Gãy đầu dưới xương cánh tay
I.Đại cương:
Gãy đầu dưới xương cánh tay chiếm khoảng 4,3% tất cả các gãy xương.
Loại gãy này thường có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng của khớp khuỷu và gây
hạn chế vận động khớp do cốt hoá quanh khớp hoặc di lệch.
1. Gãy đầu dưới xương cánh tay được chia ra:
2. Gãy trên lồi cầu xương cánh tay( gãy ngoài khớp ,giữa đầu và thân xương).
3. Gãy mỏn trên lồi cầu-trên ròng rọc xương cánh tay( gãy ngoài khớp).
4. Gãy khối lồi cầu,gãy khối ròng rọc xương cánh tay( gãy trong khớp).
5. Gãy đầu dưới xương cánh tay hình chữ Y, chữ T( gãy trong khớp)/ít hoặc
nhiều mảnh, đơn thuần hoặc kết hợp cùng gãy thân xương cánh tay
II. Gãy trên lồi cầu xương cánh tay:
1. Hay gặp ở trẻ nhỏ và thiếu nhi.
2. Được chia ra gãy thể gấp và gảy thể uỡn ( ưỡn gặp nhiều hơn gấp).
3. Thể ưỡn:
- Cơ chế: Do ngã chống bàn tay xuống đất khi cánh tay giạng,khớp khuỷu gấp
nhẹ( hay gặp ở trẻ nhỏ).
- Đường gãy thường chéo vát từ dưới lên trên, từ trước ra sau.
- Trung tâm di lệch ra trước. Có thể gây đứt rách cơ cánh tay gây chèn ép /tổn
thương bó mạch ánh tay, dây thần kinh giữa, chọc thủng da thành gãy hỡ.
- Ngoại vi: Di lệch ra sau,vào trong và xoay ngoài.
- Mở góc ra sau.
- LS:
Biến dạng vùng khuỷu.
Điểm đau chói đầu dưới xương cánh tay.
Vết lỏm ( dấu hiệu nhát rùi) phía sau khuỷu,vết bầm tìm Kirmisson ở nếp
gấp khuỷu.
Có thể they đầu gãy trung tâm lối ra ở mặt trước khớp khuỷu.
Mỏm khuỷu lồi ra mặt sau khớp khuỷu.
Không có tư thế bắt buộc và dấu hiệu lò xo( phân biệt với sai khớp khuỷu).
Đường Hunter và Tam giác Hunter không thay đổi.
- Xq thẳng và nghiêng; Chẩn đoán xác định.
4. Thể gấp:
- Cơ chế: Do ngã đập khuỷu tay xuống đất trong tư thế gấp khuỷu.
- Hay gặp ở người lớn.
- Xương thường gảy thành nhiều mảnh.
- Đạon trung tâm: di lệch ra phía sau.
- Đoạn ngoại vi: di lệch ra trước.
- Tạo góc mở ra trước.
- LS:
Không có dấu hiệu nhát rìu ở phía sau mỏm khuỷu.
Không sờ thấy đầu xương gãy ở mặt trước và say khớp khuỷu.
Các triệu chưng khác gần như nhau.
- Xq thẳng nghiêng chẩn đón xác định.
Figure 5a. A displaced supracondylar humerus fracture.
3.Điều trị:
3.1.Bão tồn:
*Khi gãy không di lệch/không đáng kể, Bó bột/Nẹp cố định chi tư thế Khuỷu gấp
70-80 độ,cẳng tay sấp (tư thế chùng cơ sấp trên, tránh di lệch xoay đoạn ngoại vi
ra ngoài).
*Gãy di lệch nhiều:
- Nắn chỉnh dưới gây te ổ gãy/tê đám rối thần kinh cánh tay( TE thì gây mê).
+Thể ưỡn:
Phụ 1 nắm giữ 1/3D cánh tay làm đối lực.
Phụ 2 nắm lấy cổ tay kéo theo trục xương cánh tay trong tư thế khuỷu
duỗiđể chỉnh hết di lệch chồng.
Sau đó vừa nắn vừa cho gấp khuỷu tối đa và sấp cẳng tay.
Người nắn chỉnh dùng 2 ngón cái đẩy đầu ngoại v i ra trước và chỉnh các di
lệch gập góc, xoay sang bên, đưa 2 đầu xương gãy khớp vào nhau.
Cố định: Thường đặt nẹp bột mắt sau cánh – cẳng tay/bó bột rách dọc tư thế
Khuỷu gấp 70-80 đọ.cẳng tay sấp.
Cố định 3-4 tuần.
Tập vận động liệu pháp: tập nắm, duỗi bàn tay, lên gân cơ trong bột.
Tiên lượng: Phục hồi sau 8-12 tuần.
+Thể gấp:
Người nắn nắm giữ đầu dưới xương cánh tay trên chỗ gãy làm đối lực.
Phụ nắm lấy cỗ tay Bn kéo theo trục cánh tay trong tư thế duỗi khớp khuỷu.
Ngưới nắn chỉnh dùng 2 ngón ta cai đẫy đầu ngoại vi xuống dưới ra
sau,làm cho hai đầu gãy khớp váo nhau.
Cố định: Nẹp bột cánh –bàn tay, khuỷu duỗi ( sau 2 tuần chuyến sang tư thế
gấp, tay hơi sấp.
3.2. Phẫu Thuật:
*CĐ: Gãy xương di lệch lớn.
Gãy xương có tổn thương mạch thần kinh.
Gãy xương đã nắn chỉnh không kết quả.
*Nắn chỉnh,kết xương đinh Kirschner xuyên chéo/TE,có thể bắt vít,nẹp vít/kết hợp
với đinh Kirschner.