Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BS Quan B1 - Gay dau duoi xuong canh tay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.79 KB, 12 trang )

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG CÁNH TAY Ở
NGƯỜI LỚN BẰNG PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN
QUÂN Y 91 TỪ 01/2017 ĐẾN 12/2019
Chủ đề tài: BS Trịnh Xuân Tiến
Cộng sự: BS Nguyễn Hữu Quân
Hướng dẫn: BS Hồng Vĩnh Phúc
TĨM TẮT
Mục tiêu: nhận xét về chỉ định, kỹ thuật phẫu thuật gãy đầu dưới xương cánh
tay. Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy kín đầu dưới xương cánh
tay. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên 75 BN gãy đầu
dưới xương cánh tay điều trị kết xương bên trong, thời gian từ tháng 01 năm 2017
đến tháng 12 năm 2019 tại bệnh viện Quân y 91. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình
là 34,2 ± 12,6; nam giới 61,3%, TNGT 64%; gãy kín 81,3%. 20% gãy loại A, 46,7%
gãy loại B và 33,3% gãy loại C. 57,3% phẫu thuật trong 24h, 26,7% phẫu thuật từ
ngày thứ 2-4, 16% phẫu thuật sau 4 ngày. 90,7% kết xương sử dụng găm đinh
Kirschner và/ hoặc vít xốp, 9,3% kết xương sử dụng nẹp vít đầu duới xương cánh tay.
Liền vết mổ kỳ đầu 84%, nhiễm khuẩn nông 10,7%. Kết quả tốt 58,3%, khá 30,6%,
trung bình 6,9%. Kết luận: gãy kín đầu dưới xương cánh tay ở người lớn là gãy
xương phạm khớp. Phẫu thuật kết xương bên trong nhằm nắn chỉnh phục hồi về giải
phẫu, cố định ooe gãy vững chắc, tạo điều kiện tập phục hồi chức năng sớm sau phẫu
thuật.
Từ khóa: Gãy đầu dưới xương cánh tay – Bệnh viện Quân y 91.

I - ĐẶT VẤN ĐỀ
Gẫy kín đầu dưới xương cánh tay là một trong những loại gãy xương thường
gặp. Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn thể
thao…Loại gãy này thường gặp ở trẻ em nhiều hơn. Ở người lớn tuy hiếm gặp hơn so
với các loại gãy xương ở vị trí khác nhưng thường là loại gãy phức tạp, di lệch lớn,
phạm khớp. Theo nghiên cứu của JUPITER J.B, NEFF U.R.S: Intercondylar fractures
of the humerus. J Bone Joint Surg. 67A; 1985: 226-239: gãy xương vùng khuỷu
chiếm khoảng 6,5 đến 7% tổng số các gãy xương ở người lớn, trong đó số bệnh nhân




gãy đầu dưới xương cánh tay chiếm khoảng quá nửa. Ở người lớn hầu hết loại gãy
này là hậu quả của một chấn thương trực tiếp, nên ngoài tổn thương xương gãy xương
phức tạp cịn có thể gặp tổn thương phối hợp khác như tổn thương mạch máu, thần
kinh và các xương lân cận như mỏm khuỷu, xương quay. Do tổn thương giải phẫu
phức tạp nên ở người lớn phương pháp điều trị phẫu thuật là chủ yếu. Phương pháp
kết xương thường áp dụng là nẹp vít kết hợp với găm đinh Kirschner hoặc bắt các vít
xương xốp rồi găm hai đinh Kirschner bắt chéo và bất động tăng cường bột sau mổ.
Mục tiêu của phẫu thuật là phục hồi về hình thể giải phẫu của xương đặc biệt là diện
khớp, cố định ổ gãy vững chắc để bệnh nhân tập vận động sớm.
Những năm vừa qua, Bệnh viện Quân y 91 đã điều trị phẫu thuật kết xương
cho nhiều bệnh nhân gãy đầu dưới xương cánh tay. Để đánh giá kết quả và rút kinh
nghiệm trong công tác điều trị, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu:
- Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương bên trong điều trị gãy đầu dưới
xương cánh tay.
- Nhận xét về chỉ định, kỹ thuật phẫu thuật gãy đầu dưới xương cánh tay.
II - ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 75 BN gãy đầu dưới xương cánh tay, tuổi từ 16 đã điều trị kết xương bên
trong trong thời gian từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2019.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Chẩn đoán xác định gãy đầu dưới xương cánh tay,
tuổi > 16, và có chỉ định mổ kết hợp xương.
Tiêu chuẩn loại trừ: không chọn các bệnh nhân gãy xương bệnh lý, gãy xương
ở chi có sẵn các dị tật, di chứng chấn thương.
2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả, cắt ngang.
- Các bệnh nhân được chẩn đoán dựa vào:
+ Triệu chứng lâm sàng.
+ Phim Xquang chụp khớp khuỷu ở 2 tư thế thẳng nghiêng.



+ Phân loại gãy xương theo AO.
* Phân loại gãy theo AO:
+ Loại A: Gãy ngoài khớp: gãy nhổ điểm bám ở mỏm trên ròng rọc (A1), gãy
trên lồi cầu (A2), gãy trên lồi cầu đầu trung tâm có nhiều mảnh( A3).
+ Loại B: gãy một lồi cầu: gãy khối lồi cầu (B1), gãy khối ròng rọc (B2), gãy
cắm gắn lồi cầu(B3)
+ Loại C: gãy liên lồi cầu: gãy liên lồi cầu hình chữ Y, chữ T (C1), gãy liên lồi
cầu nhiều mảnh(C2), gãy liên lồi cầu kết hợp thân xương nhiều mảnh(C3).
* Chỉ định phẫu thuật và chỉ định phương pháp phẫu thuật
Loại gãy
Chỉ định phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật
Gãy trên lồi cầu xương Gãy xương di lệch lớn; Nẹp vít, hoặc vít xốp kết
cánh tay ( A2)

gãy xương có tổn thương hợp găm đinh Kirschner
bó mạch thần kinh; hoặc
đã nắn chỉnh không đạt.

Gãy mỏm trên lồi cầu, Di

lệch

nhiều,

mảnh Găm đinh Kirschner

mỏm trên ròng rọc xương xương kẹt vào khe khớp
cánh tay (A1)

Gãy khối lồi cầu, khối Gãy xương có di lệch

Găm

rịng rọc xương cánh tay

và/hoặc vít xốp

(B1, B2)
Gãy đầu dưới xương cánh Di lệch nhiều

Vít xốp kết hợp đinh

tay chữ T,Y ( C1)

Kirschner

đinh

Kirschner

xuyên

chéo,

hoặc nẹp vít
Các loại gãy khác tùy đặc điểm ổ gãy và di lệch có chỉ định PT, và phương pháp PT
cụ thể cho từng tường hợp.
* Phương pháp mổ: Theo quy trình phẫu thuật kết xương đầu dưới xương cánh tay
của Bệnh viện Quân y 91, năm 2019:

* Đánh giá kết quả :


- Đánh giá kết quả gần dựa vào diễn biến tại vết mổ và kết quả kết xương trên
phim XQ sau mổ.
- Đánh giá kết quả xa dựa vào kết quả XQ, kết quả liền xương và kết quả chức
năng khớp khuỷu theo thang điểm của Flynn gồm 4 mức độ: tốt, khá, trung bình và
xấu. Thời gian đánh giá kết quả xa là sau mổ tối thiểu trên 10 tháng.
Bảng 2.1 Đáng giá kết quả PHCN khớp khuỷu theo tiêu chuẩn Flynn.
Mất biên độ vận động gấp,

Kết quả

duỗi khớp khuỷu
0-5 ᵒ
6-10 ᵒ
11-15ᵒ
> 15 ᵒ

Tốt
Khá
Trung bình
Xấu
3. Xử lý và phân tích số liệu:

- Các số liệu được ghi chép đầy đủ từ khi vào viện, cách thức phẫu thuật, sau
mổ, phục hồi chức năng trong phiếu theo dõi để đánh giá kết quả.
- Phân tích, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS, EXCEL.
III - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm chung, lâm sàng

1.1. Tuổi, giới:
Bảng 3.1: Phân bố bệnh theo tuổi, giới ( n=75)
Tuổi
Nam
Nữ
Tổng

16-40
24
13
37 (49,3%)

41-60
15
10
25 (33,3%)

>60
7
6
13

Tổng
46 (61,3%)
29 (38,7%)
75 ( 100%)

(17,4%)
Tuổi trung bình là 34,2 ± 12,6, nhóm tuối hay gặp nhất là 16 - 40, chiếm
49,3%. Giới nam chiếm 61,3%, nữ là 38,7%

1.2. Nguyên nhân gãy xương:
Bảng 3.2: Nguyên nhân gãy xương ( n=75)


Nguyên nhân
TNGT
TNLĐ
TNSH
Tổng

Số BN
48
8
19
75

Tỉ lệ %
64
10,7
25,3
100

Nguyên nhân hay gặp nhất là tai nạn giao thông, chiếm 64%, tiếp đến là tai nạn
sinh hoạt 25,3%.
1.3. Phân loại gãy đầu dưới xương cánh
Bảng 3.3: Phân loại gãy đầu dưới xương cánh tay
Phân loại theo AO

Số BN
Gãy kín

11
31
19
61

Loại A
Loại B
Loại C
Cộng

Cộng
Gãy hở
4
4
6
14

15
35
25
75

1.4. Tổn thương phối hợp gồm:
Bảng 3.4: Tổn thương phối hợp:
Tổn thương phối hợp
Số BN
Gãy mỏm khuỷu cùng bên
3
Gãy 1/3 giữa xương cánh tay cùng
3

bên
Gãy 1/3 trên xương quay
Vết thương phầm mềm cẳng tay
Tổng

5
3
14

Tỉ lệ %
4
4
6,7
4
18,7

2. Thời điểm và phương pháp phẫu thuật
2.1. Thời điểm phẫu thuật:
Bảng 3.5 Thời điểm phẫu thuật
Thời điểm phẫu
thuật
< 24h

Số BN

Cộng

Gãy kín

Gãy hở


29

14

43


2-4 ngày
20
0
20
5-10 ngày
5
0
5
10-20 ngày
2
0
2
> 21 ngày
5
0
5
Cộng
61
14
75
Đa số bệnh nhân được phẫu thuật trong vòng 24h sau tai nạn chiếm 57,3%, có
7 bệnh nhân phẫu thuật sau 10 ngày từ khi bị chấn thương, là những trường hợp gãy

xương được điều trị bảo tồn bằng nắn chỉnh bó bột nhưng bị di lệch thứ phát, nắn
chỉnh lại không đạt yêu cầu.
2.2 Phương pháp kết xương:
Bảng 3.6 Phương pháp kết xương
Phương pháp kết xương
Đinh Kirscnher và vít xốp
Đinh Kirschner hoặc vít
xốp
Nẹp vít
Cộng

Phân loại gãy theo AO
Loại A
Loại B
Loại C
3
10
14
10
25
6
2
15

0
35

5
25


Cộng
27
41
7
75

- 68 BN kết xương kết hợp giữa bắt vít xốp cố định khối lồi cầu và khối ròng
rọc với nhau và/hoặc găm đinh Kirschner từ mỏm trên lồi cầu và mỏm trên ròng rọc
bắt chéo lên qua đầu trung tâm.
- 7 BN kết xương vít xốp cố định các mảnh gãy đầu xương với nhau sau đó đặt
nẹp ở mặt ngồi xương cánh tay cố định đầu xương với thân xương.
3. Kết quả điều trị
3.1. Diễn biến tại vết mổ
Bảng 3.7 Diễn biến tại vết mổ
Phân loại
Liền vết mổ kỳ

Gãy hở
10

Gãy kín
57

Cộng
67

đầu

(71,4%)


(93,4%)

(89,3%)


Nhiễm

khuẩn

nông tại vết mổ
Nhiễm
khuẩn

4

4

8

(28,6%)

(6,6%)
0

(10,7%)

0
0
sâu phải mổ lại
Cộng

14
61
75
Gãy hở nhiễm trùng nơng sau mổ 28,6%, gãy kín tỷ lệ nhiễm trùng nông sau
mổ là 6,6%.
3.2. Kết quả nắn chỉnh và kết xương:
Bảng 3.8. Kết quả nắn chỉnh xương. ( n=75)
Kết quả

Ngay sau mổ
Loại A

nắn

Loại B

Loại C

Sau mổ 3 tháng
Cộng

Loại A

Loại B

Loại C

Cộng

chỉnh

Hết
di

55

55

lệch
Di lệch ít
Di
lệch

20
0

17
3

0

0

0

0

0

3


nhiều
4% sau mổ di lệch thứ phát nhiều, lệch trục xương phải mổ nắn chỉnh và kết
hợp xương lại.
3.3. Liên quan giữa thời điểm phẫu thuật và kết quả nắn chỉnh xương ngay sau mổ
Bảng 3.9. Thời điểm phẫu thuật và kết quả nắn chỉnh xương ngay sau mổ
Thời điểm

Kết quả nắn chỉnh xương ngay

Tổng

phẫu thuật

sau mổ
Hết di lệch
Di lệch ít
34
9

43

< 24h
2-4 ngày

(79,1%)
14

(20,9%)
6


(57,3%)
20

> 4 ngày

(70%)
7

(30%)
5

(26,7%)
12

(58,3%)
55

(41,7%)
20

(16%)
75

Tổng


Bệnh nhân mổ trong vịng 24h sau tai nạn có kết quả nắn chỉnh xương ngay sau
mổ hết di lệch cao nhất, đạt 79,1%, bệnh nhân mổ muộn sau 4 ngày có kết quả nắn
chỉnh xương ngay sau mổ hết di lệch thấp nhất, đạt 58,3%.
3.4. Kết quả xa:

- Theo dõi đánh giá kết quả xa 72 BN đạt 96%.
- Thời gian theo dõi kết quả xa: từ 10 – 40 tháng, trung bình là 25,7 tháng.
- Sẹo mổ mềm mại khơng viêm rị: 72 BN.
3.5. Kết quả phục hồi chức năng:
Bảng 3. Kết quả phục hồi chức năng (theo Flynn) ( n= 72)
Kết quả PHCN
Tốt
Khá
Trung bình
Xấu
Tổng

Số BN
42
22
5
3
72

Tỷ lệ%
58,3
30,6
6,9
4,2
100

03 BN có kết quả xấu là do vận động khớp khuỷu bị cứng và đã được phẫu
thuật làm vận động khớp khuỷu khi lấy bỏ phương tiện kết xương.
IV - BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung, lâm sàng.

Tuổi trung bình là 34,2 ± 12,6, chấn thương hay gặp ở nhóm tuổi lao động,
nhóm tuổi 16-30 chiếm 49,3%. Giới tính: nam chiếm 61,3% nhiều hơn nữ là 38,7%.
Nguyên nhân chấn thương hay gặp là tai nạn giao thông, chiếm 64%.
Loại gãy hay gặp là gãy kín, chiếm 81,3%. Phân loại theo AO , loại B chiếm tỉ
lệ cao nhất (46,7%), là loại gãy một lồi cầu, tiếp đến là loại C (33,3%) là loại gãy liên
lồi cầu. Hai loại gãy trên là loại gãy phạm khớp, thường kèm theo di lệch xoay, di
lệch chồng phức tạp, ảnh hưởng tới vận động khớp khuỷu, nên thường có chỉ định
phẫu thuật.


Tổn thương kết hợp: có 3 bệnh nhân gãy mỏm khuỷu cùng bên, 3 bệnh nhân
gãy 1/3 giữa xương cánh tay cùng bên, 5 bệnh nhân gãy 1/3 trên xương quay, những
bệnh nhân này được mổ kết xương các tổn thương kết hợp trong cùng 1 cuộc mổ kết
hợp xương đầu dưới xương cánh tay.
2. Thời điểm, phương pháp kết xương.
Trong nghiên cứu này có 43 BN (57,3%) được mổ trong 24 giờ đầu khi đã có
đủ các xét nghiệm trong giới hạn cho phép mổ và đã chuẩn bị đầy đủ phương tiện kết
xương. Tình trạng tại chỗ của bệnh nhân sưng nề ít, tổn thương xương khơng q
phức tạp. Tất cả các bệnh nhân gãy xương hở đều chỉ định ổ cấp cứu ngay khi các
điều kiện cho phép, trong nghiên cứu của chúng tôi, 14 bệnh nhân gãy hở đều được
mổ cấp cứu trong 24h đầu.
20 BN(26,7%) được mổ từ ngày thứ 2-4, đều là bệnh nhân chấn thương mới,
được chuyển từ các cơ sở y tế tuyến dưới lên, hoặc vì lý do nào đó mà nhập viện
muộn hơn, cũng như công tác chuẩn bị bệnh nhân, phương tiện phẫu thuật, phương
tiện kết xương, buồng mổ... nên thời gian chờ mổ kéo dài hơn.
Những bệnh nhân sưng nề nhiều hoặc có các nốt phỏng nước do rối loạn dinh
dưỡng, chúng tơi điều trị tích cực trước mổ bằng bất động, treo cao tay và dùng thuốc
chống phù nề. Số BN mổ từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 là 5 BN (chiếm 6,7%). Trong
đó có 1 BN có tổn thương gãy xương cánh tay cùng bên và chấn động não nhẹ.
Có 7 BN(9,3%) được mổ từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 25 là những trường hợp

gãy xương được điều trị bảo tồn bằng nắn chỉnh bó bột nhưng bị di lệch thứ phát, nắn
chỉnh lại không đạt yêu cầu.
Đối với các loại gãy phạm khớp nói chung thì việc tiến hành phẫu thuật sớm có
ý nghĩa rất quan trọng đối với q trình phục hồi chức năng sau mổ vì nó làm giảm
sưng nề tại ổ khớp và cho phép người bệnh tập vận động sớm.
Theo Đặng Kim Châu, các loại gãy xương ở đầu xương dù là phạm khớp hay không
phạm khớp cũng cần được xử trí sớm nhất trong điều kiện có thể để đảm bảo nắn


chỉnh xương về đúng giải phẫu và phục hồi nhanh chóng chức năng vận động của
khớp. Theo nghiên cứu của chúng tôi, những bệnh nhân được phẫu thuật trước 24h
cho kết quả nắn chỉnh hết di lệch đạt 79,1%. Tỉ lệ này ở nhóm được phẫu thuật là
70%. Phẫu thuật sau 4 ngày cho tỉ lệ nắn chỉnh hết di lệch chỉ đạt 58,3%. Kết quả này
là phù hợp với các nghiên cứu của Đặng Kim Châu, và Đặng Hoàng Anh
Phương pháp kết xương:
- 68 BN (90,7%) kết xương kết hợp giữa bắt vít xốp cố định khối lồi cầu và
khối ròng rọc với nhau và/hoặc găm đinh Kirschner từ mỏm trên lồi cầu và mỏm trên
ròng rọc bắt chéo lên qua đầu trung tâm.
- 7 BN(9,3%) kết xương vít xốp cố định các mảnh gãy đầu xương với nhau sau
đó đặt nẹp ở mặt ngồi xương cánh tay cố định đầu xương với thân xương.
2. Kết quả điều trị
Kết quả điều trị gần:
Diễn biến tại vết mổ, có 89,3% bệnh nhân liền vết mổ kỳ đầu tốt, 10,7% bệnh nhân
nhiễm khuẩn nơng, khơng có trường hợp nào nhiễm khuẩn sâu phải mổ lại. Trong số
các bệnh nhân gãy hở, 28,6% bệnh nhân nhiễm khuẩn nông vết mổ, cao hơn tỉ lệ
nhiễm khuẩn nơng vết mổ trong nhóm gãy kín ( 6,6%)
Kết quả nắn chỉnh xương:
Kết quả kết xương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, thể trạng của bệnh
nhân, mức độ tổn thương giải phẫu, các tổn thương phối hợp và phương pháp kết hợp
xương. Đối với kết xương đầu dưới xương cánh tay, nhiều tác giả cho rằng những loại

gãy đơn giản chỉ nên sử dụng phương tiện kết xương tối thiểu, nghĩa là sử dụng vít
xốp đơn thuần hoặc găm đinh Kirschner. Phương pháp này đơn giản nhưng ổ gãy
khơng được vững chắc, vì vậy phải cố định bột tăng cường. Kết quả đạt được: 100%
bệnh nhân sau phẫu thuật xương hết di lệch hoặc di lệch ít.
Tuy nhiên có 3 BN (4%) chụp phim sau mổ 3 tháng thấy xương di lệch nhiều,
lệch trục xương phải mổ nắn chỉnh và kết hợp xương lại. Trong đó có 2 trường hợp


gãy liên lồi cầu phức tạp được kết xương bằng vít xốp và găm đinh kirschner, có cố
định nẹp bột sau mổ cho vững ổ gãy, tuy nhiên bệnh nhân tháo bột vận động sớm gây
di lệch thứ phát. Một trường hợp gãy khối ròng rọc được kết xương bằng găm 2 đinh
Kischner, cố định ổ gãy không vững gây di lệch thứ phát. Các trường hợp dùng nẹp
đầu dưới xương cánh tay thường cố định ổ gãy vững hơn, ít gây di lệch thứ phát ổ
gãy. Theo nghiên cứu của chúng tơi khơng có trường hợp nào dùng nẹp vít mà có di
lệch thứ phát ổ gãy.
Kết quả điều trị xa:
Theo dõi điều trị xa được 72 BN ( 96%), thời gian theo dõi 10-40 tháng,
có 3 bệnh nhân thời gian theo dõi chưa đủ 10 tháng. Thấy kết quả PHCN tốt và khá
đạt 88,9%, 3 BN có kết quả xấu là do vận động khớp khuỷu bị cứng. Trong đó có 1
bệnh nhân có tổn thương gãy mỏm khuỷu cùng bên. 2 bệnh nhân gãy liên lồi cầu
phức tạp, sau mổ cố định nẹp bột thời gian lâu, gây hạn chế vận động khớp khuỷu. Cả
3 bệnh nhân đã được phẫu thuật làm vận động khớp khuỷu khi lấy bỏ phương tiện kết
xương, cho kết quả PHCN đạt mức trung bình.
V - KẾT LUẬN
Gãy kín đầu dưới xương cánh tay ở người lớn là gãy xương phạm khớp phức
tạp. Phẫu thuật kết xương bên trong nhằm nắn chỉnh phục hồi về giải phẫu, cố định ổ
gãy vững chắc, tạo điều kiện tập phục hồi chức năng sớm sau phẫu thuật.
Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình là 34,2 ± 12,6; tỷ lệ nam chiếm 61,3%,
nguyên nhân chấn thương chủ yếu do TNGT 64%, gãy kín chiếm 81,3%. Phân loại
theo tổn thương gồm 15 BN(20%) gãy loại A, 35 BN (46,7%) gãy loại B và 25 BN

(33,3%) gãy loại C. Thời điểm phẫu thuật: 57,3% bệnh nhân được mổ trong 24h,
26,7% được mổ từ ngày thứ 2-4, 16% bệnh nhân được phẫu thuật sau 4 ngày. Phương
pháp phẫu thuật: 90,7% kết xương sử dụng găm đinh Kirschner và/ hoặc vít xốp,
9,3% kết xương có sử dụng nẹp vít đầu duới xương cánh tay. Kết quả liền vết mổ kỳ
đầu là 84%, nhiễm khuẩn nông là 10,7%. Đánh giá kết quả xa 72 BN theo thang điểm


của Flynn đạt tỷ lệ 96% với thời gian theo dõi trung bình là 25,7 tháng. Kết quả tốt là
42 BN (58,3%), khá là 22 BN (30,6%), trung bình là 5 BN (6,9%) và xấu là 3 BN
(4,2%).
VI - TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Kim Châu (1963), Điều trị gãy xương. NXBYH – Hà nội, tr.40-51.
2. Nguyễn Đức Phúc (1999), Bệnh học ngoại khoa, tập 2, NXBYH – Hà Nội, tr. 7378.
3. Nguyễn Đức Phúc (2010), Chấn thương chỉnh hình, NXBYH, tr. 230-236.
4. Trần Đình Chiến (2006), Bệnh học chấn thương chỉnh hình, Học viện quân y, tr 4154.
5. Đào Đức Hoàng (2005), Đánh giá kết quả điều trị gãy xương phạm khớp đầu dưới
xương cánh tay ở người lớn bằng phương pháp kết xương nẹp vít tại BVĐK Xanhpơn, Hà Nội. Luận văn chuyên khoa cấp II, HVQY.
6. Đặng Hồng Anh, Kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương cánh tay bằng kết hợp
xương bên trong tại bệnh viện 103
1.

Trần Đình

Quang Long

Chiến (2006), “Gãy xương cánh tay”, bệnh học chấn thương chỉnh hình, NXB Quân đội, Hà Nội, tr. 41-45.2.

Nguyễn

(2005), “Các khuynh hướng hiện đại về phục hồi gãy thân xương dài”, kỷ yếu hội nghị thường niên chấn thương chỉnh


hình lần thứ XII, tr 39-48.3.

Nguyễn Thái

Sơn, Đinh Metaizeau và các khả năng ứng dụng trên lâm sàng Hội nghị khoa học Hội

chấn thương chỉnh hình tồn quốc lần thứ III 3/2003 tr 66 – 77.4.
Dhaka-1100. Bangladesh, p: 216-223.5.
publication data, 1998 p: 229-236.6.

M.A. JAFAR, Fractures and dislocations, Sushree Printer,

KLENERMAN LESLIE. The evolution of orthopaedic surgery. British library cataloguing in

J.P.METAIZEAU. Traitement des fractures diaphysaires de l' enfance par embrochage centro-

medullaire élastique stable. Cahiers d'enseignement de la SOFCOT: Enclouage centro-médullaire des os long, 67-81.7.
RAE. Pratical fracture treatment. Churchill livingstone, third editon 1994, p: 273-285.8.
fracture. J Bone Joint Surg. 52A; 1970: 1077-1089. 9.
Bone Joint Surg. 67A; 1985: 226-239.10.
Manual. Springer, 03-02-2010 - 317 p.

JUPITER J. B, NEFF U. R.

RONALD MC

NEER C. S. Displaced proximal humeral
S: Intercondylar fractures of the humerus. J


LASCOMBES Pierre. Flexible Intramedullary Nailing in Children: The Nancy University



×