Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

tiểu luận tư tưởng hồ chí minh, nghiên cứu về bảo tàng hồ chí minh hiểu rõ hơn về các kiến thức được học trong môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 40 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước vĩ đại đã sớm kết hợp truyền thống văn hóa
dân tộc Việt Nam với tinh hoa văn hóa nhân loại. Người là linh hồn, là ngọn cờ lãnh
đạo nhân dân Việt Nam đồn kết một lịng, chiến đấu giành thắng lợi trong cách mạng
Tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; đã tiến hành hai
cuộc kháng chiến cứu nước , hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ
quốc. Ngày nay tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn tỏa sáng trong sự nghiệp đổi mới và phát
triển đất nước Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóc Liên hợp quốc (UNESCO) đã
quyết định cơng nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc Việt
Nam, nhà văn hóa kiệt xuất. Nghị quyết nêu rõ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến
trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào
cuộc đấu tranh chung của nhân dân các dân tộc vì hịa bình, độc lập đân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội”. Người là “kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của
nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng
của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc
thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.
Thể theo nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam và “Để tỏ lòng biết ơn và đời
đời ghi nhớ cơng lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để ra sức học tập tư tưởng, đạo
đức và tác phong của Người, quyết tâm thực hiện Di chúc của Người, đào tạo con
người mới, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, kế tục trung thành và xuất sắc sự
nghiệp cách mạng vĩ đại của Người”, Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được khởi cơng
xây dựng ngày 31 tháng 8 năm 1985 và khánh thành ngày 19 tháng 5 năm 1990, đúng
dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Người.
Lý do chọn đề tài: Sau dịp đi tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, chúng em nhận thấy
Bảo tàng đã giáo dục rất nhiều điều cho những khách tham quan. Để hiểu rõ hơn giá trị
tuyên truyền, giáo dục của Bảo tàng Hồ Chí Minh đến mọi người dân Việt Nam nói
riêng và bạn bè thế giới nói chung, chúng em quyết định chọn Đề tài: “Tìm hiểu về
chức năng tuyên truyền, giáo dục của Bảo tàng Hồ Chí Minh thơng qua những hiện
vật, hình ảnh, tài liệu trưng bày tại Bảo tàng”. Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng em
đã hiểu rõ hơn về các kiến thức được học trong mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng


1


thời, chúng em mong rằng đề tài sẽ đóng góp cho việc học tập, nghiên cứu mơn tư
tưởng Hồ Chí Minh của các bạn sinh viên trường đại học Bách Khoa Hà Nội nói riêng,
và tất cả các bạn sinh viên Việt Nam nói chung.
Lịch sử vấn đề: Có rất nhiều cơng trình NCKH cấp cơ sở và cấp bộ nghiên cứu về chủ
tịch Hồ Chí Minh thơng qua các hiện vật, tài liệu tại Bảo tàng, hay nghiên cứu các giá
trị tuyên truyền, giáo dục như: Ứng dụng kết quả nghiên cứu, trưng bày của Bảo tàng
Hồ Chí Minh trong việc giáo dục, tuyên truyền về Hồ Chí Minh trong trường học;
Nghiên cứu định hướng trưng bày trong các chi nhánh thuộc hệ thống Bảo tàng
Hồ Chí Minh; Hoạt động và cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng;
Hồ Chí Minh - tư tưởng yêu nước, thương dân;…. Nhưng các đề tài này đều mới chỉ
làm rõ một khía cạnh được nhắc đến trong Bảo tàng về Chủ tịch Hồ Chí Minh và đi
sâu vào từng khía cạnh chứ chưa phân tích tất cả các giá trị tuyên truyền, giáo dục
trong một bài nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như:
phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phương pháp phân
tích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp.
Đóng góp của đề tài: Đề tài đã khái quát về quá trình xây dựng và hoạt động của Bảo
tàng Hồ Chí Minh, giới thiệu sơ lược về các gian trưng bày của Bảo tàng. Từ đó, phân
tích giá trị tun truyền, giáo dục của Bảo tàng Hồ Chí Minh thơng qua các hiện vật,
tài liệu, hình ảnh trưng bày tại Bảo tàng.
Kết cấu đề tài: Phần mở đầu và 2 chương, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo. Đề
tài gồm 40 trang. Phần mở đầu: 2 trang. Chương 1: 20 trang. Chương 2: 15 trang. Kết
luận: 2 trang.

2



NỘI DUNG
Chương I: Khát quát chung về Bảo tàng Hồ Chí Minh:
1.1.

Lịch sử xây dựng và hoạt động:

1.1.1. Lịch sử xây dựng (từ 1970 đến 1990):
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ngày 25/11/1970 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng ra Nghị quyết số 206 - NQ/TW thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ
Chí Minh, trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Hội đồng Chính phủ. Ban
có nhiệm vụ: “Xây dựng ngay kế hoạch tồn diện về Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh để
Bộ Chính trị và Chính phủ xét duyệt; bảo quản tốt khu lưu niệm, các di tích và hiện vật
lưu niệm của Hồ Chủ tịch tại Phủ Chủ tịch”.
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời gian đó là giữ gìn và bảo quản Khu di tích
Phủ Chủ tịch, tập trung sưu tầm, kiểm kê, bảo quản những tài liệu, hiện vật gắn bó với
cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Song song với việc quy hoạch, bồi dưỡng và đào
tạo cán bộ có trình độ đại học về lịch sử và nghiệp vụ bảo tồn bảo tàng là việc xây
dựng nội dung trưng bày bảo tàng. Để thực hiện nhiệm vụ này Ban phụ trách đã chủ
động phối hợp với nhiều cơ quan khoa học ở trung ương và địa phương tổ chức các
cuộc hội thảo khoa học về tư tưởng, cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Năm 1975, cùng với việc khánh thành Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng
cho phép mở cửa Khu di tích Phủ Chủ tịch, nơi có ngơi nhà sàn lịch sử, đón khách
trong và ngồi nước đến tham quan và tưởng niệm về Người.
Ngày 12/9/1977, Bộ Chính trị BCH TW Đảng ra Nghị quyết số 04 - NQ/ TW thành
lập Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Năm 1978 nhiệm vụ thiết kế Bảo tàng Hồ Chí Minh
đã được Hội đồng Chính phủ phê chuẩn. Ngày 15/10/1979 Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 375/ CP về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Viện Bảo tàng: “Là
trung tâm nghiên cứu những tư liệu hiện vật và di tích lịch sử có quan hệ đến đời sống
và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong suốt quá trình đấu tranh cách
mạng của Người và tuyên truyền, giáo dục quần chúng về sự nghiệp tư tưởng, đạo đức

và tác phong của Người thông qua những tư liệu, hiện vật và di tích đó”.
Ngày 30/12/1982, Bộ Chính trị ra quyết định số 14 - QĐ/ TW về xây dựng cơng trình
Bảo tàng Hồ Chí Minh, trong đó xác định thời gian khởi cơng là năm 1985 và năm
3


1990 đưa cơng trình vào hoạt động nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
Những năm 80, cùng với việc sưu tầm, tiếp nhận tài liệu và hiện vật, Bảo tàng tiến
hành công việc ghi hồi ức của các cán bộ lão thành cách mạng, của những người đã
được làm việc và gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong hơn mười năm, Viện Bảo tàng Hồ
Chí Minh đã sưu tầm, tiếp nhận được trên 7000 tài liệu, hiện vật, phim ảnh,... trong đó
có rất nhiều hiện vật gốc quí hiếm. Năm 1983-1984, Bảo tàng Trung ương V.I. Lênin
đã giúp Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh xây dựng phương án trưng bày bảo tàng, đặc biệt
đã tìm chọn bổ sung nhiều tài liệu quí về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Bảo tàng chưa có.
Ngày 11/10/1984, Đề cương trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh được các đồng chí lãnh
đạo Đảng và Nhà nước thơng qua. Đây là mốc quan trọng có tính pháp lý trong cơng
việc làm nội dung trưng bày bảo tàng.
Ngày 31/8/1985 lễ khởi công xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được tổ chức trọng
thể. Sự kiện quan trọng này xác định công tác xây dựng nội dung khoa học trưng bày
chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn thiết kế trưng bày. Từ đây có sự hợp tác chặt
chẽ với các chuyên gia Liên Xô và Tiệp Khắc để thiết kế mỹ thuật, chuẩn bị thi công
lắp ráp.
Ngày 27/9/1989, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 91- QĐ/TW,
chuyển Bảo tàng Hồ Chí Minh trực thuộc Viện Mác - Lênin. Bảo tàng tiếp tục thực
hiện nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo tiến độ công việc, để khánh thành đúng ngày đã
định.
1.1.2. Quá trình hoạt động (từ khi mở cửa đón khách, tức từ 1990 đến nay):
Ngày 19/5/1990, Bảo tàng Hồ Chí Minh khánh thành, đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày
sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, kết thúc chặng đường hai mươi năm chuẩn bị và xây

dựng. Từ đây Bảo tàng Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Văn hóa Thơng tin, có thêm điều
kiện để hịa nhập với ngành bảo tồn bảo tàng và văn hóa thơng tin tồn quốc. Hai mươi
năm qua Bảo tàng đã đón gần 20 triệu lượt khách trong và ngồi nước đến tham quan,
tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cơng tác
giáo dục bảo tàng được thực hiện bằng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau đáp
ứng nhu cầu của khách tham quan: giới thiệu trực tiếp tài liệu, hiện vật trưng bày tại
Bảo tàng; tổ chức triển lãm chuyên đề, nói chuyện; cung cấp tư liệu; phối hợp với các
4


cơ quan thông tin đại chúng xây dựng các chương trình tuyên truyền ... nhân các ngày
lễ lớn của đất nước.
Cùng với hoạt động phát huy tác dụng cơng trình, Bảo tàng tiếp tục nghiên cứu, xây
dựng cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho Bảo tàng Hồ Chí Minh hoạt động liên tục, lâu
dài. Bảo tàng có thư viện chuyên đề sách, báo, tạp chí…về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thư
viện hiện có hơn 6.318 đầu sách với khoảng 20.000 nghìn bản. Kho Tư liệu có hơn
12.000 tài liệu, trong đó có nhiều tư liệu q. Tư liệu - Thư viện đã áp dụng công nghệ
thông tin để quản lý, phục vụ bạn đọc tra cứu, thực sự trở thành địa chỉ tin cậy cho
nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
Cơng tác sưu tầm, tiếp nhận hiện vật tài liệu từ các cơ quan, cá nhân ở trong và ngoài
nước được thường xuyên thực hiện. Hàng nghìn đơn vị tài liệu, hình ảnh, hiện vật
được tiếp tục bổ sung cho Kho cơ sở, giúp cho việc nghiên cứu trưng bày, giới thiệu
về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng đầy đủ, phong phú hơn.

1.2.

Khái quát các gian trưng bày:

Tầng trưng bầy của Bảo tàng Hồ Chí Minh gồm 3 khơng gian chính: gian long trọng,

phần trưng bầy tiểu sử và phần trưng bầy các đề mục mở rộng.
1.2.1. Gian long trọng (gian mở đầu):
Đây là trung tâm của toà nhà, trang nghiêm và giản dị. Tại đây có bức tượng đồng tồn
thân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở tư thế đứng giơ tay như chào mọi người đến thǎm. Bức
tượng cao 3,5 mét, đặt trên bệ cao 60cm. Trên bức tường phía sau tượng là những bức
phù điêu, khắc hoạ truyền thống lịch sử và vǎn hoá của dân tộc Việt Nam.

5


Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại gian long trọng

1.2.2. Phần trưng bày tiểu sử:
Bên phải gian long trọng là phần trưng bầy tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mở đầu
cho phần trưng bầy tiểu sử là bức bình phong chạm gỗ, bằng hình tượng nghệ thuật thể
hiện câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Các vua Hùng đã có cơng dựng nước". Đối
xứng qua gian long trọng là bức bình phong thứ hai thể hiện tư tưởng "Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ nước".

Hình tượng “Bọc trăm trứng và Rồng vàng”

6


Hình tượng “ Ngựa Gióng và Rùa vàng dâng gươm”

Tiếp thu sự đổi mới trong trưng bầy bảo tàng, phần tiểu sử là một thể thống nhất gồm:
đai tiểu sử và các tổ hợp khơng gian hình tượng.
1.2.2.1.


Đai tiểu sử:

Phần này trưng bày các tài liệu hiện vật phản ánh cuộc đời và sự nghiệp cách mạng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm 8 chủ đề:
Chủ đề I: Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1911):

Chủ đề này giới thiệu nhiều ảnh, tư liệu vầ hoạt động yêu nước của nhứng người thân
trong gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh, về các cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân
dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, và sự tiếp thu truyền
thống yêu nước của dân tộc để lựa chọn con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.

Phần trưng bày về quê hương, gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh

7


Chủ đề II: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và khẳng định
con đường cách mạng Việt Nam (1911-1920):
Tài liệu, hiện vật phần này giới thiệu hành trình tìm đường cứu nước của người thanh
niên Nguyễn Tất Thành. Đó là q trình hịa mình với cuộc sống của nhân dân lao
động, với thực tiễn đấu tranh cách mạng...
Người nhận thức được nguồn gốc sâu xa của sự áp bức dân tộc và áp bức giai cấp. Kết
hợp giữa lý luận cách mạng và thực tiễn cách mạng, Người tìm thấy con đường cứu
nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Một số hiện vật được trưng bày như: Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam do Nguyễn
Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vec-xây (Versailles), Thẻ đảng viên Đảng cộng sản Pháp
mang tên Hăng-ri-chen

Phần trưng bày chủ đề 2.


Chủ đề III: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối
của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920-1924):
Giới thiệu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc lên án chủ nghĩa thực dân, thức tỉnh, cổ vũ
và đoàn kết các dân tộc bị áp bức đấu tranh giải phóng theo con đường Cách mạng
Tháng Mười Nga.

8


Nhiều hình ảnh, tài liệu và hiện vật về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc như: tham
dự các Đại hội Đảng Cộng sản Pháp năm 1921, 1922; hoạt động trong Ban nghiên cứu
thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp, xây dựng tình đồn kết chiến đấu giữa giai cấp vơ
sản Pháp và nhân dân các nước thuộc địa; sáng lập “Hội liên hiệp thuộc địa” và ra báo
Le Paria (Người cùng khổ), v.v..

Phần trưng bày chủ đề thứ ba

Một nội dung quan trọng trong trưng bày của chủ đề này là giới thiệu hoạt động của
Nguyễn Ái Quốc tại Mátxcơva từ tháng 6/1923 đến tháng 10/1924; những hoạt động
sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc tại trung tâm của phong trào cách mạng thế giới nhằm
bảo vệ, bổ sung và phát triển sáng tạo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về cách
mạng thuộc địa. Nhiều tư liệu như: hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội V Quốc
tế Cộng sản, Hội nghị Nơng dân Quốc tế, hoạt động trong Đồn Chủ tịch Quốc tế
Nông dân, tham dự Hội nghị Quốc tế Thanh niên, Quốc tế Công hội…
Chủ đề IV: Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính Đảng của giai cấp công nhân
Việt Nam (1924-1930):
Giới thiệu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc nhằm chuẩn bị về chính trị, tư tưởng
và tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.


9


Các tư liệu, hình ảnh và hiện vật trưng bày ở chủ đề này phản ánh hoạt động của
Nguyễn Ái Quốc trong những thời gian và địa điểm khác nhau như ở Quảng Châu Trung Quốc (từ tháng 11/1924 đến tháng 5/1927); ở Liên Xô, Đức (từ tháng 5/1927
đến tháng 6/1928); ở Xiêm (từ tháng 7/1928 đến tháng 11/1929); ở Hồng Kông (từ
tháng 12/1929 đến tháng 2/1930) với Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt
Nam.

Phần trưng bày chủ đề 4

Kết hợp giữa nội dung với giải pháp mỹ thuật và phương tiện kỹ thuật, trưng bày làm
nổi bật ý nghĩa của sự kiện ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự kiện trọng
đại trong cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc và là bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt
Nam.

Bức phù điêu thể hiện Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
10


Chủ đề V: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người tổ chức và lãnh đạo cách mạng tháng
Tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1930-1945):
Phản ánh sự quan tâm chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc đối với Cao trào Xô viết - Nghệ
Tĩnh, cao trào cách mạng đầu tiên của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Từ nước ngoài Người kêu gọi nhân dân thế giới ủng hộ phong trào, phản đối sự khủng
bố của đế quốc với phong trào các mạng Việt Nam. Chủ đề này cũng trưng bày nhiều
tài liệu và hình ảnh Nguyễn Ái Quốc bị bắt tại Hồng Kông và cuộc đấu tranh của
Người để được trả tự do trong những năm 1931-1933; tư liệu về hoạt động của
Nguyễn Ái Quốc nhằm kiên trì thực hiện quan điểm của mình về cách mạng thuộc địa
và sự chiến thắng quan điểm của Người được khẳng định tại Đại hội VII Quốc tế Cộng

sản (1935).

Chủ đề: Lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc và Cách mạng Tháng Tám, sáng lập
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1930-1945)

Chủ đề này còn dành một phần quan trọng giới thiệu vai trị của đồng chí Nguyễn Ái
Quốc trong việc sáng lập Mặt trận Việt Minh, sáng lập Quân đội nhân dân Việt Nam,
cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối, chuẩn bị lực lượng và tổ chức thực
hiện thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới, sáng lập nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
11


Bức phù điêu về Cách mạng Tháng Tám 1945 và Quốc khánh 2/9/1945.

Nhiều tài liệu, hình ảnh trưng bày thời kỳ này thể hiện rõ tư tưởng đại đoàn kết dân
tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tư tưởng ấy mọi người Việt Nam không phân biệt
tôn giáo, đảng phái, già trẻ, gái trai cùng nhau đoàn kết cứu nước. Việt Nam độc lập
đồng minh (Việt Minh) do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập tháng 5/1941 đã hồn thành
sứ mệnh lịch sử, đã tập hợp mọi người Việt Nam tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm
1945 thắng lợi.
Một nội dung quan trọng ở chủ đề này là thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng
phù hợp với điều kiện Việt Nam. Theo chỉ thị của Người ngày 22/12/1944 đội Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh
hùng đã ra đời. Những chiến công đầu tiên đã mở đầu cho truyền thống bách chiến
bách thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chủ đề VI: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người tổ chức và lãnh đạo cách mạng tháng
Tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1954):
Mở đầu trưng bày chủ đề này là các tài liệu, hình ảnh về sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ

Chí Minh đấu tranh xây dựng, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng sau ngày
tuyên bố độc lập.
Đó là việc giải quyết những yêu cầu cấp bách: chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại
xâm. Xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân với hệ thống chính quyền từ Trung ương
đến địa phương…

12


Phần trưng bày chủ đề 6.

Nội dung trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược tập trung thể hiện ý tưởng: Hồ Chí Minh là linh hồn của ý chí độc
lập, tự lập tự cường, huy động sức mạnh toàn dân và kháng chiến toàn diện, vừa kháng
chiến vừa kiến quốc. Từ việc xây dựng các điều kiện để đảm bảo kháng chiến thắng
lợi như: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát triển phong trào thi đua yêu nước mở
rộng khối đoàn kết toàn dân, thành lập khối đoàn kết của nhân dân Đông Dương chống
xâm lược, tăng cường đoàn kết quốc tế… Những nội dung này được thể hiện bằng một
giải pháp riêng nhằm làm rõ vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cuộc kháng
chiến và chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam ở Điện Biên Phủ năm 1954.

Trọng tâm 1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ.

13


Chủ đề VII: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc
(1954-1969):
Giới thiệu đường lối đúng đắn, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương

Đảng trong việc lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến
lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
ở miền Nam; đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ miền Bắc, giải
phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc; kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời
đại; nêu cao chân lý “Khơng có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Phần trưng bày chủ đề 7.

Sau chiến thắng năm 1954 miền Bắc Việt Nam được hồn tồn giải phóng, đồng bào
miền Nam tiếp tục cuộc chiến đấu chống Mỹ và tay sai nhằm giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước. Ở phần trưng bày này giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh Người là biểu tượng của ý chí quyết tâm và niềm tin của toàn Đảng, toàn dân vào
thắng lợi của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Câu nói nổi tiếng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Thống nhất nước nhà là con đường sống của nhân dân
ta. Đại đoàn kết là một lực lượng tất thắng”.
Nội dung trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
III của Đảng (tháng 9/1960) và hoạt động của Người nhằm xây dựng, củng cố vai trị
lãnh đạo của Đảng. Người nói: Đảng ta là đạo đức là văn minh và Người là tiêu biểu
của tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng.
14


Hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ trong giai đoạn từ 1965 đến 1969 được chú ý đặc biệt. Đây là
thời kỳ thử thách ác liệt nhưng vô cùng hào hùng của dân tộc Việt Nam, nêu cao chân
lý của Chphần trưng bày này còn thể hiện sự đoàn kết của nhân dân thế giới đối với
cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Những ngày cuối đời, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tang lễ Người được
thể hiện bằng một giải pháp độc đáo. Giải pháp đó nói lên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
qua đời nhưng hình ảnh và tư tưởng của Người vẫn sống mãi.


Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phần trưng bày Tiểu sử và sự nghiệp.

Chủ đề VIII: Mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Đảng Cộng sản Việt Nam kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo nhân dân Việt Nam biến những tư tưởng của
Người thành hiện thực:

15


Hồn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và đang lãnh đạo
nhân dân Việt Nam thực hiện mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xây
dựng một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

Hình ảnh Hà Nội - Huế - Sài Gòn sum họp.

Những tranh ảnh, tài liệu bút tích và hiện vật trên đai tiểu sử được gắn bó chặt chẽ với
giải pháp mỹ thuật đa dạng nhằm tǎng sức hấp dẫn và sự chú ý của người xem.
Theo vành đai tiểu sử, mọi người còn được xem 8 phim tư liệu lịch sử giới thiệu
những hình ảnh sống động trên những chặng đường hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.

16


Kết thúc của mỗi chủ đề là những biểu tượng mỹ thuật gợi người xem suy tư về ý
nghĩa của từng giai đoạn lịch sử, đó cũng là những điểm ghi dấu những mốc quan
trọng cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của cách mạng Việt Nam: tìm ra đường
lối cứu nước nǎm 1920, Đảng Cộng sản ra đời nǎm 1930, đất nước độc lập nǎm 1945,

chiến thắng Điện Biên Phủ oanh liệt nǎm 1954, những ngày đau thương nǎm 1969,
giải phóng miền Nam nǎm 1975.

1.2.2.2. Tổ hợp khơng gian hình tượng:
Các tổ hợp khơng gian hình tượng là một bộ phận không thể tách rời của phần trưng
bày tiểu sử.
Bằng hình tượng nghệ thuật khái quát, mang tính hồnh tráng và sự kết hợp với hiện
vật gốc, hiện vật mơ phỏng, hiện vật có tính nghệ thuật đem lại cho người xem những
hiểu biết và cảm xúc về mảnh đất Việt Nam gắn liền với từng giai đoạn hoạt động
cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong chu trình tham quan, chúng ta gặp 6 tổ
hợp khơng gian hình tượng.
Tổ hợp 1: Q hương, gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Tổ hợp khơng gian hình tượng này thể hiện quê hương, gia đình của Chủ tịch Hồ Chí
Minh ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Mảnh đất có truyền thống yêu
nước bất khuất chống ngoại xâm, truyền thống hiếu học. Nơi đây cậu bé Nguyễn Sinh
Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã ra đời. Nơi Người đã sống những năm 1890 - 1895,
1901 - 1906 và tiếp thu những truyền thống tốt đẹp của quê hương, gia đình trước khi
ra đi tìm đường cứu nước.

Trưng bày tổ hợp khơng gian hình tượng:
Q hương, gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh

17


Tổ hợp 2: Xô Viết Nghệ Tĩnh:
Tổ hợp thể hiện cuộc đấu tranh đầu tiên của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng và ý nghĩa của cuộc đấu tranh này đối với cách mạng Việt Nam và thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám năm 1945.


Một phần trưng bày tổ hợp khơng gian hình tượng:
Xơ viết Nghệ Tĩnh

Tổ hợp 3: Pác Bó cách mạng:
Tổ hợp miêu tả hình ảnh hang Cốc Bó (Cao Bằng), nơi đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã
sống và chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1941-1945. Các phù điêu
xung quanh tổ hợp khắc họa lại những điểm di tích lịch sử của mảnh đất cách mạng từ
Pác Bó đến Tân Trào.

Trưng bày tổ hợp khơng gian hình tượng: Pác Bó cách mạng
18


Tổ hợp 4: Việt Nam chiến đấu và chiến thắng 1945 – 1954:
Tổ hợp miêu tả cuộc kháng chiến toàn dân, tồn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là
chính của nhân dân Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo; đường lối vừa kháng chiến vừa kiến quốc; xây dựng, củng cố chính quyền
của dân, do dân, vì dân trong những ngày đầu lập nước; phát huy sức mạnh của toàn
dân làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trưng bày tổ hợp không gian hình tượng:
Việt Nam chiến đấu và chiến thắng (1945-1954)

Tổ hợp 5: Gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Gian này được thể hiện hình ảnh một đền thờ. Những hiện vật giới thiệu ở đây nói lên
tuy trái tim của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ngừng đập nhưng hình ảnh, sự nghiệp và tư
tưởng của Người sống mãi.

Gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
19



Tổ hợp 6: Việt Nam chiến đấu và chiến thắng 1954-1975:
Tổ hợp khơng gian hình tượng này phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam
nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước như mong ước của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và tiếp tục thực hiện Di chúc của Người xây dựng một nước
Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Trưng bày tổ hợp khơng gian hình tượng:
Việt Nam chiến đấu và chiến thắng 1954-1975

1.2.3. Phần trưng bày các đề mục mở rộng:
Trên tầng trưng bày cịn có phần các chuyên đề và đề mục mở rộng (gọi tắt là các
chuyên đề) những chuyên đề này được trưng bày ở 8 gian bao quanh phía sau đai tiểu
sử với nội dung sau:
Gian I: Tình hình thế giới và Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
Gian chuyên đề giới thiệu cuộc cách mạng và sự phát triển nhanh chóng của văn hóa,
khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở các nước phương Tây đã làm thay
đổi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những thay đổi đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến
nhận thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con đường cứu nước của nhân dân Việt Nam.

20


Một phần gian chuyên đề về tình hình thế giới cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Gian II: Ý nghĩa quốc tế của cách mạng Tháng Mười Nga:
Gian này thể hiện ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách mạng
Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
“Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức

tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất”

Gian trưng bày đề mục mở rộng:
Ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam

21


Gian III: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít:
Gian này giới thiệu sự đối lập giữa tiến bộ, sáng tạo của loài người và sự phản động,
hủy diệt của chủ nghĩa phát xít đối với nhân loại.
Cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa phát xít đã ảnh hưởng tới tiến
trình cách mạng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Gian trưng bày đề mục mở rộng:
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít

Gian IV: Thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ II:
Gian này giới thiệu tình hình thế giới sau đại chiến II. Đó là thắng lợi của nhân dân thế
giới chống chủ nghĩa phát xít dẫn đến sự phân chia thế giới thành hai hệ thống xã hội
chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
Đó là cuộc chiến tranh không tiếng súng - “chiến tranh lạnh” và những cuộc chiến
tranh khu vực.

Gian trưng bày đề mục mở rộng:
Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới (1945 – 1960)
22


Những chuyên đề trên giúp người xem hiểu biết thêm những phong trào và sự kiện lớn

của thế giới trên mỗi chặng đường hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngồi ra cịn có 2 chun đề có tính chất thời sự:
Gian V: Bác Hồ với thế hệ trẻ:
Gian này thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về thế hệ trẻ (Việt Nam và thế giới), về vai
trò của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp bảo vệ hồ bình, bảo vệ môi sinh và môi trường
sống...
Đặc biệt là vai trò của thế hệ trẻ đối với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và cơng
nghệ vì cuộc sống hạnh phúc của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Vì lợi ích
mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Gian trưng bày chuyên đề: Bác Hồ với thế hệ trẻ

Gian VI: Nước Việt Nam ngày nay:
Bảo tàng có một gian chiếu phim: Phim giới thiệu những thành tựu của nhân dân Việt
Nam đạt được trong cơng cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

23


Gian chiếu phim: Việt Nam ngày nay

Chương II: Chức năng tuyên truyền, giáo dục của Bảo tàng Hồ Chí
Minh:
2.1. Tuyên truyền, giáo dục về lòng yêu nước, thương dân của chủ tịch Hồ Chí
Minh:
Gian mở đầu với quần thể kiến trúc - nghệ thuật chính là bức tượng chủ tịch Hồ Chí
Minh và hình tượng mặt trời, cây đa, tượng trưng ánh sáng cùng sự trường tồn truyền
thồng văn hóa Việt Nam. Cùng với hai hình tượng tại gian mở đầu: “Bọc trăm trứng và
rồng vàng” - biểu tượng truyền thống đấu tranh dựng nước của dân tộc Việt Nam;

“Ngựa Gióng và Rùa vàng dâng gươm” - biểu tượng truyền thống đấu tranh giữ nước
của dân tộc Việt Nam. Đây chính là biểu hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải
tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước bất khuất của tổ tiên:
“Các vua Hùng đã có cơng dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Qua tổ hợp khơng gian hình tượng 1 và chủ đề 1: hình ảnh làng sen, ngơi nhà với chiếc
khung cửi, thuyền giã thuốc, bàn làm việc,… - nơi sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh
hiện lên cùng với hình ảnh của những người thân trong gia đình cho ta cảm thấy truyền
thống yêu nước, thương dân của từng thành viên trong gia đình. Lịng u nước,
thương dân nồng nàn đó đã ngấm trong dịng máu Bác từ lúc thiếu thời.
24


Ông Nguyễn Sinh Sắc
Thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bà Hồng Thị Loan
Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bà Nguyễn Thị Thanh
Chị gái Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ơng Nguyễn Sinh Khiêm
Anh trai Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là ơng Nguyễn Sinh Sắc. Ơng thi đậu Phó bảng năm
1901. Tuy đỗ cao nhưng ơng vẫn sống thanh bạch, khiêm tốn, ghét thói xu nịnh, cam
phận của các quan lại trong triều đình Huế. Ơng chỉ làm quan một thời gian ngắn và
sau đó sống bằng nghề dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Ông đã đi nhiều
nơi, liên lạc với những người yêu nước, tun truyền đồn kết, kêu gọi nhân dân sống

có tình nghĩa thủy chung. Tư tưởng yêu nước tiến bộ, nhân cách cao thượng của ông
đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến những người con.
25


×