Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch hương sơn, mỹ đức hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.38 KB, 32 trang )


1
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức
Hà Nội

Bùi Thị Thanh Huyền

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Du lịch
Chuyên ngành: Du lịch học; Mã số: Ngành thí điểm đào tạo
Người hướng dẫn: TS Trịnh Xuân Dũng
Năm bảo vệ: 2011

Abstract. Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý
du lịch làm cơ sở đưa ra các giải pháp trong công tác quản lý điểm đến du lịch Hương
Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Làm rõ tiềm năng, thực trạng khai thác du lịch, khách du lịch
đến với Hương Sơn và công tác quản lý tại đây. Đưa ra định hướng và hướng giải
pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà
Nội.

Keywords. Du lịch; Quản lý du lịch ; Hương Sơn; Hà Nội; Công tác quản lý

Content.
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Để phát triển du lịch, các nước thường tập trung xây dựng những điểm đến du
lịch có danh tiếng và thương hiệu trên thị trường du lịch khu vực và quốc tế. Việt Nam
tự hào giàu tiềm năng du lịch, nhưng các điểm đến du lịch vẫn nghèo nàn, thô sơ và
còn nhiều vấn đề bất cập.
Điểm đến du lịch Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội cách Trung tâm Hà


Nội khoảng 50km. Từ lâu, Hương Sơn đã được du khách biết đến với lễ hội Chùa
Hương, một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất Việt Nam cùng hệ thống các
công trình kiến trúc phật giáo cổ kết hợp hài hoà với những hang động, thung suối đã
tạo nên một khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.
Trong những năm qua, hoạt động du lịch ở Hương Sơn phát triển rất mạnh đã trở
thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở Hương Sơn nói riêng và
huyện Mỹ Đức nói chung. Tuy vậy, sự phát triển du lịch ở Hương Sơn đang dần bộc lộ ra
những bất cập thể hiện qua một loạt các hiện tượng tiêu cực như việc xây dựng trái phép,

2
vệ sinh môi trường, hàng quán phát triển tràn lan không theo quy hoạch, hoạt động thuyền
đò thiếu tổ chức tất cả đang ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Hương Sơn và
cho thấy cần có những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tại điểm đến du lịch
Hương Sơn.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu về công tác quản lý điểm đến du lịch, đưa ra những
đề xuất và giải pháp cho công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn phát triển
tương xứng với tiềm năng.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong công tác
quản lý du lịch làm cơ sở đưa ra các giải pháp trong công tác quản lý điểm đến du lịch
Hương Sơn.
Thứ hai: Làm rõ tiềm năng, thực trạng khai thác du lịch, khách du lịch đến với
Hương Sơn và công tác quản lý tại đây.
Thứ ba: Đưa ra định hướng và hướng giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản
lý điểm đến du lịch Hương Sơn.
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

- Về mặt lý luận: Đề tài góp phần phát triển lý thuyết trong lĩnh vực quản lý nhà
nước cũng như tổ chức hoạt động kinh doanh.
- Về mặt thực tiễn: Giúp cho du lịch Hương Sơn có những định hướng trong quá
trình quản lý xây dựng và phát triển điểm đến của mình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về quá trình quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Công tác quản lý hoạt động du lịch và các giải pháp
góp phần hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức,
Hà Nội.

3
- Phạm vi về không gian: Gồm toàn bộ các điểm tham quan du lịch trong điểm
đến du lịch trên địa bàn 4 xã Hương Sơn, An Tiến, An Phú, Hùng Tiến với tổng diện
tích tự nhiên là 8.328 ha.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được sử dụng
từ năm 2006 - 2010. Giải pháp đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp.
- Phương pháp khảo sát điều tra thực tế.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp xã hội học thông qua phỏng vấn
6. Bố cục của luận văn:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về điểm đến du lịch và công tác quản lý điểm đến du
lịch.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà
Nội.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động du lịch
tại Hương Sơn.


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

1.1. Điểm đến du lịch
1.1.1. Khái niệm về điểm đến du lịch
1.1.1.1. Quan niệm về điểm đến du lịch (Tourism Destination).
Theo Luật Du lịch
«
Điểm đến du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn,
phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch
»
.
Điểm đến du lịch đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển du lịch
của một đất nước, một địa phương.
Trong thực tế phát triển du lịch, người ta thường chia điểm đến du lịch thành
những cấp độ sau:
1.1.1.2. Điểm đến du lịch mang tính chất khu vực.
1.1.1.3. Điểm đến du lịch mang tính phạm vi quốc gia.

4
1.1.1.4. Điểm đến du lịch mang tính địa phương.
1.1.1.5. Hậu cần phục vụ khách du lịch tại một điểm đến du lịch bao gồm:
+ Cơ sở hạ tầng đón tiếp khách
+ Các loại phương tiện vận chuyển khách du lịch.
+ Các loại cơ sở lưu trú du lich.
+ Các loại cơ sở phục vụ ăn, uống.
+ Các loại cơ sở tham quan, giải trí.
+ Các loại cơ sở dịch vụ khác.
1.1.2. Vị trí và vai trò của điểm đến du lịch trong phát triển du lịch

1.1.2.1.Vị trí của điểm đến du lịch:
Quyết định hình thức chuyến đi, loại hình du lịch: Vị tri điểm du lịch trong một
quốc gia cho chúng ta tạo ra loại hình, hình thức du lịch nội địa, như các vị trí điểm du
lịch nằm trong phạm vi quốc gia Việt Nam là điểm đến du lịch nội địa.
Vị trí điểm đến du lịch nằm ngoài quốc gia của điểm suất phát, cho chúng ta loại
hình, hình thức du lịch là đi quốc tế (như các điểm đến là Thái Lan, Trung Quốc,
Malaysia, singapor )
1.1.2.2 Vai trò của điểm đến du lịch: Điểm đến du lịch đóng vai trò rất lớn trong
việc tạo ra sản phẩm du lịch; tạo ra các giá trị khai thác du lịch, dịch chuyển kinh tế,
vật chất, tinh thần và nguồn lao động cho nơi có điểm đến; tạo ra gía trị hưởng thụ và
ý nghĩa cho du khách sử dụng chuyến đi.
1.1.3. Phân loại các điểm đến du lịch:
1.1.3.1. Các điểm đến dựa vào việc khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên:
Là các di sản thiên nhiên thế giới, các thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng thiên nhiên,
các địa danh khác, các suối nước khoáng nóng, các Vườn Quốc Gia như: Di sản thiên
nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - là điểm đến yêu thich và đăc biệt của du khách quốc tế
mỗi khi đến Việt Nam.
1.1.3.2. Các điểm đến dựa vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn vật
thể.
Đó là các lễ hội truyền thống, các di tích lich sử vật thể Tiêu biểu ở Việt Nam
như Cố Đô Huế, kinh thành Thăng Long, Thánh Địa Mỹ Sơn, Phố Cổ Hội An, Thành
Nhà Hồ , Làng Cổ Đường Lâm, Phố Cổ Hà Nội
1.1.3.3. Các điểm đến dựa vào việc khai thác các tài nguyên du lịch phi vật thể.

5
Là các làn điệu nghệ thuật của dân tộc thiểu số, nghệ thuật của người Kinh, các
bài hát, các tác phẩm trường ca Chính các tài nguyên này đã là sản phẩm, điểm đến
để khai thác vào hoạt đông du lịch, làm điểm đến du lịch tiêu biểu: Nhã Nhạc Cung
Đình Huế đã thành sản phẩm du lich văn hóa phi vật thể tiêu biểu khi du khách tới
tham quan Huế.

Như vậy, mỗi một tài nguyên cho chúng ta một loại hình du lịch tương xứng, và
kết hợp cùng nhau tao nên sản phẩm du lich đa dạng hấp dẫn du khách, điểm đến yêu
thích của du khách.
1.2. Những quan điểm và thực trạng khai thác điểm đến du lịch tại Việt
Nam.
1.2.1. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam để thành điểm đến du
lịch.
1.2.1.1. Khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên.
Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta vô cùng phong phú và đa dạng. Các tỉnh
ven biển và các đảo của nước ta có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, cảnh quan thiên
nhiên tươi đẹp, bãi cát mịn và hoang sơ, nước biển trong xanh. Một số địa danh đã nổi
tiếng trên thế giới và khu vực như: Vịnh Hạ Long vừa vinh dự được lọt vào danh sách
bẩy kỳ quan thiên nhiên thế giới. Vịnh Nha Trang được công nhận là một trong những
vịnh đẹp nhất hành tinh. Số lượng khách du lịch hàng năm đến các bãi biển, các khu
du lịch biển chiếm trên 60% số lượng khách du lịch trong cả nước. Nhiều điểm du lịch
nổi tiếng ở vùng biển như: Vịnh Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng
Cô, Đà Nẵng, Nha Trang, Ninh Thuận, Vũng Tàu, Phú Quốc v.v.
Trên đất liền với 3/4 diện tích là rừng, núi, đồi với khí hậu trong lành phong cảnh
thiên nhiên đẹp đẽ, các loại động, thực vật phong phú và đa dạng là cơ sở để xây dựng
thành các điểm du lịch nổi tiếng thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và khách
nước ngoài như: Tam Đảo, SaPa, Rừng Cúc Phương, Đà Lạt v.v. Bên cạnh đó, nước
ta được UNESCO đã công nhận 2 di sản thiên nhiên thế giới, 8 khu dự trữ sinh quyển
thế giới
1
.
1.2.1.2. Khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn vật thể để trở thành các điểm
tham quan hấp dẫn thu hút khách du lịch.





6
Cả nước có trên 4 vạn di tích, trong đó có 2.873 di tích được xếp hạng cấp quốc
gia, 6 di tích, thắng cảnh đuợc UNESCO công nhận là di sản thế giói. Có 115 viện bảo
tàng, 2.971 làng nghề truyền thống, 8.902 lễ hội và nhiều loại hình văn hoá phi vật thể
có giá trị khác. Là điều kiện tốt để phát triển du lịch
1.2.1.3. Khai thác các tài nguyên du lịch phi vật thể để trở thành các điểm du
lịch phục vụ khách du lịch.
Văn hóa phi vật thể của Việt Nam rất phong phú và đa dạng, trong những năm
vừa qua UNESCO đã công nhận Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian Cồng
Chiêng Tây Nguyên, Ca Trù, Quan Họ, Hội Gióng là di sản văn hóa thế giới. Nhiều
nhà hát đã trở thành điểm du lịch mà khách nước ngoài không thể không đến tham
quan và thưởng thức nghệ thuật như các nhà hát (múa rối nước, chèo, quan họ ), các
lễ hội truyền thống tổ chức tại các địa phương
1.2.1.4. Khai thác các nội dung văn hoá dân tộc khác đưa vào hoạt động du lịch
cụ thể để phục vụ khách du lịch:
+ Các làng nghề truyền thống được khôi phục nhằm sản xuất ra các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ phục vụ du lịch.
+ Kiến trúc, trang thiết bị nội thất, dụng cụ phục vụ trong các khách sạn, nhà
hàng mang tính bản sắc văn hoá dân tộc.
1.2.2. Những quan điểm về đầu tư phát triển điểm du lịch
Thứ nhất: Các chủ thể tham gia vào việc phát triển điểm du lịch phải tham gia
đầu tư vào điểm này với mục tiêu phát triển bền vững.
Thứ hai: Nhà nước phải có những cơ chế, chính sách và những kế hoạch phát
triển các điểm du lịch một cách đồng bộ nhằm khuyến khích mọi chủ thể tham gia.
Thứ ba: Phải có cơ chế phân công, phân trách nhiệm rõ rằng giữa các chủ thể
tham gia vào việc đầu tư, kinh doanh và phát triển các điểm du lịch.
Thứ tư: Phải có cơ chế phân chia lợi ích hài hoà giữa các chủ thể đầu tư và kinh
doanh tại các điểm du lịch( kể cả cộng đồng dân cư địa phương).
1.2.3. Về khung chính sách đầu tư phát triển điểm du lịch.

Việc đầu tư phát triển điểm du lịch phải căn cứ vào các chính sách của Nhà nước
và các văn bản Luật pháp hiện hành. Đó là Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Doanh
nghiệp, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Thuế, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Di tích

7
và Danh thắng, Luật Xây dựng, Luật Đất đai v.v và các văn bản hướng dẫn việc thực
hiện các Luật này.
Trên cơ sở của các lĩnh vực đầu tư và các chính sách, Luật pháp của nhà nước về
đầu tư và phát triển cần nghiên cứu cụ thể cho từng điểm du lịch để có những kiến
nghị cụ thể về các chính sách đầu tư.
1.3. Quản lý nhà nƣớc về du lịch.
1.3.1. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch.
Theo Điều 10 Luật Du lịch số 44/2005/QH11 quản lý nhà nước về du lịch gồm
các nội dung sau:
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát
triển du lịch.
- Xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn
định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch.
Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu; ứng
dụng khoa học và công nghệ.
-Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du
lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong
nước và nước ngoài.
- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch sự phối hợp của các cơ
quan nà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch
- Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du
lịch

1.3.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch.
Theo Điều 11 Luật Du lịch số 44/2005/QH11 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước
về du lịch gồm nhưng
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch.
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chiuụ trách nhiệm trước Chính phủ
thực hiện quản lý nhà nước về du lịch; chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch.

8
Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân
công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở
trung ương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà
nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hoá chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính
sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du
lịch. Đô thị du lịch.
1.3.3. Quản lý điểm du lịch.
Theo Điều 29 Luật Du lịch số 44/2005/QH11 quy định quản lý điểm du lịch phải
đảm bảo các nội dung sau:
- Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan;
- Bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch;
- Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
1.4. Kinh nghiệm quản lý điểm đến du lịch của một số nƣớc.
1.4.1. Kinh nghiệm xây dựng và quản lý điểm đến du lịch của Bungari
Đầu những năm 60, Bungari xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa với mô hình
nông - công nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp của nước này không chỉ đủ nuôi 8 triệu
dân, xuất khẩu sang các nước trong khối cộng đồng kinh tế chung (SEV), mà còn thừa

sản phẩm. Chính vì vậy, họ đã xác định phải phát triển du lịch quốc tế để thực hiện
“xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm nông nghiệp. Họ đã quy hoạch và xây dựng 5 khu
du lịch lớn, trong đó có 3 khu du lịch ở vùng biển và 2 khu du lịch ở vùng núi. Đặc
điểm của những khu du lịch này là có một diện tích lớn (trên 1.000 ha), xa nơi dân cư,
nhưng điều kiện về hạ tầng cơ sở kỹ thuật rất hoàn chỉnh. Trong các khu này có đầy đủ
các cơ sở dịch vụ phục vụ khách. Về thu hút khách nước ngoài đến các khu du lịch
này, ngoài việc họ có các đại diện du lịch tại các nước có nguồn khách lớn như: Đức,
Anh, Pháp v.v, thì việc khách muốn nghỉ tại các khu du lịch này rất dễ dàng. Chúng ta
có thể hình dung những khu du lịch này là những nơi chứa khách lớn (hồi đó dân số
của Bungari là 8 triệu người, nhưng số lượng khách du lịch quốc tế đến hàng năm
cũng gần 8 triệu lượt người).

9
1.4.2. Kinh nghiệm xây dựng và quản lý điểm đến du lịch của Indonexia.
Trong những năm 70-80 của thế kỷ trước, Inđônêxia đã có chủ trương phát triển
du lịch quốc tế tại hòn đảo Bali để làm điểm nhấn cho sự phát triển du lịch của cả
nước. Họ đã nhờ Tổ chức du lịch quốc tế (WTO), quy hoạch hòn đảo này thành một
trung tâm du lịch, trung tâm hội nghị quốc tế lớn không chỉ của khu vực mà cả thế
giới., Chính phủ đã quyết định miễn thị thực cho công dân của 40 nước đến du lịch và
nghỉ dưỡng tại Bali và nơi đây đã thực sự trở thành một nơi chứa khách lớn của
Inđônêxia. Hàng năm, Bali đã đón tiếp và phục vụ trên 2 triệu khách du lịch quốc tế,
đồng thời Bali là niềm tự hào về du lịch của người dân Inđônêxia.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Toàn bộ chương 1, đi đến một số kết luận cơ bản sau:
Thứ nhất: Điểm đến du lịch (Tourism Destination) là một khái niệm rất rộng
trong hoạt động kinh doanh du lịch, là nơi có sức hấp dẫn và có sức thu hút khách du
lịch. Điểm đến du lịch dựa vào tài nguyên du lịch, nhưng không phải tài nguyên du
lịch nào cũng được khai thác để trở thành điểm đến du lịch.
Thứ hai: Nêu lên những quan điểm và thực trạng khai thác điểm đến du lịch tại
Việt Nam được thể hiện ở việc khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên; khai thác các

tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và phi vật thể; khai thác các nội dung văn hóa khác
để thấy được các mặt tích cực và hạn chế trong quá trình khai thác và phát triển du
lịch.
Thứ ba: Đưa ra những quan điểm về đầu tư phát triển điểm du lịch; khung chính
sách phát triển điểm du lịch và những lĩnh vực đầu tư cho điểm đến du lịch theo từng
cấp độ.
Thứ tư: Kinh nghiệm của một số nước đã thành công trong việc xây dựng và quản
lý điểm đến. Trên cơ sở đó có thể học tập kinh nghiệm để áp dụng trong quá trình xây
dựng và quản lý điểm đến du lịch của đất nước.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TẠI
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH HƢƠNG SƠN - MỸ ĐỨC - HÀ NỘI

2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển điểm đến du lịch Hƣơng Sơn.
2.1.1.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch.

10
2.1.1.1.Vị trí địa lý.
Khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn thuộc địa phận 4 xã Hương Sơn, An Tiến, An
Phú, Hùng Tiến huyện Mỹ Đức, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km. Trong quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch của Hà Nội, Hương Sơn thuộc khu vực trọng điểm
phát triển du lịch Hương Sơn - Quan Sơn.
2.1.1.2.Tài nguyên du lịch tự nhiên
Khu vực Hương Sơn có diện tích hơn 8.000 ha là khu vực thuộc về phần cuối của
dải đá vôi kéo dài từ cao nguyên Mộc Châu, vùng đá vôi Ninh Bình, Hoà Bình đến tận
bờ biển Nga Sơn, Thanh Hoá. Hương Sơn có một hệ thống hang động đẹp hiếm có với
những hang động nổi tiếng như Hinh Bồng, Long Vân và đặc biệt là Hương Tích -
động đã được chúa Trịnh Sâm phong "Nam thiên đệ nhất động" cùng những cảnh quan
tự nhiên như thung, suối đã đưa Hương Sơn trở thành một vùng cảnh quan hiếm có
giữa vùng đồng bằng Sông Hồng. Hương Sơn còn có một hệ sinh thái rất đa dạng,

trong đó có những loài quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới như gà
lôi trắng, trăn đất, ô rô vẩy, kỳ đà mốc
Như vậy tiềm năng du lịch tự nhiên của Hương Sơn rất đa dạng phong phú phù
hợp cho việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái, tham quan, leo núi, câu cá
2.1.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn
Nổi bật nhất trong tiềm năng du lịch nhân văn của Hương Sơn là lễ hội chùa Hương.
Lễ hội đã có từ rất lâu, bắt đầu từ tháng giêng đến cuối thang 3 âm lịch thu hút hàng vạn
lượt khách. Hiện nay, lễ hội Chùa Hương được coi là lễ hội dài nhất và lớn nhất ở Việt
Nam.
Hệ thống các đền chùa trong khu vực Hương Sơn thể hiện rõ nét nhất sức sáng
tạo vô hạn của con người đồng thời đưa Hương Sơn trở thành một trong những thánh
địa phật giáo lớn nhất của Việt Nam.
Đây là một nguồn lực quý giá cho việc phát triển du lịch văn hoá, tâm linh, lễ
hội

11
2.1.2.Các điều kiện để phát triển các loại hình du lịch dựa trên cơ sở tài nguyên du
lịch.
Với những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, Hương Sơn đang đóng một
vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng
không chỉ của huyện Mỹ Đức mà còn đối với thành phố Hà Nội. Đặc biệt điểm đến du
lịch Hương Sơn đang gặp được những điều kiện thuận lợi trên cả phạm vi quốc tế lẫn
trong nước.
Thứ nhất, xu hướng phát triển du lịch sinh thái, văn hoá đang là một trong những
xu thế phát triển chính của du lịch thế giới.
Thứ hai, đối với phạm vi quốc gia, với tiềm năng phong phú của mình, Tổng cục
Du lịch đã đưa Hương Sơn vào danh mục các điểm du lịch chuyên đề quốc gia có ý
nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam
Dựa vào các tài nguyên du lịch của điểm đến du lịch Hương Sơn những loại hình
du lịch với các mục đích sau có thể coi là phù hợp với điểm đến du lịch Hương Sơn:

Du lịch lễ hội; Du lịch tham quan; Nghỉ dưỡng: Thám hiểm; Thể thao; Vui chơi giải
trí.
2.1.3.Thực trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tại điểm đến du lịch
Hương Sơn.
2.13.1.Cơ sở hạ tầng.
Hệ thống giao thông ở điểm đến du lịchHương Sơn khá phát triển với khoảng
50km đường, 2 cầu và khá nhiều cống. Hệ thống giao thông nội bộ của Hương Sơn
cũng được nâng cấp để phục vụ du lịch. Từ năm 2001, đã có các dự án cải tạo, nâng
cấp hạ tầng du lịch thông qua việc làm đường, mở rộng và nâng cấp bến xe; nâng cấp
cải tạo cơ sở hạ tầng suối Yến từ nguồn vốn chương trình đầu tư hạ tầng du lịch, Suối
Yến và bến Trò đã được cải tạo nhằm tránh ách tắc trên suối trong mùa lễ hội. Tuy
nhiên trong khu vực di tích hệ thống đường mòn nối giữa các đền chùa, hang động do
thiếu sự đầu tư có quy mô nên vấn đề an toàn cho khách du lịch chưa được bảo đảm.
Hệ thống cung cấp nước sạch đúng tiêu chuẩn cho toàn khu vực chưa được xây
dựng, tại các điểm tham quan, lưu trú chủ yếu là nước ở các nguồn tự nhiên và giếng
khoan.
Hệ thống xử lý chất thải chưa phát triển là vấn đề đang ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển bền vững của điểm đến du lịch Hương Sơn. Rác thải vẫn được tập trung để

12
đốt hoặc chôn ngay trong khu vực di tích, nước thải chủ yếu được thải trực tiếp ra tự
nhiên gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường.
CSHT khác của khu vực khá phát triển so với các địa phương khác trong tỉnh
nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Nhìn chung, hệ thống hạ tầng tương đối phát triển, tuy nhiên còn một số vấn đề ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường du lịch như hệ thống cấp nước sạch, thoát nước và xử lý chất
thải
2.1.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Do tính chất đặc thù của điểm đến du lịch Hương Sơn nên cơ sở vật chất du lịch
chỉ tập trung ở các dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ vận chuyển, và bán hàng lưu

niệm. Sau đây ta nghiên cứu cụ thể từng loại dịch vụ.
a. Dịch vụ lưu trú:
Cơ sở lưu trú tại Hương Sơn hiện tại chỉ có một số khách sạn đạt tiêu chuẩn như:
Nhà nghỉ Công đoàn chùa Hương còn lại hầu hết là các nhà nghỉ, nhà trọ do tư nhân
quản lý; số lượng các cơ sở lưu trú thì nhiều song về chất lượng còn chưa cao,
Bảng 2.1: Thống kê CSLT tại ĐĐDL Hương Sơn tính đến T12/2010.
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
Khách sạn
0
0
0
0
0
Nhà nghỉ
21
23
24
26
29
Nhà trọ
119
110
109
106
106

Tổng số
140
133
133
132
135
Nguồn: Sở VHTT và DL Hà Nội
b. Dịch vụ ăn uống:
Dịch vụ ăn uống của điểm đến du lịch Hương Sơn tập trung chủ yếu ở tại điểm
đón tiếp đầu mối là bến Đục, bến Yến và khu vực Thiên Trù. Tuy nhiên trong những
năm qua dịch vụ cửa hàng ăn uống của các tổ chức du lịch và các cơ sở tư nhân do
món ăn chưa phong phú, nấu nướng chưa ngon, thái độ phục vụ chưa tốt, đặc biệt là
giá cả còn đắt đỏ.




13
Bảng 2.2: Thống kê cửa hàng - dịch vụ ăn uống tại ĐĐDL Hương Sơn tính
đến T12/2010.
Địa điểm
Cửa
hàng
Diện tích
(m
2
)
Khu vực bến Đục
14
420

Khu vực bến Yến
17
680
Khu vực Thiên Trù
23
1035
Tổng cộng
54
2135
Nguồn: Ban QLDTTC Hương Sơn
c. Dịch vụ vận chuyển:
Trong tổng số khách du lịch đến Hương Sơn, chỉ có 5% khách đi bằng đường bộ,
còn lại 95% khách đến bằng đường thủy. Bởi vậy, phương tiện vận chuyển khách duy
nhất là thuyền nhỏ mà dân địa phương thường gọi là đò.
Số lượng đò này ngày một gia tăng cùng với sự gia tăng của khách du lịch, đến
năm 2010 có khoảng 3.500 đò và đã được gắn biển đăng ký tham gia vận chuyển. Tuy
nhiên, những con đò này vẫn hết sức đơn giản, chỉ là những thuyền nhỏ bằng sắt hoặc
gỗ, trung bình mỗi đò chở được khoảng 8 người, vào những ngày nghỉ cuối tuần đông
khách có đò chở quá số lượng khách cho phép gây nguy hiểm cho khách, có hôm còn
gây tắc nghẽn trên dòng suối Yến cả giờ đồng hồ.
Bên cạnh đó từ năm 2005 đã có tuyến cáp treo vận chuyển khách du lịch từ
Thiên Trù lên động Hương Tích.
d. Dịch vụ bán hàng lưu niệm:
Tập trung chủ yếu tại các điểm đón tiếp thuộc bến Yến và đường lên Thiên Trù.
Nhìn chung hoạt động cung cấp quà lưu niệm đã đáp ứng phần lớn nhu cầu của khách
du lịch. Tuy nhiên theo thống kê các mặt hàng lưu niệm bày bán trên thị trường Hương
Sơn không do chính người dân ở đây làm ra mà phần lớn là từ nơi khác.
2. 2. Công tác quy hoạch tại điểm đến du lịch Hƣơng Sơn.
Trước đây công tác quy hoạch tại điểm đến du lịch Hương Sơn chưa được chú
trọng, chưa thấy được những giá trị to lớn do khu di tích này mang lại nếu được sử

dụng một cách hợp lý. Năm 1998 UBND tỉnh Hà Tây cũ đã có quyết định phê duyệt
"Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn" .


14
2.3. Công tác quản lý hoạt động du lịch tại điểm đến du lịch Hƣơng Sơn.
2.3.1.Quan điểm, của chính quyền địa phương đối với sự phát triển du lịch Hương
Sơn:
Quan điểm của thành phố Hà Nội:
Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội thành phố Hà Nội, du lịch
được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế. Trong đó, điểm đến
du lịch Hương Sơn cũng sẽ được tập trung phát triển trong thời gian tới.
Quan điểm của huyện Mỹ Đức
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Đức đã xác định xây dựng
Hương Sơn trở thành cụm kinh tế trọng điểm với định hướng phát triển tập trung vào
các hoạt động dịch vụ du lịch.
Như vậy có thể thấy, trong điều kiện du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội cũng như của huyện
đã nhận thức được tiềm năng du lịch của Hương Sơn cũng như vị trí vai trò làm động
lực phát triển kinh tế xã hội và du lịch của huyện Mỹ Đức. Đây là một trong những
điều kiện thuận lợi không nhỏ đối với sự phát triển các hoạt động du lịch ở Hương
Sơn.
2 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động du lịch tại điểm đến du lịch
Hương Sơn.
2.3.2.1. Công tác tổ chức bộ máy quản lý:
Năm 1962, Hương Sơn đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng là khu du tích
lịch sử danh lam thắng cảnh. Từ đó đến nay bộ máy tổ chức ở đây cũng được hình
thành và hoạt động qua nhiều giai đoạn. Từ tháng 6/2000 đến nay thành lập Ban quản
lý Di tích và thắng cảnh Hương Sơn thuộc UBND huyện Mỹ Đức là đơn vị sự nghiệp
có nhiệm vụ: Quản lý khách tham gia xuân hội chùa Hương và khách du lịch ngoài lễ

hội thông qua vé thắng cảnh và bảo vệ khu di tích ngoài khuôn viên của nhà chùa.
Vào mùa lễ hội hàng năm tỉnh Hà Tây cũ và thành phố Hà Nội hiện nay đều có
quyết định thành lập Ban chỉ đạo hội chùa gồm thành viên của một số ngành như:
Công an , VHTT&DL , UBND huyện Mỹ Đức để cùng quản lý tại khu vực này.
2.3.2.2.Phương diện tổ chức quản lý tại điểm đến du lịch Hương sơn:
- Chưa có một cơ chế, mô hình tổ chức quản lý điều hành thống nhất gồm thành phố,
huyện và xã. Hoạt động quản lý bị chia cắt, mỗi cấp chỉ chịu trách nhiệm một mảng nên

15
dẫn đến thực trạng nhiều cấp chỉ huy quản lý nhưng không đủ mạnh, đủ quyền lực và sức
thuyết phục.
2.3.2.3. Phương diện hoạt động khai thác kinh doanh du lịch tại điểm đến du lịch
Hương Sơn
Do tính chất sở hữu, quyền sử dụng đất, tài nguyên du lịch, cộng với cơ chế
chính sách kinh tế mở nhiều thành phần nhưng lại chưa được thống nhất quản lý nên
thực trạng khai thác kinh doanh du lịch ở đây cũng nảy sinh những bất cập đáng quan
tâm.
- Mọi hoạt động du lịch ở đây là thuần tuý khai thác, cạnh tranh tối đa, ít quan
tâm đến nghĩa vụ đầu tư để đảm bảo sự bền vững của thắng cảnh, di tích và môi
trường du lịch.
2.3.3 Thực trạng quản lý hoạt động phục vụ du lịch tại điểm đến du lịch Hương Sơn.
2.3.3.1. Khách du lịch tại điểm đến du lịch Hương sơn
a. Khách du lịch: Trung tâm Hà Nội là nơi phân phối khách du lịch lớn của phía
Bắc, nên hiện nay khách du lịch quốc tế đến khu vực Hương Sơn chủ yếu là khách du
lịch đến từ trung tâm Hà Nội.
Khách du lịch quốc tế đến k Hương Sơn cũng chủ yếu là khách đi trong ngày,
thông qua các công ty lữ hành tại trung tâm Hà Nội. Khách du lịch nội địa đến khu vực
Hương Sơn chủ yếu từ trung tâm Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Bảng 2.3: Thống kê số liệu khách du lịch đến Hương Sơn từ năm 2006 -
T12/2010

Đơn vị: Lượt khách
Khách du lịch
2006
2007
2008
2009
2010
- Quốc tế
26.950
34.579
32.516
26.055
25.232
- Nội địa
392.904
949.777
1.126.831
1.235.945
1.274.782
Tổng số
419.854
984.356
1.159.347
1.262.000
1.300.014

Nguồn:Ban QLDTTC Hương Sơn
Tuy nhiên, số lượt khách nghỉ lại qua đêm tại khu vực Hương Sơn chỉ chiếm
một tỷ lệ nhỏ trong tổng số lượt khách đến khu vực. Giai đoạn 2006 - 2010 tỷ lệ này
vào khoảng 1,9-2,0% đối với cả khách quốc tế và khách nội địa.


16
b. Doanh thu du lịch: Trong thời kỳ 2006 - 2010, theo điều tra sơ bộ, trung bình
một khách du lịch quốc tế chi tiêu trong một ngày ở Hương Sơn là 1.300.000 đồng,
còn khách nội địa là 310.000 đồng.
Bảng 2.4 : Doanh thu xã hội từ du lịch ở ĐĐDL Hương Sơn
Từ 2006 - T12/2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
2006
200
7
200
8
2009
2010
Doanh thu xã hội
từ du lịch
200.000
220.000
250.000
270.000
300.000
Nguồn: Phòng TC-KH huyện Mỹ Đức
2.3.3.2. Lao động phục vụ khách du lịch và công tác quản lý lao động tại Hương
Sơn.
a.Tình hình dân cư và lao động khu vực Hương Sơn.
Dân cư: Hương Sơn có số dân khoảng 40.000 người chiếm hơn 21% so với dân
số huyện Mỹ Đức. Dân số khu vực phân bố không đều, xã Hương Sơn có diện tích lớn
nhất (chiếm 50% diện tích khu vực) tập trung gần 50% dân số.

Lao động:Tổng số người trong độ tuổi lao động ở Hương Sơn tính đến năm
2010 đạt hơn 15.000 người chiếm tỷ trọng hơn 36% so với dân số khu vực. Nông
nghiệp vẫn là khu vực kinh tế thu hút nhiều lao động nhất với hơn 70% số lao động.
Trong các xã, Hương Sơn có tỷ trọng lao động trong khu vực phi nông nghiệp cao nhất
khu vực với hơn 8% lao động trong tiểu thủ công nghiệp và hơn 40% lao động trong
thương mại dịch vụ.
Chất lượng lao động ở Hương Sơn rất thấp đặc biệt về chuyên môn và ngoại ngữ.
Đây chính là những nguyên nhân làm chất lượng phục vụ khách kém, văn minh du lịch
thấp và nó đang ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của du lịch ở Hương Sơn
trong giai đoạn phát triển tương lai.
Công tác quản lý lao động: Công tác quản lý lực lượng lao động tham gia vào
hoạt động du lịch ở đây chưa được quan tâm nhiều, mạnh ai người ấy làm, chưa giao
quyền hạn cụ thể cho một cơ quan đơn vị nào quản lý, đây chính là vấn đề cần có một
kế hoạch cụ thể trong công tác quản lý lao động, đào tạo và bồi dưỡng trình độ chuyên
môn nghiệp vụ du lịch thì du lịch ở đây mới phát triển được.

17
b. Nhận thức của người dân đối với hoạt động kinh doanh du lịch.
Người dân Hương Sơn đã có ý thức về những cơ hội việc làm, cơ hội kinh doanh
cùng nguồn thu nhập mà du lịch đem lại nhưng vấn đề nhận thức về du lịch lại rất
thấp. Cư dân bản địa chỉ chú ý khai thác một cách đơn thuần tiềm năng du lịch của khu
danh thắng, phát triển đa dạng các dịch vụ nhằm thu tiền.
Trong thời gian tới việc nâng cao nhận thức cho nhân dân địa phương về du lịch
tiếp tục là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm hướng tới việc phát triển bền
vững du lịch ở Hương Sơn.
c. Tình hình giáo dục và an ninh, trật tự an toàn xã hội
Về tình hình giáo dục được bảo đảm thực hiện tốt, trẻ em được tạo điều kiện đến
trường. Tuy nhiên đã bắt đầu xuất hiện tình trạng trẻ em bỏ học trong mùa lễ hội để
tham gia vào các hoạt động dịch vụ. Đây là một hiện tượng khó tránh khỏi khi điều
kiện kinh tế chung của khu vực còn kém phát triển.

Trong những năm qua ở Hương Sơn, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội
được giữ vững, không xảy ra các hiện tượng mất an ninh, trật tự an toàn xã hội. Đây có
thể coi là một trong những điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển.
d.Vai trò của cư dân địa phương đối với hoạt động du lịch ở Hương Sơn.
Tại điểm đến du lịch Hương Sơn, hầu như tất cả các hoạt động kinh doanh dịch
vụ du lịch đều do cư dân địa phương thực hiện, do đó vai trò của của cư dân địa
phương đối với sự phát triển du lịch càng quan trọng hơn. Thực tế những năm qua đã
cho thấy, cư dân Hương Sơn đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh
du lịch, các dịch vụ ở đây đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách du lịch nhưng
cũng phải thừa nhận một thực tế là chính cư dân bản địa cũng phải chịu trách nhiệm
cho sự phát triển thiếu bền vững của du lịch Hương Sơn.
2. 3.4. Thực trạng quản lý các loại hình dịch vụ
2.3.4.1. Quản lý dịch vụ vé thắng cảnh
Việc quản lý bán vé thắng cảnh do Ban quản lý di tích thắng cảnh Hương Sơn
đảm nhiệm. Số nhân sự hiện nay của Ban là khoảng 30 người.
Hiện nay giá vé thắng cảnh được tính chung cho cả khách Việt Nam và khách
quốc tế là 30.000 đồng.



18
2. 3.4.2. Quản lý dịch vụ thuyền đò.
Dịch vụ này do UBND xã Hương Sơn quản lý mà trực tiếp là giao cho tổ thương
binh điều hành. Trong số 35.000đồng của vé đò chất lượng cao, 25.000 đồng của vé
đò thông thường tuyến Hương tích và 15.000 vé đò của các tuyến khác được trích ra
theo thống kê tại bảng 2.5 Cơ cấu vé thắng cảnh và vé đò khu du lịch Hương Sơn. Các
chủ đò hầu hết đều chưa có chứng chỉ đào tạo mà chỉ qua kinh nghiệm hàng ngày. Do
số đò được cấp đăng ký thực tế ít hơn số đò và người tham gia vận chuyển nên còn có
lúc xảy ra tình trạng tranh giành khách, một số chủ đò còn đi đón khách từ các tỉnh
khác, xin thêm tiền của khách điều này cho thấy việc quản lý dịch vụ này còn nhiều

bất cập.
2. 3.4.3.Dịch vụ cáp treo chùa Hương.
Do Công ty Cổ phần vận tải và du lịch Hương Sơn xây dựng, quản lý khai thác
kinh doanh. Hệ thống cáp treo đã phát huy được tác dụng trong việc giảm ách tắc.
Tổng chiều dài tuyến là 1.218 m, nối từ sau chùa Thiên Trù lên động Hương Tích, có
32 cabin, công suất chuyên chở 1.500 hành khách/giờ. Công tác quản lý dịch vụ này
tốt hệ thống vận hành các cabin thường xuyên được bảo hành, bảo dưỡng; Tại các ga
có đội ngũ bán vé và điều hành khoa học ít bị ách tắc
2.3.4.4 Quản lý dịch vụ lưu trú
- Đối với các cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ đủ điều kiện kinh doanh cơ
sở lưu trú theo Luật du lịch và Thông tư hướng dẫn đều tổ chức đoàn kiểm tra để
hướng dẫn và xử lý các vi phạm.
- Đối với các hộ kinh doanh nhà trọ do UBND huyện cấp đăng ký kinh doanh
mỗi năm một lần.
2.3.4.5. Quản lý dịch vụ ăn uống.
Cũng như nhiều dịch vụ khác, đây cũng là dịch vụ do xã quản lý, tại những địa
điểm như Thiên Trù hàng năm đều có tiến hành bốc thăm đấu thầu địa diểm bán hàng,
các hộ kinh doanh phải nộp thuế môn bài. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ngày
càng được quan tâm. Tuy nhiên vào vụ do đông khách nên vệ sinh các hàng ăn còn
chưa đảm bảo.



19
2.3.5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao nhận
thức cộng đồng.
Ngành du lịch trong những năm gần đây đã phối hợp với các trường đại học mở các
lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho các cán bộ, hướng dẫn viên, các chủ doanh nghiệp về
nghiệp vụ quản lý du lịch. Ngoài ra còn phối hợp với UBND huyện Mỹ Đức và UBND xã
Hương Sơn mở các lớp bồi dưỡng văn minh du lịch cho lái đò và các đối tượng phục vụ

khách trong khu vực. Qua đó đã nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với hoạt động du
lịch.
3.6. Công tác tuyên truyền quảng bá
Việc tuyên truyền giới thiệu về điểm đến du lịch Hương Sơn do cả Hội Phật giáo
và ngành Văn hoá - Du lịch thực hiện với nhiều hình thức như: Biên soạn và phát hành
những ấn phẩm về du lịch Hương Sơn; xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi
các phim ảnh tư lệu về lịch sử văn hoá, các công trình kiến trúc, di tích, các danh lam
thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội đã góp phần đưa du lịch Hương Sơn ngày một phát
triển.
2.3.7. Công tác quản lý tài nguyên môi trường tại điểm đến du lịch Hương
Sơn.
2.3.7.1. Công tác quản lý tài nguyên môi trường tự nhiên2. 3.7. Công tác quản lý
tài nguyên môi trường tự nhiên.
Nhìn chung về phương diện quản lý vệ sinh môi trường tại khu vực này: trong vụ
BQL ký hợp đồng với công ty TNHH Yến Hương chịu trách nhiệm quản lý công tác
vệ sinh tại Hương Sơn. Ngoài vụ UBND xã phát động nhân dân cùng làm. Do đó có
thể nói trong thời gian qua công tác vệ sinh môi trường tại khu vực này có rất nhiều
tiến triển tuy vậy vẫn còn nhiều hạn chế đòi hỏi cần phải có những biện pháp đồng bộ
và toàn diện hơn.
2.3.7.2. Quản lý tài nguyên môi trường nhân văn.
Điểm đến du lịch Hương Sơn nổi bật với loại hình du lịch văn hoá-lễ hội. Trong
nhiều năm việc giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên này đã được chú trọng như đầu tư cho
việc mở các lễ hội, nâng cấp một số di tích cảnh quan, giáo dục cho du khách có ý
thức bảo vệ các nơi tôn nghiêm.



20
2.3.8.Quản lý về trật tự an ninh xã hội
Trong vụ việc quản lý an ninh trật tự tại đây do Ban tổ chức Hội chùa chịu trách

nhiệm trong đó có sự tham gia của cả công an tỉnh, huyện và xã. ngoài vụ công tác này
được giao cho công an xã.
Tình hình an ninh xã hội tại khu du lịch Hương Sơn trong thời gian qua vẫn còn
tồn tại một số hiện tượng không lành mạnh, gây tâm lý bất an và tạo cảm giác không
an toàn cho du khách. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng trên là do công tác quản
lý tại đây còn lỏng lẻo, không có sự thống nhất đồng bộ giữa các cấp quản lý trong khu
vực.
2.4.Những thành công, hạn chế và nguyên nhân:
2.4.1. Đánh giá chung về hiện trạng hoạt động kinh doanh và quản lý của
điểm đến du lịch Hương Sơn và những bất cập.
- Khách du lịch đến Hương Sơn có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm
không nhiều, nhưng tương đối ổn định và đã thể hiện một xu thế là khách đi về trong
ngày chiếm phần lớn.
- Hoạt động du lịch tại điểm đến du lịch Hương Sơn bị ảnh hưởng nhiều do tính
mùa vụ, lượng khách dồn nhiều vào thời gian lễ hội, từ tháng 4 âm lịch trở đi hầu như
không có khách.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn nghèo nàn, chất lượng phục vụ còn thấp và
sản phẩm du lịch còn đơn điệu và ít hấp dẫn nên số lượng khách du lịch quốc tế đến
Hương Sơn còn ít, ngày lưu trú của khách rất ngắn.
- Doanh thu tại điểm đến du lịch Hương Sơn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu
kinh tế xã hội huyện Mỹ Đức, song chủ yếu là doanh thu từ khách nội địa.
- Tình trạng xây dựng các công trình và kiôt bán hàng còn tràn lan, mang tính
chất tự phát chưa theo quy hoạch đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan và trật
tự an ninh trong khu vực.
- Đội ngũ cán bộ - công nhân viên trong ngành du lịch còn yếu về chuyên môn
nghiệp vụ, ngoại ngữ. Sự nhận thức của cộng đồng dân cư chưa cao.
- Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động thiếu đồng bộ và chưa đạt hiệu quả cao.




21
2.4.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh và quản lý tại
điểm đến du lịch Hương Sơn:
2.4.2.1.Nguyên nhân khách quan2. 4.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt đông
kinh doanh và quản lý tại điểm đến du lịch Hương Sơn:
2.4.2.1.Nguyên nhân khách quan:
- Do lễ hội chùa Hương có thời gian kéo dài.
- Lượng khách về tham quan thắng cảnh đông và dồn dập, nhất là vào sau tết Nguyên
đán.
- Do cơ sở hạ tầng tại đây còn yếu kém và bất cập, chưa đấp ứng được nhu cầu của du
khách.
- Do một số người dân địa phương nhận thức còn hạn chế.
2.4.2.2.Nguyên nhân chủ quan:
- Tình trạng phân tán, chia cắt về tổ chức quản lý khu du lịch, chưa có một bộ
máy tổ chức, điều hành, quản lý thống nhất chung cho toàn khu vực.
- Sự phối hợp giữa các ngành chức năng và chính quyền địa phương trong công
tác quản lý và khai thác chưa chặt chẽ, hoạt động thiếu hiệu quả.
- Việc quản lý và thực hiện quy hoạch khu du lịch Hương Sơn còn nhiều yếu
kém, triển khai các dự án đầu tư còn chậm.
- Chưa có những giải pháp điều hoà, phân phối lại lợi ích kinh tế hợp lý giữa
tỉnh, huyện, xã và giữa các đơn vị, cá nhân trong quá trình quản lý và khai thác nguồn
tài nguyên du lịch.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên ngành du lịch còn hạn
chế, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn yếu kém.
- Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức kinh doanh du lịch và
giữa các hộ kinh doanh địa phương.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội đã
được phân tích và đánh giá dựa trên những hoạt động mà du lịch đã tập trung khai thác

và đã làm được trong thời gian qua. Nghiên cứu dưới gốc độ phân tích từ điều kiện
thực tế để phát triển du lịch bao gồm vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, vật
chất kỹ thuật phuc vụ du lịch và nhân tố con người (lực lượng lao động), đặc biệt là
công tác quản lý du lịch, nhận định ra những thành công và hạn chế trong công tác

22
quản lý để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện công tác quản lý
điểm đến du lịch Hương Sơn, giúp cho du lịch Hương Sơn có hướng đi cụ thể, nhất
định, thích hợp với xu thế hiện nay.

Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI HƢƠNG SƠN

3.1. Định hƣớng chiến lƣợc phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020.
3.1.1. Mục tiêu phát triển:
* Mục tiêu tổng quát:
Phấn đấu đến năm 2020 đưa Hà Nội trở thành thành phố du lịch mang giá trị của
một Thủ đô lâu đời; văn minh, hiện đại; thành phố du lịch hấp dẫn của khu vực. Đưa
ngành Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của Thủ đô.
3.1.2. Định hướng phát triển:
3.1.2.1. Định hướng phát triển không gian du lịch Hà Nội
- Khu vực Trung tâm: tập trung phát triển các sản phẩm chủ yếu như du lịch MICE,
dịch vụ vui chơi giải trí, thương mại, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, du lịch
làng nghề
- Khu vực Ba Vì - Sơn Tây: tập trung phát triển du lịch sinh thái kết hợp khai
thác các giá trị văn hoá.
- Khu vực Hương Sơn - Mỹ Đức khai thác du lịch lễ hội kết hợp với du lịch sinh
thái. Tập trung các hoạt động du lịch tại Khu di tích danh thắng Hương Sơn và hồ
Quan Sơn.
- Khu vực Sóc Sơn - Mê Linh: đặc biệt tập trung vào các điểm di tích lịch sử

quan trọng như Cổ Loa, đền Gióng, đền thờ Hai Bà Trưng…
3.1.2.2. Định hướng phát triển về loại hình và sản phẩm du.
- Du lịch văn hóa lễ hội, lịch sử, di tích danh thắng:
- Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực.
- Du lịch MICE.
- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần.
3.1.2.3. Định hướng phát triển thị trường mục tiêu
3.1.2.4.Định hướng đầu tư phát triển

23
3.2. Những quan điểm chủ yếu về phát triển du lịch Hƣơng Sơn.
3.2.1. Phát triển du lịch bền vững:
3.2.2. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp:
3.2.3. Phát triển du lịch với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã
hội:
3.2.4. Đẩy mạnh du lịch trong nước, mở rộng du lịch quốc tế:
3.3. Định hƣớng phát triển du lịch tại Hƣơng Sơn.
3.3.1. Về định hướng phát triển tổng quát:
- Xác định khu Hương Sơn là một trong những điểm có vị trí quan trọng trong
chiến lược phát triển du lịch của thành phố Hà Nội và của cả nước.
- Khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn có những chức năng cơ bản sau:
+ Là trung tâm du lịch quan trọng của thành phố Hà Nội, vùng du lịch Bắc Bộ và
của cả nước.
+ Là điểm du lịch mang tính chất lễ hội lâu đời và sâu sắc nhất của khu vực miền
Bắc cũng như của cả nước.
+ Là điểm du lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cuối tuần của thủ đô
Hà Nội và vùng phụ cận.
3.3.2. Về định hướng phát triển các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch
- Định hướng phát triển các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch mang nét đặc
trưng tại Hương Sơn tạo lợi thế cạnh tranh bền vững so với các điểm đến khác:

Các cụm điểm du lịch:
+ Cụm du lịch Hương Tích: Bao gồm các điểm du lịch: Thiên Trù, Hương Tích,
Hinh Bồng, Long Vân
+ Cụm du lịch Tuyết Sơn:.
+ Cụm du lịch sinh thái rừng núi và hồ.
Các sản phẩm du lịch chủ yếu:
+ Lễ hội, hành hương
+ Du lịch sinh thái
+ Du lịch nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, thư giãn cuối tuần
+ Du lịch thăm quan nghiên cứu văn hoá lịch sử
+ Du lịch vui chơi giải trí kết hợp với thể dục thể thao.

24
- Định hướng về công tác quy hoạch phát triển du lịch tại Hương Sơn trong
những hiên năm tới: Khai thác có hiệu quả những lợi thế về vị trí tài nguyên, nâng cao
giá trị cảnh quan, giá trị di tích của khu vực Hương Sơn, bảo vệ môi trường lâu bền
cho toàn vùng, điều hoà hợp lý lợi ích của các cộng đồng dân cư địa phương, hết sức
tránh lấy đất ruộng canh tác lúa.
3.4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động du lịch tại Hƣơng Sơn.
3.4.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý nhà nước vể du lịch tại điểm
đến du lịch Hương Sơn.
Xây dựng bộ máy tổ chức thống nhất đủ quyền lực với cơ chế rõ ràng để quản lý
điều hành hoạt động du lịch phù hợp với những điều kiện thực tế của Hương Sơn.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch để nâng
cao hiệu quả quản lý.
- Trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh du lịch cần có sự phối kết hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của hoạt động
du lịch.
- Trong hoạt động quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường cần có sự phối hợp
chặt chẽ để xây dựng các quy chế, các chỉ tiêu môi trường thích hợp với điều kiện của

Khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn.
3.4.1.1. Đầu tư cho việc Quy hoạch phát triển:
Trước mắt, cần tiến hành ngay việc điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch Hương Sơn. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ở Hương Sơn được lập từ
năm 1996 đến nay đã trải qua thời gian 15 năm, các hoạt động du lịch cũng như những
điều kiện thực tế của khu vực Hương Sơn đã có rất nhiều thay đổi do vậy việc điều
chỉnh lại quy hoạch phát triển du lịch Hương Sơn là một việc làm cần thiết.
Tiến hành lập các quy hoạch chi tiết triển khai nội dung của quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch. Các quy hoạch này sẽ tập trung vào lĩnh vực đang phát triển chưa
tràn lan của Hương Sơn hiện nay đó là quy hoạch khu dịch vụ tập trung để tổ chức di
dời các hàng quán dọc theo đường lên Hương Tích để tránh ách tắc, tránh ô nhiễm môi
trường, trả lại cảnh quan cho Hương Sơn



25
3.4.1.2. Đầu tư cho việc xây dựng cơ chế, chính sách và luật pháp cho sự phát
triển du lịch
* Hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo cho hoạt động du lịch diễn ra thuận
lợi.
* Khai thác phương diện quản lý của vé thắng cảnh
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy một chính sách thích hợp nhất
đối với đa số các khu du lịch, trong đó có Hương Sơn là một chính sách giá thực hiện
được 3 mục tiêu: Tăng thu nhập cho cơ quan quản lý; Không gây suy giảm quá nhiều
cho hoạt động kinh tế địa phương; Đồng thời quản lý được lượng khách du lịch phù
hợp với năng lực của điểm đến. Để sử dụng vé thắng cảnh như một công cụ quản lý
hiệu quả ở Hương Sơn cần chú ý tập trung vào một số biện pháp cơ bản sau:
- Tiến hành nghiên cứu đánh giá chỉ số PEI
2
cơ bản trong nhu cầu của khách du lịch

đến Hương Sơn để từ đó xây dựng được mức giá thích hợp đáp ứng được ba mục tiêu nêu
trên.
- Thực hiện hệ thống bán vé đa dạng hơn thông qua nhiều kênh phân phối ví dụ
như bán vé qua bưu điện, bán vé qua các đại lý, qua hệ thống Internet Các biện pháp
này sẽ có lợi khi tránh được ách tắc giao thông ở khu vực cửa vào đồng thời hạn chế
hiện tượng thất thoát vé.
- Tách vé đò khỏi vé thắng cảnh để trả vé thắng cảnh cũng như vé đò về đúng vị
trí, vai trò của nó. Vé đò là vé dịch vụ do người dân kinh doanh, cần được thực hiện
theo đúng quy luật cung cầu, quy luật giá cả của kinh tế thị trường. Trong khi đó, vé
thắng cảnh không chỉ là một loại phí mà còn mang tính chất một công cụ quản lý.
* Tổ chức quản lý vận hành hệ thống đò và dịch vụ vận chuyển.
- Xây dựng chương trình giáo dục cộng đồng nâng cao nhận thức về vai trò của
văn minh trong kinh doanh dịch vụ chở đò
- Nghiên cứu tiến tới áp dụng kiểu đò thích hợp về kiểu dáng, vật liệu, phương
thức hoạt động (động cơ hay chèo bằng tay), giá cả cho chùa Hương. Biện pháp tiến
hành, theo chúng tôi là tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu mã đò chở khách trên suối Yến
để tạo thành đặc trưng riêng của Chùa Hương.



×