhà trường muốn tự chủ, phát triển phải nhận thức rõ
ràng, đầy đủ các nguồn lực lực của mình. Quản lý đơn vị/ quản lý nguồn


21
lực phải được thực hiện bằng cả hệ thống thông qua các qui trình quản lý
và tất cả các đối tượng tham gia vào hệ thống.
Như vậy từ nhu cầu vận hành và phát triển nhà trường nhất thiết phải xây
dựng hệ thống quản lý nguồn lực S-ERP.

Với khôi lượng thông tin cần thu thập và xử lý rất lớn, phân tán ở nhiều
nơi, nhiều đối tượng tương tác phức tạp, trong bối cảnh cách mạng công
nghệ 4.0, AI, IoT để xây dựng thành cơng S-ERP chỉ có cách duy nhất là
phải ứng dụng ICT.
S-ERP cũng là nhu cầu cần thiết để nhà trường:-Tăng cường hiệu quả sử
dụng nguồn lực của ngân sách; -Tăng cường năng lực cho nhân sự của
mình; -Tăng cường nguồn lực từ mơi trường, xã hội; - Tăng cường khả
năng đáp ứng sự cạnh tranh giáo dục từ nhu cầu của học sinh, gia đình.
3.6.2 Tính khả thi
Nếu nhìn nhận S-ERP là một hệ thống đồ sộ, phức tạp và phải được đầu
tư từ nhà nước hay từ chính trường học thì xây dựng S-ERP sẽ có tính
khả thi rất thấp và có thể rất khó để đến được điểm kết thúc. Tuy nhiên,
chỉ cần nâng cao nhận thức quản lý hệ thống của nhà trường và qn triệt
tính tự chủ của nhà trường thì cơng việc xây dựng S-ERP sẽ trở nên hoàn
toàn khả thi. Sự kết hợp với nguồn lực công nghệ, nghiệp vụ quản lý ở
bên ngoài nhà trường cùng với sự phát triển của các dịch vụ gia tăng khi
kết hợp sẽ mang đến sự khả thi tuyệt đối cho hệ thống S-ERP.

3.7

Kết luận chương 3

Giải pháp S-ERP khả thi là sự kết hợp giữa sự chuyên nghiệp về các
nghiệp vụ, qui trình quản lý và sự lựa chọn đầu tư cơng nghệ ICT phù
hợp bền vững. Đó cũng là sự kết hợp giữa nguồn lực sẵn có của nhà
trường của hệ thống giáo dục với nguồn lực công nghệ và quản lý bên
ngoài nhà trường của doanh nghiệp, xã hội.
Nguyên tắc trước tiên là phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường
Giải pháp cho hệ thống S-ERP phải là giải pháp bù đắp, tăng cường được
các nguồn lực của nhà trường.

Lấy điện tốn đám mây làm nền tảng cơng nghệ xây dựng hệ thống, đáp
ứng sự phát triển liên tục, bền vững trong sự phát triển của khoa học công
nghệ.
Cơ chế vận hành hệ thống là cơ chế mở có tính phản hồi và tự cân bằng,
tự học hỏi, phát huy trí lực nhằm tối ưu hóa nguồn lực nhà trường ngày
càng tăng tiến ở mức độ cao hơn.
Có thể khái quát hóa giải pháp xây dựng S-ERP theo mơ hình sau đây:


22

SP dịch vụ gia tăng trong môi
trường giáo dục
cường

Phản hồi

Tăng
ICT

T. Cường ICT

Nguồn lực ICT ngoại vi
T. Cường ICT

Nguồn lực trước đổi mới

Nhân lực, vật lực, tin lực, trí lực

Nguồn lực nhà trường được lưu trữ, tích lũy.


Bổ sung trí lực vào các nguồn
lực

Vận hành nhà trường phù hợp
với nguồn lực

Giải pháp S-ERP

SP giáo dục
Nhân lực cho XH


23

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận

Ở luận văn này học viên đã cố gắng bày tỏ phát hiện của mình về tính
biện chứng trong lý luận (cách tiếp cận) quản lý nhà trường như một hệ
thống mở, luôn tồn tại cơ chế phản hồi, cân bằng động so với sự tự chủ,
có trách nhiệm giải trình và đa dạng về nguồn lực của nhà trường; Qua
đó chứng minh tính cần thiết, phù hợp, khả thi cũng như đề xuất giải
pháp ứng dụng ICT để xây dựng hệ thống quản lý nguồn lực của nhà
trường (S-ERP).
-Xây dựng S-ERP phải xuất phát từ nhu cầu quản lý tự thân của nhà
trường.
-Ngoài các nguồn lực hữu hình như nhân lực, vật lực, tiền… cần thiết
trú trọng đến các nguồn lực vơ hình như tin lực, trí lực, uy tín, thương
hiệu của nhà trường.

-Với điều kiện kinh tế hiện nay của Việt Nam, nhà nước không thể đủ
nguồn lực đầu tư hệ thống quản lý cho tất cả các trường học.
-Để xây dựng thành công S-ERP trước tiên phải thay đổi tư duy nhận
thức quản lý của lãnh đạo nhà trường cũng như của các cấp quản lý.
-Ứng dụng ICT là yếu tố cốt yếu để xây dựng S-ERP trong đó phải triệt
để quán triệt các vấn đề sau:+Khơng cầu tồn xây dựng hồn chỉnh SERP trong một khoảng thời gian ngắn được ngay, nhưng phải có tầm
nhìn chiến lược để hệ thống phát triển bền vững tiến tới sự tối ưu đối
với nhà trường; +Nguồn lực ICT của trường không thể đầy đủ để xây
dựng hệ thống của riêng mình; +Đặc biệt trú trọng đến công nghệ nền
tảng, kiến trúc tổng quan của hệ thống để có thể tích hợp mọi nhu cầu
quản lý và vận hành nhà trường, đồng thời có thể tích hợp với mạng
lưới chung của ngành giáo dục, của nhà nước. Điện toán đám mây
(Clound Computing) và các dịch vụ Web-Based trên internet là nền
tảng công nghệ cốt lõi để hệ thống S-ERP cũng như mạng lưới giáo dục
Việt Nam phát triển bền vững, nhanh chóng hịa nhập với thời đại Cách
mạng công nghiệp 4.0 (IR4.0); +Không nên sử dụng/ mua sẵn những
phần mềm đơn lẻ rời rạc. Cần thiết phải nhận định được rõ ràng các nhu
cầu quản lý của mình theo từng giai đoạn, hoạch định ra kế hoạch tổng
thể xây dựng S-ERP; +Hợp tác kết hợp với nguồn lực về công nghệ để
xây dựng kế hoạch đó và sau đó triển khai S-ERP. Nhà trường khơng
cần phải đầu tư, nguồn lực công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lý


24
có thể được bù đắp từ đối tác bên ngồi và như vậy có thể hiện thực hóa
S-ERP trong thời gian sớm nhất (khoảng 2 năm).
Mặc dù đã cố gắng biện chứng từ lý luận đến thực tiễn vẫn không tránh
khỏi những thiếu sót, chủ quan, học viên rất hi vọng nhận được sự phản
biện, đánh giá và gợi mở để học viên có thể điều chỉnh, hồn thiện đề tài
đưa nó vào ứng dụng thực tế ở các trường phổ thơng của Việt Nam.


Khuyến nghị

Theo nhận định của mình, để xây dựng thành công hệ thống quản lý
nguồn lực của trường phổ thơng học viên có một số khuyến nghị sau:
1. Nhà nước nghiên cứu thay đổi chính sách, cơ chế, thể chế quản lý
trường phổ thông theo hướng phát huy sự tự chủ, dân chủ của nhà
trường
Phân định rõ giá trị tài sản nhà nước ở các trường phổ thơng cơng lập,
từ đó xác định được chỉ tiêu giáo dục định mức cho mỗi trường tương
ứng với trách nhiệm xã hội của nhà trường, và cũng qua đó phân bổ
ngân sách cho trường tương ứng; Tăng cường tính tự chủ, dân chủ của
nhà trường để nhà trường có thể chủ động huy động các nguồn lực khác
ngoài tài sản và ngân sách nhà nước, tự đầu tư và phát triển nhà trường.
2. Ngành giáo dục, các cấp chính quyền thiết lập các tiêu chuẩn giao
tiếp, kết nối với nhà trường thơng qua mạng internet, qua đó hình thành
mạng lưới (hệ thống) giáo dục của cả nước; Ngành giáo dục, các cấp
chính quyền khơng áp đặt phần mềm dùng chung, chỉ dùng chung nền
tảng cơng nghệ điện tốn đám mây, internet web-based, Big Data, AI,
IoT. Nhà trường sẽ tự quyết định xây dựng S-ERP như thế nào dựa trên
nguồn lực và điều kiện thực tế của nhà trường; Cấp trên, các cấp quản
lý nhà nước tạo sẵn các cổng kết nối, tiêu chuẩn dữ liệu kết nối để nhà
trường có thể báo cáo hoặc truy vấn các thơng tin cần thiết trong phạm
vi quyền hạn của mình. Ngược lại các cấp quản lý cũng có thể kết nối
với cổng thông tin của nhà trường để thực hiện các chức năng quản lý
của mình (nhận báo cáo, kiểm tra, trao đổi thông tin với nhà trường)
3. Nhà nước cần xây dựng luật pháp làm cơ sở pháp lý cho phép nhà
trường kết hợp với nguồn lực bên ngoài, huy động được các nguồn lực
đa dạng như công nghệ, quản lý, con người nhằm tạo ra các dịch vụ gia
tăng trong chính mơi trường nhà trường, tăng cường khả năng cạnh

tranh giáo dục của nhà trường tích lũy nguồn lực cho sự phát triển bền
vững của nhà trường.



×