Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của tô hoài sau 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.9 KB, 25 trang )

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Tơ
Hồi sau 1945
Hoàng Minh Đức
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hà Văn Đức
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Tơ Hồi nhằm tìm ra phong
cách tự sự độc đáo của nhà văn cũng như bình diện mới trong nghệ thuật tự sự ở
truyện ngắn Tơ Hồi sau 1945. Đi sâu nghiên cứu nghệ thuật tự sự ở truyện ngắn Tơ
Hồi sau 1945 trên các khía cạnh: Người kể chuyện; Cốt truyện - kết cấu tự sự; Ngôn
ngữ - giọng điệu tự sự
Keywords: Nghệ thuật tự sự; Truyện ngắn; Văn học Việt Nam
Content
Phần Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài:
Tơ Hồi là một nhà văn có sức viết dồi dào, sung mãn, đã ghi tên mình vào làng tự sự
Việt Nam với một phong cách thuần hậu, thủ thỉ, gần gũi trìu mến. Truyện ngắn sau 1945
được Tơ Hồi sáng tác trong một bầu khơng khí mới của lịch sử, với sự biến chuyển trong
nhận thức và đây là kết quả của những chuyến thâm nhập thực tế. Với 33 truyện ngắn, có
thành cơng và cũng có điều dở nhưng phải thừa nhận rằng Tơ Hồi đã góp thêm một tiếng
nói, một lối tự sự vào văn học Việt Nam hiện đại. Chính vì thế, nghiên cứu về Nghệ thuật tự
sự trong truyện ngắn của Tơ Hồi sau 1945 với một mong muốn sẽ giải mã được phần nào
nghệ thuật tự sự của Tơ Hồi và góp thêm một cảm nhận của cá nhân về nhà văn lớn này.
2. Lịch sử vấn đề:
Tơ Hồi sinh năm 1920, đến nay đã có 80 năm tuổi đời, và 60 năm tuổi viết. Ơng có
nhiều đóng góp đặc sắc cả trước và sau CMT8. Truyện ngắn là mảng sáng tác khá thành cơng
với phong cách riêng. Đã có rất nhiều bài viết trên các tạp chí, những tham luận, luận văn,
luận án, chuyên khảo, đánh giá, nghiên cứu về mảng sáng tác này. Hành trình nghiên cứu
truyện ngắn của Tơ Hồi có thể chia ra thành ba hướng:
1. Nghiên cứu, thảo luận về phong cách nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của Tơ Hồi


trong đó có nhắc đến mảng sáng tác truyện ngắn. Nguyễn Đăng Mạnh [42] Vân Thanh
[35;64]; Phan Cự Đệ [35;78]; Hà Minh Đức [35;110]; Vương Trí Nhàn [35;185]; Nguyễn


Văn Lưu [35;208]; Vĩnh Quang Lê [35;578]; Nguyễn Long [35;433]. Trong Lời giới thiệu
Tuyển tập Tơ Hồi, Hà Minh Đức nhận định “ở mỗi chặng đường, thành tựu có thể khác nhau
nhưng bao giờ Tơ Hồi cũng có một tiếng nói, một cách nhìn, một phong cách riêng độc đáo”
Một sức viết dồi dào như vậy, đã khiến cho ông trở thành một nhà văn gần gũi, giản dị với
những truyện ngắn hết sức đời thường. Với mảng đề tài nào, Tơ Hồi cũng tự tìm cho mình
một chỗ đứng riêng: nhà văn của những câu chuyện trong nhà, trong làng; nhà văn của miền
núi, nhà văn của thiếu nhi.
2. Nghiên cứu, thảo luận từng tập truyện, từng truyện ngắn sau 1945 với các cơng
trình của: Nguyễn Đình Thi [35;215]; Hồng Trung Thơng [35;222]; Huỳnh Lý [35;230];
Nguyễn Văn Long [35;244]; Đỗ Kim Hồi [35;258]; Nguyễn Quang Trung [35;270]; Nguyên
Ngọc [35;309]; Triêu Dương [35;276]; Thiếu Mai [35;392]… Những cơng trình này nhìn
chung đã đánh giá đúng, trúng giá trị của các tập truyện ngắn giúp ích nhiều cho những
nghiên cứu khái quát hơn cả về mặt nội dung và hình thức.
3. Nghiên cứu, thảo luận đi sâu vào những phương thức, kĩ thuật viết truyện ngắn như
ngôn ngữ, cấu trúc thời gian; kết cấu, bố cục: Ngôn ngữ một vùng quê trong các tác phẩm
đầu tay của Tơ Hồi (Võ Xn Quế) [35;428]; Truyện viết về lồi vật của Tơ Hồi (GS.
Hà Minh Đức)[35;464]; Tơ Hồi qua tự truyện (Vân Thanh) [35;398]; Nhà văn và những
con chữ (Định Hải) [34]; Cảm nhận thời gian của Tơ Hồi (Nguyễn Long)[39]; Tiểu
thuyết của Tơ Hồi (Niculin) [63]; Tơ Hồi: truyện phong tục, thơn q và lồi vật (Thế
Phong) [49]… Tuy chưa có một bài nghiên cứu nào đi sâu vào nghệ thuật tự sự trong
truyện ngắn của Tơ Hồi song, các bài nghiên cứu đều chỉ ra và có phát hiện về cách kể,
cách kết cấu riêng trong truyện ngắn của ông.
Dựa vào những gợi ý trên, lấy người kể chuyện, kết cấu tự sự, cốt truyện tự sự, ngôn ngữ tự
sự, giọng điệu tự sự làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát một cách hệ thống
các tác phẩm truyện ngắn của Tơ Hồi sau 1945 để đem lại cái nhìn mới về nghệ thuật tự sự của
ơng.

3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Tơ Hoài nhằm rút ra phong cách tự sự
độc đáo của nhà văn. Luận đi sâu nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Tơ Hồi sau
1945 trên các khía cạnh: Người kể chuyện; Cốt truyện – kết cấu tự sự; Ngôn ngữ - giọng điệu
tự sự.
Phạm vi tư liệu nghiên cứu dùng cho luận văn này là 7 tập truyện ngắn: Núi cứu quốc
(1948); Chính phủ tạm vay (1951); Xuống làng (1951); Truyện Tây Bắc (1953); Cứu đất cứu
mường (1954); Tào Lường (1955); Khác trước (1957); Người một mình (1998); phần truyện
ngắn của 2 tập kí (Người ven thành, Vỡ tỉnh).
4. Phương pháp nghiên cứu:

2


Trong luận văn này, phương pháp nghiên cứu chủ yếu vẫn là những phương
pháp truyền thống: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích tác phẩm theo
thể loại, phương pháp so sánh văn học, qua đó đánh giá bình luận thể hiện quan
điểm của bản thân đối với cách thể hiện các yếu tố nghệ thuật, tổ ng hợp lại tạo nên
một nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Tơ Hồi sau 1945.
5. Cấu trúc luận văn:
Chương 1: Người kể chuyển trong truyện ngắn của Tơ Hồi sau 1945
Chương 2: Cốt truyện và kết cấu tự sự trong truyện ngắn của Tơ Hồi sau 1945
Chương 3: Ngơn ngữ tự sự và giọng điệu tự sự trong truyện ngắn của Tơ Hồi sau
1945

3


B. Phần nội dung
Chương 1: Người kể chuyện trong truyện ngắn của Tơ Hồi sau 1945

1.1. Điểm nhìn tự sự
Trong nghiên cứu lí thuyết tự sự, nghiên cứu về văn xuôi không thể không nhắc tới
mối liên hệ giữa ba yếu tố: người kể chuyện, điểm nhìn, phối cảnh. Sở dĩ nghiên cứu ba yếu
tố này vì nhờ có mối quan hệ này đã tạo nên một thành phần hữu cơ trong một tổng thể tự sự.
Theo Pospelov, người kể chuyện “người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả” [64];
Tzevan Todorov khi viết về Thi pháp học cũng nhấn mạnh “người kể chuyện là nhân tố chủ động
trong việc kiến tạo thế giới hư cấu. Chính người kể chuyện là hiện thân của những khuynh hướng
mang tính xét đốn và đánh giá… Khơng có người kể chuyện thì khơng có truyện kể” [65].
Theo M. H. Abrams, trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (A Glossary of Literature
terms) cho rằng “người kể chuyện biết mọi thứ cần biết về nhân vật, sự kiện”. Ơng phân biệt
điểm nhìn của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Ngơi thứ nhất có: Người kể
chuyện tự ý thức; Người kể chuyện không đáng tin cậy; Người kể chuyện có khả năng sai
lầm. Ngơi thứ ba cũng được chia ra làm hai dạng: Điểm nhìn thơng suốt (tồn thơng) với
người kể chuyện thông suốt và người kể chuyện giáo huấn; Điểm nhìn hạn chế, tức
người kể chuyện hạn chế bản thân trước những gì đã được trải nghiệm mà sau này các
nhà văn đã phát triển kiểu điểm nhìn này thơng qua trần thuật dịng ý thức.
Trong Figure III lại dùng từ “fosalisation” (tiêu điểm hoá) để chỉ khái niệm và định nghĩa:
tiêu điểm hoá là thu hẹp tầm hiểu biết, tức chọn lọc thông tin để kể lại so với cái mà truyền thống
gọi là sự thông suốt (…). Dụng cụ của sự chọn lọc đó, là một tiêu điểm có vị trí, tức một thứ cửa
nhỏ chỉ để thốt ra ngồi những tin tức nào đó mà tình hình cho phép…” [53;12]. Đề xuất này của
Genette nhắc chúng ta cần phải phân biệt giữa Người kể chuyện (narrator) và Người mang tiêu điểm
(focalizer). Người mang tiêu điểm và người kể chuyện là hai vấn đề rất khác nhau. Người mang tiêu
điểm là chủ thể của hành vi được kể lại còn người kể chuyện là chủ thể của lời nói (có thể vắng mặt
hay có mặt trong lời nói). Trong một truyện kể cịn có thể có nhiều người mang nhiều tiêu điểm tức
là điểm nhìn được di động từ nhân vật này sang nhân vật khác nhưng vẫn là người kể chuyện hàm
ẩn.
Như giới nghiên cứu tự sự khẳng định, cho đến nay, hai mô thức phổ biến của tự sự là
trần thuật từ ngôi thứ nhất và trần thuật từ ngôi thứ ba. Mặc dù đã sử dụng trong khơng ít các
văn bản trần thuật xuất sắc (Người tình của M.Duras; Linh Sơn của Cao Hành Kiện), nhưng
hình thức trần thuật từ ngơi thứ hai được sử dụng một cách không phổ biến trong tự sự. ở Việt

Nam, trần thuật từ ngôi thứ ba là hình thức trần thuật cổ điển được sử dụng phổ biến trong tự
sự trung đại. Bước vào quá trình hiện đại hóa, cùng với việc biến đổi của trần thuật từ ngơi
thứ ba, hình thức trần thuật từ ngơi thứ nhất bắt đầu được các nhà văn sử dụng ở Việt Nam.
Việc lựa chọn các hình thức trần thuật gắn liền với vấn đề tổ chức điểm nhìn tự sự. Tương tự

4


như một bức tranh là sự tái hiện lại một hiện thực từ một góc độ quan sát nhất định, trong tự
sự dịng sự kiện có thể được tái hiện lại từ điểm nhìn bao trùm tồn bộ hiện thực của nhân vật
người kể chuyện trung tính (trần thuật từ ngôi thứ ba) hoặc khúc xạ qua ý thức của một nhân
vật (trần thuật từ ngôi thứ nhất). Nhân vật này có thể chỉ là người chứng kiến diễn biến câu
chuyện hoặc là một người tham gia trực tiếp vào cốt truyện. Có thể tìm thấy tất cả những mơ
thức trần thuật này trong truyện ngắn của Tơ Hồi.
1.1.1. Điểm nhìn chủ quan:
Trong hệ thống truyện ngắn Tơ Hồi viết sau 1945 có 16/33 truyện ngắn kể ở danh xưng
“tơi. Nhân vật xưng “tơi” đem truyện mình, truyện của người khác ra kể: Vợ chồng A Phủ; Mùa
hái bông; Chiếc áo “xường xám” màu hoa đào; Người mất trí, Bác Niệm, Hai đứa trẻ đợi đi;
Chuyện cũ; Một người bạn; Chuyện để qn; Cơ đào thương; Tình buồn; Cối, cối ơ!; Nước mắt,
Con ngựa…
Những câu chuyện kể dưới danh xưng “tơi”, có một số truyện mang dáng dấp một thể loại
giao thoa giữa truyện và kí (Vượt Tây Cơn Lĩnh; Thào Mỵ kể đời mình; Mùa hái bơng). Vẫn có cốt
truyện, có hành động, nhân vật ở ngơi thứ nhất kể về những gì đã qua, được chứng kiến và trải
nghiệm nhưng thế giới tồn tại của người kể chuyện và thế giới của nhân vật khác xa nhau về thời
gian, không gian, trạng thái, cảm xúc… Người kể chuyện xưng “tôi, em” cố gắng dùng cái tôi
hiện tại để cảm nhận, phục hiện lại cái tôi trong quá khứ. Điểm nhìn rơi vào những khơng
gian khác nhau, thời gian khác nhau. Thế giới tồn tại của nhân vật xưng “tơi” trong truyện thật
khác với thế giới bình lặng của người kể chuyện khi bình tâm nghĩ lại và ghi chép lại câu chuyện. Câu
chuyện thật như vốn nó đã xảy ra.
Điểm nhìn ngơi thứ nhất thơng suốt, mọi sự kiện, biến cố và cảm nhận mọi thăng trầm biến

đổi trong những thời điểm khác nhau, những không gian khác nhau một cách sống động nhất.
Khoảng cách giữa nhân vật - tác giả - bạn đọc được rút lại. Nhân vật “tơi” = người kể chuyện, câu
chuyện ít hư cấu, rất thật. Điểm nhìn chủ quan mang tính chất tự truyện và hồi kí rất rõ nét.
Một số lượng khơng nhỏ tự sự của Tơ Hồi được xây dựng dựa trên mô thức tự sự từ
ngôi thứ nhất - kiểu nhân vật người chứng. Người kể chuyện khơng cịn đơn giản chỉ đóng vai
trị người dẫn truyện, ghi chép lại câu chuyện mà cùng các nhân vật khác thể hiện quan điểm,
đánh giá, suy nghĩ, chiêm nghiệm cá nhân, tạo nên một kiểu nhân vật đặc biệt: con người
nhạy cảm, giàu cảm xúc và suy tư lặng lẽ quan sát thế giới. Ta có thể gặp kiểu nhân vật này
trong truyện ngắn Thạch Lam, của Hồ Dzếnh, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu… Người kể
chuyện nhạy cảm, giàu cảm xúc, suy tư lặng lẽ quan sát thế giới ta bắt gặp trong một số
truyện ngắn của Tơ Hồi: Bác Niệm, Cơ đào thương, Chiếc áo xường sám màu hoa đào, Hai
đứa trẻ đợi đi, … Tôi dần hiểu cuộc đời, dần hiểu lòng người, và cũng hiểu hơn những giá trị
của cuộc sống để biết trân trọng và giữ gìn.

5


Từ điểm nhìn chủ quan, người kể chuyện dễ dẫn dắt người đọc đi một con đường đơn
giản đến từng ngóc ngách của câu chuyện. Dường như việc ham tìm hiểu, ham khám phá, gặp
gì viết đấy, ghi chép tỉ mỉ và đúc rút kinh nghiệm đã khiến cho những câu chuyện được nghe
kể; được chứng kiến trở thành một phần của chính tác giả. Hồi ức tuổi thơ (Cơ đào thương),
nỗi dằn vặt khi trưởng thành (Bác Niệm); sự băn khoăn trước cuộc sống (Hai đứa trẻ đợi đi),
sự thương cảm cho số phận (Thào Mỵ kể đời mình); nỗi buồn da diết, bất lực (Cối, cối ơ),
những thăng trầm của đời người (Con ngựa)… tất cả như là những mảnh ghép của bức tranh
cuộc đời. Truyện hư cấu mà lại rất thật, đó là nhờ vào tính chất hồi kí, tự truyện của điểm nhìn
chủ quan.
1.1.2. Điểm nhìn khách quan:
Truyện ngắn hiện đại ngồi việc xử lí tốt điểm nhìn chủ quan, cịn đa phần vẫn sử
dụng điểm nhìn tự sự truyền thống, điểm nhìn khách quan. Số lượng truyện kể ở ngôi thứ ba
là: 19/33. Truyện kể ở điểm nhìn ngơi thứ ba, có khi người kể chuyện tựa vào điểm nhìn của

nhân vật, có khi điểm nhìn là của chính người kể chuyện hàm ẩn. Đây là cái nhìn bên ngồi
khơng được nhân vật hố mà ẩn đằng sau hình bóng của tác giả. Chọn điểm nhìn tự sự khách
quan giúp Tơ Hồi tạo ra một khoảng cách nhất định giữa tác giả - nhân vật (sự kiện), giảm
tối đa sự can thiệp của cá nhân vào tác phẩm, điểm nhìn mang tính phức hợp và di chuyển
linh hoạt đã tạo ra sự hấp dẫn của câu chuyện.
1.1.2.1. Điểm nhìn hàm ẩn lặng lẽ ghi chép
Kiểu điểm nhìn người kể chuyện hàm ẩn đứng nhìn bên ngồi ẩn dưới hình bóng tác giả mà
khơng xuất hiện khá phổ biến trong truyện của Tơ Hồi. Mường Giơn, Thảo, Đồng chí Hùng
Vương, Tào Lường, Du kích huyện… ở điểm nhìn này ta khơng thấy bóng dáng của Người kể
chuyện mà chỉ thấy các sự kiện được kể liên tiếp và thường theo trật tự tuyến tính. Khoảng cách
giữa nhân vật - độc giả thu ngắn đến mức tối đa. Tác giả lùi về phía sau, khơng chi phối vào hành
động, suy nghĩ của nhân vật giúp người đọc hiểu nhân vật hơn. Người kể chuyện hàm ẩn kể dưới
tiêu điểm hàm ẩn. Đôi mắt dõi theo, lặng lẽ ghi chép khiến cho những truyện ngắn này có sự
rập rịt về hành động, sự việc, nó bao quát được đời sống khơng chỉ của một mà cịn của rất
nhiều nhân vật trong một thời gian dài cũng như chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Chính
vì khơng có tính chủ quan, nên câu chuyện được kể ra dù có dài dịng, dù có thiếu đi sức hấp
dẫn những vẫn khiến người đọc theo dõi vì trong đấy có sự đồng hiện của nhiều cảm xúc,
nhiều cách nghĩ của các nhân vật.
1.1.2.2. Điểm nhìn bên trong đặt vào nhân vật.
Với điểm nhìn đặt vào nhân vật, kể dưới ngơi thứ ba, xưng tên, ta dễ dàng nhận thấy sự pha
trộn lẫn lộn giữa phát ngôn của nhân vật và phát ngôn của người kể chuyện. Đây là kĩ thuật sử dụng
lời gián tiếp tự do trong trần thuật được dùng ở một số tự sự của Tơ Hồi (Sầm Sơn, Khiêng máy,
Ngõ phố, Người ven thành, Câu chuyên bờ đầm sen bên đền Đồng Cổ, Hoa bìm biển…) Đây là một

6


giải pháp mang tính thỏa hiệp, vừa muốn khám phá thế giới tâm lí bên trong của nhân vật nhưng
chưa vượt qua ngưỡng để sáng tác theo kiểu tự sự dòng ý thức - độc thoại nội tâm mà muốn gần
hơn với dạng tự sự truyền thống.

1.1.2.3. Di chuyển điểm nhìn:
Di chuyển điểm nhìn là hình thức truyện kể có sự phối hợp nhiều điểm nhìn trần
thuật, có sự chuyển đổi điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác. Với sự chuyển
dịch góc nhìn thường xun trong tác phẩm, nhà văn có thể mở rộng tầm khái quát, giúp
người đọc tiếp cận sâu hơn hiện thực từ đó nhận biết bản chất của sự việc được trần
thuật một cách tồn diện hơn.
Với trần thuật ở ngơi thứ ba có sự phối kết của người kể chuyện hàm ẩn kể theo điểm
nhìn của nhân vật và dạng người kể chuyện hàm ẩn toàn năng soi chiếu bên ngoài. Đồng chí
Hùng Vương, Thảo, Vỡ tỉnh, Đi dân cơng, Khiêng máy,… bên cạnh sự quan sát lặng lẽ, khách
quan là rất nhiều các đoạn trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật.
Sự đan chéo các điểm nhìn khơng chỉ dừng trên các lớp văn bản có cùng một ngơi trần
thuật mà còn đi xa hơn, tiến đến sự luân chuyển thường xuyên giữa trần thuật ngôi thứ nhất và
trần thuật từ ngôi thứ ba Chiếc áo xường xám màu hoa đào, Hai đứa trẻ đợi đi, Cối, cối ơ,
Bác Niệm, Con ngựa… có sự luân chuyển thường xuyên giữa trần thuật ngôi thứ nhất và ngôi
thứ ba. Ranh giới giữa hai kiểu trần thuật này nhiều khi trở nên mờ nhạt và khơng cịn nhiều ý
nghĩa. Sự ln chuyển điểm nhìn này kéo theo đó là sự đa dạng về giọng điệu, sự pha trộn
giữa người trần thuật và nhân vật, đa dạng các loại lời: lời người trần thuật, lời nhân vật và lời
gián tiếp tự do. Đây là một cách trần thuật mà vượt ra ngoài ranh giới và vùng kiểm soát của
người kể chuyện thuần nhất. Sự phối kết giữa các cấp độ của điểm nhìn trong từng ngôi kể đã
được đẩy đến những giới hạn tận cùng.
Với những phối hợp “đa phức”, đa tầng và có nhiều sự luân phiên điểm nhìn về
người kể chuyện như vậy, Tơ Hồi đã tạo ra những thế giới hiện thực ở những không gian,
thời gian khác nhau. Sự tương tác và di chuyển điểm nhìn này sẽ tạo ra sự đa dạng trong
giọng điệu trần thuật, phá vỡ sự độc tôn của giọng điệu đơn thanh, tạo ra giọng đa thanh
trong các truyện ngắn của Tơ Hồi sau 1945.
1.2. Vai trò của người kể chuyện
1.2.1. Người kể chuyện kiến tạo lối đi, dẫn dắt người đọc tiếp cận với thế giới truyện.
Truyện ngắn của Tơ Hồi sáng tác sau 1945 viết trong những khoảng không gian, thời
gian và đề tài khác nhau: khoảng thời gian trong kháng chiến (các dân tộc thiểu số), khoảng
thời gian trong thời bình (cuộc sống sau chiến tranh), khoảng thời gian quay về quá khứ (cuộc

sống trong thời nghĩa binh). Thời gian được nói đến chính là quá khứ đến hiện tại. Làm sao để
người đọc bắt nhanh được với câu chuyện, hồ mình vào khơng khí của truyện, để từ đó theo
dõi nhân vật? Người kể chuyện phải tạo ra được hoàn cảnh ở thời điểm được giới hạn trong

7


truyện. Mỗi một thời điểm, mỗi một hoàn cảnh, người kể chuyện lại chọn những nét khác
nhau, những chi tiết khác nhau để tả, để kể sao cho người đọc nhận ra được mình đang đứng
trong khơng gian nào, thời gian nào, và nhân vật được chi phối bởi yếu tố đó ra sao.
Trong những năm kháng chiến, chính nhờ vốn sống, sự trải nghiệm đã giúp tác giả xây
dựng nhân vật người kể chuyện bắt được những nét thật đặc trưng tạo nên một khơng khí
kháng chiến hừng hực khí thế: Những truyện ngắn: Vỡ tỉnh; Đi dân cơng, Đồng chí Hùng
Vương, Tào Lường, Xuống làng; Cứu đất cứu mường; Mường Giơn; Vợ chồng A Phủ; Vượt
Tây côn Lĩnh; Khác trước; Vỡ tỉnh; Những ngày đầu; Thảo; Khiêng máy… là những truyện
ngắn sơi sục khí thế. Người kể chuyện lân la, nhìn ngó và tìm những đặc điểm thú vị nhất đem
kể lại cho người đọc.
Trong thời bình, người ta nghĩ nhiều về quá khứ, sống thật chân thành với hiện tại và đặc biệt là
tìm kiếm tình yêu. Người kể chuyện say sưa ghi chép, say mê kể. Sự bình n của khơng gian, thanh bình
và mơ màng đã tạo nên những khung cảnh lí tưởng cuộc sống, nơi đó những mối tình lãng mạn đang e ấp,
rồi nảy nở: Hạ - Chư (Câu chuyện bên bờ đầm sen đền Đồng Cổ) Sạ - ính (Mường Giơn) Chu - Liu Sa
(Sầm Sơn). Khung cảnh xung quanh họ là những đêm hội vui tươi, những buổi chiều hồng hơn vàng nắng
hay buổi đêm với ánh trăng lạnh hiền hoà. Mọi thứ đều êm đềm, dịu nhẹ để chắp cánh cho tình u được
bay lên.
Khơng xây dựng những hồn cảnh điển hình mà chỉ tập trung vào những gì bình dị, quen
thuộc, người kể chuyện đã tạo nên những cảnh ngộ rất đời thường: cảnh ngộ đơn độc của Bi - Vồ (Hai
đứa trẻ đợi đi); nỗi chua xót câm lặng của ông Vãn (Nước mắt); sự đau đớn tuyệt vọng trong cơn say
của nhân vật “tôi” (Cối, cối ơ); cảnh gà trống nuôi con của bác Niệm (Bác Niệm); buổi họp tổ dân phố
và cuộc sống nhiều thị phi và những chuyện vụn vặt nơi ngõ phố thị thành (Ngõ phố)… tất cả thật gần
gũi để người đọc tự thấy thêm yêu, thêm hiểu đất nước mình, đồng bào mình và đơi khi cả chính mình

nữa. Việc tạo ra những hồn cảnh, những khơng khí hợp với thời điểm mà tác giả định kể với người
đọc, đã giúp người đọc hiểu hơn về những suy nghĩ, hành động của nhân vật.
1.2.2. Người kể chuyện thay tác giả nói lên những quan điểm sống, quan điểm nghệ thuật của
mình.
“Cái truyện hay nhất bao giờ cũng là cái truyện ta sẽ viết. Người viết phải thấy rõ cái
khó ấy, cái đau khổ ấy, niềm hi vọng không cùng ấy trong lúc cầm bút” [19]. Tơ Hồi quan
niệm như vậy về một truyện ngắn hay. Chính vì thế đề tài mà Tơ Hồi hướng đến khơng hề
hạn chế, từ miền xi, đến miền ngược, từ hồ bình đến kháng chiến, từ hiện tại trở về q
khứ. Người kể chuyện Tơ Hồi hướng đến những tình cảm chân thật mộc mạc: tình yêu dân
tộc, tình yêu quê hương (Tào Lường; Mường Giơn; Người ven thành; Thảo …); tình yêu cuộc
sống, khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống đến bất diệt (Vợ chồng A Phủ; Thào Mỵ kể đời
mình; Mùa hái bơng…); sự tin yêu vào con người, cảm thông với con người (Hai đứa trẻ đợi

8


đi, Cơ đào thương; Hoa bìm biểm; Nước mắt; Tình buồn; Chuyện cũ; …). Ngòi bút của tác
giả run lên khi cùng nhân vật hành trình, đồng cảm cùng với suy nghĩ của họ.
Bên cạnh quan niệm về cuộc sống, người kể chuyện còn cho ta thấy rất rõ quan niệm
về văn chương, nghệ thuật của Tơ Hồi. Tơ Hồi cho rằng “Trên thế giới, nền văn học đã phát
triển của dân tộc nào cũng có văn xi. Vì thế, truyện ngắn, truyện dài và các thể loại khác
của văn xi Việt Nam phải đượm màu sắc, hình ảnh nơi chơn nhau cắt rốn của nó. Lẫn lộn
sao được? Chân lí đó đã quyết định và bắt buộc nhà văn Việt Nam phải sáng tác thế nào cho
thật là Việt Nam” [18;111]. Trong tất cả các truyện ngắn không phải chỉ giai đoạn sau 1945
mà cịn cả trước đó và về mãi sau này, tất cả đều lôi cuốn bởi khơng gian trong đó là khơng
gian rất Việt, con người trong đó cũng rất Việt, phong tục, tập quán lại càng Việt Nam.
Một cách để biểu đạt âm hưởng Việt trong truyện ngắn của mình, Tơ Hồi đã trang bị
cho người kể chuyện một nhãn quan phong tục độc đáo, và am hiểu vô cùng về cuộc sống.
Người kể chuyện cố gắng giấu mình đi, dõi đơi mắt vào hiện thực để ghi lại những phong tục
thật thú vị. Chính nhờ điều này mà người đọc thích thú hơn khi đọc truyện vì khơng chỉ tìm

hiểu được hiện thực mà qua những truyện ngắn, một nền văn hóa Việt Nam với những truyền
thống được hiện ra. Đẹp, độc đáo và đặc sắc, đó là những trang tả phong tục, mà khi đó dường
như đơi mắt của người kể chuyện cứ dán chặt vào rồi sử dụng hết vốn từ mình có để viết ra
sao cho hay nhất, thật nhất.
Chương 2: Cốt truyện – Kết cấu tự sự trong truyện ngắn của Tơ Hồi sau 1945
2.1. Cốt truyện tự sự
Cốt truyện là chất liệu cơ bản quyết định sự tồn tại của tự sự (khơng thể có truyện nếu
khơng có chuyện) và bố cục phản ánh lao động nghệ thuật của nghệ sĩ, là sự tái tổ chức cốt
truyện trong thực tại ngơn ngữ (giống như cách thức họa sĩ “gói” một phong cảnh hiện thực
vào một bức tranh có giới hạn). Cốt truyện từ đơn giản (kể chuyện theo mạch tuyến tính thời
gian ở ngơi thứ ba) đến phức tạp (xáo trộn trật tự thời gian nghệ thuật “tiêu cự”, thay đổi điểm
nhìn, phản ánh cốt truyện qua ý thức của các nhân vật khác nhau). Nghiên cứu cốt truyện là
nghiên cứu cú pháp của truyện kể.
Trong hệ thống truyện ngắn của Tơ Hồi sáng tác sau 1945 với hai mảng đề tài chính: miền
núi và cuộc sống của con người nơi thành thị cũ, có đến 24/ 33 truyện ngắn có cách xây dựng cốt
truyện khá đơn giản. Khơng phức tạp, lắt léo, ít có những trình tự đảo thời gian, ít sự kiện quan
trọng. Dù câu chuyện bao quát cả một thời kì dài đấu tranh của một cộng đồng như Cứu đất cứu
mường, Mường Giơn, Những ngày đầu, Xuống làng, Tào Lường… hay nói về cuộc sống của một cá
nhân như Lục trong Vỡ tỉnh, Thảo trong Thảo, A Phủ, Mỵ trong Vợ chồng A Phủ; Hải, bác Bảo
trong Ngõ phố, … thì diễn biến số phận nhân vật vẫn bám sát theo trình tự thời gian kể. Những câu
chuyện kể theo dịng hồi kí như Thào Mỵ kể đời mình; Mùa hái bơng; Vượt Tây Cơn Lĩnh, cũng có
cốt truyện kể theo trật tự thời gian tuyến tính. Ta thấy chuỗi sự kiện trong các truyện ngắn là diễn ra

9


theo các giai đoạn: giới thiệu - đầu mối phát triển - thắt nút - giải quyết. Các truyện ngắn của Tơ
Hồi giải quyết khá trọn vẹn cách xây dựng cốt truyện theo cách này.
Chính vì sự đơn giản, và hướng vận động rõ ràng nên mạch truyện rất chậm, ít
căng thẳng, ít cao trào. Tuy đạt được sự dễ hiểu, gần gũi khi đọc truyện, nhưng cốt

truyện đơn giản lại bộc lộ rất rõ nhược điểm: chưa làm nổi bật tính cách nhân vật, làm
người đọc cảm thấy lê thê thiếu sức hấp dẫn. Đọc Mường Giơn, Đi dân cơng, Du kích
huyện, ,… mọi tính cách nhân vật đều na ná nhau: bộc trực, thẳng thắn, tốt bụng, và có
một tình u q hương sâu sắc.
Một số truyện ngắn khác của Tơ Hồi: Vỡ tỉnh, Những ngày đầu; Khiêng máy; Thảo;
Tội làng; Khác trước; Câu chuyện bờ đầm sen đền Đồng Cổ; Ngõ phố… dạng cốt truyện
cũng đơn giản nhưng khơng phải theo mơ hình phát triển của q trình tịnh tiến, mà theo
mơ hình phát triển diễn dịch. Từ một sự việc khác thường, mang tính biến cố, đẩy đến
những tâm tình và những hành động của nhân vật, xoay quanh biến cố đó. Những truyện
ngắn này đi sâu vào tâm tình, các nhân vật đã có sự khác biệt về tính cách.
Khơng phủ nhận trong 33 truyện ngắn sau 1945, có những cốt truyện đơn giản nhưng
lại có những cốt truyện xây dựng rất hợp lí, khiến cho chuyện được kể để lại dư ba (Hai đứa
trẻ đợi đi, Cô đào thương, Chiếc áo sườn xám màu hoa đào, Người ven thành, Một người
bạn, Câu chuyện bên bờ sen miếu đồng cổ, Nước mắt, Tình buồn…).
Trong số truyện của Tơ Hồi có kiểu truyện ngắn biến thể: truyện ngắn - nhật kí
(Vượt Tây Cơn Lĩnh); truyện ngắn - hồi ức (Thào Mỵ kể đời mình; Mùa hái bơng).. Giống như
đang đọc nhật kí chứ khơng phải là đọc một câu truyện ngắn. Cao trào, xung đột hay những
khoảnh khắc vui mừng, buồn bã, sợ hãi đều được viết thông qua cảm xúc của nhân vật xưng
tôi, chúng tơi trong hồi kí. Tính chất hồi kí, nhật kí giúp cho sự sắp xếp các chi tiết được linh
hoạt hơn và tạo độ tin cậy tối đa cho người đọc. Bác Niệm, Chuyện cũ, Cối, cối ơ!, Một người
bạn, Con ngựa Có dạng cốt truyện mang tính chất hồi kí, nhật kí.
2.2. Kết cấu tự sự
2.2.1. Các kiểu trần thuật trong truyện ngắn Tơ Hồi
2.2.1.1. Trần thuật thuần túy
Trần thuật thuần tuý là sự tái hiện một chuỗi các hành động thoáng qua về cuộc đời của con
người mà không dừng lại để tái hiện một hành động chủ yếu nào cả. Khái niệm cảnh không hề xuất
hiện trong kiểu trần thuật này. Ta gặp kiểu trần thuật này trong Thào Mỵ kể đời mình. Khơng có một
hành động nào được tái hiện đặc biệt, mà tất cả các sự kiện trôi đi lặng lẽ. Giọng điệu đều đều, dàn
trải. Truyện kể mang tính miêu tả và tái hiện rất rõ. Mùa hái bông cũng mang dạng thức trần thuật
này.

2.2.1.2. Trần thuật kịch hóa

10


Đây là dạng trần thuật phổ biến trong truyện ngắn Tơ Hồi. Có tới 29 truyện trên tổng
số 33 truyện, chiếm 87%. Đối lập với cách trần thuật thuần tuý là sự liệt kê hành động, trần
thuật kịch hoá lại được xây dựng dựa trên kết cấu kịch: có nhiều cảnh nối tiếp nhau. Có hai
truyện gồm một cảnh: Sầm Sơn, Chiếc áo xường xám màu hoa đào. Hai truyện ngắn này toàn
bộ trần thuật được cấu tạo nên một hành động tiếp diễn duy nhất, trong một không gian giới
hạn; một thời gian nhất định. Sầm Sơn là cuộc nói chuyện của Chu và Liu Sa trong một đêm
trăng sáng trên biển. Chiếc áo “xường xám” màu hoa đào, là cuộc trị chuyện của nhân vật
“tơi” với lão Mã Hợp, bà lão Phảy trong căn nhà của ông bà về cuộc đời của hai người vào
buổi tối.
Đối lập với hai truyện ngắn này là các truyện ngắn có hình thức trần thuật nhiều lớp
cảnh: Đồng chí Hùng Vương; Tào Lường; Du kích huyện; Đi dân cơng; Xuống làng; Cứu đất
cứu mường; Mường Giơn; Vợ chồng A Phủ; Vượt Tây Côn Lĩnh; Vỡ tỉnh, Những ngày đầu,
Khiêng máy, Thảo, Tội làng, Khác trước, Người mất trí, Ngõ phố, Người ven thành, Câu
chuyện bờ đầm sen đền Đồng Cổ, Bác Niệm, Hai đứa trẻ đợi đi, Chuyện cũ, Một người bạn,
Chuyện để qn, Cơ đào thương, Tình buồn, Nước mắt, Con ngựa. Các cảnh có mối quan hệ
nhân quả. Hiệu ứng của cảnh này sẽ đẩy đến sự xuất hiện và hình thành của cảnh khác.
Các truyện ngắn cịn lại có mối quan hệ giữa các cảnh là mối quan hệ hỗn hợp. Nó vừa là
nhân quả, nhưng cũng là mối quan hệ tương đồng, tương liên.
2.2.2. Tổ chức hành động trong truyện ngắn Tơ Hồi
Vì thế kết cấu của truyện ngắn không thể bỏ qua phương thức phân cảnh. Bản chất của
thơ ca là những vận động có tính quy hồi thì bản chất của văn xi tự sự là sự vận động theo
đường thẳng, là sự biến đổi. Yếu tố làm nên một trần thuật chính là đường dây sự kiện, những
hành động và những biến đổi từ góc nhìn đó, nghiên cứu tự sự khơng thể bỏ qua phạm trù tình
huống.
Mở đầu và kết thúc là giới hạn của một văn bản tự sự, nó là một kỹ thuật viết, tùy

thuộc vào khả năng, ý đồ của người viết mà sẽ có những mở đầu và kết thúc khác nhau. Tình
huống lại là yếu tố thuộc bình diện cốt truyện, nó quyết định sự vận động của nội dung cốt truyện.
Một truyện ngắn hay khơng thể thiếu tình huống. Được hiểu như một trạng thái khởi đầu quyết định
sự vận động của cốt truyện, có thể hình dung ra hai dạng tình huống truyện: Tình huống truyện hàm
chứa xung đột, tình huống truyện thiếu vắng xung đột.
Truyện ngắn sau 1945 của Tơ Hồi rất ít truyện bắt đầu bằng tình huống thiếu vắng
xung đột. Trường hợp của truyện ngắn Sầm Sơn là một điển hình. Đối lập với dạng tình huống
khơng hàm chứa xung đột là những tình huống truyện xuất hiện ngay từ đầu đã tích tụ xung đột:
sự bế tắc, sự cùng quẫn, sự khó khăn và tình thế nhân vật phải đương đầu giải quyết. Dạng tình
huống này xuất hiện hầu hết trong truyện ngắn của Tơ Hồi. Trong những truyện ngắn về đề tài
miền núi, có một dạng tự sự bắt đầu bằng một dạng tình huống giống nhau, đưa nhân vật vào

11


trong cục diện của các trận càn, các nhiệm vụ của kháng chiến, từ đó buộc nhân vật phải bộc lộ
tính cách, trí tuệ, sự hiểu biết để giải quyết công việc và nhiệm vụ đề ra. Đối với những truyện
ngắn viết về cuộc sống vùng ven đô với những người nơng dân chân chất, tình huống truyện lại
bắt đầu bằng những mâu thuẫn trong cuộc sống: hai đứa trẻ con lai trong chiến tranh đang chờ
đợi sự sắp xếp tương lai (Hai đứa trẻ đợi đi); cuộc gặp gỡ giữa những người xưa cũ (Hoa bìm
biển); những éo le của sự đời, làm biến đổi cuộc sống, tính cách của con người (Một người bạn,
Cối, cối ơ; Con ngựa).
Nếu như tình huống là sự khởi đầu của tự sự, quy định sự vận động của cốt truyện thì
biến cố là yếu tố mang tính định tính cho sự vận động của cốt truyện. Tình huống giống
như một tập hợp tính chất hình thành nên một khơng gian thì biến cố có ý nghĩa là một
sự kiện đặc biệt, một lực tác động vào khơng gian đó để tạo nên sự thay đổi.
Trong số truyện ngắn của Tơ Hồi sau 1945, có ba truyện (Bác Niệm, Hai đứa trẻ đợi
đi, Sầm Sơn) là những truyện ngắn được xây dựng trên sự thiếu vắng biến cố. Mỗi tình huống
truyện chính là một biến cố. Cách tổ chức tình huống chính là biến cố truyện đã khiến cho cả
hai truyện ngắn này tuy được tổ chức trần thuật dưới dạng kịch hoá nhưng lại là những truyện

ngắn đậm tâm trạng, nhẹ nhàng và để lại dư âm.
Thơ là sự xảy lặp của những xúc cảm, những hình ảnh lập đi lặp lại thì văn xi là một
thứ ngơn ngữ mạch thẳng - ngôn ngữ của sự vận động và thay đổi. Số lượng khơng nhỏ truyện
ngắn sau 1945 của Tơ Hồi được xây dựng trên cơ sở các biến cố. Có 27/33 truyện ngắn xây
dựng trên kiểu biến cố này (Đồng chí Hùng Vương; Tào Lường; Du kích huyện; Đi dân cơng;
Xuống làng; Cứu đất cứu mường; Mường Giơn; Vợ chồng A Phủ; Vượt Tây Côn Lĩnh; Mùa
hái bông; Thào Mỵ kể đời mình; Vỡ tỉnh, Những ngày đầu; Khiêng máy; Thảo, Tội làng;
Khác trước; Người mất trí; Ngõ phố; Người ven thành; Câu chuyện bờ đầm sen đền Đồng
Cổ; Chuyện cũ; Chuyện để quên; Tình buồn; Nước mắt). Vấn đề là vai trò, chức năng của
biến cố trong tổng thể cấu trúc tự sự . Tự sự vốn là quá trình vận động và biến đổi cuộc đời
của nhân vật. ý nghĩa xa xưa, cổ điển của biến cố là có vai trị tác động vào khơng gian ngữ
nghĩa ban đầu làm biến đổi không gian - khiến cho nhân vật vượt ra khỏi khơng gian đó đạt
tới một trạng thái tồn tại khác.
Hầu hết các truyện ngắn viết về đề tài miền núi, và những ngày đầu khi kháng
chiến thành công đều được xây dựng theo dạng biến cố này.
Song ở dạng biến cố cổ điển: không phải lúc nào cũng có vai trị tác động, làm thay
đổi sự tồn tại, số phận (tồn tại có tính vật chất - xã hội) của nhân vật mà cịn có một vai trị
khác, tác động vào tình cảm, suy nghĩ, tâm trạng (tồn tại có tính chất nội cảm - đời sống nội
tâm). Trường hợp truyện ngắn Cơ đào thương, Hoa bìm biển cho ta một ví dụ khác về vai trị
của biến cố. Cả hai truyện ngắn đều viết về những biến đổi nội tâm tinh tế diễn ra trong tâm
hồn của nhân vật. Như vậy phạm vi ngữ nghĩa của những thay đổi ở đây không diễn ra trong

12


những tồn tại có tính vật chất - xã hội mà diễn ra trong đời sống nội tâm của nhân vật - một
thứ biến cố tâm trạng, biến cố nội tâm.
Những dạng biến cố “cổ điển” nói trên, dẫu phạm vi ngữ nghĩa của những thay đổi có
thể diễn ra trong những tồn tại mang tính vật chất - xã hội hay những tồn tại có tính nội tâm,
đều gây ra một sự biến đổi, nghĩa là một quá trình vận động từ trạng thái khởi điểm đến một

trạng thái tồn tại mới. Đây là dạng kết cấu đường thẳng. Đối lập với dạng biến cố trên, có
những truyện ngắn Tơ Hồi được xây dựng trên cơ sở biến cố không chứa đựng yếu tố biến
đổi. Khi biến cố xảy ra, nó khơng có tác dụng thay đổi ngay khơng gian ngữ nghĩa của nhân
vật, không làm biến chuyển nội tâm, tâm trạng nhưng nó có sự khác biệt với không gian ngữ
nghĩa của nhân vật từng sống, từ sự biến đổi đó, ta nhìn thấy tầng sâu của hiện thực trong câu
chuyện. Cối, cối ơ; Con ngựa; Một người bạn là ba truyện ngắn có dạng biến cố này.
2.2.3. Thủ pháp tạo quãng ngưng, mạch rẽ trong truyện ngắn Tơ Hồi
Cách biểu hiện chung của Tơ Hồi từ trước đến nay vẫn là không muốn dẫn câu
chuyện theo một cái cốt mạch lạc, những cảnh những người trong tác phẩm thường bị cắt rời
ra, quan hệ với nhau bằng một sợi dây lỏng lẻo nhưng kín đáo, người đọc phải tinh ý mới
nhận thấy. Vì thế nội dung tác phẩm bị tản mạn rời rạc, sự phát triển tâm lí của nhân vật
khơng nằm trong những mối tương quan chặt chẽ, tác phẩm kém phần sinh động hấp dẫn
người đọc.
Tuy nhiên trong tác phẩm có nhưng đoạn tả phong cảnh và con người của Tây Bắc hết
sức đẹp đẽ. Chính điều này đã làm nên điểm nhấn trong phong cách truyện của Tơ Hồi.
Truyện ngắn của Tơ Hồi thường nhẹ nhàng song lại ẩn chứa rất nhiều hàm ý, có nhiều lúc
người đọc cảm tưởng căng đầu ra mà vẫn khơng hiểu hết những gì ơng viết. Những đoạn tả
phong cảnh, con người và những tình cảm trong sáng thiêng liêng đã làm cho nhịp truyện
được giãn ra đôi khi nó tạo nên những quãng ngưng và mạch rẽ cho tác phẩm.
Quãng ngưng: là một thủ pháp làm cho câu chuyện chậm lại, đánh lừa người đọc.
Người đọc đang hối hả theo dõi dòng sự kiện, nhưng tác giả chêm vào đó một đoạn
tưởng chừng khơng liên quan gì, nhưng thực chất nó giúp chúng ta thả lỏng người để
nhìn nhận đúng hơn những gì sắp xảy ra với nhân vật.
Truyện ngắn của Tơ Hồi có rất nhiều các quãng ngưng bằng những đoạn miêu tả,
hoặc đưa ra những chi tiết mang tính thức tỉnh, bẻ ngoặt lại mạch truyện và thay đổi số phận
nhân vật. Một thủ pháp tạo quãng ngưng nữa mà ta thấy trong truyện ngắn Tơ Hồi đó là
những đoạn độc thoại nội tâm. Xen giữa những tự sự, những đối thoại, xuất hiện những đoạn
độc thoại, tự nói chuyện.
Vợ chồng A Phủ, Hoa bìm biển, Cối, cối ơ, Cô đào thương là những truyện ngắn có
những đoạn độc thoại mà sau đó là sự biến chuyển trong suy nghĩ, trong hành động và cuộc


13


sống của nhân vật. Những đoạn độc thoại này giúp người đọc hiểu hơn về tâm trạng, hiểu hơn
về suy nghĩ và nó báo hiệu những biến chuyển sẽ xảy ra trong lịng người.

Chương 3: Ngơn ngữ và giọng điệu tự sự trong truyện ngắn của Tơ Hồi sau 1945
3.1. Ngôn ngữ tự sự:
3.1.1. Ngôn ngữ tự sự khẳng định sự giàu có và phong phú của tiếng Việt
Tơ Hồi viết trong cuốn Sổ tay viết văn “Văn học là nghệ thuật của ngơn ngữ. Ngơn ngữ là
hình thức văn hóa của dân tộc” “Ngơn ngữ Việt Nam thật dai sức và điêu luyện. Sống chen giữa
những dân tộc to lớn, bị đơ hộ hàng nghìn năm, nhưng tiếng Việt đã có “sức kháng cự mãnh liệt
trước những đe dọa đồng hóa và vẫn phát triển, trong sáng, phong phú sắc thái dân tộc”[18;112].
Khơng ai có thể phủ nhận khả năng dùng từ và vốn từ dường như không vơi cạn của Tơ Hồi.
3.1.1.1. Sử dụng từ sáng tạo - táo bạo
* So sánh tu từ:
So sánh còn gọi là tỉ dụ, là “phương thức biểu đạt bằng ngôn ngữ một cách hình tượng
dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm,
thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia” [13].
Văn Tơ Hồi vốn được Vũ Bằng đánh giá là một thứ văn “láu cá” viết ơn hồ và
khoan dung, chính vì thế nên mọi thứ trong ngơn ngữ của Tơ Hồi đều giản dị, thân mật và
gần gũi. Đối tượng chính mà Tơ Hồi so sánh là những sự vật rất gần gũi trong cuộc sống.
Những cảm giác trừu tượng, những hình ảnh xa lạ được trừu xuất lại đơn giản nên người đọc
dễ liên tưởng và nhận ra. Một ưu điểm của so sánh đơn giản, dễ hiểu sẽ làm cho câu văn bớt
nặng nề, ngôn ngữ trần thuật trở nên tự nhiên, dí dỏm.
Sự kết hợp độc đáo giữa cái so sánh và cái bị so sánh. Không ai nghĩ rằng, sự vật này lại có
thể được ví von với sự vật kia. Lối nói ví von, so sánh xuất hiện dày đặc trong truyện ngắn Tơ Hồi.
Cách cụ thể hố ngơn ngữ bằng hình ảnh, tạo nên cái dun trong cách kể chuyện, đem lại cho
người đọc những cảm nhận về màu sắc, âm thanh, hình ảnh, cảm giác mới lạ. Có những hình ảnh so

sánh khiến cho người đọc ngạc nhiên, thú vị bật cười và tâm đắc: “hoá ra là như thế đấy”.
* Sử dụng từ táo bạo, sáng tạo

14


Tơ Hồi có một kho ngơn ngữ hết sức đa dạng mà nhà văn thu nhận được từ rất nhiều
nguồn. Mạnh dạn trong việc sử dụng, cải biến và sáng tạo ra cách dùng từ riêng của mình.
Ngơn ngữ tự sự của Tơ Hồi vừa lạ nhưng lại rất Việt. Nhiều khi những thành ngữ, quán ngữ
được ông biến đổi một vài yếu tố để tạo nên sự phù hợp với nhân vật, hồn cảnh cụ thể mà
vẫn khơng mất đi giá trị của chúng
Một đặc trưng trong phong cách sử dụng từ ngữ trong ngơn ngữ của Tơ Hồi là cách dùng
tính từ và từ láy giúp lời văn thêm gợi cảm, giàu hình ảnh. Bất cứ trang nào, cũng có thể liệt kê một
hệ thống các từ láy, tính từ. Hình ảnh, từ ngữ được sử dụng đều thật chuẩn và gợi tả. Sự nên thơ,
chất trữ tình, sự khác biệt độc đáo có được là nhờ vào nghệ thuật sử dụng từ ngữ của nhà văn.
Một yếu tố cũng vô cùng quan trọng tạo nên sự độc đáo vào táo bạo trong cách dùng từ
của Tơ Hồi chính là cách sử dụng các cấp độ từ, sự mở rộng đến vô cùng các trường từ ngữ về
màu sắc, trạng thái của sự vật, của hành động. Không thể kể hết những trường từ mà Tơ Hồi sử
dụng, chỉ biết là ở mỗi cảnh, mỗi tâm trạng, một tình huống, mỗi hành động, lại là một sắc độ,
một mức độ thể hiện khác nhau. Sự dồi dào đến vô tận, đã khiến cho ngôn ngữ tự sự của Tơ Hồi
vừa sinh động, vừa độc đáo lại vừa gần gũi mà vẫn khơng kém phần nên thơ, trữ tình.
3.1.1.2. Lối hành văn độc đáo
Tơ Hồi rất quan tâm đến cách viết câu. Đọc văn Tơ Hồi tưởng rằng mọi thứ đều thật
giản đơn, dễ dàng nhưng nếu nghiền ngẫm thật kĩ ta lại thấy sự đổi mới liên tục, liên tục. Tơ
Hồi đã từng tâm sự: “Tơi chưa biết là tôi đã thành công hay thất bại về việc này. Nhưng đúng
là tôi luôn đổi mới. Tôi thường suy nghĩ rằng cuộc đời không bao giờ lặp lại. Cho nên cuộc
đời là một mặt của vấn đề. Trong khi cuộc sống, nhân vật, phân cảnh, vạn vật biến chuyển
không ngừng, thì câu văn cũng khơng thể đứng ngun tại chỗ. Theo tôi, một là khi câu văn
biểu hiện một ý trong tiểu thuyết, nhưng lại làm theo chủ quan của mình nghĩ, hai là nó lặp lại
đến nỗi người đọc nhận thấy cách mình kiến trúc câu, thì tơi cho đó là sự thất bại (…) Tơi

kiên quyết khơng lặp lại cách hành văn” [18;116] . “Người đọc chỉ nhận thấy dáng câu, chứ
không bao giờ thấy được kiến trúc câu”.
Những câu văn trên đơi khi khơng có cấu trúc đặc biệt nhưng lại nổi lên và hay kì lạ là
do sự sắp xếp các chữ trong một câu. Cách sắp xếp này tạo nên một thứ âm điệu nghe rất
thích tai khiến ta cứ muốn ngâm lên khe khẽ. Sự vật từ vô tri đến hữu tri, từ cảnh động đến
cảnh tĩnh đều đậm sức sống. Từ phải đặt đúng chỗ, đúng vị trí của câu văn, sẽ tạo ra hình ảnh
và cơng thêm nhịp điệu. Khi chữ vào óc, bao giờ cũng thành hình ảnh trước “Mỗi câu văn là
do từng hình ảnh xuất hiện liên tiếp từng chữ mang hình ảnh nối nhau. Chữ của câu văn phải
như gõ vào, nó kêu được chữ phải làm nổi hình ảnh liên tiếp. Cấu tạo câu phải là hình ảnh và
hình ảnh liên tiếp”.
Những câu văn ngắn xen giữa làm cho nhịp câu đột ngột bị ngắt, chuyển hẳn sang
những cảnh, những tình huống khác. Đa dạng và phong phú, khơng có sự lặp lại, tất cả đều

15


biến đổi. Câu đơn giản, không lồng ghép các bộ phận, vậy mà cần tả gì là tả được nấy. Cần
chuyển đoạn chỗ nào là chuyển được ở chỗ đấy. Dường như dùng chữ, sắp xếp hình ảnh
khơng phải là một thao tác thơng thường, mà nhờ đó nó tạo thành một sự liên kết, sự liên kết
của hơi văn. Hơi văn tạo nên mạch ngầm của đoạn, tạo được khơng khí, cảm xúc mà tác giả
muốn nói đến.
Cấu trúc câu, dùng câu chính là một thế mạnh của Tơ Hồi.
3.1.2. Ngơn ngữ mang nhãn quan đời thường – chuyện thường
Tơ Hồi là một nhà văn của “chuyện thường, đời thường, người thường”, ai cũng biết
nhận định này. Nhưng phải đọc những tác phẩm của Tơ Hồi mới biết hết điều đó. Chỉ đọc văn
Tơ Hồi người ta mới thấy có thật nhiều nghề của cuộc sống: nghề đóng cối; nghề ngả cây ở cơng
viên; nghề mài dao, nghề móc cống; nghề bán chè tươi; nghề đưa gói hoa cúng hàng tháng; nghề
đi câu, nghề đánh rậm, nghề cắt cỏ công viên, nghề chặt cành si bán cho voi vườn bách thảo; nghề
lấy nước vo gạo… Cuộc sống hiện hiện ra sau những chữ dùng của Tơ Hồi.
Sự am hiểu sâu sắc ngôn ngữ địa phương, ngôn ngữ nghề nghiệp chính là một lí do để ơng

trở thành nhà văn của đời thường. Chính ở đây người ta mới thấy được công phu học chữ, công
phu thâm nhập thực tế tiếng nói dân tộc của tác giả. Người đọc chỉ ngồi tại chỗ mà biết được sự
vận động bên ngoài, tìm hiểu được cuộc sống xung quanh mà khơng phải nhọc công.
Song hiện thực - đời thường không chỉ ở sự am hiểu ngơn ngữ, mà cịn ở cách chọn
ngơn ngữ sử dụng. Thứ ngôn ngữ kiểu cách, trau chuốt đã dần lùi xa vào thời Tự lực văn
đồn, cịn ở giai đoạn mà Tơ Hồi sống cần một thứ ngôn ngữ mang sắc thái đời thường hơn.
Chất nên thơ vẫn đậm trong trang văn của Tơ Hồi nhưng bên cạnh đó có thêm một thứ ngơn
ngữ thơ nhám, xù xì. Ngơn ngữ văn xi bớt đi vẻ trang trọng, trịnh thượng mà gần gũi với
đời thường, thẳng thắn trong cách định danh, định tính, suồng sã trong giọng điệu, thành phần
khẩu ngữ gia tăng, cú pháp linh hoạt, mềm mại. Những tên địa danh, tên người mới thật gần
gũi: Tư, Hùng Vương, Pí Cáy; Tào Lường; Mường Giờn, Sạ, ính; Lín; Pảo; Bi, Vồ; … Tơ
Hồi cịn xen lẫn tiếng địa phương, tiếng dân tộc vào câu văn tạo màu sắc vùng miền. Ngôn
ngữ tự sự mang nhãn quan đời thường, chuyện thường chính là một nét đặc biệt trong truyện ngắn
Tơ Hồi. Khơng phải nhà văn nào cũng có thể dùng thật hay những từ ngữ trong sinh hoạt hàng
ngày hay và chuẩn như vậy.
3.2. Giọng điệu tự sự
3.2.1. Tính phức điệu: Sự kết hợp giọng điệu trong một văn bản tự sự
Thế giới muôn mầu muôn vẻ, khó có thể kể hay về những điều xảy ra trong cuộc
sống dưới một giọng điệu, một góc nhìn. Mỗi tác phẩm đương nhiên sẽ có một giọng điệu
chủ chốt, nhưng Tơ Hồi khơng gị ép truyện ngắn của mình trong một giọng điệu đó, mà
mỗi truyện ngắn là sự kết hợp khéo léo giữa các giọng điệu. Các giọng điệu đan xen nhau,
tạo ra những nếp gấp cho cuộc sống, khiến nhịp sống trôi đi khi nhanh khi chậm.

16


Sự đa thanh trong truyện ngắn của Tơ Hồi có hai hiện tượng: đối thoại giữa nhân vật
với người kể chuyện; đối thoại giữa người kể chuyện với độc giả. Hiện tượng đối thoại giữa
nhân vật với người kể chuyện xảy ra khi nhân vật và người kể chuyện là một. Người kể
chuyện xưng “tơi” vừa giữ vai trị kể chuyện nhưng đơi khi lại trị chuyện với chính mình. ở

đây có sự phân vai, người hỏi, người trả lời. Hoặc đơi khi chỉ có lời hỏi cịn câu trả lời là
sự im lặng. Điều này giúp cho nội tâm nhân vật được soi tỏ và tạo được niề m tin nơi độc
giả.
Hiện tượng thứ hai là người kể chuyện đối thoại với độc giả. Trong những giai đoạn
then chốt của câu chuyện, người kể chuyện đưa ra lời bình luận, đánh giá. Sự đa thanh, đa sắc
điệu làm câu chuyện bớt nhàm chán. Và nhiều người cùng kể, cùng bình luận, cùng trị
chuyện khiến nội dung và tư tưởng cũng như tính cách của nhân vật được bộc lộ.
3.2.2. Các kiểu giọng điệu chính:
3.2.2.1. Giọng ân tình, chân thực:
“Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tơi nhiều q”, đó là tâm trạng
của Tơ Hồi sau một cuộc hành trình đi sâu tìm hiểu quần chúng.. Tình cảm sâu sắc và vốn
kiến thức, tài liệu thực tế mà Tơ Hồi thu thập được đã giúp ông viết nên những truyện ngắn
mang nét riêng về miền núi. Ơng viết với cả tình cảm, cả những nhớ thương và những gì ơng
quan sát được nên giọng điệu trong các tác phẩm này là một giọng điệu chân thực mà ân tình.
Tập truyện Núi cứu quốc, Cứu đất cứu mường; Mường Giơn; Truyện Tây Bắc đều
được kể bằng giọng điệu này. Chân thực vì sao? Từng truyện ngắn cho ta hiểu đúng về những
con người ở nơi đây cần cù vất vả, chân thực và giản dị; nồng hậu, ấm áp và anh dũng, quật
cường. Càng đọc, ta lại càng thêm yêu, thêm quý nhiều hơn những đồng bào dân. Tơ Hồi
đã dùng một giọng điệu ân tình da diết để tạo nên những nét hài hoà, ấm áp mầu sắc, êm ái
âm thanh để vẽ ra những bức tranh đẹp về cảnh Tây Bắc Phải yêu biết bao, hiểu biết bao, nhớ
thương biết bao thì Tơ Hồi mới viết được những câu văn trong trẻo, thật hay, thật sống động
như thế.
Những truyện ngắn viết về miền núi không chỉ là một bức tranh đẹp về cảnh vật, một
bản cáo trạng chứa hờn căm, nó cịn là lời tri ân da diết. Giọng kể ân cần hơn, trìu mến hơn,
khi cần căm hờn thì căm hờn; khi bình yên thì thật bình yên Những bản tình ca Tây Bắc cứ
ngân mãi trong lịng người đọc, dù đơi chỗ tác giả còn chuộng lạ, khoe chữ; nhiều chỗ viết
còn tự nhiên, còn chế giễu và chưa đến được cái thật của sự việc nhưng trên hết vẫn là
một giọng điều trìu mến, da diết nhớ thương.
3.2.2.2. Giọng ngậm ngùi, xót xa
Mỗi khi nhớ về những kỉ niệm trong kí ức, giọng kể dường như trùng xuống trong sắc

thái ngậm ngùi. Những truyện ngắn mang dáng dấp của hồi kí, nhật kí thường có một giọng
điệu như thế. Ngậm ngùi trước cảnh ngộ của nhân vật, xót xa cho sự nghiệt ngã mà số phận

17


đổ lên đầu con người. Giọng điệu ngậm ngùi, xót xa đặc biệt dành nhiều ưu ái cho những số
phận của người phụ nữ. Thào Mỵ, Hắt, Hoa hay bà cụ Tứ, bà lão Phảy, bà ảng, Mỵ, Mái…
đều là những người phụ nữ có số phận bất hạnh. Mỗi người một nỗi khổ riêng.
3.2.2.3. Giọng suy ngẫm, triết lí:
Một đề tài cũng khá phổ biến trong truyện ngắn của Tơ Hồi sau 1945 là cuộc sống của
con người nơi vùng ven đô thời hậu chiến. Con người thuần hậu, chất phác, đang tự bươi trải
trong một xã hội mới, vừa mới bước ra khỏi chiến tranh nên mỗi người sẽ chọn cho mình một
cách kiếm sống, để tồn tại. Chính lúc này, bản chất con người bộc lộ, và có rất nhiều những ưu
điểm, và nhược điểm được bộc lộ. Điều này khiến cho tác giả suy nghĩ, suy nghĩ rất nhiều.
Có bao triết lí tác giả tự rút ra trong cuộc đời, suy ngẫm về cuộc đời của những người làm
nghề đào hát, suy ngẫm về cuộc đời nhiều trôi dạt của những đứa trẻ lai, về cô giáo vùng cao, và
về những con người đang cố gắng kiếm tìm một cuộc sống mới. Có lên án, có chế giễu, nhưng
thẳm sâu hơn là những suy ngẫm đầy lịng nhân đạo, đầy tình người cho những cuộc đời, những
con người.
3.2.2.4. Giọng trữ tình, hồi niệm:
Dễ dàng nhận thấy truyện ngắn sau 1945 của Tơ Hồi có một giọng điệu mang sắc thái
trầm buồn. Sầm Sơn; Người ven thành; Câu chuyện bờ đầm sen bên đền đồng cổ; Hoa bìm
biển; Tình buồn … là những tác phẩm mang giọng điệu trữ tình, hồi niệm với sắc thái trầm
buồn man mác. Nhớ thương, hồi tưởng, hồi niệm về những gì xảy ra trong quá khứ với nhiều
éo le, bất hạnh, nhà văn khơng thể cười được, cũng khơng thể bình tâm được mà Tơ Hồi cảm
giác như đó chính là tâm sự của mình mà buồn, mà ngậm ngùi.
Giọng trữ tình, hồi niệm khơng chỉ được biểu hiện trong tác phẩm mà ngay từ
cái nhan đề, cho đến không gian, thời gian đã thấy điều đó. Tình buồn, buồn ngay từ cái
nhan đề, rồi buồn vào đến không gian căn buồng nơi hai người gặp gỡ cho đến thời gian

là một buổi chiều muộn; Sầm Sơn là đêm tối bình yên với không gian rộng lớn Sự tương
phản giữa không gian rộng lớn với con người bé nhỏ khiến cho cảm thức về nỗi nhớ
càng trối dậy. Người ven thành, Câu chuyện bên bờ đầm sen bên đền đồng cổ, Hoa bìm
biển, đều tái hiện những khơng gian trong q khứ, những con người trong quá khứ. Vào
sâu văn bản, những tác phẩm này được viết với những nhịp văn chậm giãi, sử dụng
nhiều những thán từ “Chao ôi” “Thật là”; “Khúa Ly ơi! Chư ơi! Xa lắm rồi!” … Kết hợp
với những câu hỏi tu từ “Phải làm sao? Không thể quay về được ư? Làm sao chỉ vài
bước chân mà cả đời tôi không nghĩ được ra”, tự hỏi mình mà khơng bao giờ có thể giải
đáp được. Các tác phẩm trùm lên một khơng khí buồn, một thanh âm trầm lắng, cứ len
lỏi trong cảm xúc, suy nghĩ của người đọc.

18


19


C. Kết luận
1. Vào nghề văn không quá sớm nhưng Tơ Hồi đã tạo ra một cơn lốc văn chương. Sự
nghiệp sáng tác của Tơ Hồi được chia theo sự phân kì lịch sử, các tác phẩm sáng tác trước
Cách mạng và các tác phẩm sáng tác sau Cách mạng. Tơ Hồi sáng tác trên nhiều thể loại:
truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, hồi kí, tự truyện, bút kí… nhưng truyện ngắn là thể loại
có số lượng tác phẩm nhiều nhất. Truyện ngắn sáng tác trước cách mạng gồm 4 tập (O chuột,
Nhà nghèo, Nước lên, Mực tàu giấy bản); truyện ngắn sáng tác sau Cách mạng gồm 7 tập
(Núi cứu quốc (1948); Chính phủ tạm vay (1951); Xuống làng (1951); Truyện Tây Bắc (phần
truyện ngắn – 1953); Cứu đất cứu mường (1954); Tào Lường (1955); Khác trước (1957); Vỡ
tỉnh (phần truyện ngắn -1962). Mọi hành trình ngắn dài của Tơ Hồi sau 1945 đều in dấu ấn
trên các trang viết, đều trở thành nguồn văn của ông.
2. Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Tơ Hồi sau 1945 trở thành một “kĩ thuật”
rất riêng, nhờ vậy, mà dòng mạch văn học hiện đại của dân tộc có thêm một phong cách

truyện ngắn mang tên: Tơ Hồi. Người kể chuyện có sự linh động của các điểm nhìn: điểm
nhìn chủ quan mang tính chất hồi kí, tự truyện; điểm nhìn khách quan với điểm nhìn từ bên
trong và điểm nhìn từ bên ngồi, di chuyển điểm nhìn linh hoạt đã khiến cho sự kiện, biến cố
được soi rọi từ nhiều góc độ, trở nên rõ ràng và sống động hơn. Người kể chuyện trong truyện
ngắn sau 1945 có vai trò lớn trong việc tổ chức kết cấu tác phẩm, kiến tạo mạch tự sự dẫn
người đọc đi theo một con đường quen thuộc, gần gũi, con đường của cuộc sống. Với người
kể chuyện của Tơ Hồi thì một truyện ngắn sáng tác ra phải kể được “cái khó ấy, niềm hi
vọng ấy trong khi cầm bút” và mỗi truyện ngắn viết ra phải mang phong cách Việt và thấm
nhuần truyền thống Việt.
3. Cốt truyện và kết cấu là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng của tự sự, tổ chức
cốt truyện chính là cửa ải khó nhất của nhà văn. Cốt truyện của Tơ Hồi khá đơn giản, thường là
cách tổ chức theo trật tự tuyến tính. Kết cấu của Tơ Hồi nhìn dưới góc độ trần thuật chia ra làm
hai loại: trần thuật thuần tuý và trần thuật kịch hố. Kết cấu nhìn dưới góc độ tổ chức hành động,
ta thấy các tình huống của Tơ Hồi hàm chứa tính xung đột và đẩy nhân vật vào tư thế buộc phải
hành động. Bên cạnh đó chêm xen những đoạn tả cảnh, những đoạn độc thoại nội tâm, những chi
tiết phát sáng tạo ra những quãng ngưng, mạch rẽ làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn, thú vị
hơn.
4. Song điều đặc biệt thú vị trong các sáng tác của Tơ Hồi phải kể đến ngơn ngữ và
giọng điệu tự sự. Đặc biệt là ngôn ngữ tự sự. Cách sử dụng từ táo bạo, so sánh tu từ được
dùng đặc sắc, và rậm rịt những từ chỉ hành động, từ láy, tính từ khiến cho mỗi hành động, mỗi
chi tiết được miêu tả đặc biệt. Câu văn của Tơ Hồi có cấu trúc đơn giản song người đọc
chỉ thấy dáng câu mà khơng thể nhìn thấy kiến trúc câu. Có ai đó nói, đọc văn Tơ Hồi
sẽ hiểu được một phần văn hố Việt, một phần truyền thống Việt. Quả nhiên là như vậy.

20


Tơ Hồi ln dành sự ân tình trìu mến với một miền Tây để thương để nhớ cho ông; dành sự
yêu thương, đồng cảm cho những kiếp người bất hạnh; và những suy nghĩ nghiêm túc trước
cuộc sống nhiều đổi thay. Những sắc điệu đan xen nhau, kết hợp với nhau trong truyện ngắn

của Tơ Hồi tạo nên một bản hợp tấu đa thanh, đa giọng.
Luận văn đã đề xuất việc nghiên cứu một tác giả lớn của văn học hiện đại từ phương
pháp nghiên cứu tự sự học - một cơng cụ hữu ích cho việc vận dụng đối với các tác phẩm cụ
thể. Song PGS. TS. Đặng Anh Đào có lần nói: “Khn khổ của lí luận vốn định hình, cịn tác
phẩm là một thế giới đa dạng”. Các truyện ngắn của Tơ Hồi sau 1945 vẫn ln là những thế
giới muôn màu cần được khám phá.
References
[1]. Tạ Duy Anh (biên soạn), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, Nxb Thanh Niên, 2000
[2]. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1999
[3]. Trần Lê Bảo (Khoa Văn ĐHSP HàNội), Giải mã văn hoá trong tác phẩm văn học, Tham
luận tại Hội thảo Việt Nam học, 2009
[4]. Trương Đăng Dung, Tác phẩm văn học như là quá trình, Viện Khoa học xã hội Việt
Nam, Viện Văn học, Hà Nội, 2004
[5]. Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2001
[6]. Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng, Thi pháp học ở Việt Nam, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2010
[7]. Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, 2004
[8]. Hà Minh Đức (chủ biên), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, 326 tr, 2002
[9]. Hà Minh Đức, Tô Hồi sức sáng tạo của một đời văn (Trị chuyện, ghi chép và nghiên
cứu về Tơ Hồi), NXB Giáo dục Việt Nam, 2010
[10]. Hà Minh Đức, Tâm lí thời đại và sự tiếp nhận giá trị văn chương, Hội thảo Việt Nam
học, 2009
[11]. Hoàng Cẩm Giang, Cấu trúc thể loại tiểu thuyết đầu thế kỉ XXI, Luận văn thạc sĩ, Đại
học KHXH&NV.

21


[12]. Văn Cầm Hải, Tơ Hồi – người đi nhặt chữ của giời, nguồn: 2009

[13]. Lê Bá Hãn – Trần Đình Sử (chủ biên), Từ điển các thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, 451 tr,
2000
[14]. Hà Mỹ Hạnh, Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng tháng
8 năm 1945, Luận văn Thạc sĩ, Đại học KHXH &NV, 2009
[15]. Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, 2000
[16]. Nguyễn Thái Hoà, Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, 2000
[17]. Tơ Hồi, Nghệ thuật và phương pháp viết văn, Nxb Văn học, 284 tr, 1997
[18]. Tơ Hồi, Sổ tay viết văn, Nxb Văn nghệ, 1967
[19]. Tơ Hồi, Tơi viết bằng tình u cuộc sống, Tạp chí Văn học, số 6, 2003
[20]. Tơ Hồi, Tuyển tập truyện ngắn sau năm 1945, tập 1, Nxb Văn học, 1995
[21]. Tơ Hồi, Tuyển tập truyện ngắn sau năm 1945, tập 2, Nxb Văn học, 1995
[22]. Tơ Hồi, Một qng đường, Tạp chí Tác phẩm mới, số 16, 1971
[23]. Tơ Hồi, Núi cứu quốc, Cứu quốc Trung ương, 135 tr, 1948
[24]. Tơ Hồi, Xuống làng, Nxb Văn nghệ, 160 tr, 1951
[25]. Tơ Hồi, Chính phủ tạm vay, Nxb Văn nghệ, 1951
[26]. Tơ Hồi, Truyện Tây Bắc, Nxb Văn nghệ, 1951
[27]. Tơ Hồi, Cứu đất cứu mường, Nxb Văn nghệ, 1953
[28]. Tơ Hồi, Tào Lường, Nxb Văn nghệ, 1955
[29]. Tơ Hồi, Khác trước, Nxb Văn nghệ, 1957
[30]. Tơ Hồi, Vỡ tỉnh, Nxb Văn học, 1962
[31]. Tơ Hồi, Người ven thành, Nxb Văn học, 1972
[32]. Tơ Hồi, Người một mình, Nxb Hội nhà văn, 1998
[33]. Lại Thị Thu Huyền, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Chân dung văn học Tơ Hồi,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006

22


[34]. Định Hải, Nhà văn và những con chữ, Báo Văn nghệ, 1-6-1985
[35]. Phong Lê (giới thiệu) – Vân Thanh (tuyển chọn), Tơ Hồi, về tác gia và tác phẩm, Nxb

Giáo dục, 2000
[36]. Phương Lựu (chủ biên), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, 2003
[37]. Nguyễn Văn Long, Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, 2003
[38]. Nguyễn Văn Long, Tơ Hồi, Phong cách tiểu thuyết, nguồn: 2009
[39]. Nguyễn Long, Cảm nhận thời gian của Tô Hồi, Tạp chí Tác phẩm mới, số 8 - 1998
[40]. Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục,
252 tr, 2000.
[41]. Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách, Nxb Trẻ,
393 tr, 2003.
[42]. Nguyễn Đăng Mạnh, Khải luận, Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 30A, Nxb Khoa học xã
hội.
[43]. Phạm Duy Nghĩa, Văn xuôi miền núi và vấn đề truyền thống – hiện đại, Nguồn:
, 2009
[44]. Nhiều tác giả, Lý luận văn học (ĐHKHXH & NV), NXB Giáo dục, 1997
[45]. Nhiều tác giả, 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng 8, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, 1999
[46]. Đoàn Đức Phương, Chuyên đề: Phương pháp nghiên cứu văn học, Đại học KHXH&NV,
2005
[47]. Trần Thị Mai Phương, Nhân vật người kể chuyện trong hồi kí và tự truyện Tơ Hồi,
Luận văn Thạc sĩ, Đại học KHXH &NV, 2009
[48]. Vũ Ngọc Phan (chủ biên), Nhà văn hiện đại Việt Nam, Nxb Văn hoá, 1998
[49]. Thế Phong, Tơ Hồi, truyện phong tục, thơn q và loài vật, Sách Lược sử văn nghệ
Việt Nam, NXB Vàng Son, Sài Gòn, 1974.

23


[50]. Nguyễn Hưng Quốc, Văn bản và liên văn bản,
[51]. Trần Đình Sử, Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực, NxB Tác phẩm mới, Hội nhà
văn Việt Nam, 1980

[52]. Trần Đình Sử, Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Hội nhà văn, 298 tr, 1987
[53]. Trần Đình Sử (chủ biên), Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử, phần 1, Nxb Đại
học sư phạm, 523 tr, 2004.
[54]. Trần Đình Sử (chủ biên), Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử, phần 2, Nxb Đại
học Sư phạm, 2008
[55]. Andrew Taylor, Cốt truyện, cửa ải gian khó của nhà văn, H.T dịch, Nguồn:

[56]. Bùi Việt Thắng, Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, H, 1999
[57]. Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn, những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 456 tr, 2000.
[58]. Phạm Xuân Thạch, Vấn đề kết cấu truyện ngắn Thạch Lam dưới ánh sáng trần thuật
học,
[59]. Nguyễn Thị Bích Thu, Luận văn Tiến sĩ, Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[60]. Nguyễn Thị Bích Thu, Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, Tạp chí
Nghiên cứu văn học số 11/2006
[61]. Lý Hoài Thu, Đồng cảm và sáng tạo, NXB Văn học, 2005
[62]. Will Greenway, Điểm nhìn, phối cảnh và thời gian (Viewpoint, Perspective and Time), nguồn:
/>[63]. Niculin, Tiểu thuyết của Tơ Hồi, Tạp chí Văn học nước ngồi, số 9 – 1968
[64]. G.N. Pospelov, Dẫn luận nghiên cứu văn học (2 tập), Nhiều người dịch, Nxb Giáo dục,
1985

24


[65]. Tzvetan Todorow, Tại sao Jakobobson và Bakhtine không bao giờ gặp nhau, Phạm
Xuân Thạch dịch, nguồn:

25



×