Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.8 KB, 107 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small>MỤC LỤC</small>

PHẦN MỞ ĐẦU...1

1.Lý do chọn đề tài...1

2. Lịch sử vấn đề...3

3.Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu...12

4.Phương pháp nghiên cứu...13

5.Cấu trúc luận văn...13

PHẦN NỘI DUNG...14

CHƯƠNG 1: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN

NGUYỄN NGỌC TƯ...14

1.1Giới thuyết về người kể chuyện trong tác phẩm tự sự...14

1.1.1 Khái niệm người kể chuyện...14

1.1.2 Vai trò, chức năng của người kể chuyện...16

1.1.3 Người kể chuyện chi phối điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự 18 1.2 Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. .19 1.2.1 Người kể chuyện lộ diện trực tiếp ở ngơi thứ nhất với điểm nhìn

bên trong...19

1.2.1.1 Cái tơi tự kể về mình...20

1.2.1.2 Cái “tôi” kể chuyện người khác...25

1.2.2 Người kể chuyện ẩn mình qua hình thức trần thuật từ ngơi thứ ba...27

1.2.2.1 Kể theo điểm nhìn của chính mình...28

1.2.2.2 Kể theo điểm nhìn của nhân vật...30

1.2.3 Người kể chuyện tồn tri với điểm nhìn di động...32

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ...36

2.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện...36

2.1.1 Khái niệm cốt truyện...36

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

2.1.2 Tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư...38

2.1.2.1 Cốt truyện truyền thống...39

2.1.2.2 Cốt truyện tâm lý...46

2.1.3 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư...56

2.1.3.1 Chi tiết nghệ thuật...56

2.1.3.2 Kết thúc mở gợi nhiều day dứt, trăn trở...59

2.2 Nghệ thuật tổ chức kết cấu...61

2.2.1 Khái niệm kết cấu...61

2.2.2 Tổ chức kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư...64

2.2.2.1 Truyện thường có lời đề từ...64

2.2.2.2 Kết cấu đảo trật tự thời gian, sự kiện...69

2.2.2.3 Kết cấu mở...73

CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ...77

3.1 Ngôn ngữ trần thuật...77

3.1.1 Giới thuyết về ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm tự sự...77

3.1.2 Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư...79

3.1.2.1 Ngơn ngữ đậm chất Nam Bộ...79

3.1.2.2 Tính chất đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật...82

3.2 Giọng điệu trần thuật...88

3.2.1 Giới thuyết về giọng điệu trần thuật trong tác phẩm tự sự...88

3.2.2 Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư...89

3.2.2.1 Giọng điệu trữ tình – lo âu, khắc khoải...89

3.2.2.2 Giọng điệu dân dã, mộc mạc...94

KẾT LUẬN...100

TÀI LIỆU THAM KHẢO...103

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU</b>

<b>1. Lý do chọn đề tài</b>

Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ của vùng đất tận cùng Tổ quốc. Chị sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trong một gia đình nơng dân. Sau hơn mười năm cầm bút, chị đã trở thành một hiện tượng độc đáo khiến bạn đọc trong nước và ngoài nước quan tâm. Người con đất Mũi, người con gái miền Tây xuất thân từ nông dân bằng tài năng của mình đã góp phần làm sống động nền văn học đương đại. Nhà văn Dạ

<i>Ngân đã tâm sự: “tôi nhớ mãi cảm giác của người trong nghề, lại là dânbiên tập, tơi nghĩ hình như mình đang tiếp cận một ngơi sao khơng biết nósẽ tỏa sáng đến đâu” (“May mà có Nguyễn Ngọc Tư” – Báo Văn nghệ).Với Nguyễn Ngọc Tư “viết văn là một lựa chọn khó, đầy nhọc nhằn, nặngnề, dằn vặt”. Nhiều khi nhà văn phải nuôi nỗi cô đơn “cô đơn là sự tối cầncủa người viết, nó là một điều kiện hàng đầu của nhà văn” (Nguyễn Ngọc</i>

Tư). Nhưng với tài năng thiên bẩm, với đam mê nghiệp văn, Nguyễn Ngọc Tư đã gặt hái được những thành công liên tiếp. Thành công khởi nghiệp của

<i>Nguyễn Ngọc Tư là tác phẩm Ngọn đèn khơng tắt, đạt giải 3 Báo chí trong</i>

năm 1997. Năm 2000, chị nhận Giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học

<i>tuổi 20 lần II với tác phẩm Ngọn đèn không tắt. Ngay năm sau, chị được</i>

trao tặng giải B giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam với tập truyện ngắn

<i>Ngọn đèn không tắt. Cùng năm 2001, Nguyễn Ngọc Tư nhận tặng thưởng</i>

dành cho các tác giả trẻ của Ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội văn học

<i>nghệ thuật Việt Nam cho tập Ngọn đèn không tắt. Truyện ngắn Cánh đồngbất tận là một trong mười truyện ngắn hay nhất năm 2005 do báo Văn nghệ</i>

bình chọn. Hội nghị Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam lần thứ 6, khóa VI (13-10-2006) đã quyết định trao tặng giải thưởng của Hội nhà văn Việt

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>Nam năm 2006 cho truyện Cánh đồng bất tận. Năm 2008, chị được Hội nhà</i>

vănViệt Nam đề cử nhận giải thưởng Văn học ASEAN. Đây cũng là năm đầu tiên Hội nhà văn đề cử trao giải cho một tác giả trẻ dưới 40 tuổi. Đó là niềm vinh dự lớn đối với Nguyễn Ngọc Tư. Bên cạnh truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư cịn sáng tác nhiều tản văn. Nhưng có thể thấy, ở lĩnh vực truyện ngắn chị đang khẳng định được ưu thế của mình. Truyện của Nguyễn Ngọc Tư vừa mang hơi thở của cuộc sống hiện đại vừa mang nét duyên của “trái sầu riêng” Nam Bộ, có người thích, khen thơm, có người bưng mũi quay đi vì chê nó nặng mùi. Tuy vậy, chúng tơi nhận thấy truyện ngắn của chị thực sự tạo được “hiệu ứng” với bạn đọc. Điều gì đã làm nên thành công vang dội của một nhà văn trẻ tuổi ở những bước đầu tiên đến với văn chương

<i><b>nghệ thuật? Muốn lí giải điều đó chúng tơi đã chọn đề tài: Nghệ thuật tự sự</b></i>

<i><b>trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư</b></i>

Đặc trưng của phương thức tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng là nghệ thuật trần thuật. Nắm được những đặc điểm trần thuật sẽ giúp chúng ta khám phá những tầng sâu kín, những vẻ đẹp độc đáo của truyện ngắn. Ở lĩnh vực văn xuôi, truyện ngắn đang khẳng định được ưu thế. Với những đặc điểm riêng, truyện ngắn có thể coi là một thể loại bắt nhịp nhanh với những chuyển biến muôn màu của đời sống hiện đại. Nó là thể loại phát triển mạnh nhất trong văn học đương đại, góp phần làm nên diện mạo chính của nền văn học hơm nay. Việc tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của một nhà văn trẻ như Nguyễn Ngọc Tư sẽ cho chúng ta thấy được sự đóng góp của chị trong quá trình vận động chung của truyện ngắn Việt Nam đương đại. Qua đó cũng cho người đọc một cái nhìn khái quát về những chuyến biến mạnh mẽ cả về nội dung phản ánh và hình thức thể hiện của thể loại truyện ngắn trong nền văn học hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>2. Lịch sử vấn đề</b>

PGS.TS Lý Hoài Thu khi tổng kết sự vận động của các thể loại văn xuôi

<i>trong thời kỳ đổi mới đã nhận xét “Bên cạnh tiểu thuyết, truyện vừa vàtruyện ngắn (trung thiên tiểu thuyết và đoản thiên tiểu thuyết) trong cácthập niên vừa qua phát triển mạnh mẽ, có thể gọi là rực rỡ. Không phảingẫu nhiên mà người ta gọi đây là thời kỳ “lên ngôi” của truyện ngắn.Điều này hồn tồn có thể cắt nghĩa được bởi nhịp độ của đời sống côngnghiệp hiện đại, dưới sức ép từ phía các phương tiện nghe nhìn, truyệnngắn đã phát huy được ưu thế của mình một cách hiệu quả”(Lý Hồi Thu,Sự vận động của các thể loại văn xi trong văn học thời kỳ đổi mới,http: //www. Tapchisonghuong. com. vn). Đã có cả một đội ngũ đơng đảo</i>

các nhà văn với sức trẻ, tài năng, họ đã tạo cho nền truyện ngắn Việt Nam đương đại một vườn hoa nhiều màu sắc rực rỡ. Bên cạnh những tên tuổi quen thuộc như: Sương Nguyệt Minh, Đỗ Bích Thúy, Phong Điệp, Nguyễn Thị Châu Giang,… Nguyễn Ngọc Tư cũng là một nhà văn trẻ đầy tài năng. Là một nhà văn được u mến khơng chỉ trong nước mà cịn cả ở nước ngồi, vì thế những bài viết tìm hiểu về truyện ngắn và tạp văn của chị thường xuyên được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Từ tập

<i>truyện ngắn đầu tay năm 2000 Ngọn đèn không tắt đến tập truyện ngắn xuấtbản năm 2010 Khói trời lộng lẫy, Nguyễn Ngọc Tư thực sự đã tạo nên</i>

“thương hiệu” riêng cho mình trong nền văn học hiện đại. Khen có, chê cũng khơng ít khiến cho việc tìm hiểu và nghiên cứu văn chương của chị càng hấp dẫn với độc giả yêu văn.

Trên cơ sở tìm hiểu những bài nghiên cứu, phê bình, thảo luận về Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi xin điểm lại một số ý kiến bàn đến sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b> 2.1 Lịch sử nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư </b>

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nơng dân nghèo ở Cà Mau – vùng đất phương Nam cuối cùng của Tổ quốc, mới mở mắt chào đời Nguyễn Ngọc Tư đã quen với mùi hăng hăng của cỏ khi sa mưa, mùi nồng nồng oi oi của đất, mùi thơm dậy từ nồi mắm chấm rau đồng,…Chị chỉ học hết lớp chín phổ thơng, cấp ba bổ túc, sống giản dị cùng người chồng thợ bạc chẳng bao giờ đọc truyện vợ viết nhưng chị thực sự là một tài năng rực sáng của Văn học Việt Nam đương đại. Chị cầm bút viết văn từ chính hiện thực quê nghèo với kênh rạch chằng chịt, con người đi lại đều trên mặt nước, một bước cũng phải ghe xuồng.

<i>Xuất hiện lần đầu tiên với truyện Ngọn đèn không tắt, Nguyễn Ngọc Tư</i>

ngay lập tức chiếm được cảm tình của đơng đảo độc giả bằng giọng văn nhẹ nhàng, một tấm lòng trong trẻo, sự tài hoa mộc mạc đầy nắng gió phương Nam. Từ sự hứng khởi ban đầu đó, người đọc tiếp tục chào đón những tập

<i>truyện khác của chị như: Nước chảy mây trơi, Giao thừa, Cánh đồng bấttận, Gió lẻ và chín câu chuyện khác và Khói trời lộng lẫy với một sự thích</i>

thú đặc biệt.

<i>Từ tập truyện ngắn đầu tay Ngọn đèn không tắt (2000), Nguyễn Ngọc</i>

Tư đã sớm nổi tiếng. Mặc dù không gây xôn xao dư luận, nhưng tập truyện ngắn đã chiếm được cảm tình của đơng đảo bạn đọc và giới chun mơn.

<i><b>Khi viết bài “May mà có Nguyễn Ngọc Tư” đăng trên báo Văn nghệ, nhà</b></i>

<i>văn Dạ Ngân đã bộc bạch tâm sự: “Chính văn nghệ đã in cho tác giả nàymột truyện đậm chất Nam Bộ dù truyện khá mảnh”. Cũng trên báo Vănnghệ, nhà văn Dạ Ngân đã trả lời: “tôi đã viết bài “Nguyễn Ngọc Tư nhưthế nào?” bằng tâm trạng thú vị khi nhớ tới lời khen mà người ta từng</i>

<i><b>giành cho Solokhov: “trên bầu trời văn học nước Nga, một con đại bàng</b></i>

<i><b>non vừa cất lên đôi cánh mênh mông từ sông Đông”.</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng - Tổng thư ký Hội nhà văn Thành Phố Hồ Chí Minh, trưởng ban chung khảo cuộc thi sáng tác văn học tuổi 20 lần thứ

<i>II năm 2000 đã nhận xét về tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt như sau:“Tập truyện ngắn “Ngọn đèn khơng tắt” của Nguyễn Ngọc Tư có truyện“Ngọn đèn khơng tắt” là truyện ngắn nổi bật nhất. Với giọng văn mộc mạcbình dị, với ngơn ngữ đời thường đã tạo nên một khơng khí rất tự nhiên vềmàu sắc, hương vị của mảnh đất cuối cùng Tổ quốc – mũi Cà Mau củanhững con người mà cha ông là người tứ xứ về mũi đất của rừng, của sôngnước, của biển cả đã dày công khai phá, đã đứng lên khởi nghĩa. Qua ngòibút của Nguyễn Ngọc Tư, những con người lam lũ, giản dị, bộc trực ấychứa bên trong cả một tâm hồn vừa nhân hậu vừa tinh tế qua cách đối nhânxử thế…”.</i>

<i>Nhà văn Huỳnh Kim cũng nhận xét: “đọc tập truyện “Ngọn đèn khơngtắt” thật là thích vì văn chương sâu sắc mà dung dị, tinh tế mà lại tràn trềtánh nết của người dân Nam Bộ trong khi tác giả mới 24 tuổi. Với tôitruyện của Nguyễn Ngọc Tư là những câu chuyện nhà quê. Ở trong đó, aiđọc, dù khơng hợp gu, cũng như tìm gặp được bóng dáng nhà q của riêngmình”. Nhà văn Phạm Xuân Nguyên lại tiếp cận tác phẩm của NguyễnNgọc Tư từ góc độ khác: “Truyện “Ngọn đèn khơng tắt” đã cho thấy Tưbiết kể những truyện nhân tình bằng một giọng chân tình khiến người đọcdễ nghe và dễ chịu”. Hồng Thiên Nga đã tâm sự: “tơi chưa từng gặpnhưng đã yêu Nguyễn Ngọc Tư qua ngòi bút chị quá đỗi tinh tế, nhân hậuvà trong lành” [20, 3].</i>

Cũng vì yêu mến Nguyễn Ngọc Tư mà giáo sư kinh tế Trần Hữu Dũng -một Việt kiều Mỹ đã lập -một tủ sách Nguyễn Ngọc Tư trong trang web

<i>“Văn hóa và giáo dục” của mình. Ơng tự bạch trong website của mình: “tơilập trang web với mục đích trước hết, cho tôi thu thập vào một nơi những</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>bài của (và về) Nguyễn Ngọc Tư rải rác trên các web và sau đó chia sẻ vớinhững bạn thích văn Nguyễn Ngọc Tư như tơi”. Ơng đặc biệt ấn tượng với</i>

truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư vì theo ơng trong văn chương của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta, khắp mọi phương trời, tìm lại được cái quê hương đích thực trong tâm tưởng, những tình tự ngủ qn trong lịng mình,

<i>những kỉ niệm mà mình tưởng khơng ai chia sẻ cùng. Ơng đánh giá “nhữngtrang viết của Nguyễn Ngọc Tư là bữa ăn thịnh soạn, dọn bày chu đáo vớiđặc sản miệt vườn, với những vật liệu hảo hạng, tươi sống” [11,1].</i>

Có thể thấy, ấn tượng mà Nguyễn Ngọc Tư để lại trong độc giả là một

<i>nhà văn có “bút pháp giản dị, gọn ghẽ, đầy ắp âm sắc Nam Bộ”. Nhưng</i>

nhiều người bắt đầu sốt ruột về Nguyễn Ngọc Tư khi nghĩ rằng chị đang

<i>bằng lòng với những vinh quang chị đã có: “Đọc mãi, thấy lo lo, hình nhưtác giả viết bắt đầu trơn tay, ít thể nghiệm. Có cảm giác Nguyễn Ngọc Tưđang quá thảnh thơi trên con đường mà dư luận nhiều ưu ái đã phát quangcho, sự kỳ vọng bắt đầu trở thành sự sốt ruột, kiên nhẫn” [21,1]. Giáo sưkinh tế Trần Hữu Dũng trong bài viết: Nguyễn Ngọc Tư, “đặc sản” miềnNam, cũng có những nhận xét tương tự: “Phần nào, sự chuyên biệt củaNguyễn Ngọc Tư vào những truyện loại này, có thể làm người đọc lo ngại.Chẳng lẽ nghiệp văn của cô sẽ khoanh trong thể loại những mối tình khơngtrọn, những kí sự đồng quê? Quả là Nguyễn Ngọc Tư có tài thiên phú, cơviết rất nhiều (trong vịng 3 năm đã ra bốn tập truyện ngắn). Nhưng cáiđáng lo là ở chỗ đó. Người đọc bắt đầu thấy quá quen thuộc với truyện củacô. Chúng na ná như nhau…Sự quanh quẩn trong những khơng gian, hồncảnh quen thuộc có thể là cái chớp đèn vàng (nhưng chưa đỏ) trên conđường văn chương của Nguyễn Ngọc Tư” [11,3].</i>

<i>Tháng 8 năm 2005, truyện Cánh đồng bất tận đã ra mắt bạn đọc. Một</i>

Nguyễn Ngọc Tư rất mới khuấy động đời sống văn học, những nhận định

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

trái chiều về chị được đăng trên các báo tạo thành một “hiện tượng văn học” đáng chú ý của năm 2005. Đã có nhiều ý kiến, đánh giá và những bài báo tỏ ra khơng có cảm tình thậm chí phê phán gay gắt về tác phẩm. Ban tuyên giáo Tỉnh Ủy Cà Mau yêu cầu kiểm điểm nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Thạc sĩ Vưu Nghị Lực, phó giám đốc sở văn hóa - thể thao tỉnh Cà Mau viết bài

<i>đăng trên báo Tuổi trẻ với tiêu đề Có một vũng lầy bất tận. Trong đó ơng đãlên án gay gắt: “ “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư là ở đâu vậy;một cánh đồng bệnh hoạn về nhân cách; tồn tại không kỉ, không cương,không pháp luật” [4, 22]. Trên báo Tuổi trẻ, Đỗ Hồng Ngọc đã nhận xét:“Tôi như cảm thông sâu sắc với người cha của Nguyễn Ngọc Tư khi ơngđọc bản thảo của con mình đã im lặng…Nguyễn Ngọc Tư của ơng đã làmột cơn gió mát rượi của đất phương Nam bỗng trở thành cơn lốc xoáy lên,chướng lên trên cánh đồng bất tận thì ơng đành phải im lặng và giấu sauđó một tiếng thở dài. Tiếng thở dài rất nhẹ mà tôi ngờ rằng một người rấtnhạy cảm như Nguyễn Ngọc Tư cũng có thể sẽ khơng nghe thấy, nhưng đósẽ là tiếng thở dài bất tận nếu Nguyễn Ngọc Tư tiếp tục thổi phồng lên, tiếptục khai thác, tiếp tục tô đậm phần con, phần cái ác cái xấu…” [22,1].</i>

Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến đánh giá của các nhà phê bình, các nhà

<i>văn lên tiếng ủng hộ Cánh đồng bất tận và Nguyễn Ngọc Tư.</i>

<i>Đoàn Ánh Dương khẳng định: “đến truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”trong tập truyện cùng tên, người đọc thực sự ngỡ ngàng trước sự bứt phácủa tác giả. Tác phẩm kết thúc một bước quá độ dài để khẳng định sựtrưởng thành của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư, đồng thời cũng là một tín hiệuđáng mừng cho đời sống văn học đương đại” [10,1].</i>

<i>Phạm Xuân Nguyên thì nhận thấy: “ “Cánh đồng bất tận” đã chia đoạnsáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thành những truyện trước và sau nó” [23,1].</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>Nhà văn Hữu Thỉnh - chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam nhận xét: “đây làmột tác phẩm văn chương, không phải là một bút kí hay phóng sự. Tác giảhồn tồn có quyền hư cấu hay sáng tạo nhằm chuyển tải tốt nhất thôngđiệp nghệ thuật đến người đọc” [4,57].</i>

<i>Nhà văn Dạ Ngân đã phát biểu trên báo Văn Nghệ: “theo tôi chúng tađáng lẽ phải mừng vì ở tận cùng đất nước, ở miền đất xa xơi ấy, có một câybút nữ như Nguyễn Ngọc Tư. Tôi luôn cho rằng văn học Nam Bộ mà cóthêm Nguyễn Ngọc Tư là cao thêm mấy tấc nữa rồi”. Và “tơi tin NguyễnNgọc Tư có bản lĩnh. Không thể so sánh một tác phẩm văn học với hiệnthực đời sống một cách máy móc…nhà văn nào cũng phải chịu xây xước đểkhẳng định mình” [4, 27].</i>

Những khó khăn, vấp váp trên con đường văn chương đối với một người trẻ tuổi như Nguyễn Ngọc Tư là khó tránh khỏi. Đáp lại những nhận xét, đánh giá, Nguyễn Ngọc Tư vẫn tiếp tục trau dồi và không ngừng sáng tác.

<i>Khi Gió lẻ và chín câu chuyện khác ra đời, cũng có nhiều cảm nhận về</i>

tập truyện mang nhiều nét mới trong cách kể, ngôn ngữ,... Phạm Xuân

<i>Nguyên trên báo Tuổi trẻ nhận thấy: “Truyện hứa hẹn là một đột phá mớicủa người viết. Nhưng “Gió lẻ” chưa được đến độ như mong đợi”. </i>

<i>Sau này, khi Khói trời lộng lẫy ra mắt bạn đọc, Phạm Xuân Nguyêncũng khẳng định: “Sách mỏng mà hay như thế này ngày nay cực hiếm”.</i>

Đúng là, mỏng manh, nhẹ nhàng như khói nhưng vẫn có thể gây cay mắt và choáng ngợp.

Hiện nay, Nguyễn Ngọc Tư vẫn đang sung sức trên con đường văn chương và những nhận xét, đánh giá về chị cũng rất sơi động. Đó là những gợi ý sâu sắc cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b> 2.2 Lịch sử nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn</b>

<b>Ngọc Tư</b>

Đến với văn học bằng những truyện ngắn giản dị mà sâu sắc, Nguyễn Ngọc Tư nhanh chóng tìm được chỗ đứng trong nền văn học hiện đại và trong lòng độc giả. Những bài nghiên cứu, phê bình hoặc những cảm nhận ban đầu về truyện ngắn của chị xuất hiện ngày càng nhiều. Hiện có nhiều bài viết in trên các báo và tạp chí của các nhà nghiên cứu tìm hiểu sáng tác

<i><b>của chị dưới góc nhìn Trần thuật học về cốt truyện, nhân vật, kết cấu,</b></i>

giọng điệu, ngôn ngữ,…. Chúng tôi xin điểm qua một số bài viết và những nhận xét tiêu biểu

Giáo sư kinh tế Trần Hữu Dũng - người đặc biệt quan tâm đến các sáng

<i>tác của Nguyễn Ngọc Tư có nhận xét: “Trong cách lựa chọn tình tiết, cốttruyện, Nguyễn Ngọc Tư “trung thành” với cái tình tự Nam Bộ của qhương cơ. Chỉ những người sống và lớn lên ở địa phương, thật sự mến uhọ hàng, làng xóm của mình, mới thể hiện tình tự với quê hương mình đượcnhư thế. Và bởi ở đâu cũng có cái đặc thù, chính tính đặc thù lại là độc đáonhất. Sự cá biệt của phương ngữ, khi được sử dụng để diễn đạt những tìnhtự của cuộc sống con người, có khả năng vạch ra cái chung của cái riêng”</i>

<i>Khi viết bài “Sức lơi cuốn của ngịi bút Nguyễn Ngọc Tư”, Phan QBích nhận định: “Nhiều người viết truyện ngắn thường cố tìm ra những cốttruyện li kỳ, những sự kiện mà người ta hay gọi là đắt giá. Không phảitrong truyện của Nguyễn Ngọc Tư khơng có những chân dung lạ, những sựkiện ít gặp trong cuộc sống của chúng ta vì hình như bức tranh khơng cóchút gì đặc biệt thì nó khó thành bức tranh của truyện ngắn. Nhưng nhữngcâu chuyện như thế khơng nhiều. Thường thì Nguyễn Ngọc Tư cho ta biếtnhững cái “tin” giản dị: một cô gái sửa soạn đồ mang theo trong ngày</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>cưới, một anh bạn trẻ thấy nhớ ông già hàng xóm đã đi xa. Những cái tinnhư thế khơng cần đến những cốt truyện li kỳ, những biến cố giật gân, màchỉ như sự thơng báo về những gì diễn ra quanh ta với những con người màta có thể bắt gặp thường ngày mà thơi. Tuy vậy, nó vẫn là “tin”, vẫn đángchú ý vì có một cái gì đó khiến ta phải suy nghĩ, phải chiêm nghiệm. Và đâymới là điều đáng nói” [8, 1]. Đồng thời, nhà nghiên cứu cũng nhận thấy:“Nguyễn Ngọc Tư thường kể cho ta nghe những chuyện buồn, rất buồn.Những cảnh đời éo le, những thân phận đau đớn” [8, 2].</i>

Về nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Trần Phỏng Diều có

<i>những nhận xét rất tinh tế: “Mặc dù phần lớn người nông dân Nam Bộtrong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đều nghèo, đều có một số phận longđong, vất vả, nhưng trên hết, họ sống với nhau bằng cái tình, bằng sự yêuthương và đùm bọc lẫn nhau…Nguyễn Ngọc Tư quả có cái nhìn sâu sắc,tinh tế, có khả năng phát hiện ra những ngõ sâu trong tâm hồn nhữngngười nông dân Nam Bộ, những niềm vui, nỗi buồn, cốt cách đặc trưngcũng như bản chất cố hữu của họ” [9, 4].</i>

<i>Nhà phê bình Văn Cơng Hùng đã khẳng định: “Cái làm nên NguyễnNgọc Tư cịn là ngơn ngữ. Nguyễn Ngọc Tư đã thiết lập cho riêng mình mộthệ thống ngơn ngữ đậm chất Nam Bộ nhưng không dị mọ ăn theo mà tungtẩy, thăng hoa theo từng ngữ cảnh cụ thể” [17, 1].</i>

<i>Đoàn Ánh Dương trong bài viết “Cánh đồng bất tận nhìn từ mơ hình tựsự và ngơn ngữ trần thuật” nhận xét: “Tác giả đã lồng ghép hai hệ thống tựsự với ba mơ hình cốt truyện trong “Cánh đồng bất tận”. Trực diện với tácphẩm, cốt truyện sự kiện đã ít nhiều bị phân rã và cốt truyện tâm lí đã cóphần lấn lướt. Truyện như một bức tranh ghép mảnh những mảng kí ứcchắp nối, đứt đoạn của nhân vật. Ở đó, nhân vật tan chảy thành dòng xúccảm hỗn độn giữa quá khứ và hiện tại, tâm cảnh và ngoại cảnh mà một sự</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>phục dựng đầy đủ chỉ có được khi người đọc đã lật đến trang cuối cùng.Điều này đem đến cho người đọc cái hứng thú được thể nghiệm “một hiệnthực chưa hoàn kết”, được cùng theo đuổi và trải nghiệm với nhân vật, tứclà gia tăng sự tham gia của người đọc vào câu chuyện. Đó là khuynh hướngtự sự giàu tính hiện đại” [10, 2]. Đồng thời ông còn chú ý đến giọng điệu vàngười kể chuyện: “Để có một giọng văn chân thật, một mặt như đã nói, tácgiả rời chuyển ngơi kể từ người kể chuyện sang nhân vật chính, cho nhânvật “nói” bằng ngơn ngữ cảm xúc, suy tưởng, mặt khác, đẩy ngôn ngữ đốithoại, ngôn ngữ của nhân vật khác lọc qua lăng kính tâm lý của nhân vậtchính, đưa nó vào trường cảm nhận của nhân vật chính” [10, 3].</i>

<i>Phạm Phú Phong trong bài Lời đề từ trong Truyện ngắn Nguyễn NgọcTư nhận xét: “Lời đề từ có thể là một danh ngơn, một đoạn trích từ kinhPhật, một câu hát dân gian, hoặc đôi khi chỉ là một ý nghĩ bâng quơ, nêumột sở thích ngộ nghĩnh, hoặc một đoạn tự sự tồn tại song song vớitruyện…nhưng tất cả đều có thể vận vào, đều thể hiện chiều sâu của tưtưởng, là một phần bổ sung không thể thiếu cho văn bản tác phẩm…” [25].Ở cuối bài viết tác giả khẳng định: “Những gì hiện ra trên văn bản, trênngơn từ mà ta thường gọi là hiển ngôn hữu hạn hơn rất nhiều so với sự hàmngơn, ở tầng sâu hơn, chị có khả năng mở ra những ngóc ngách tận đáytâm hồn của con người, trong sự đồng hiện, đồng cảm giữa người đọc vàthế giới nhân vật. Một trong những thủ pháp nghệ thuật tạo cho chị thànhcơng, đó chính là việc sử dụng nhuần nhuyễn các lời đề từ” [25].</i>

Có thể nói, những ý kiến, nhận định về truyện ngắn của cây bút trẻ Nguyễn Ngọc Tư đều có những phát hiện sâu sắc về nét riêng trong cách kể chuyện, hành văn của chị. Điều đó góp phần làm cho các sáng tác của chị ngày càng được độc giả đón nhận nồng nhiệt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Hiện cũng đã có một số luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đề cập đến một vài khía cạnh của nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư như:

<i><b>Khám phá thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Khóa</b></i>

luận tốt nghiệp của Vũ Thị Thu Hà, Đại học KHXH & NV Hà Nội, năm 2006.

<i><b>Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phươngdiện giá trị văn học - văn hóa, Luận văn thạc sĩ của Dương Thị Kim Thoa,</b></i>

Đại học KHXH & NV Hà Nội, năm 2008.

<i><b>Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, Khóa</b></i>

luận tốt nghiệp của Lương Thúy Hà, Đại học KHXH & NV Hà Nội, năm 2009.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên cứu sâu và có hệ thống về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Trên tinh thần kế thừa những thành tựu nghiên cứu của người đi trước chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu một cách tồn diện, có hệ thống về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của chị; hi vọng sẽ góp tiếng nói của mình vào việc khẳng định tài năng, cũng như những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư với thể loại truyện ngắn nói riêng và với nền văn học đương đại nói chung.

<b>3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu</b>

<b> Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi khảo sát các tập truyện ngắn sau</b>

của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư:

<i>- Ngọn đèn không tắt (Tập truyện ngắn , NXB Trẻ, 2000).- Ông ngoại (Tập truyện, NXB Kim Đồng, 2001).</i>

<i>- Biển người mênh mông (Tập truyện, NXB Trẻ, 2003).- Giao thừa (Tập truyện, NXB Trẻ, 2003).</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>- Nước chảy mây trôi (Tập truyện và kí, NXB Văn nghệ</i>

<i>- Khói trời lộng lẫy (Tập truyện, NXB Thời đại, 2010).</i>

<b> Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của một nhà văn trẻ</b>

đang trên con đường kiếm tìm và định hình phong cách, chúng tơi hy vọng sẽ góp phần làm nổi bật một số nét phong cách trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đồng thời cũng thấy được rõ hơn những đóng góp của chị trong sự vận động của Văn học Việt Nam đương đại.

<b>4. Phương pháp nghiên cứu.</b>

<b> Để đạt được mục đích trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp</b>

nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích tác phẩm; Phương pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp phân loại, thống kê; Phương pháp hệ thống, tổng hợp.

<b>5. Cấu trúc luận văn</b>

<b> Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn được</b>

triển khai phần nội dung thành 3 chương :

Chương 1: Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.

Chương 2: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.

Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>PHẦN NỘI DUNG</b>

<b>CHƯƠNG 1: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮNNGUYỄN NGỌC TƯ</b>

<b>1.1 Giới thuyết về người kể chuyện trong tác phẩm tự sự1.1.1 Khái niệm người kể chuyện</b>

<i>Tz.Todorov đã khẳng định: “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trongviệc kiến tạo thế giới tưởng tượng…Khơng thể có trần thuật thiếu người kểchuyện. Người kể chuyện khơng nói như các nhân vật tham thoại khác mà kểchuyện. Như vậy, kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể, nhânvật mà nhân danh nó cuốn sách được kể có một vị trí hồn tồn đặc biệt…”.</i>

Vấn đề người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp văn xi hiện đại. Tìm hiểu người kể chuyện sẽ giúp ta hiểu được phương diện chủ thể của tác phẩm tự sự, sẽ hiểu tác phẩm một cách sâu sắc, trọn vẹn hơn. Trong tác phẩm trữ tình và trong kịch khơng cần sự xuất hiện của người kể chuyện nhưng trong tác phẩm tự sự người kể chuyện lại đóng một vai trị hết sức quan trọng. Người kể chuyện được xây dựng để phát ngôn cho ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Người kể chuyện chính là loại người mơi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và người tiếp nhận tác phẩm, là người chứng kiến, cắt nghĩa của sự việc xảy ra còn nhà văn giống như người “chép hộ” lời lẽ của người kể chuyện do mình tạo ra, “chỉ như người ghi, người sao lục lời kể hoặc là người nghe trộm người kể”. Cho nên không thể đồng nhất tác giả với người kể chuyện bởi khi đó tác giả đã hóa thân vào hình tượng tác giả trong tác phẩm, xuất hiện như cái tôi thứ hai, trung tâm giá trị trong tác phẩm. Người kể chuyện do nhà văn sáng tạo ra và phụ thuộc chặt chẽ vào tác giả nhưng nó vẫn có những chức năng nhất định như can thiệp vào việc kể chuyện, kể nhanh, chậm, mách bảo, phân tích miêu tả hay chỉ điểm cho người

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

đọc…Vì vậy mà người kể chuyện khơng chỉ có mối liên hệ gắn bó với tác giả mà cịn với bản thân câu chuyện kể và người tiếp nhận nó.

Trong tác phẩm tự sự, nhà văn trình bày, tái hiện một cách sáng tạo thế giới hiện thực thông qua lời kể, lời miêu tả,…của một người trần thuật nào đó. Người kể chuyện là sản phẩm của quá trình hư cấu của nhà văn, nó khác với người kể chuyện thực tế trong đời sống. Khi nhà văn lựa chọn dạng thức xuất hiện của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự cũng là cách để nhà văn thể hiện ý đồ sáng tác. Có nhiều cách phân loại người kể chuyện. Nếu căn cứ vào vị trí của người kể chuyện trong tác phẩm, ta có: người kể chuyện ở ngơi thứ nhất, ngơi thứ ba, cá biệt có trường hợp người kể chuyện vừa ở ngôi thứ

<i>nhất vừa ở ngôi thứ ba (Linh Sơn – Cao Hành Kiện). Người kể chuyện ở ngôi</i>

thứ nhất kể về câu chuyện mình chứng kiến hay câu chuyện của bản thân mình nên khoảng cách giữa người kể với câu chuyện được kể bị triệt tiêu

<i>(Lão Hạc – Nam Cao, Sợi tóc - Thạch Lam, Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn</i>

Minh Châu). Tham dự vào truyện như một nhân vật, người kể chuyện đứng ở vị trí bên trong như một chủ thể, được tự do quan sát bàn luận, có điều kiện đi sâu tìm hiểu, khám phá thế giới hiện thực trong tác phẩm. Lời kể bộc lộ tính chất chủ quan và sắc thái cảm xúc cao độ. Người kể chuyện ở ngơi này có thể mang quan điểm của tác giả nhưng không phải lúc nào cũng trùng khít với tác giả. Người kể chuyện ở ngơi thứ ba phổ biến hơn, là hình thức kể khi người kể chưa được ý thức (như trong truyện thần thoại, truyện cổ tích,…) hoặc là đã được ý thức nhưng cố ý giấu mình (như trong truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại). Ngơi kể này làm cho câu chuyện hồn tồn khách quan, người kể chuyện

<i>vốn có tài “hiểu biết hết” mọi chuyện. Nếu căn cứ vào vai trò của người kể</i>

chuyện, sẽ có hai loại: Người kể chuyện khơng đáng tin cậy, không biết hết và người kể chuyện đáng tin cậy

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>Tuy nhiên, vấn đề người kể chuyện trong tác phẩm tự sự “cho đến nay, nóvẫn là vấn đề địi hỏi phải tiếp tục xem xét và nghiên cứu” (Nguyễn Hải</i>

Phong). Mặc dù vậy chúng ta khơng thể phủ nhận vai trị và chức năng của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự nói chung và trong truyện ngắn nói riêng.

<b>1.1.2 Vai trò, chức năng của người kể chuyện</b>

Là một nhân vật đặc biệt trong tác phẩm tự sự, người kể chuyện là một sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật, một công cụ do nhà văn hư cấu nên để kể chuyện. Việc tác giả lựa chọn kiểu người kể chuyện nào để kể hồn tồn khơng phải là một sự ngẫu nhiên mà nó mang tính quan niệm, nhằm mục đích chuyển tải tư tưởng, nội dung một cách hiệu quả nhất. Có thể khẳng định trong truyện ngắn nói riêng cũng như trong tác phẩm tự sự nói chung người kể chuyện có vai trị quan trọng trong việc tổ chức kết cấu tác phẩm. Viết truyện, nhà văn thường xây dựng những kết cấu riêng. Người kể chuyện phải thay mặt nhà văn cố gắng tìm cho mình một kết cấu tốt nhất để làm câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn được người đọc. Với những cách kể chuyện khác nhau, cách xuất hiện khác nhau của người kể chuyện, ta sẽ có các dạng cốt truyện khác nhau: cốt truyện tuyến tính, cốt truyện tâm lý, cốt truyện “chuyện lồng chuyện”…Có tác phẩm chỉ có một người kể chuyện và cũng chỉ kể một

<i>câu chuyện (Đồng hào có ma - Nguyễn Cơng Hoan). Có tác phẩm chỉ có mộtngười kể chuyện nhưng kể nhiều câu chuyện khác nhau (Đất kinh kì - Nguyễn</i>

Khải). Có tác phẩm trong đó nhiều người kể chuyện cùng kể về một câu

<i>chuyện (Khách ở quê ra - Nguyễn Minh Châu). Cũng có tác phẩm trong đónhiều người kể chuyện kể nhiều chuyện khác nhau (Người đàn bà trênchuyến tàu tốc hành - Nguyễn Minh Châu),…Có thể thấy, người kể chuyện</i>

có một vai trị rất lớn trong việc tổ chức kết cấu tác phẩm. Timofiev đã từng

<i>khẳng định: “Hình tượng này có tầm quan trọng hết sức to lớn trong việc xây</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>dựng tác phẩm bởi các quan niệm, các biến cố xảy ra, cách đánh giá cácnhân vật và các biến cố đều xuất phát từ cá nhân người kể” [44, 204]. </i>

Không chỉ góp phần tổ chức kết cấu tác phẩm, người kể chuyện cịn có chức năng mơi giới, dẫn dắt người đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật. Nhà văn

<i>Gorki khẳng định: “Trong tiểu thuyết, trong truyện ngắn, những con ngườiđược tác giả thể hiện đều hành động với sự giúp đỡ của tác giả; tác giả luônbên cạnh họ, tác giả mách cho người đọc hiểu rõ cần phải hiểu như thế nào,giải thích cho người đọc hiểu những ý nghĩa thầm kín, những động cơ bí ẩn ởphía sau những hành động của các nhân vật được miêu tả”. “Tác giả” mà</i>

Gorki nói tới chính là người kể chuyện, bởi trong tác phẩm người kể chuyện thay mặt tác giả dẫn dắt người đọc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật. Người kể chuyện sẽ gợi mở, giúp người đọc tiếp cận với nhân vật, hiểu được những động cơ thầm kín trong những hành động của nhân vật, rút ngắn khoảng cách giữa nhân vật với mình. Khơng chỉ giúp người đọc hiểu rõ hơn, sâu hơn về nhân vật mà người kể chuyện còn hướng người đọc cùng suy ngẫm, chia sẻ và đồng cảm với những chiêm nghiệm, những suy nghĩ của mình về cuộc đời. Nhiều khi, người kể chuyện còn đối thoại, tranh luận với người đọc để cùng nhau khám phá, kiếm tìm những chân lý của cuộc sống.

Mang tiếng nói, quan điểm của tác giả, người kể chuyện thay mặt nhà văn trình bày những quan điểm về cuộc sống, nghệ thuật. Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một đứa con tinh thần của nhà văn và thông qua tác phẩm nhà văn trình bày một cách nghệ thuật những quan niệm của mình.

Qua sự phân tích trên, ta có thể thấy vai trò đặc biệt quan trọng của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự để từ đó giúp chúng ta đánh giá, phân tích tác phẩm sâu hơn, trọn vẹn hơn. Khảo sát các tập truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, có thể thấy nhà văn đã sử dụng tất cả các dạng thức xuất

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

hiện của người kể chuyện tạo nên nét duyên, cái tạng riêng cho mỗi trang văn của chị.

<b> 1.1.3 Người kể chuyện chi phối điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự</b>

Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nhà văn muốn phản ánh được thế giới ấy thì phải chọn cho mình một chỗ đứng, một điểm nhìn để từ đó quan sát, chiêm nghiệm. Marcel Proust cho rằng vấn đề quan trọng nhất của phong cách là điểm nhìn. Điểm nhìn chi phối cảm hứng sáng tác và bộc lộ cá tính sáng tạo của nhà văn. Chọn được điểm nhìn thích hợp nhà văn sẽ tạo được cho mình một ấn tượng riêng, độc đáo trong từng trang viết, làm nên phong cách không thể trộn lẫn với ai. Theo GS. Trần Đình Sử

<i>thì “trước đây người ta thường chú ý tới “ngôi” trần thuật, nhưng đó chỉ làmột biểu hiện ngữ pháp, nội hàm vấn đề chỉ gắn với điểm nhìn mới được xemxét tồn diện”. Khi trần thuật thì bất kì một người kể chuyện nào cũng phải</i>

xác định cho mình một điểm nhìn để tái hiện đời sống, nó giống như “ mở

<i>một con đường đi vào rừng rậm” vậy. Điểm nhìn là “cái vị trí dùng để quansát, cảm nhận, đánh giá, bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể,cả phương diện vật lí, tâm lí, văn hóa” [42, 149]. </i>

Bản chất của khái niệm điểm nhìn là sự phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể ngôn từ tức là người kể chuyện và khách thể ngơn từ là đối tượng được kể lại. Điểm nhìn trần thuật gắn bó mật thiết với ngơi kể. Điểm nhìn thể hiện vị trí người kể dựa vào điểm quan sát trần thuật các nhân vật và sự kiện. Người ta phân chia thành nhiều loại điểm nhìn trần thuật: điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngồi, điểm nhìn khơng gian - thời gian, điểm nhìn di động. Điểm nhìn bên trong là kể xuyên qua cảm nhận của nhân vật. Điểm nhìn bên trong được “biểu hiện bằng hình thức tự quan sát của nhân vật “tơi”, bằng sự thú nhận, hoặc bằng hình thức người trần thuật tựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận về thế giới”. Điểm nhìn bên ngồi là điểm nhìn mà

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

người kể miêu tả sự vật từ phía bên ngồi nhân vật, kể những điều nhân vật khơng biết. Điểm nhìn khơng gian là nhìn xa hay cận cảnh, điểm nhìn thời gian là nhìn từ thời điểm hiện tại như sự việc đang diễn ra hay nhìn lại q khứ, kí ức. Điểm nhìn di động là sự di chuyển điểm nhìn từ đối tượng này sang đối tượng khác. Vận dụng linh hoạt các điểm nhìn trần thuật sẽ góp phần tạo nên tính sinh động, hấp dẫn cho tác phẩm văn học bởi tác phẩm văn học chính là tấm gương phản chiếu đời sống. Sự đa dạng về điểm nhìn có thể phản ánh được hiện thực đời sống ở nhiều góc cạnh đa dạng nhất.

<i><b>Tìm hiểu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư</b></i>

chúng tôi nhận thấy các sáng tác của chị có sức hấp dẫn ở cách xây dựng nhân vật người kể chuyện kết hợp với hệ thống điểm nhìn trần thuật vừa linh hoạt vừa độc đáo.

<b>1.2 Ngơi kể và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư1.2.1 Người kể chuyện lộ diện trực tiếp ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn bêntrong </b>

Điểm nhìn bên trong giúp người kể chuyện dẫn người đọc vào trạng thái tâm tình, khiến họ có cảm giác thấy cuộc sống qua tâm hồn người trong cuộc, nên những gì họ thẩm thấu được đều đáng tin, đáng nhớ. Từ điểm nhìn của một nhân vật trong câu chuyện những điều được kể mang đậm tính chủ quan, những sự việc biến cố dần dần được hiện lên qua những gì nhân vật cảm thấy, nhận thấy rồi suy ngẫm và bộc lộ thái độ. Với điểm nhìn này người kể chuyện dễ dàng tái hiện các quá trình trong tâm hồn nhân vật. Ở đó người kể chuyện đồng thời cũng là nhân vật chính, xưng “tơi”, vừa là chủ thể diễn ngơn, vừa là chủ thể hành động trong câu chuyện. Để có thể diễn tả được tất cả các ngõ ngách của đời sống và nội tâm con người của vùng đất Nam Bộ máu thịt, Nguyễn Ngọc Tư đã chọn cho người kể chuyện kể lại câu chuyện từ điểm nhìn bên trong.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>1.2.1.1 Cái tơi tự kể về mình</b>

Một số truyện của Nguyễn Ngọc Tư có người kể chuyện ở ngơi thứ nhất, kể về chính câu chuyện của bản thân mình. Là cái “tơi” tự kể về mình nên câu chuyện thường được kể theo sự vận động của nội tâm, dòng chảy của

<i>tâm lý nhân vật: Ngổn ngang, Nhà cổ, Một mối tình, Cánh đồng bất tận, Khóitrời lộng lẫy, Của ngày đã mất, Thổ Sầu, Khói trời lộng lẫy,…</i>

<i>Của ngày đã mất, người kể chuyện xưng “tôi” để giãi bày những trạng</i>

thái yêu thương, dằn vặt, đau khổ,…của mình trước mối tình “so le” về tuổi tác: “Khi ấy tôi đã sáu mươi chín tuổi. Em mới hai mươi hai”. “Tơi” ý thức rất rõ sự chênh lệch đó: “Tơi khơng bao giờ muốn nhớ điều đó, nhưng đơi kính lão, dáng người héo như chỉ là da bọc lấy những đốt xương rời, mái tóc đã ngả màu bơng lau chín…tất cả những gì đã thuộc về tơi đều nhắc nhở, tơi đã quá già”. Trong chuyến đi khảo cứu dân ca, nhân vật “tôi” - người thầy, đã từ chối thẳng sẽ không cho cô sinh viên trẻ, mà thầy biết là rất u mình đi theo. Nhưng cơ vẫn đi. Và trong chuyến đi ấy, biết bao cảm xúc của nhân vật bùng nổ. Đó là những cảm xúc của con người đầy trải nghiệm nên càng sâu sắc, càng đớn đau. Trước sự hồn nhiên, trẻ trung của “em”, “tơi” thấy mình thật già nua: “Nhiều lần đầu em dục dặc mất điểm tựa, tôi đã lén kéo vào mình, nhưng bàng hồng nhận ra vai tơi đã cứng kho…Cái cảm giác mình đang khơ đi khiến tơi rã rời, hầu như khơng có một cơn rạo rực nào khiến tơi có thể ơm lấy em”. Nhưng nhiều khi giữa những dằn vặt đầy đau khổ ấy nhân vật cũng có những cảm xúc rất thật trước tình cảm mãnh liệt của cô sinh viên trẻ: “Cái cảm giác chỉ có em và tơi và cây cỏ dại trên đồng làm tơi thấy dễ chịu. Thậm chí tơi chủ động nắm tay em, và bàn tay nhỏ nhắn đó thống lạnh đi vì bất ngờ”. Nhưng đó chỉ là những phút giây ngắn ngủi, ngay khi gặp người khác, ngay khi có thể nhìn thấy hình bóng mình ở đâu đó thì sự già nua hiện hình rất rõ, nên nhân vật càng thấy thấm thía nỗi đau hơn: “Nhưng tôi đã

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

không giữ tay em được lâu, vì khi rình bắt con chuồn chuồn gần cái ao nhỏ sắp cạn nước bên bờ ruộng, tôi đã thấy lại mái tóc trắng xóa của mình…vì chỉ cần chút nữa, gặp người đời, tôi sẽ thấy lại tuổi sáu mươi chín của mình trong mắt họ”. Hạnh phúc thống qua, cịn lại là những dằn vặt, đau đớn khi nhận ra thực tại khiến nhân vật “gần như khơng dám nhìn vào cái cười trong trẻo đó vì sợ mình sẽ nhớ lâu”. Và cho đến kết thúc truyện vẫn là sự trăn trở, nỗi đau của một người từng trải, hiểu sâu sắc cuộc đời này: “May quá, mai kia khi trút hơi thở cuối cùng, tơi chẳng phải nặng lo cho em, lúc đó ngồi cạnh tôi với gương mặt ướt”. Những cảm xúc thật đó trải ra từng trang giấy khiến người đọc có cảm giác như đang trực tiếp nghe nhân vật giãi bày.

Cũng giống như nhà văn Thạch Lam, các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư khơng mang tính chất tự thuật về cuộc đời mà chỉ kể về những trải nghiệm tâm lý của con người. Với tư cách là kẻ trong cuộc, hình thức cái “tơi” trải nghiệm của người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã mang tính thuyết phục người đọc rất cao ở sự chân thực của cảm xúc.

<i>Truyện Cánh đồng bất tận là những khúc xạ tâm lý và suy nghĩ của</i>

một cô gái mới lớn sống cơ cực từ nhỏ. Câu chuyện thương tâm của gia đình và cả những mất mát của bản thân cô được kể một cách chân thực. Không rành rọt thời gian, hiện tại và quá khứ đan xen, người đọc nương theo những cảm nhận và suy nghĩ của nhân vật sẽ thấy những cảnh đời, những con người bất hạnh, những ngang trái ở đời. Có thể nói, tồn truyện là chuỗi tâm trạng, những hồi ức, kỉ niệm đau đớn của nhân vật Nương về những gì cơ phải trải qua và chứng kiến.

Kể theo dòng chảy nội tâm của nhân vật nên các sự kiện đứt nối, không liền mạch. Đang từ cảnh sống trong hiện tại trên cánh đồng không có tên, chị em Nương đã cứu cơ gái điếm, lại quay về kí ức ngày bà mẹ bỏ đi, rồi trở về cuộc sống hiện tại, kí ức lại hiện về với những cuộc tình của người cha, sự bất

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

thường của Điền, cuối cùng là cuộc sống sau khi chị Sương và Điền bỏ đi. Người đọc có thể hình dung rất chân thực hình ảnh cô gái mới lớn trên con thuyền trôi dạt từ cánh đồng này sang cánh đồng khác để mưu sinh bên cạnh người cha khác người và đứa em đặc biệt. Có những lúc cơ bươn chải theo cuộc sống hiện tại, đau nỗi đau hiện tại, có những lúc quay về với quá khứ. Bắt đầu là kỉ niệm trên cánh đồng khơng tên: “Cánh đồng khơng có tên. Nhưng với tơi và Điền, chẳng có nơi nào là vô danh, chúng tôi nhắc, chúng tôi gọi tên bằng những kỉ niệm mà chúng tơi có trên những cánh đồng…”, rồi đến những cảm xúc đau buồn về má: “Những chiều ghe chúng tôi đi ngang qua những người đàn bà ngồi giặt giũ dưới bến sông, tôi hay hỏi lịng, có phải tơi vừa ngang qua má khơng. Tơi cố giữ trong lịng hình ảnh má nhưng rồi ngày càng tuyệt vọng khi thấy nó nhạt nhịa dần, cứ nghĩ mai nầy gặp lại mà không nhận ra nhau, lòng nghe buồn thiệt buồn”. Rồi đến những cuộc tình của cha: “với nét mặt tràn ngập những rắp tâm, chưa gặp mặt đã tính chuyện phũ phàng”, rồi những lo sợ khi nhận ra sự bất thường của Điền: “Điền đã lạnh ngắt. Nó dửng dưng nhìn những đứa con gái làm cỏ lúa, quần xắn cao, đùi non mởn…Phải rất lâu, tơi mới nhìn Điền một cách bình thường”. Và nhân vật “tơi” giãi bày tình cảm rất chân thực của mình: “Cha đẩy chúng tơi vào những thiếu thốn triền miên. Mỗi lần rời khỏi một nơi nào đó, thật khó để phân biệt chúng tôi bỏ đi hay chạy trốn. Chúng tôi đánh mất cái quyền được đưa tiễn, được xao xuyến nhìn những cái vẫy tay, được nhận vài món quà quê…”. Đó là nỗi đau rất thật của một cô gái khát khao có cuộc sống bình thường, có những cảm xúc như bao người nhưng bị chính cha ruột của mình mang trong lòng sự hận thù sâu sắc cướp đi mất. Và “tôi” sống nương tựa vào người thân duy nhất đó là đứa em trai. Nên khi Điền bỏ đi thì “Tơi nhớ nó (và nhớ chị) khơng thơi. Những lần dọn cơm tôi hay lấy chén đũa cho cả bốn người…Tơi ngồi một mình, chan nước vào chén cơm như chan nỗi trống trải

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

khủng khiếp”. Và cho đến cuối truyện cũng vẫn là những dịng tâm trạng của nhân vật: “Tơi biết lấy ai trong số đó?...Tơi lấy ai bây giờ, một người thợ gặt? Một anh chạy đị?”.

Con người ln thành thực nhất khi đối diện với chính mình. Những khổ đau, dằn vặt, những cung bậc tâm trạng của nhân vật Nương trong truyện rất thực, rất đời.

<i>`Cũng kể theo ngôi thứ nhất với điểm nhìn hướng nội, Khói trời lộnglẫy, truyện vừa mới xuất bản là tác phẩm đan xen giữa kí ức, thực tại và ước</i>

mơ của một cơ gái đã mang đứa em trai nhỏ của mình bỏ trốn cuộc sống phố thị đến sống tại một xóm nghèo trên chiếc cồn hoang vắng của sóng nước miền Tây. Giữa thiên nhiên hoang sơ, giữa những con người có tâm sự u uẩn, hai chị em bị lầm tưởng là hai mẹ con đang dắt díu, tha phương tìm đất sống. Khơng phát triển theo trình tự thời gian, sự kiện, truyện là những kí ức, những suy nghĩ của nhân vật chính - một cơ gái mới lớn. Ngay từ nhỏ “tơi” đã khơng nhận được tình thương của người cha. Và câu hỏi về cha mình là câu hỏi thường trực kể cả khi người mẹ đã ra đi. Cho đến khi đã gặp cha, “tôi” đau đớn nhận ra rằng: “Trong kí ức ơng khơng cịn hình ảnh nào của tơi, đã đứt bằn bặt. Tơi khơng lấy điều đó làm buồn, vì năm đứa con gái lớn lên bên ơng mà đơi khi cịn bị lẫn lộn tên…Tôi chắp vá những lời kể thảng hoặc, bất chợt từ những người sống quanh ông, cố hiểu tại sao ơng lại dè sẻn tình thương từng giọt từng giọt một”. Cùng đó là nỗi đau về một mối tình khơng thể có kết thúc vì người ấy đã có vợ: “Tơi tự hỏi tại sao khi đi giữ dịng suối ngầu sơi kia, khi thấy tơi chới với, anh đã chụp tay tôi rồi, cũng chặt như vầy, nhưng anh đã bng, anh thả những ngón tay anh cũng nhanh như khi nắm vậy. Tôi đã chìm ngay lúc ấy, dù sau đó anh sực tỉnh rướn theo, chới với tìm”. Những khổ đau dồn nén khiến “Giờ tự tôi khép tôi lại”. Chạy trốn nỗi đau, chạy trốn hiện tại, cô đã đến một nơi xa xơi khơng ai biết thân phận thật của mình với

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

đứa em cùng cha khác mẹ. Những dịng tâm sự, những trăn trở của chính nhân vật trong cuộc chạy trốn cuộc sống được bộc bạch một cách tự nhiên: “Mười một năm sống một mình trở thành thói quen. Tơi thường đi băm bổ làm Phiên rớt lại đằng sau…Nhưng giờ tôi đã là mẹ thằng Phiên, tơi ln dặn mình điều đó”, và “Tơi giữ cho tuổi thơ Phiên đẹp như Phiên có. Hoang dã. Trong veo”, nhưng nhân vật cũng bộc bạch rất thật “Phiên lớn dần mà tôi vẫn chưa bớt ưu phiền”. Mang em đi theo với niềm đau khổ và trái tim hận thù người cha nhưng một cô gái mới lớn vẫn muốn giữ lại cho em trai điều tốt đẹp nào đó trong cuộc đời “Tơi đã trơi đi khơng tăm tích giữa cuộc đời này, thỉnh thoảng có ai đó níu lấy rồi ruồng bỏ. Giờ tơi lại đi giành dụm một kí ức rực rỡ cho Phiên”. Đối với “tơi”, tài sản khơng có nghĩa lý gì, cơ chỉ cần một lời xin lỗi từ cha. Đó là nỗi lịng của một đứa con gái đáng thương. Khép lại truyện, tôi đau đớn cho em trai biết thân phận thực của mình, và đau đớn hơn khi nhận thấy “Khoảnh khắc đó tơi nhận ra em trai tôi cũng khiếm khuyết, tật nguyền. Phiên gần như khơng biết biểu lộ sự giận dữ, bàng hồng, đau đớn,… dù trong nó có tất cả cảm giác đó, chúng bị quăng quật trong lòng”. Từ đầu đến cuối, cuộc đời của nhân vật chính được kể rất thật, rất thấm thía qua những kí ức của chính cơ. Câu chuyện vì thế mang đậm tính chủ quan, chân thật.

Chọn ngơi kể thứ nhất, với điểm nhìn bên trong, Nguyễn Ngọc Tư đã đi sâu vào những ngóc ngách trong tâm hồn con người, mở ra những cung bậc, trạng thái tình cảm thầm kín nhất. Nhờ vậy, chị đã thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của mình với những cảnh đời ngang trái, những câu chuyện éo le. Hơn nữa, với cách kể chuyện này, chị đã để người đọc thật sự được sống và trải nghiệm cùng những nhận vật của mình. Và nhiều khi người đọc nhận thấy đó cũng là cảm xúc, tâm trạng của chính mình, của những người xung quanh mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Cũng kể theo ngôi thứ nhất, nhưng một số truyện của Nguyễn Ngọc Tư người kể chuyện kể chuyện của một người thân, một người hàng xóm,…mà người đó được chứng kiến.

<b>1.2.1.2 Cái “tơi” kể chuyện người khác</b>

Nhiều truyện của Nguyễn Ngọc Tư, người kể chuyện ngơi thứ nhất nhưng khơng kể chuyện mình mà kể chuyện người khác. Ở đó, “tơi” đóng vai trị của người quan sát, tỏ ra thấu hiểu cuộc đời, tâm hồn nhân vật và tái hiện

<i>lại bằng lời kể của mình. Đó là những truyện: Dịng nhớ, Cái nhìn khắckhoải, Người năm cũ, Nước chảy mây trôi, Núi lở, Tình lơ,…</i>

Khơng kể về những gì mình trải qua như cái “tơi” kể chuyện mình, cái “tơi” kể chuyện người khác chỉ giữ vai trò như một chứng nhân trong câu chuyện, kể lại những gì mình biết, mình chứng kiến. Nhờ vậy, những gì được kể mang tính chủ quan. Tuy không phải là đồng nhất nhưng dạng thức xuất hiện này của người kể chuyện được cho là hình thái của hình tượng tác giả -mang tiếng nói, quan điểm của tác giả. Tác phẩm trở thành một “chứng minh thư tâm lý” bởi với hình thức kể chuyện này nhà văn có cơ hội tự biểu hiện một cách có hiệu quả nhất.

<i>Người kể chuyện trong Dịng nhớ cũng là nhân vật xưng “tơi”. Là</i>

người trực tiếp chứng kiến câu chuyện đầy éo le của ba má mình và dì (vợ trước của ba), “tơi” đã kể lại những gì mình cảm nhận được, kể một cách điềm tĩnh nhưng rất thấu hiểu bi kịch của cha với nỗi đau khi đã phụ bạc dì: “khơng phải ba tơi khơng nhớ vườn xưa mà chống gậy về, ông nhớ sông, một ngày ba bốn lượt lủi thủi chống gậy ra bến, cặp mắt như ngó mong, như hờn giận. Ba tơi vốn là người của sơng mà. Ơng đang ở đây nhưng tâm hồn ông, tấm lòng ông chảy tan vào dòng nước tự lâu rồi”. Người kể đã thực sự đồng cảm cùng cha mẹ mình với những cung bậc cảm xúc riêng tư nhất: “Mà, cũng vì ba tơi qn khơng được má tôi mới thương ông nhiều, sau nầy, lớn lên, biết

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

yêu thương rồi, tôi mới ngộ ra. Con người ta, nhất là đàn ông thương ai, mà vì nỗi gì đó quay lưng lại qn mất tiêu thì đúng là khơng tử tế, khơng đáng tin chút nào. Với tơi, ba tơi thì qn hay khơng cũng được, ba đã sống tốt với cả nhà tôi lắm rồi. Ơng sống tử tế đến vơ cùng, đến thừa, dường như ơng gửi gắm tình thương u đến cả những người vắng mặt”. Đối với người cha của mình, người kể chuyện tỏ ra hiểu cha, thậm chí bao dung và thương cảm cho tình cảnh riêng tư của cha. Cịn đối với má, nhân vật “tơi” cũng hiểu hết những tâm sự thầm kín, những dằn vặt trong lịng má: “má tơi bứt ba phải xa sơng, nhưng chính bà cũng biết những dịng nhớ vẫn tiếp tục chảy mãi trong hồn ơng…Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về những dòng sơng miên man chảy”. Với vị trí là một người con, nhân vật “tôi” đã kể câu chuyện về ba má mình vừa chân thành vừa thấu hiểu và đầy vị tha.

<i>Là người trực tiếp chứng kiến câu chuyện, nhân vật “tơi” trong Tình lơ</i>

đã kể lại chuyện tình giữa ba người dì, dượng (chồng dì) và má mình. “Tôi” hiểu được cái cảm giác bẽ bàng khi Dượng Bảy nhận ra mình đã nhầm lẫn giữa hai chị em sinh đôi: “Dượng Bảy cũng cầm khay rượu há hốc ra, hết nhìn cơ chị rồi tới cơ em. Bẽ bàng. Lỡ làng”. Và những khổ đau trong cuộc sống vợ chồng được tạo ra từ sự nhầm lẫn đó cũng được người kể chuyện chứng kiến và kể lại thấm thía. Biết bao lần Dượng Bảy nói: “Cơ khơng phải người tơi thương” với nhiều lí do: “…người kia thấy máu trên phim cịn khơng dám nhìn…đàn bà gì đâu mà chua lè, người ta kia thơm phức như múi mít…người kia thấy người ta đánh nhau trên phim cịn sợ…người kia tóc nắm một vốc, mướt rượi…người kia mủ mỉ thật thà…”. Và tình cảm thật của dượng sau bao năm sống cùng dì đã được tơi cảm nhận, thấu hiểu: “Buổi đó nhá nhem, đèn đỏ ối, dượng Bảy nhìn má tơi rồi ngơ ngác ngó quanh tìm dì, rướn cái cổ lên duợng nói từng chữ lục cà lục cục. “chị không phải người tôi thương…”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Đồng thời, “tôi” cũng hiểu rõ tình cảnh trớ trêu của dì mình khi đứng trước cảnh tình chị mà duyên em: “Dì kệ, để tay mình ở đó, mặt héo lịng hon rồi bàng hồng…nhưng dì biết nói gì cũng muộn, người nhầm lẫn là chồng dì, tối đó đúng là tối tân hơn”. Và sống cùng nỗi đau nhưng dì vẫn ln u thương, cảm thơng cho chồng: “Dượng nghe chảy nước mắt. Dì hết hồn, hớt hải nhắn xuống xóm Rẫy kêu má tôi qua, để an ủi tinh thần dượng”. Với cách kể này, câu chuyện vừa chân thực vừa khách quan. Người kể chuyện ở đây ít bộc lộ cảm xúc của mình, chỉ kể lại sự quan sát, cảm nhận tinh tế, sâu sắc của mình. Cách kể này đã tạo những “khoảng trống” cộng hưởng cảm xúc ở độc giả. Cái “tôi” chứng kiến và kể lại trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường có quan hệ gần gũi với nhân vật chính trong truyện kể. Bởi truyện của chị thường viết về những con người gần gũi với chính mình, những cảnh đời số phận thực như ùa vào mỗi truyện.

Chọn ngơi kể thứ nhất và điểm nhìn bên trong là kiểu kể chuyện quen thuộc trong truyện ngắn của nhà văn trẻ nhiều day dứt, trăn trở về cuộc đời, về con người, về nỗi đau,...Với cách kể này, Nguyễn Ngọc Tư thật sự khơi gợi được sự đồng cảm nơi bạn đọc.

<b>1.2.2 Người kể chuyện ẩn mình qua hình thức trần thuật từ ngơi thứ ba</b>

Tìm hiểu các sáng tác của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư, bên cạnh nhiều truyện được kể theo ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong cịn xuất hiện người kể chuyện ẩn mình qua hình thức trần thuật từ ngơi thứ ba. Đây khơng phải là hình thức trần thuật mới mẻ trong lịch sử phát triển của thể loại tự sự, nó đã có trong truyện kể văn học dân gian và văn học trung đại. Nhưng bước vào quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, cùng với việc xuất hiện hình thức trần thuật từ ngơi thứ nhất, hình thức trần thuật từ ngơi thứ ba cũng có những biến đổi đáng kể. Đến văn học đương đại, hình thức trần thuật từ ngơi thứ ba thực sự phát huy tác dụng. Ở đó, người kể chuyện đã hòa nhập

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

vào nhân vật, giúp nhân vật nói lên những tâm sự thầm kín của nhân vật, cũng chính là tựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật để người kể biểu hiện cảm nhận về thế giới. Một số truyện của Nguyễn Ngọc Tư được kể theo ngôi thứ ba

<i>như: Nhớ sông, Huệ lấy chồng, Đau gì như thể, Chuyện của Điệp, Cuối mùanhan sắc, Ngày đùa, Bởi yêu thương,…Nếu như ở ngôi kể thứ nhất, câu</i>

chuyện mang đậm tính chủ quan thì truyện được kể theo ngơi kể thứ ba lại mang tính khách quan.

<b>1.2.2.1 Kể theo điểm nhìn của chính mình </b>

Với điểm nhìn của chính mình, người kể chuyện đứng ở bên ngoài thế giới truyện kể để quan sát, hoặc hồn tồn giấu mình, kể lại câu chuyện một cách khách quan, lạnh lùng hoặc tự bộc lộ qua ngơn ngữ biểu cảm, qua những lời giải thích, bình luận xen vào câu chuyện. Đây là dạng thức kể chuyện quen thuộc trong hình thức trần thuật từ ngơi thứ ba. Khảo sát các tập truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy rằng phương thức tự sự này chỉ tồn tại ở cấp độ thấp hơn văn bản (đoạn, cảnh, câu) chứ không xuất hiện ở cấp độ

<i>tồn văn bản. Như truyện Hiu hiu gió bấc và Cảm giác trên đây vừa được kể</i>

theo điểm nhìn của chính người kể chuyện hàm ẩn vừa kể theo điểm nhìn của các nhân vật trong truyện.

<i>Ngay đầu truyện Hiu hiu gió bấc người kể chuyện giới thiệu về nhân</i>

vật: “Ở cái xóm nhỏ ven thành phố này người ta nhắc tới anh Hết còn nhiều hơn chủ tịch tỉnh đi họp. Đứa nào hỗn hào, lười biếng, má nó biểu lại coi thằng Hết kìa, ba mươi mấy tuổi đầu rồi, ngày đi làm thuê, chiều về lụi hụi chui vô bếp nấu cơm, gặt giũ cho cha già, hiếu thảo thấy mà thương”. Đó là lời của người kể chuyện hàm ẩn không những giới thiệu về nhân vật chính là anh Hết mà cịn bộc lộ tình cảm của người kể trước cảnh tình của anh “thấy mà thương”. Với giọng điệu ấy người kể chuyện hàm ẩn đã kể lại chuyện tình buồn giữa anh Hết và chị Hồi. Có những lúc người kể chuyện không hề che

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

giấu cảm xúc của cá nhân: “Ai nghe nói cũng thương. Đúng là tên sao thì người vậy, chịu thương chịu khó hết mình, hiếu thảo hết mình…Thời đó, tuổi đó, người ta thương khơng nhìn gia cảnh, địa vị. Tuổi đó, người ta yêu không ngại ngần, không e dè, rào cản, họ để lịng tự nhiên như dịng chảy của sơng”. Có thể thấy trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, người kể chuyện hàm ẩn nhiều khi công khai thể hiện những cảm xúc và nhận xét của chính mình. Những câu hỏi kết thúc truyện, những câu văn buông lơi như chính tiếng lịng đồng cảm của người kể chuyện với nhân vật: “Nhưng mà chờ tới chừng nào lận? Ai mà biết. Mùa này gió bấc hiu hiu lại về”. Tuy nhiên, ở nhiều đoạn, điểm nhìn đã được trao cho nhân vật. Đó là khi anh Hết thể hiện lịng thương tía: “Chừng này tuổi rồi, mỗi khi anh đặt lưng xuống bộ vạc, lại nhớ ngơ nhớ ngẩn lời hát của tía anh ngày xưa. Buồn lắm, nghe đứt ruột lắm. Càng nhớ anh càng thương ông”. Và khi anh muốn bộc bạch nỗi lòng với chị Hảo, người để lịng thương anh: “Anh chưa dám nhìn thẳng vơ mắt chị Hồi để cười, chưa dám nựng nịu con của chị Hồi mỗi khi chị bồng nó đi tiêm ngừa. Chưa thanh thản để chào nhau như một người bạn gặp một người bạn. Hảo có hiểu không?”.

<i>Cảm giác trên đây cũng là câu chuyện được kể dưới điểm nhìn của</i>

chính nhân vật người kể chuyện. Mở đầu vẫn là lời giới thiệu về nhân vật: “Cô nghĩa vừa qua tuổi bốn mươi sáu, suốt từ trẻ đến giờ chỉ yêu và cưới đúng một người, sinh cho chồng hai thằng con đẹp trai như cha chúng. Mười tám năm cô dạy lịch sử cấp ba ở trường Phù Đổng, mười tám năm cô tới trường đúng giờ, kiểu thời trang ưa thích là áo dài, tóc dài”. Rồi bằng cái nhìn và giọng điệu của chính mình, người kể chuyện hàm ẩn đã nhận xét cụ thể hơn về cơ Nghĩa: “Cơ ăn nói nhỏ nhẹ, cười khẽ khàng, vui lắm cũng không thành tiếng. Đề tài ưa thích của cơ khi tán gẫu với đồng nghiệp là chuyện cải cách sách giáo khoa và giá cả, rau đang lên. Cô không thỏa hiệp với những lời

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

nói đùa kiểu như “cơ đẹp lắm…”, cơ nghĩ ai đó mỉa mai mình”. Nhưng đến đoạn về biến cố trong cuộc đời cô khi gặp phải đứa học trị tinh qi, điểm nhìn đã được trao cho nhân vật: “Những lời yêu cô gặp nhiều hồi chưa lấy chồng, nhưng hơn chục năm rồi ít ai nhắc tới, nghe xa lạ quá chừng…Cô quay đi và nghĩ trị đùa này đã kết thúc…Cơ nghĩ ngợi cho buổi chiều này bình thường như mọi buổi chiều đã trơi đi khơng tăm tích trong đời khơng có ai đó nói u cơ”. Người trần thuật đã kể lại chuyện theo cái nhìn và cảm giác của nhân vật: “Cô Nghĩa thấy căng thẳng, cô chưa từng gặp phụ huynh học sinh để nói một chuyện giống như vầy…Tội nghiệp. Cơ nghĩ tới hai từ đó suốt đường về, nhưng đi tới đầu hẻm thì mất hết cảm giác…Nghĩ trời đất ơi hên thiệt, thằng nhỏ giỡn chơi thơi, phải u thật thì nó sẽ khổ tâm lâu lắm, cơ hơn nó tới hai mươi bốn tuổi, tình này sẽ khơng đi tới đâu hết…”.

Khơng giấu giếm, người kể chuyện hàm ẩn dưới điểm nhìn của chính mình trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư thể hiện những nhận xét, cảm xúc một cách thẳng thắn, tự nhiên. Đó là sự đồng cảm, thấu hiểu sâu sắc của nhà văn giành cho mỗi nhân vật, mỗi cảnh đời trong truyện. Tuy nhiên, để người kể chuyện bộc lộ mình một cách thuyết phục hơn cịn có một hình thức kể khác, đó là khi người kể hóa thân vào nhân vật. Lúc này, câu chuyện được kể theo cái nhìn, giọng điệu của chính nhân vật trong truyện kể.

<b>1.2.2.2 Kể theo điểm nhìn của nhân vật</b>

Với điểm nhìn của nhân vật, người kể chuyện dễ dàng thuật lại những diễn biến khách quan của tình tiết, sự kiện. Lúc này, khung cảnh, sự vật, con người,…trong câu chuyện không phải do người kể miêu tả nữa mà nó được dựng lên dưới sự quan sát, cảm nhận của chính người trong truyện. Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy đây là dạng kể chuyện

<i>được sử dụng nhiều trong tác phẩm của chị. Tiêu biểu như: Đau gì như thể,</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i>Chuyện của Điệp, Nửa mùa, Nhớ sông, Nước chảy mây trôi, Biển người mênhmông, Duyên phận so le, Ngày đùa, Bởi yêu thương, Mộ gió, Rượu trắng,…</i>

Phải là người sinh ra, sống và gắn bó sâu nặng với sơng nước mới có những cảm nhận: “Mỗi lần qua sông Cái Lớn, Giang lại nghĩ, chắc tới già, tới chết, mình sẽ chẳng bao giờ rời chiếc ghe nầy đâu. Cũng khúc sông nầy, năm Giang mười tuổi, má Giang chết. Hơm đó, trời mưa nhỏ, nhưng gió nhiều, gió tạt tay chèo liêu xiêu. Nước từ vàm sơng cuồn cuộn đổ ra. Chiếc ghe bạt nước

<i>tấp vô xà lan chở cát” (Nhớ sơng). Với Giang, dịng sơng có một ý nghĩa đặc</i>

biệt, là nơi lưu giữ xác người mẹ xấu số, nơi gia đình Giang lênh đênh kiếp thương hồ. Dịng sơng là nỗi nhớ ln thường trực trong lịng Giang, cơ đã thuộc từng con kinh, con rạch, xi dịng, ngược dịng,…Dù đã cất bước theo chồng mà Giang không thể quên nổi ghe, muốn cất bước quay về “trời ơi, con nhớ ghe quá trời đất đi”. Từng cảnh, từng sự việc trong truyện diễn ra theo cảm nhận của nhân vật vì thế câu chuyện diễn ra vừa chân thực vừa sinh động.

Đặt dưới điểm nhìn của nhân vật, những gì được kể, tả đều nhuốm màu tâm trạng của người trải nghiệm: “Sáng mai thơi nó sẽ xuống Võ rồi ở miết nhà người ta. Nhớ cái cối xay bột dựa hàng kệ đựng tiêu, tỏi, dầu ăn, nước mắm…con mèo ngủ thiu thiu trên đầu bộ ngựa, mấy võng giăng quây quần quanh bồ lúa. Lối vô nhà trải đất đỏ, người đi ra đi vơ mịn mấy hịn trịn trịn trọc lóc. Lối này đổ ra con đường chạy dài tới Vịnh Dừa. Đi chút nữa là tới

<i>đám trâm bầu, chỗ con đập vào xóm Kinh Cụt…Và nhà ở đó” (Huệ lấychồng).</i>

<i>Ở truyện Thềm nắng sau lưng là những suy nghĩ đầy yêu thương, nhân</i>

hậu của chàng trai trẻ: “Đôi lúc cậu thấy buồn, vì mình đã làm họ thất vọng vài ba lần…Có đơi lúc Bằng thấy đời mình hơi buồn. Bằng cố gắng giận ba về cái việc ông giang hồ ham chơi…Nhưng giận dữ và day dứt lại làm Bằng

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

thấy buồn hơn. Quên bỏ thì thấy nhẹ nhõm, hớn hở”. Hóa thân vào nhân vật, người kể chuyện đã cảm và hiểu hết những suy nghĩ sâu kín trong lịng nhân vật. Vì vậy, những nỗi đau khó diễn tả của nhân vật đã được người kể chuyện nói thay rất xúc động: “Nhưng rồi đến đây ông không biết phải diễn tả nỗi đau của mình như thế nào. Nỗi đau của một người mới hơm trước cịn đề huề sống trong tình làng nghĩa xóm, chiều chiều khề khà vài chung rượu với mấy bạn già, say rồi hát tỉ tì ti, hơm sau đã thui thủi một mình. Làm sao diễn tả nỗi đau của người cha hơm trước cịn bắt kiến vàng bu trên tóc con gái hơm sau đã

<i>phải nghẹn ngào đứng xa xa ngó nó khổ đau” (Đau gì như thể).</i>

Trong nghệ thuật tự sự truyền thống, người trần thuật thường phát huy một cách tối đa vai trị của mình khi kể chuyện. Người kể chuyện thường xuất phát từ điểm nhìn của chính mình để miêu tả thiên nhiên, chân dung và tâm lí nhân vật. Nhưng đến văn học đương đại, cách thức trần thuật đã thay đổi. Với việc di chuyển điểm nhìn vào nhân vật, người kể chuyện đã thu hẹp điểm nhìn của mình. Người kể chuyện chỉ kể, tả những gì mà nhân vật biết, thấy bằng chính cảm nhận của nhân vật. Điều đó đã tăng độ chân thực, khách quan cho câu chuyện. Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, người kể chuyện hàm ẩn đã di chuyển điểm nhìn sang cho nhân vật, tạo nên cách kể chuyện đầy tính chất chủ quan, chất chứa những cảm xúc, tình cảm, trải nghiệm của cá nhân con người. Đó là lối kể chuyện mang chiều sâu đời sống nội tâm của chính chủ thể thẩm mĩ.

<b>1.2.3 Người kể chuyện tồn tri với điểm nhìn di động</b>

Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư không chỉ lôi cuốn người đọc bởi những câu chuyện tâm tình ở ngơi thứ nhất, chia sẻ những cảm xúc cùng nhân vật ở ngôi thứ ba mà cịn có sự xuất hiện của người kể chuyện tồn tri với điểm nhìn di động. Người kể chuyện có khi kể chuyện mình, có khi lại kể chuyện người khác, các sự kiện vừa được hiện lên từ cái nhìn bên trong của

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

người tham dự vừa được hiện lên từ cái nhìn bên ngồi của người chứng kiến.

<i>Tiêu biểu của kiểu kể truyện này là một số tác phẩm như: Cuối mùa nhan sắc,Ngày đùa, Cánh đồng bất tận, Dòng nhớ, Nỗi buồn rất lạ, Hiu hiu gió bấc,Cải ơi,…</i>

<i>Truyện ngắn Nỗi buồn rất lạ được kể luân phiên qua các điểm nhìn. Từ</i>

điểm nhìn của nhân vật “tơi” sang điểm nhìn của “ba tơi” và ngược lại, thậm chí có cả điểm nhìn của đối tượng được kể “ông Tư Đờ”. Chuyện kể về ơng Tư Đờ là một người lính đã vượt qua biết bao gian khổ trong chiến tranh nhưng khi sống trong thời bình, bắt tay vào làm kinh tế, ơng lại khơng chiến thắng được chính bản thân mình. Truyện mở ra qua cái nhìn khách quan của nhân vật “tôi”: “Vậy là ông Tư Đờ, giám đốc công ty xuất nhập khẩu bị bắt rồi. Tơi có biết ông, ông từng giàu có, từng hào phóng, từng nổi tiếng là chịu làm và làm mạnh, táo bạo…”. Với cái nhìn của một nhà báo, “tơi” có những đánh giá sâu sắc về sự giàu có nhanh chóng của ông trong khi “công ty ông ta thâm hụt mấy tỉ” đã dẫn đến “kết cuộc như vậy thôi, làm lớn mà”. Nhưng là một người bạn đã từng chiến đấu với nhau trong chiến tranh, “ba tôi” thật hết sức sửng sốt khi nghe tin bạn bị bắt: “Thằng Tư Đờ sao mậy, tao nghe đài nói như búa bổ, nó bị bắt phải khơng?”. Trong suy nghĩ và cảm nhận của ơng, Tư Đờ ln ln là hình mẫu lý tưởng về “người tốt nhứt” trong những người tốt nên khơng thể có chuyện như thế xảy ra. Và nếu có thật thì “cha tơi” cũng cảm thấy “tao không đang tâm”. Không chỉ mở ra dưới cái nhìn của “tơi”, “ba tơi”, điểm nhìn có khi được di chuyển vào bên trong đối tượng được phản ánh. Ông Tư Đờ tự cảm thấy: “Chưa bao giờ tui sống được một ngày bình yên. Giặc bây giờ nằm tứ phía. Tụi nó giết mình ngọt ngào mà khơng hay. Bây giờ tụi nó bắn tui bằng đạn đường không hà. Ngấm đạn rồi mới hay. Đau lắm. Cực lắm”. Đó là cảm nhận đau đớn của người trong cuộc khi ngộ ra thì đã muộn màng rồi. Nhưng với cái nhìn bên ngồi, "tơi” tỏ ra lạnh lùng “Ổng

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

nói vậy cho mát lịng ba chứ cực nỗi gì”. Nhưng sau bao biến cố xảy ra, “tơi” có dịp nhìn lại mình và nhận ra sự lạnh lùng đến tàn nhẫn của chính mình đã thốt lên: “…Tơi thấy mình thà chết cịn sướng hơn, chứ còn trai trẻ mà sống làm chi dửng dưng, tạnh quẽ với cuộc đời như thế này”.

<i>Trong truyện Hiu hiu gió bấc, nhà văn cũng sử dụng sự luân phiên</i>

điểm nhìn ở đoạn: “Bữa nào anh Hết cũng chổng mông thổi lửa, rồi dọn cơm sẵn, ngồi dựa cửa trước chờ tía anh về. Có bữa chờ tới mỏi mịn, để bụng đói, ngủ gà, ngủ gật. Người ở xóm bảo cứ ăn trước đi chứ chờ gì, anh cười, mâm cơm có ấm cúng, tía tơi mới vui miệng ăn nhiều. Nhưng có bữa, anh vừa mới giở cửa chui vô nhà, ông già đã ngồi nhai cơm cháy, mắt ầng ậc nước. Anh thương tía quá chừng vội chạy đi vo gạo”. Từ điểm nhìn bên ngồi đến điểm nhìn bên trong đều khiến cho người đọc xúc động sâu sắc trước tình cảm hiếu thảo, yêu thương của anh Hết giành cho cha mình.

Chọn hình thức người kể chuyện biết hết với điểm nhìn di động tuy không nhiều trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư nhưng qua đó chúng ta cũng nhận thấy cái nhìn đa chiều, nhiều góc độ về cuộc sống và con người miền cực Nam của Tổ quốc.

<b>* Tiểu kết chương 1</b>

Tìm hiểu về người kể chuyện trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận thấy tài năng của chị trong việc kể chuyện, dẫn truyện và đặc biệt là khả năng thâm nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật để phản ánh được những góc khuất, mặt tối của nó. Dù lộ diện ở ngơi thứ nhất hay hàm ẩn qua hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba, người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ln mang điểm nhìn bên trong, điểm nhìn tâm lí để kể câu chuyện. Ở điểm nhìn này, nhà văn có điều kiện khơi sâu nội tâm nhân vật với những kỉ niệm, hồi ức; giãi bày những tình cảm, suy nghĩ thay cho nhân vật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Đó là cái nhìn cận cảnh, cái nhìn của sự nếm trải của một nhà văn luôn trăn trở về con người, về cuộc đời đầy ngang trái.

Dù trần thật diễn ra dưới hình thức nào thì nó vẫn thể hiện cái nhìn bao qt của tác giả, một Nguyễn Ngọc Tư ln có ý thức nhìn vào tận sâu bản chất cuộc sống, một trái tim nhạy cảm trước sự nghiệt ngã của cuộc đời. Vì thế mà truyện của chị mới là những câu chuyện nhỏ về gia đình, bạn bè, làng xóm,…thân thuộc nhưng được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt và đồng cảm sâu sắc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤUTRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ</b>

<b> 2.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện</b>

<b> 2.1.1 Khái niệm cốt truyện </b>

Cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong bất kì

<i>một hình thức tự sự nào. Trong tác phẩm tự sự, “cốt truyện là cái khung để đỡcho toàn bộ tịa nhà nghệ thuật ngơn từ đứng vững” [44,181]. Aristote, nhànghiên cứu đầu tiên trên thế giới quan tâm đến cốt truyện đã cho rằng: “Cốttruyện là cơ sở, là linh hồn của bi kịch sau đó mới tính đến tính cách; bi kịchbắt chước hành động và vì vậy nó phải bắt chước những con người hànhđộng”. Điều đó cho thấy Aristote chú ý tới yếu tố hành động của cốt truyện,</i>

cốt truyện là cơ sở của bi kịch. Macxim Gorki thì nhấn mạnh đến sự kiện, hành động luôn thể hiện những mối quan hệ khác nhau giữa các nhân vật:

<i>“Cốt truyện là những liên hệ, những mâu thuẫn, những thiện cảm và ác cảmvà nói chung là những mối quan hệ qua lại của con người, là lịch sử pháttriển và tổ chức của tính cách này hay khác”. Nhiều nhà nghiên cứu đề cao</i>

vai trò của cốt truyện, coi cốt truyện là một yếu tố không thể thiếu trong việc

<i>quyết định thành công của tác phẩm: “Cịn gì quan trọng hơn cốt truyện, nếuthiếu nó thì cả nền lí luận nghệ thuật cịn ra gì nữa? Nếu cốt truyện khơngdùng được thì tài năng ta cũng sẽ lãng phí vơ ích” (Gớt). Một nhà tiểu thuyếtAnh cũng đã khẳng định “Nhà văn sống bằng cốt truyện, y như họa sĩ sốngbằng màu và bút vẽ vậy” [12, 798]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học do LêBá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên cũng viết: “Hệ thốngsự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định,tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tácphẩm văn học thuộc loại hình tự sự và kịch… Có thể tìm thấy qua một cốt</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i>truyện hai phương diện gắn bó hữu cơ: một mặt, cốt truyện là một phươngdiện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện sự tác động qua lạigiữa các tính cách nhân vật; mặt khác, cốt truyện còn là phương tiện để nhàvăn tái hiện các xung đột xã hội” [13; 99,100]. Theo giáo trình Lí luận vănhọc của trường Đại học Tổng hợp thì “cốt truyện là một hệ thống các sự kiệnphản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội mộtcách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong nhữngmối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ để và tư tưởng tácphẩm”. Có thể nói, cốt truyện được hình thành bởi các sự kiện, những mâu</i>

thuẫn xã hội, những sự tác động qua lại giữa các nhân vật trong một bối cảnh cụ thể và được tổ chức có hệ thống bởi tư duy nghệ thuật của tác giả. Là một trong những phương diện cơ bản của nghệ thuật tự sự, cốt truyện là sự cụ thể hóa, sinh động hóa chủ đề, tư tưởng tác phẩm, thể hiện tài năng, phong cách và quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn. Chất liệu cơ bản để tạo thành một cốt truyện chính là các sự kiện - những việc có tác động và ảnh hưởng đáng kể đến số phận và tính cách của nhân vật (những sự kiện lớn có thể tạo thành những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhân vật thường được gọi là các biến cố; còn những yếu tố cụ thể tạo thành sự kiện được gọi là các tình tiết).

Trong một tác phẩm tự sự, cốt truyện ln giữ vị trí “xương sống”, nó liên kết các chi tiết, các sự kiện thành một hệ thống. Bởi thế, tác giả Bùi Việt

<i>Thắng trong cuốn sách “Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thểloại” đã khẳng định: “Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh nhữngdiễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật,qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ củachúng nhằm sáng tỏ chủ đề tư tưởng tác phẩm” [27,70].</i>

Theo cách hiểu truyền thống, cốt truyện là cái lõi của truyện, thể hiện những biến cố quan trọng, đảm bảo sự mạch lạc của diễn biến câu chuyện,

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

gồm các thành phần: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào và kết thúc. Nhưng trong văn xuôi hiện đại, cốt truyện khơng cịn giữ vị trí độc tơn nữa, nó bị xóa bỏ quan hệ nhân quả, phá hủy tính hiện thực - những yếu tố khơng thể thiếu của cốt truyện theo quan niệm truyền thống. Các nhà truyện ngắn hiện đại không loại bỏ cốt truyện mà chỉ khiến cho vai trò của cốt truyện mờ nhạt đi. Nhà nghiên cứu văn học hậu hiện đại Brry Lewish cũng nhấn mạnh:

<i>“Cốt truyện bị nghiền nát thành những viên nhỏ của biến cố và hoàn cảnh,nhân vật được phân tán thành một bó khát vọng và nhức nhối”. Nền văn học</i>

thế giới, cùng với sự ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại, đã chứng kiến nhiều sự thay đổi về cách trần thuật, trong đó có cốt truyện. Văn học đương đại Việt Nam đang có sự chuyển biến mạnh mẽ về nghệ thuật tổ chức cốt truyện với nhiều cách tân, khám phá mới mẻ. Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ sáng tác sung sức nhất ở lĩnh vực truyện ngắn. Chị viết về những điều bình thường trong cuộc sống của những con người nơi cực Nam của Tổ quốc, viết về những nỗi đau âm thầm, dai dẳng…Truyện ngắn của chị với những kiểu cốt truyện vừa quen thuộc vừa hiện đại đã giúp chị tái hiện và phản ánh những mâu thuẫn, xung đột, giằng xé trong cuộc đời thực một cách thấm thía nhất, xúc động nhất.

<b>2.1.2 Tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư</b>

Là một nhà văn trẻ, Nguyễn Ngọc Tư cũng như nhiều nhà văn khác ln tìm tịi đổi mới từ ngơn ngữ, giọng điệu, cốt truyện,…Bên cạnh việc phát huy những yếu tố hiện đại chị đã kế thừa những yếu tố truyền thống như một phương thức nghệ thuật hữu hiệu để chiếm lĩnh đời sống. Tùy vào cách tổ chức cốt truyện theo sự vận động của chuỗi các sự kiện, biến cố hay theo sự vận động của tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm của nhân vật với quá trình tự nhận thức…mà chúng ta có thể phân chia thành nhiều kiểu cốt truyện khác nhau. Trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, chị đã sử dụng phổ biến kiểu cốt

</div>

×