Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội phạm về hối lộ theo luật hình sự việt nam trong sự so sánh với luật hình sự thụy điển và australia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.66 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÀO LỆ THU

Các tội phạm về hối lộ theo Luật hình sự Việt Nam trong
sự so sánh với Luật hình sự Thụy Điển và Australia
Chuyên ngành: Luật quốc tế và Luật so sánh
Mã số: 62.38.60.01

Luận án tiến sĩ luật học

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa
2. GS.TS. Per Ole Träskman
Hà Nội - 2011

1


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận án này, tơi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt
tình và quý báu của các giáo sư, các nhà khoa học và các cán bộ làm việc
tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh, Khoa Luật – Trường Đại học tổng hợp Lund - Thụy Điển, Viện
nghiên cứu luật hình sự và tội phạm học quốc tế Max Planck – CHLB
Đức, Khoa Luật – Trường Đại học Tổng hợp New South Wales – Ơtxtrây-lia. Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các giáo sư, tiến sĩ đã tham gia
các hội thảo đánh giá luận án của tôi trong suốt những năm qua, đặc biệt
là PGS.TS. Lê Thị Sơn và TS. Christoffer Wong. Ngoài ra, những lời cảm
ơn chân thành cũng xin được gửi tới các thành viên trong Ban giám đốc


Dự án tăng cường công tác đào tạo luật tại Việt Nam, những người đã hết
sức nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận án này. Xin được
cảm ơn các cơ quan tiến hành tố
tụng của Việt Nam, Thụy Điển và Ôt-xtrây-lia đã cung cấp những thông tin
và ý kiến quý báu để tơi hồn thành được luận án này.
Những người tôi muốn đặc biệt cảm ơn là hai người thầy hướng dẫn
của tôi, Giáo sư, Tiến sĩ Per Ole Träskman thuộc Khoa Luật – Trường Đại
học tổng hợp Lund - Thụy Điển và Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hòa
thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội, những người đã không chỉ cho tơi
những góp ý và chỉ dẫn tận tình, sâu sắc mà cịn cổ vũ, khích lệ tơi trong
suốt thời gian thực hiện luận án.
Cuối cùng, những tình cảm biết ơn chân thành và sâu sắc nhất xin
được gửi đến gia đình và những người bạn thân thiết của tôi.
2


TÁC GIẢ

ĐÀO LỆ THU

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, việc bảo vệ hoạt động bình thường của các cơ quan nhà
nước là vấn đề quan tâm của hầu hết các nước trên thế giới. Bất cứ quốc
gia nào cũng thấy được yếu tố này là cơ sở quan trọng bảo đảm kỷ cương
pháp luật, niềm tin của nhân dân vào sự quản lý của Nhà nước; bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Trong khi đó,
tồn thế giới đang phải đối mặt với tham nhũng – hiện tượng gây nguy
hiểm cho hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, thực

tế cũng cho thấy mối quan hệ giữa tham nhũng và tội phạm có tổ chức.
Hơn nữa tham nhũng đã phát triển ở phạm vi xuyên quốc gia và quốc tế.
Tất cả thực tế này đã và đang gây lo ngại cho các quốc gia trên thế giới.
Tình trạng tham nhũng những năm gần đây tiếp tục là vấn đề nóng bỏng
gây báo động tồn cầu. Tham nhũng đang trở thành hiện tượng “đe dọa sự
ổn định của nền chính trị và sự phát triển bền vững của các quốc
gia.”1Theo kết quả điều tra của tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency
International) tại Bản chỉ số tham nhũng thường niên năm 2006,2từ quốc
gia xếp thứ 44 đến quốc gia xếp thứ 161 chỉ đạt điểm 5 trở xuống trong 10
điểm tối đa về mức độ trong sạch, Việt Nam đạt 2,6 điểm và được xếp thứ
3


111 trong bản chỉ số này. Như vậy, hiện tượng tham nhũng tiếp tục hoành
hành ở nhiều quốc gia trên thế giới bất chấp nhiều nỗ lực quốc tế được
đưa ra thời gian vừa qua như Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp
quốc (LHQ) hoặc luật chống tham nhũng và rửa tiền đã được nhiều quốc
gia ban hành và áp dụng.
Lúc này các quốc gia cần phải cùng hành động trong cuộc đấu tranh
chống tham nhũng. “Việc ngăn ngừa và xoá bỏ tham nhũng là trách nhiệm
của tất cả các quốc gia.”3 Điều này có nghĩa là các quốc gia cần sử dụng
những biện pháp đa dạng
1
2

Lời nói đầu của Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp quốc.
Xem “The 2006 Transparency International Corruption Perceptions

Index” tại . Bản chỉ số tham nhũng thường
niên là thước đo mức độ tham nhũng trong khu vực công của các quốc gia

và các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Những chỉ số được đưa ra
dựa trên các báo cáo của các chuyên gia và báo cáo công tác ở các quốc
gia này. Điểm đạt được càng thấp chứng tỏ mức độ tham nhũng càng cao.
3

Lời nói đầu của Cơng ước chống tham nhũng của Liên Hợp quốc.

và hiệu quả để phòng ngừa và chống tham nhũng, bao gồm cả sử dụng luật
hình sự. Một quan chức của tổ chức OECD đã nhấn mạnh, “Các Chính
phủ cần hiểu rằng tham nhũng đáng bị coi là tội phạm. Đây là một điểm
đáng được lưu tâm. Các Chính phủ cần xem xét tội phạm hố hành vi hối
lộ vì một lí do rất dễ hiểu đó là sự
nguy hiểm vơ cùng lớn mà hành vi này gây ra cho xã hội” [Grurría 2006].
Tại Việt Nam, những năm gần đây các tội phạm về chức vụ cũng đang có
những diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, Nhà nước Việt Nam đã có những
động thái thể hiện rõ quyết tâm chống tham nhũng như: ngày 10 tháng 12
năm 2003 kí Cơng ước chống tham nhũng của LHQ; ngày 28 tháng 11
4


năm 2005 ban hành Luật phòng, chống tham nhũng với những nguyên tắc
xử lý tham nhũng đã được ghi nhận tại Điều 4 như: kịp thời, nghiêm
minh, theo quy định của pháp luật... Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ
nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Quyết định số30/2006/QĐ-TTg về
việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật
phịng, chống tham nhũng. Mục tiêu của Chương trình là: khắc phục và
đẩy lùi tình trạng tham nhũng đang diễn ra trong các lĩnh vực của đời sống
kinh tế - xã hội hiện nay, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các
ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các cán bộ, công chức và mỗi công
dân về cơng tác phịng, chống tham nhũng. Đấu tranh chống những biểu

hiện tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức cũng như những hành vi
tiếp tay cho tiêu cực là điều kiện tiên quyết để duy trì sự trong sạch, vững
mạnh của bộ máy nhà nước. Để bảo đảm hoạt động bình thường của các
cơ quan, tổ chức, Nhà nước Việt Nam kết hợp nhiều biện pháp khác nhau
và đã sớm nhận thấy tầm quan trọng của biện pháp TNHS đối với các
hành vi nguy hiểm cho xã hội liên quan đến lợi dụng chức vụ, quyền
hạn.
Trong số những tội phạm về chức vụ đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, các tội phạm về hối
lộ hết sức được chú ý. Thời gian gần đây, loại tội phạm này diễn biến khá
phức tạp. Một loạt vụ án về hối lộ hết sức nghiêm trọng đã xảy ra trong
thời gian vừa qua liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như
thương mại, xây dựng cơ bản, thể thao, bảo vệ pháp luật. Bên cạnh đó,
hành vi hối lộ giờ đây đã len lỏi vào cả những lĩnh vực vốn được xem là
cao quý như giáo dục đào tạo, y tế. Thủ đoạn phạm tội về hối lộ cũng ngày
càng tinh vi, xảo quyệt. Tội phạm về hối lộ đang làm biến chất một bộ
phận cán bộ, công chức nhà nước, khiến nhiều người trong số họ thay đổi
5


ý thức, quan niệm về việc thực thi công vụ. Mặt khác, thực tế thời gian
vừa qua cho thấy loại tội phạm này đồng thời tạo điều kiện hoặc cơ hội
cho việc thực hiện nhiều tội phạm khác như buôn lậu, mua bán trái phép
chất ma túy, đánh bạc hoặc dẫn đến nhiều tiêu cực trong lĩnh vực giáo
dục, y tế. Trong khi đó, hoạt động áp dụng luật hình sự đấu tranh với các
loại tội phạm này đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và cịn dừng lại ở
những kết quả khá khiêm tốn. Một trong những nguyên nhân gây khó khăn
cho hoạt động xử lý tội phạm về hối lộ là do sự thiếu rõ ràng hoặc thiếu
hợp lý trong quy định của luật hình sự hiện hành về các tội phạm này.
Chính vì vậy, làm sáng tỏ cũng như hồn thiện quy định của luật hình sự

về các tội phạm về hối lộ sẽ là một hoạt động thiết thực góp phần vào
cuộc đấu tranh phịng, chống các tội phạm này.
Với mong muốn góp phần vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng và
hối lộ, tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm giải quyết những vấn đề về
các tội phạm hối lộ từ góc độ luật hình sự. Đề tài “Các tội phạm về hối lộ
theo luật hình sự Việt Nam trong sự so sánh với luật hình sự Thụy Điển
và Ơt-xtrây-lia” cần thiết được nghiên cứu bởi những cơ sở lý luận và
thực tiễn sau đây:
Thứ nhất, cũng giống như Thụy Điển, Ôt-xtrây-lia và nhiều quốc gia
khác trên thế giới, đối với Việt Nam việc bảo vệ hoạt động bình thường
của bộ máy nhà nước bằng pháp luật hình sự đã được chú trọng và được
cụ thể hoá bằng việc ban hành các quy phạm pháp luật hình sự về các tội
phạm về chức vụ, trong đó có nhóm tội phạm về hối lộ. Việc tìm hiểu, so
sánh chính sách hình sự của ba quốc gia về vấn đề này do vậy là cần thiết
và có cơ sở.

6


Thứ hai, luật hình sự của Việt Nam, Thụy Điển và Ôt-xtrây-lia đều quy
định các tội phạm về hối lộ. Bên cạnh những thành cơng về mặt lập pháp,
có một số điểm bất cập trong các quy định đó cần phải được phân tích, làm
sáng tỏ và đặc biệt là cần được hồn thiện. Đối với Việt Nam, những khó
khăn, vướng mắc trong nhận thức cũng như trong thực tiễn áp dụng những
quy định của pháp luật hình sự
về các tội phạm về hối lộ vẫn chưa được giải quyết triệt để. Từ khi Bộ luật
hình sự (BLHS) năm 1999 được ban hành cho tới nay chưa có văn bản nào
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn việc áp dụng các quy
định về nhóm tội này một cách thống nhất, chính xác. Đề tài nghiên cứu
do vậy sẽ có thể gợi ý một số nội dung của luật cần được giải thích rõ.

Thứ ba, thời gian gần đây, những hiện tượng nhận hối lộ, đưa hối lộ,
môi giới hối lộ cùng với những hậu quả kèm theo của chúng như sự suy
thoái về đạo đức và lối sống, việc thực hiện tội phạm hoặc tạo điều kiện
cho một số loại tội phạm khác của một bộ phận cán bộ, công chức diễn
biến khá phức tạp và nguy hiểm, gây sự bất bình và mất niềm tin của nhân
dân đối với hoạt động của bộ máy nhà nước. Thực tế
đó yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải có những hành động kiên quyết và
kịp thời. Chính vì vậy, đối với Việt Nam, việc tăng cường những biện
pháp đấu tranh phịng, chống các tội phạm này, trong đó có biện pháp
TNHS là đòi hỏi khá cấp bách. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một khoảng
cách khơng nhỏ giữa một bên là thực trạng của các hành vi hối lộ với một
bên là thực tế điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm về hối lộ. Những
vướng mắc trong việc áp dụng luật hình sự xử lý các tội phạm này cần
được làm sáng tỏ cũng như giải pháp khắc phục cần sớm được đề ra.

7


Thứ tư, việc nghiên cứu so sánh pháp luật hình sự của Việt Nam và
một số quốc gia khác về các tội phạm về hối lộ là một yêu cầu cần thiết và
đúng đắn, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Hoạt động đó sẽ
giúp cho Việt Nam tìm hiểu, chọn lọc kinh nghiệm hoặc mơ hình xây
dựng, sửa đổi, bổ sung và áp dụng luật hình sự về các tội phạm này. Trên
cơ sở đó, Việt Nam có thể hồn thiện những quy định của pháp luật về các
tội phạm về hối lộ, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác đấu tranh
phịng, chống hối lộ.
Bên cạnh đó, hiện nay khơng có cơng trình nào nghiên cứu riêng các
tội phạm về hối lộ trong luật hình sự Việt Nam hiện hành trong mối quan
hệ so sánh với pháp luật hình sự của một số quốc gia khác trên thế giới.
Nhiều khái niệm cũng như nhiều vấn đề phức tạp có liên quan đến nhóm

tội phạm nguy hiểm này cịn chưa được làm sáng tỏ. Như vậy, đề tài
nghiên cứu này sẽ là một sự bổ sung cần thiết và có ý nghĩa cho hệ thống
lý luận về các tội phạm về hối lộ.

Tại sao tác giả lựa chọn luật hình sự Thụy Điển và Ôt-xtrây-lia là
những đối tượng trong nghiên cứu so sánh với luật hình sự Việt Nam? Việt
Nam là quốc gia có hệ thống pháp luật thành văn (thuộc hệ thống Civil
Law), trong khi đó, Ơt-xtrây-lia là nước theo hệ thống luật án lệ (Common
Law). Thụy Điển tuy là quốc gia theo hệ
Civil Law song có một điểm khá độc đáo là vẫn coi án lệ là một loại nguồn
của pháp luật. Sự khác biệt trên chính là một lý do cuốn hút các nghiên
cứu so sánh luật. Bên cạnh đó, Thụy Điển ở Châu Âu và Ơt-xtrây-lia ở
Châu Đại Dương là những quốc gia được xem là thành công trong cơng
tác chống tham những nói chung và chống tội phạm về hối lộ nói riêng.
8


Trong Bản chỉ số tham nhũng thường niên của Tổ chức Minh bạch quốc tế
năm 2009, Thụy Điển đạt 9,2 điểm về độ trong sạch xếp thứ 3 và Ôtxtrây-lia đạt 8,7 điểm xếp thứ 8. Những con số ấn tượng này đã phần nào
phản ánh mức độ thành công trong hoạt động phòng, chống tham nhũng
của các quốc gia này. Vì vậy, việc tìm hiểu luật hình sự và kinh nghiệm áp
dụng luật hình sự trong đấu tranh chống tội phạm về hối lộ của các nước
nêu trên là thực sự cần thiết và có ý nghĩa.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những ý kiến đề xuất để hoàn thiện
quy định của luật hình sự Việt Nam về các tội phạm về hối lộ, góp phần
nâng cao hiệu quả áp dụng luật hình sự trong đấu tranh phịng, chống loại
tội phạm này.
Với mục đích nêu trên, đề tài nghiên cứu sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau
đây: Thứ nhất: nghiên cứu so sánh hệ thống quan điểm, quan niệm khoa

học trên bình diện quốc tế cũng như của các tác giả Việt Nam, Ôt-xtrây-lia
và Thụy Điển về các tội phạm về hối lộ, từ đó làm rõ những vấn đề lý luận
chung về các tội phạm này; tìm hiểu quan điểm lập pháp của quốc tế về
các tội phạm này để khẳng định thêm nền tảng lý luận cho việc nghiên cứu
các quy định có liên quan của pháp luật hình sự quốc gia. Thứ hai: làm
sáng tỏ nội dung những quy định hiện hành của pháp luật quốc tế, của luật
hình sự Việt Nam, Ôt-xtrây-lia và Thụy Điển về các tội phạm về hối lộ
trong sự so sánh để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt, lý giải
nguyên nhân của những tương đồng và khác biệt đó; đồng thời phân tích
những ưu điểm và hạn chế của quy định hiện hành về tội phạm về hối lộ
trong luật hình sự Việt Nam.

9


Thứ ba: khái quát tình hình các tội phạm về hối lộ ở Việt Nam, Ôtxtrây-lia và Thụy Điển thời gian gần đây trong mối quan hệ so sánh để
thấy được phần nào hiệu quả áp dụng luật hình sự trong đấu tranh với các
tội phạm này; tìm hiểu, đánh giá thực tiễn áp dụng những quy định của
luật hình sự Việt Nam về các tội phạm về hối lộ.
Cuối cùng, trên cơ sở chỉ ra những hạn chế của luật cũng như những
vướng mắc trong quá trình áp dụng luật hình sự Việt Nam đồng thời
nghiên cứu lý luận luật hình sự, kinh nghiệm lập pháp và kinh nghiệm áp
dụng luật hình sự về các tội phạm này của Ôt-xtrây-lia và Thụy Điển, đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định về các tội phạm về hối lộ của
luật hình sự Việt Nam cũng như kiến nghị một số vấn đề liên quan đến
hoạt dụng áp dụng luật đối với các tội phạm này.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan điểm khoa học và
những quy định của luật hình sự hiện hành về các tội phạm về hối lộ,
những tư liệu thực tiễn cũng như những phán quyết của cơ quan xét xử

Việt Nam, Thụy Điển và Ôt-xtrây-lia về nhóm tội phạm này. Ngồi ra, các
văn bản pháp lý quốc tế có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu cũng
được đề cập, xuất phát từ lí do các quốc gia trong nghiên cứu này đã kí
hoặc phê chuẩn các văn bản đó.
Hiện nay nhiều vấn đề liên quan đến các tội phạm về hối lộ đang
được quan tâm. Tuy nhiên tác giả chỉ thực hiện luận án này trong phạm vi
những vấn đề được nhìn nhận từ góc độ luật hình sự. Đề tài được tiếp cận
và được thực hiện dưới góc độ luật hình sự và so sánh luật, chủ yếu trên
cơ sở những quy định hiện hành của luật hình sự Việt Nam, Thụy Điển và
Ôt-xtrây-lia về các tội phạm về hối lộ.
10


Tình hình nghiên cứu
Các tội phạm về hối lộ đã được quy định khá sớm trong luật hình sự
Việt Nam. Bên cạnh đó, đây là nhóm tội phạm hiện nay đang diễn biến rất
phức tạp và nguy hiểm. Tuy nhiên, những nghiên cứu về các tội phạm này
còn khá khiêm tốn. Những nghiên cứu đã thực hiện chủ yếu tiếp cận các
tội phạm về chức vụ nói chung hoặc nhóm tội phạm về tham nhũng nói
riêng, chứ khơng đặc biệt tập trung vào các tội phạm về hối lộ.
Ở Việt Nam, một vài nghiên cứu có liên quan đến các tội phạm về
hối lộ đáng chú ý như: Luận án tiến sĩ của tác giả Uông Chu Lưu xuất bản
bằng tiếng Nga tại Taskent năm 1988 với nội dung phân tích bản chất của
tội hối lộ và luật hình sự của Việt Nam giai đoạn đó về tội hối lộ, từ đó tác
giả kiến nghị các chế tài, các khung hình phạt thích hợp đối với loại tội
phạm này nhằm hồn thiện các quy phạm pháp luật hình sự đối với tội hối
lộ và nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử của toà án Việt Nam; Luận
án tiến sĩ của tác giả Trần Hữu Tráng thực hiện tại CHLB Đức với tiêu đề
“Tham nhũng trong lĩnh vực hoạt động chức trách - một sự so sánh hình
sự và tội phạm học giữa CHLB Đức và CHXHCN Việt Nam” với những

nội dung cơ bản là: phần đầu của luận án phân tích và so sánh các khái
niệm cơ bản trong luật hình sự CHLB Đức và CHXHCN Việt Nam như
khái niệm tham nhũng, khái niệm tội phạm về tham nhũng, phần tiếp theo
luận án so sánh những vấn đề cơ bản của các CTTP về tham nhũng theo
luật hình sự Việt Nam và luật hình sự Đức, ngồi ra luận án cịn tiếp cận
từ góc độ tội phạm học so sánh vấn đề tham nhũng giữa CHLB Đức và
Việt Nam, cuối cùng luận án đưa ra các giải pháp phịng, chống tham
nhũng bao gồm các giải pháp về hình sự và các giải pháp về tội phạm
học.
11


Ngồi ra cịn có một số nghiên cứu khác như:“Đấu tranh chống và
phịng ngừa tội tham ơ, cố ý làm trái và hối lộ trong cơ chế thị trường”
của Viện nghiên cứu khoa học - Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Nxb
Chính trị quốc gia xuất bản năm 1993; “Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối
với các tội phạm về chức vụ” (Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm1996) của Tiến sĩ Võ Khánh Vinh; “Tội
phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm” của tác giả Nguyễn Xuân
Yêm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội năm 2001; “Tình hình, ngun
nhân và các biện pháp đấu tranh phịng chống các tội tham nhũng” Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Trần Công Phàn bảo vệ tại Viện Nhà
nước và Pháp luật năm 2004; “Bình luận khoa học Bộ
luật hình sự - Phần các tội phạm - Tập V Các tội phạm về chức vụ” của
ThS. Đinh Văn Quế, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006; Chuyên đề
“Một số vấn đề về tội phạm tham nhũng và cơng tác đấu tranh phịng,
chống tham nhũng” của Tạp chí Kiểm sát - Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, số 22 tháng 11 năm 2006; cũng như một
số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như:“Về trách nhiệm hình sự và
miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội đưa hối lộ” của tác giả
Trịnh Tiến Việt, Tạp chí Tồ án số 1 năm 2008; “Vấn đề “của hối lộ”

trong các tội phạm hối lộ” của tác giả Nguyễn Thị Minh Huyền, Tạp chí
Tồ án số 12 năm 2001, v.v... Nhìn chung, những nghiên cứu nêu trên có
thể phân thành hai loại: loại thứ nhất nghiên cứu về các tội phạm về chức
vụ nói chung, nhóm tội tham nhũng nói riêng dưới góc độ luật hình sự và
trên cơ sở quy định của luật hình sự Việt Nam; loại thứ hai tìm hiểu về
nhóm tội tham nhũng dưới góc độ tội phạm học. Những cơng trình đó đã
giúp làm sáng tỏ quy định của luật hình sự về các tội phạm về chức vụ
hoặc chỉ ra được một vài hạn chế trong quy định của luật về các tội phạm
12


này. Tuy nhiên các nghiên cứu chưa tiếp cận riêng các tội phạm về hối lộ,
nhất là hầu như chưa đề cập tới góc nhìn quốc tế về các tội phạm này. Một
vài nghiên cứu trong số đó đã trở nên lạc hậu, khơng cịn tính thời sự. Một
số khác mới chỉ dừng ở mức độ
diễn giải luật thực định về các tội phạm này.
Trên diễn đàn nghiên cứu khoa học của nước ngoài, nhiều nghiên
cứu cũng đã đề cập đến hiện tượng tham nhũng nói chung, các tội phạm
về hối lộ nói riêng như: “Bribes” của John T. Noonan, Nxb Macmillan,
New York năm 1984; Corruption: Its Nature, Causes and Functions by S.
H. Alatas, Avebury Gower Publishing Company Limited, 1990; “Political
Bribery in Japan” của Richard H. Mitchell, Nxb của Trường Đại học
Hawai, Hoa Kì năm 1996; “Corruption and Government - Causes,
consequences, and reform” của Susan Rose-Ackerman, Nxb của Đại học
Cambridge năm 1999; Explaining Corruption by R. William ed., Edward
Elgar Publishing Limited, 2000; “Fighting corruption in Asia - Causes,
Effects and Remedies” do John Kidd và Frank-Jurgen Richter chủ biên,
Nxb World Scientific năm 2003; “Corruption and good Governance in
Asia” của Nicholas Tarling, Nxb Routledge, New York năm 2005. Đây
chủ yếu là những nghiên cứu về tham nhũng nói chung dưới góc độ xã hội

học hoặc về tội phạm tham nhũng dưới góc độ tội phạm học. Như vậy, từ
phương diện pháp lý hình sự, nghiên cứu so sánh luật hình sự các quốc gia
về tội phạm về hối lộ chưa thực sự được quan tâm.

Từ những tóm tắt nêu trên về tình hình nghiên cứu đề tài các tội
phạm về hối lộ, có thể thấy việc nghiên cứu nhóm tội phạm này vẫn cịn bị
bỏ ngỏ ở nhiều khía cạnh. Do đó, tìm hiểu các tội phạm về hối lộ dưới góc
13


độ pháp lý hình sự, đặc biệt là trong sự so sánh với quy định của pháp luật
hình sự nước ngoài về loại tội phạm này một cách toàn diện, có hệ thống
vẫn thực sự cần thiết và có ý nghĩa.
Phương pháp nghiên cứu4
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và để thực hiện tốt
những nhiệm vụ đã đặt ra của đề tài, những phương pháp chung được áp
dụng để nghiên cứu là: phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp.
Những phương pháp đặc thù của lĩnh vực luật học cũng sẽ được vận
dụng trong việc thực hiện luận án. Trước hết, vì đây là nghiên cứu về quy
định của luật nên phương pháp tiếp cận quy phạm sẽ được sử dụng kết
hợp với phương pháp pháp lý truyền thống (traditional legal method).
Phương pháp pháp lý truyền thống được sử dụng để hệ thống hoá và giải
thích những quy định hiện hành, án lệ, văn bản hướng dẫn áp dụng luật
cũng như các học thuyết pháp lý của ba quốc gia về các tội phạm về hối
lộ. Các phương pháp khác được sử dụng là phương pháp nghiên cứu luật
pháp trong mối quan hệ với triết học, trong mối quan hệ với chính trị hoặc
trong mối quan hệ với xã hội học. Các phương pháp nói trên giúp cho việc
lý giải sự cần thiết, tính đúng đắn và hợp lý của việc hình sự hố các hành
vi hối lộ và quy định hình phạt nghiêm khắc với các tội phạm này. Đồng
thời, những phương pháp này cũng giúp xác định những hạn chế của pháp

luật về các tội phạm này của các quốc gia trong nghiên cứu so sánh. Ngoài
ra, phương pháp nghiên cứu lịch sử pháp luật đôi khi được tác giả sử dụng
để thể hiện sự gắn kết và tiếp nối về mặt thời gian của những quy định
pháp luật về các tội phạm về hối lộ.

14


Phương pháp so sánh luật học là phương pháp được sử dụng thường
xun và có tính đặc thù của nghiên cứu này. Khi áp dụng phương pháp
này tác giả đã tuân
thủ những yêu cầu như bảo đảm tính chọn lọc, tính khách quan và tính phê phán.

4

Việc mơ tả các phương pháp nghiên cứu được tác giả chủ yếu dựa trên

cơng trình của Giáo sư Hans Henrik Lidgard - Khoa Luật, Đại học Tổng
hợp Lund, Thụy Điển với tiêu đề: “Methods in legal research” năm 2006
trong tài liệu dành cho nghiên cứu sinh khố 1 – Chương trình hợp tác đào
tạo giữa Việt Nam và Thụy Điển.
Cách thức so sánh luật cũng được tìm hiểu và áp dụng trong quá trình thực
hiện đề tài. Thơng qua phương pháp so sánh, mức độ vận dụng các Cơng
ước quốc tế có liên quan của luật hình sự Việt Nam đã được thể hiện rõ.
Điều quan trọng nữa là sự tương đồng và khác biệt của luật hình sự Việt
Nam so với luật của các quốc gia khác cũng được chỉ ra và được lí giải.
Kết quả nghiên cứu so sánh đã được vận dụng cho phần kiến nghị của
luận án. Phương pháp này cho thấy không phải tất cả những quy định của
pháp luật hình sự hiện hành của quốc gia khác đều đã hoàn hảo và là chuẩn
mực để Việt Nam học tập. Việc sử dụng kết quả so sánh không có nghĩa là

sao chép tất cả các mơ hình lập pháp hình sự của những quốc gia đã được
nghiên cứu.5
Phương pháp chuyên gia cũng được tiến hành để đem lại cho luận án
một số đánh giá đa chiều và sâu sắc hơn từ những nhà nghiên cứu có
chun mơn sâu hoặc những người làm cơng tác thực tiễn có kinh nghiệm
trong lĩnh vực tội phạm này. Tác giả tiến hành một số phỏng vấn, trao đổi
với một số giáo sư đã có các bài viết bình luận những quy định có liên
15


quan của Thụy Điển và Ôt-xtrây-lia, đồng thời trao đổi với một số cán bộ
làm việc tại Viện chống tham nhũng của Thụy Điển; Viện Cơng tố liên
bang, Tồ án tối cao và Ủy ban cảnh sát liêm chính của bang New South
Wales, Ôt-xtrây-lia. Nội dung của các cuộc phỏng vấn và trao đổi xoay
quanh những vấn đề như nội dung và tinh thần của một số quy định của
luật hình sự
các nước về các tội phạm về hối lộ, một số án lệ điển hình và những vướng
mắc trong thực tiễn xét xử, tình hình các tội phạm này ở các nước, nguyên
nhân của những thành công trong công tác phòng, chống các tội phạm
này.
Tác giả luận án cũng đã chú ý đến cách thức khai thác các nguồn tài
liệu để nghiên cứu. Vì đề tài có liên quan đến yếu tố quốc tế, tác giả cố
gắng tiếp cận các nguồn tài liệu gốc từ tiếng Anh. Phần lớn thông tin về
luật thu được trên cơ sở các văn bản luật, các cơng ước, báo cáo giải thích
các văn bản luật cũng như qua các nghiên cứu và các bài viết có liên quan.
Đối với tài liệu có liên quan đến luật hình sự Thụy Điển, do sự khác biệt
của ngôn ngữ tác giả phải tiếp cận thông qua bản dịch khơng chính thức
(từ tiếng Thụy Điển sang tiếng Anh) của phần viết có liên
5


Liên quan đến vấn đề so sánh luật hình sự, xem: Đào Lệ Thu, “Vai trị

của so sánh luật trong hoạt động lập pháp hình sự của Việt Nam”, Tạp chí
Luật học, số 1 năm 2008, các trang từ 54-58.
quan trong cuốn bình luận BLHS của quốc gia này và một số vụ án điển
hình. Tuy nhiên tác giả đã tiến hành một số biện pháp để khẳng định tính
chân thực và độ tin cậy của bản dịch này như: gặp gỡ giáo sư Madelene
Lejonhufvud là người trực tiếp viết phần bình luận đó; trao đổi với giáo sư
luật hình sự Per - Ole Traskmän của Khoa Luật, Đại học Tổng hợp Lund
về nội dung của luật hình sự Thụy Điển. Bên cạnh đó, thơng qua một số
16


bài viết bằng tiếng Anh và đặc biệt qua các báo cáo chính thức của một số
tổ chức quốc tế liên chính phủ, độ tin cậy của các nguồn tài liệu dịch từ
tiếng Thụy Điển đã được khẳng định.
Những kết quả mới của đề tài nghiên cứu
Đây là một trong những cơng trình khoa học ở cấp độ tiến sĩ tiếp cận
một cách toàn diện và tương đối sâu sắc các tội phạm về hối lộ dưới góc
độ so sánh luật hình sự. Đề tài nghiên cứu có những đóng góp mới như
sau:
1. Khái qt hố các quan điểm, quan niệm của quốc tế và Việt Nam
về các tội phạm về hối lộ. Khái niệm, đặc điểm, các hình thức phổ biến và
dấu hiệu pháp lý của các tội phạm này cũng như đường lối xử lý các tội
phạm này được nhìn nhận trên cả bình diện quốc tế và quốc gia. Bên cạnh
đó, luận án cịn khái qt hố quan điểm lập pháp của quốc tế về các tội
phạm này.
2. Hệ thống hoá các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, Ơtxtrây-lia và Thụy Điển về các tội phạm về hối lộ trong sự đối chiếu, so
sánh. Điều quan trọng là chỉ ra được những điểm hợp lý và những điểm
hạn chế của những quy định này.

3. Chỉ ra ảnh hưởng của những hạn chế trong quy định của luật đối
với cơng tác phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm về hối lộ. Đặc biệt,
nghiên cứu này đã phân tích một số vấn đề nổi cộm trong thực tiễn áp
dụng quy định của luật hình sự Việt Nam về các tội phạm về hối lộ trong
mối liên hệ với kinh nghiệm áp dụng luật hình sự đối với các tội phạm này
của Ôt-xtrây-lia và Thụy Điển.
4. Đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của luật hình sự Việt
Nam về các tội phạm về hối lộ trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm
17


và mơ hình lập pháp của Ơt-xtrây-lia và Thụy Điển, đồng thời kiến nghị
một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng luật về các tội
phạm về hối lộ ở Việt Nam.
Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, kết luận và bốn chương. Luận án được
kết cấu một cách hợp lý theo mơ hình: cơ sở lý luận – thực tiễn lập pháp:
chuẩn mực, kinh nghiệm và vấn đề của luật hiện hành – thực tiễn áp dụng
luật: hạn chế, thiếu sót và kinh nghiệm – đề xuất giải pháp.
Phần Mở đầu của luận án tập trung vào việc giới thiệu bối cảnh trong
đó thể hiện tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài các tội phạm về hối lộ
từ góc độ luật hình sự và luật học so sánh. Bên cạnh đó, những vấn đề
được chú ý trong phần này là việc xác định đối tượng và những nội dung
nghiên cứu, mục đích của nghiên cứu và các phương pháp được sử dụng
trong quá trình thực hiện luận án.
Sau phần Mở đầu, Chương 1 của luận án thể hiện vai trò xuất phát
điểm với những vấn đề chung về các tội phạm về hối lộ. Trong Chương 1
chúng tôi đã xây dựng nền tảng lý luận cho việc nghiên cứu các tội phạm
này dưới góc độ luật hình sự. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy một số
vấn đề lý luận được nhận thức khá thống nhất như: thứ nhất là quan niệm

về các tội phạm về hối lộ với tư cách là một trong các hình thức tham
nhũng đang gây lo ngại cho toàn thế giới và khái niệm tội phạm về hối lộ
cần được nhận thức theo một cách nhìn hiện đại và theo hướng mở để phản
ánh được một số hình thức hối lộ mới như hối lộ trong khu vực tư, hối lộ
cơng chức nước ngồi và đưa, nhận q có tính vụ lợi; thứ hai là việc hình
sự hố các hình thức hối lộ khơng chỉ phụ thuộc vào bản chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi mà còn phụ thuộc vào quan niệm của xã hội đối
18


với hiện tượng đó, vào yếu tố văn hố và sự cần thiết bảo vệ các quan hệ
xã hội bảo đảm cho hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước cũng
như bảo đảm cho những lợi ích khác của toàn xã hội; thứ ba là một số yếu
tố cấu thành các tội phạm về hối lộ như “chủ thể nhận hối lộ”, “của hối
lộ”, “khách thể của tội phạm về hối lộ”, “hành vi khách quan trong CTTP
của các tội phạm về hối lộ” v.v... cần được hiểu theo nghĩa rộng để phản
ánh được những quan niệm hiện đại về hối lộ; thứ tư là quan điểm về
đường lối xử lý các tội phạm về hối lộ cần linh hoạt để bảo đảm vừa đủ
nghiêm khắc trong việc ngăn ngừa và xử lý loại hành vi nguy hiểm cho xã
hội này vừa thúc đẩy việc tự
nguyện và chủ động khai báo về tội phạm với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, bởi việc tìm ra chứng cứ về các tội phạm này trên thực tế rất khó
khăn. Để làm cho cơ sở lý luận của nghiên cứu trở nên vững chắc hơn và
cũng để kiểm chứng cho những quan điểm lý luận nêu trên, trong chương
này chúng tơi cịn đề cập tới quan điểm lập pháp đối với các tội phạm về
hối lộ được thể hiện trong các công ước quốc tế
nổi bật về vấn đề này với những ví dụ minh họa từ quy định về các tội
phạm về hối lộ của một số quốc gia thành viên các cơng ước. Đây chính là
thực tiễn sinh động khẳng định sự hợp lý và đúng đắn của những quan
điểm lý luận được phân tích tại phần đầu của Chương 1. Chúng tôi xác

định Chương 1 trở thành cơ sở cho những phân tích và luận giải tiếp theo
của luận án.
Chương 2 được xác định là một trong những trọng tâm của luận án
với nội dung là việc phân tích và so sánh các quy định về các tội phạm về
hối lộ trong luật hình sự hiện hành của ba quốc gia: Việt Nam, Thụy Điển
và Ôt-xtrây-lia. Nội dung cơ bản của chương này là những phân tích các
dấu hiệu pháp lý và đường lối xử lý đối với các tội phạm này cùng với
19


những kết luận rút ra từ các phân tích so sánh quy định của luật hình sự ba
quốc gia. Phân tích so sánh cho thấy luật hình sự của các quốc gia này khá
tương đồng trong việc quy định nhiều vấn đề về các tội phạm về hối lộ.
Bên cạnh đó luận án cũng đã xem xét sự phù hợp của những quy định về
các tội phạm về hối lộ trong luật của ba quốc gia với hệ thống những quan
điểm lý luận đã được xây dựng tại Chương 1 và sự tương thích của chúng
với quy định của các cơng ước quốc tế có liên quan. Một mặt những quan
niệm về các tội phạm này được đem ra để đối chiếu trong q trình phân
tích luật, mặt khác việc phân tích luật thực định tại chương này lại là sự
kiểm chứng cho những quan điểm lý luận và những giả thiết khoa học
được đưa ra tại Chương 1. Qua phân tích các quy định của luật hình sự ba
quốc gia về các tội phạm này chúng tôi nhận thấy nội dung của các quy
định này hầu như phản ánh đúng những luận điểm đã được đề cập tại
Chương 1. Các quy định này cũng phản ánh việc nội luật hố những
chuẩn mực pháp luật hình sự về các tội phạm về hối lộ được xây dựng
trong các công ước quốc tế đã được thực hiện ở mức độ khá đầy đủ. Có
thể khẳng định rằng những
yêu cầu và khuyến nghị của các công ước quốc tế về những yếu tố của các
tội phạm này như khái niệm công chức, khái niệm của hối lộ, khái niệm
người thứ ba được lợi, v.v… hoặc về hình phạt đối với các tội phạm này

hầu như đã được luật hình sự của ba quốc gia phản ánh.
Trong Chương 3, những vấn đề thực tiễn về các tội phạm về hối lộ
đã được đề cập và phân tích. Những vấn đề đầu tiên có liên quan đến tình
hình cũng như một số nguyên nhân cơ bản của các tội phạm này ở ba quốc
gia. Chúng tôi muốn thông qua những vấn đề này để làm sáng tỏ phần nào
vai trò và hiệu quả của pháp luật hình sự trong cuộc đấu tranh chống các
tội phạm về hối lộ. Bức tranh toàn cảnh về
20


tình hình các tội phạm về hối lộ cũng là sự khẳng định cho việc cần thiết
phải sử dụng luật hình sự (một cách hiệu quả hơn). Những phân tích và
những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mức độ xử lý các tội phạm về hối
lộ bằng pháp luật hình sự còn khá thấp so với diễn biến thực tế của các tội
phạm này. Tội phạm về hối lộ ẩn là hiện tượng tồn tại ở cả ba quốc gia
trong nghiên cứu so sánh này. Ở những mức độ khác nhau cả ba quốc gia
đều phải đối mặt với một yếu tố có thể coi là nguyên nhân của các tội
phạm về hối lộ đó là sự thực thi chưa hiệu quả các quy định của luật hình
sự về các tội phạm này. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém
của việc thực thi này là những hạn chế trong chính các quy định này.
Chương 3 cũng đề cập đến những vấn đề của thực tiễn áp dụng luật
đối với các tội phạm về hối lộ của Việt Nam trong sự so sánh với kinh
nghiệm áp dụng luật của các quốc gia Thụy Điển và Ơt-xtrây-lia. Trước
hết có thể nói việc áp dụng luật hình sự đấu tranh với các tội phạm về hối
lộ ở cả ba quốc gia đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên các cơ
quan tiến hành tố tụng trong đó có Tồ án gặp khơng ít khó khăn cũng như
thể hiện những hạn chế trong công tác áp dụng luật đối với các tội phạm
này. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những khó khăn
và hạn chế đó là những nhược điểm của các quy định của luật hình sự về
nhóm tội phạm này. Một lần nữa, hậu quả của những nhược điểm của luật

lại được chứng minh. Việc nhìn nhận đúng những hạn chế trong quy định
của luật cũng như trong thực tiễn áp dụng các quy định này và việc xem
xét kinh nghiệm áp dụng luật
của các quốc gia khác có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện luật và
cải thiện hiệu quả áp dụng luật về các tội phạm về hối lộ.
Trên cơ sở các phân tích, luận giải và kết quả nghiên cứu so sánh của
những chương trước, Chương 4 của luận án đưa ra những kiến nghị đối
21


với các quy định của BLHS Việt Nam về các tội phạm về hối lộ và việc áp
dụng các quy định này. Trước khi đi vào các kiến nghị cụ thể, chúng tơi đã
đưa ra những ngun tắc mang tính định hướng cho việc đề xuất các mơ
hình và các giải pháp. Tại chương này chúng tôi đã đưa ra những kiến
nghị đối với quy định về các tội phạm về hối lộ và việc áp dụng luật hình
sự xử lý các tội phạm này một cách có hệ thống và tương đối toàn diện.
Những kiến nghị này vừa dựa trên những luận điểm khoa học đã được
thừa nhận chung vừa có cơ sở là những khuyến nghị lập pháp của những
cơng ước quốc tế điển hình về các tội phạm này. Đồng thời, những kiến
nghị đưa ra cũng phù hợp với yêu cầu thực tế của luật hình sự và thực tiễn
áp dụng luật ở
Việt Nam hiện nay.
Cuối cùng luận án được kết thúc bằng một số kết luận chung cho
toàn bộ nghiên cứu.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ HỐI LỘ

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ
HỐI LỘ 1.1.1. Khái niệm tội phạm về hối lộ
Trung tâm của nghiên cứu này là khái niệm tội phạm về hối lộ. Tuy

nhiên, để có những phân tích sâu về các khía cạnh khác nhau của khái
niệm này, hối lộ theo nghĩa rộng - một hiện tượng xã hội tiêu cực - cần
được bàn luận ít nhiều. Khái niệm hối lộ từ lâu đã trở thành đối tượng của
nhiều nghiên cứu về xã hội học [Noonan 1984; Michell 1996; RoseAckerman 1999; Kidd và Richter 2003], kinh tế học [Arvis và Berenbeim
2003; Lambsdorff 2007], tội phạm học [Van Duyne 1996; Reid 2000; Trần
22


Cơng Phàn 2004; Green 2006] và khoa học luật hình sự [Lanham 1987;
Võ Khánh Vinh 1996; Bogdan 2002; Đinh Văn Quế 2006]. Thực tế cho
thấy hiện tượng hối lộ thường được nghiên cứu từ khía cạnh đạo đức,
chính trị, kinh tế
và pháp lý. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này tiếp cận hối lộ từ một
khái niệm rộng hơn là khái niệm tham nhũng.
Vậy hai khái niệm này có điểm gì khác biệt và chúng có mối quan hệ
với nhau như thế nào? Nghiên cứu cho thấy hối lộ được các học giả nước
ngoài coi là một biểu hiện của tham nhũng và là biểu hiện rõ nét nhất và
cũng nguy hiểm nhất. Thậm chí ở một số nghiên cứu khái niệm tham
nhũng và khái niệm hối lộ hầu như đã được đồng nhất, nói đến tham
nhũng là nói đến hối lộ [Van Duyne 1996; Rose
Ackerman 1999; Heidenheimer 1998]. Tuy nhiên, nhìn chung tham nhũng
được nhận thức là khái niệm rộng hơn và bao hàm khái niệm hối lộ. Kiểu
định nghĩa tham nhũng được thừa nhận rộng rãi nhất và được viện dẫn
nhiều nhất là những định nghĩa quy tham nhũng cho tất cả những hành vi
lạm dụng quyền lực công để tư lợi [Nye 1967; Della Porta và Vannucci
1999, Trần Cơng Phàn 2004]. Từ góc độ
luật hình sự, tham nhũng được cho là bao gồm các hành vi đưa, nhận hối lộ
và một số loại hành vi khác như tham ô tài sản, lợi dụng chức trách cưỡng
đoạt tài sản, lợi dụng chức trách lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng
chức trách công v.v... [Nye

1967, tr.966; Bộ Tư pháp Hoa Kì]. 6 Như vậy hối lộ được hiểu là một dạng
của tham nhũng. Một số tác giả khác chia sẻ quan điểm này khi cho rằng
tham nhũng bao gồm hối lộ và nhiều dạng hành vi khác [Johnson và

23


Sharma 2004] hoặc cho rằng hối lộ là một trong những hình thức tham
nhũng rõ nét và hiển nhiên nhất
[Andersson 2002, tr.51].
Trong nhiên cứu của các tác giả Việt Nam, nhận thức về khái niệm
tham nhũng dường như không khác biệt nhiều so với những quan điểm
nêu trên. Tác giả Trần Cơng Phàn tổng kết trong nghiên cứu của mình về
tội phạm tham nhũng rằng hiện tượng xã hội tiêu cực này đã được tiếp cận
từ góc độ đạo đức, kinh tế và nhà nước - pháp luật và cho rằng khái niệm
tham nhũng xét dưới khía cạnh nhà nước - pháp luật là hành vi lợi dụng
chức quyền để vụ lợi cá nhân [Trần Công Phàn 2004, tr.8]. Tuy nhiên,
phần lớn tác giả Việt Nam khi xem xét đồng thời hai khái niệm này cho
rằng đây là những khái niệm độc lập, mặc dù chúng có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Tham nhũng được cho là hành vi của người có chức vụ,
quyền hạn; cịn hối lộ lại bao gồm cả hành vi của người có chức vụ quyền
hạn, như hành vi nhận hối lộ và hành vi của người khơng có chức vụ,
quyền hạn, như hành vi đưa hối lộ, hành vi làm môi giới hối lộ [Võ Khánh
Vinh 1996; Trần Công Phàn 2004; Đinh Văn Quế 2006, v.v...]. Theo cách
nhìn nhận này chỉ hành vi nhận hối lộ được coi là một dạng của tham
nhũng. Như vậy, theo quan niệm của các tác giả Việt Nam, khái niệm
tham nhũng khơng hồn tồn bao hàm khái niệm hối lộ.
Bản chất của hối lộ có thể được nhận thức từ nhiều góc độ khác
nhau. Từ góc độ xã hội, hối lộ có thể được xem là một hình thức biến
tướng của việc đền đáp, trả ơn. “Hối lộ là một kiểu đền đáp. Cuộc sống của

loài người tràn ngập những sự trả ơn. Một số sự đền đáp bị xem là hối lộ
trong từng nền văn hoá cụ thể, được phân biệt với các trường hợp khác
bởi sự cố ý, bởi hình thức và hồn cảnh cụ thể” [Nonan 1984, tr.xiii]. Như
24


vậy, hối lộ có thể được xem là hiện tượng xã hội tiêu cực, là sự lạm dụng
những truyền thống tốt đẹp của xã hội loài người, như truyền
6

Về quan điểm của Bộ Tư pháp Hoa Kì xem: Sourcebook of criminal

justice statistics tại website />thống tặng quà, truyền thống đền đáp ơn nghĩa. Tính chất sai trái của hối lộ
có thể không được nhận thức hoặc được nhận thức ở mức độ khác nhau tùy
thuộc vào từng xã hội. Sự nhận thức đó chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu
tố văn hố – xã hội và sau đó lại ảnh hưởng ít nhiều đến việc xác định tính
chất nguy hiểm cho xã hội của hiện tượng hối lộ. Đây cũng là điều cần lưu
ý đối với các nhà làm luật khi quy định tội phạm về hối lộ. Cũng bàn về
tính trái đạo đức của hối lộ, Green đã đưa ra một luận điểm được ông gọi
là “thuyết về sự phản bội”, theo đó người nhận hối lộ bị coi là đã phản bội
lại những cử tri của mình và phản bội lại những lý tưởng của nghề nghiệp
của mình, kể cả trong trường hợp nhận hối lộ để làm một việc đúng chức
trách hoặc pháp luật [Green 2006, tr.203-211]. Cũng với quan điểm như
trên, một tác giả khác cho rằng “hối lộ nên được nhận dạng bởi một đặc
tính rất đáng bị phê phán của nó là một sự phản bội lại sự tín nhiệm”
[Alatas 1999, tr.7]. Như vậy, từ góc độ đạo đức xã hội, bản chất xấu xa
của hối lộ chính là biện giải đầu tiên cho sự cần thiết phải sử dụng pháp
luật đấu tranh với hiện tượng này.
Từ góc độ chính trị, “hối lộ là một trong những loại bổng lộc của
quyền lực và là một hình thức trao đổi chung giữa quyền lực và sự giàu

có” [Reisman 1979, tr.39]. Lúc này hối lộ mang bản chất chính trị sâu sắc,
là tặng phẩm tiêu cực của quyền lực và thể hiện mặt trái của sự phân tầng
xã hội. Thông qua hối lộ quyền lực tạo ra tiền bạc và ngược lại tiền bạc có
thể mua được quyền lực. Hối lộ trở thành cơng cụ tìm kiếm và duy trì
quyền lực chính trị, đồng thời tạo ra sự bất công trong xã hội. Tác giả
25


×