Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu hệ thống văn bia đình thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.91 KB, 13 trang )

Nghiên cứu hệ thống văn bia đình Thừa Thiên
Huế
Nguyễn Lãm Thắng

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Hán Nôm; Mã số: 60 22 40
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Khảo sát, tiếp xúc với văn bản trên thực tế. Tổ chức rập văn bản và đo
đạc, thu thập những thông tin cần thiết liên quan đến văn bia đình Thừa Thiên Huế
đủ tiêu chuẩn để nghiên cứu. Nghiên cứu tình hình văn bản học của bia đình Thừa
Thiên Huế. Nghiên cứu giá trị văn hóa làng xã của bia đình Thừa Thiên Huế.
Keywords: Văn bia; Văn bản học; Thừa Thiên Huế
Content
I. Lý do chọn đề tài
Di sản văn hóa Hán Nôm Thừa Thiên Huế gắn bó với không gian và hoàn cảnh
lịch sử của triều Nguyễn - thời kỳ mà khối lượng khổng lồ các văn bản Hán Nôm đã được
hình thành, chuyển tải thành tựu của một nền văn hóa phong phú. Nghiên cứu văn bản
Hán Nôm để tìm hiểu về văn hoá cộng đồng, tín ngưỡng, tôn giáo, văn học nghệ thuật…
của một giai đoạn nhất định và sự tiếp diễn lịch sử của một địa phương đều nằm trong lộ
trình nghiên cứu văn hoá dân tộc. Trên cơ sở đó, vấn đề nghiên cứu về văn bia Hán Nôm
ở các đình làng Thừa Thiên Huế nhằm tìm hiểu lịch sử địa phương và lịch sử văn hóa
vùng miền của một thời kinh kỳ tráng lệ.
Trên tinh thần đó, chúng tôi gói gọn phạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực văn bia
đình Thừa Thiên Huế. Ở đây, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu văn bia Hán Nôm đình
làng. Đây là công trình khoa học nghiêm túc, hầu mong trước hết là sưu tầm để bảo lưu,
sau đó làm rõ mối tương quan giữa sinh hoạt làng xã và văn hóa cộng đồng trong diễn
trình chung của lịch sử văn hóa Việt.
Chúng tôi xác lập đề tài luận văn là Nghiên cứu hệ thống văn bia đình Thừa
Thiên Huế. Đề tài là hướng tiếp cận và xử lý văn bản Hán Nôm trong một phạm vi rộng


của một tỉnh, nên có tầm quan trọng và mang tính chất thời sự. Do đó chúng tôi tóm tắt lý
do cơ bản sau để xác định đề tài:
- Tìm hiểu văn bia đình làng một tỉnh thuộc miền Trung.
- Tìm hiểu một số vấn đề sinh hoạt làng xã thông qua văn bản bi ký đình làng của
vùng Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế qua không gian và thời gian.

II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có những công trình nghiên cứu có tính chất hệ thống về văn bia một thời đại,
một địa phương, một lĩnh vực cụ thể trong đời sống xã hội ở Việt Nam như:
- Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã. Luận án Phó tiến
sĩ Khoa học Ngữ văn của TS. Phạm Thị Thuỳ Vinh.
Công trình đã nghiên cứu khá công phu, toàn diện văn bia vùng văn hóa Kinh Bắc
thời Lê cả về hình thức và nội dung. Dựa trên sự khảo cứu kỹ lưỡng, khoa học, tác giả đã
không chỉ phác họa diện mạo văn bia ở một vùng văn hóa đặc sắc mà còn cung cấp cho
độc giả (trong đó có tác giả luận văn này) những kinh nghiệm quý báu trong việc khảo
cứu hệ thống văn bia.
Bên cạnh đó, một số công trình của các nhà nghiên cứu: Nguyễn Quang Hồng, Đỗ
Thị Bích Tuyển, Trần Thu Hường cũng đã cung cấp nhiều vấn đề quan trọng về Văn
khắc Hán Nôm ở Việt Nam như:
- Văn khắc Hán Nôm Việt Nam do GS. Nguyễn Quang Hồng chủ biên.
- Nghiên cứu về hệ thống văn bia chợ ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Ngữ văn của Đỗ Thị Bích Tuyển.
- Văn bia đình làng Bắc bộ thế kỷ XVII. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của
Trần Thu Hường.
Bên cạnh đó, có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn khắc Hán Nôm Thừa
Thiên Huế như:
- Văn khắc Hán Nôm dân gian Thừa Thiên Huế (Đề tài cấp Bộ. Trần Đại Vinh -
Nguyễn Lãm Thắng). Công trình đã sưu tầm, biên dịch một cách công phu văn khắc Hán
Nôm trong các đình, miếu, điền thổ, sơn môn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó
cung cấp một cái nhìn tổng thể về nội dung văn khắc Hán Nôm vùng Huế nói chung và

văn bia đình Thừa Thiên Huế nói riêng.
Ngoài ra, còn phải kể đến một số công trình sưu tầm, biên dịch khác về văn bia
chùa, văn bia cung đình, văn bia, văn chuông Thừa Thiên Huế như:

- Văn bia chùa Huế (Phan Đăng)
- Văn bia chùa Huế (Thích Giới Hương)
- Văn Bia cung đình (Trần Đại Vinh)
- Văn bia chùa Huế (Trần Đại Vinh- Phan Thuận An)
- Tuyển dịch văn bia chùa Huế (Lê Nguyễn Lưu)
- Văn bia và văn chuông dân gian Thừa Thiên Huế (Trần Đại Vinh). Đây là tuyển
tập văn bia dân gian được tác giả sưu tầm phiên dịch và chú thích trên phương diện văn
bản, chưa khảo cứu về đặc điểm văn bia về hình thức cũng như đi sâu nghiên cứu về nội
dung.
- Tổ chức bảo vệ và phát huy văn hóa Hán Nôm Huế (Đề tài cấp Nhà nước - PGS.
TS. Nguyễn Văn Thịnh). Công trình này đã tiến hành sưu tầm, chỉnh lý, nghiên cứu và
đánh giá các giá trị tiêu biểu của di sản văn hóa Hán Nôm ở Huế và khu vực miền Trung,
qua đó kiến nghị các giải pháp bảo tồn và khai thác nguồn di sản quý giá ở địa phương
này. Đây là lần đầu tiên di sản văn hóa Hán Nôm Huế được sưu tầm công phu, ở quy mô
lớn và được đánh giá một cách có khoa học. Đề tài có ý nghĩa khoa học và giá trị thực
tiễn quan trọng, là cơ sở cho việc thực hiện chủ trương của Nhà nước về “xây dựng nền
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” ở Cố đô Huế và khu vực miền Trung…[119]
Các công trình trên phần lớn đi sâu vào nghiên cứu vốn di sản Hán Nôm cung đình
cũng như chùa chiền ở Thừa Thiên Huế… Trong công trình nghiên cứu Văn khắc Hán
Nôm dân gian Thừa Thiên Huế, chúng tôi chủ yếu sưu tầm văn bản trên hiện vật và phiên
âm dịch nghĩa. Ở luận văn này, chúng tôi bước đầu nghiên cứu có hệ thống về văn khắc
Hán Nôm ở các đình làng Thừa Thiên Huế, đi sâu nghiên cứu toàn diện về hai mặt nội
dung và hình thức văn bản.

III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
III.1. Mục đích nghiên cứu

- Nắm rõ đặc điểm, tình hình văn bản và giá trị văn hoá của văn bia đình Thừa
Thiên Huế.
- Dùng làm tài liệu tham khảo để giảng dạy môn Văn hoá Huế, hoặc Thực hành
Hán Nôm.
- Góp thêm tài liệu nghiên cứu về triều Nguyễn.
III.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát, tiếp xúc với văn bản trên thực tế. Tổ chức rập văn bản và đo đạc, thu
thập những thông tin cần thiết liên quan đến văn bia đình Thừa Thiên Huế đủ tiêu chuẩn
để nghiên cứu.
- Nghiên cứu tình hình văn bản học của bia đình Thừa Thiên Huế.
- Nghiên cứu giá trị văn hoá làng xã của bia đình Thừa Thiên Huế.

IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
IV.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu hệ thống bia đình làng Thừa Thiên Huế.
IV. 2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố văn bia đình Thừa Thiên Huế về không gian, qua
đó nêu lên những đặc trưng văn bia đình làng vùng đất này.
- Bước đầu tìm hiểu giá trị nội dung văn bia đình làng về lịch sử, văn hóa, phong
tục tập quán trong không gian văn hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thông qua tư liệu văn bia, góp phần nghiên cứu lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế.

V. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu
V.1. Phương pháp văn bản học
Vận dụng phương pháp văn bản học để nghiên cứu văn bia, đưa ra một số nhận
định về niên đại, thời đại và tác giả.
V.2. Phương pháp thống kê định lượng
Tiến hành các thao tác thống kê định lượng đối với tư liệu văn bia đình làng Thừa
Thiên Huế, thu thập được theo các tiêu chí: sự phân bố theo không gian và thời gian, tác

giả biên soạn Thông qua đó, đưa ra những nhận xét tổng quát về tình hình, đặc điểm và
giá trị của văn bia đình làng Thừa Thiên Huế.
V.3. Phương pháp tổng hợp liên ngành
Sử dụng phương pháp này để bước đầu đưa ra những nhận định tổng quát về văn
bia đình Thừa Thiên Huế.
Chúng tôi tiến hành phương pháp điền dã để khảo sát thực tế về bia hiện vật và các
ngôi đình ở Thừa Thiên Huế. Đây là phương pháp cần thiết để khai thác thực tế di sản.

VI. Giá trị đóng góp và khả năng ứng dụng của đề tài
Thông qua nguồn tư liệu chủ yếu là các bản chụp và sự khảo sát văn bản trên thực
địa để thống kê và trình bày một cách có hệ thống các văn bia đình làng.
Đồng thời dựa trên thựa tế văn bản, nghiên cứu về đặc điểm phân bố của văn bia
theo không gian và thời gian, từ đó nêu lên những đặc trưng văn bia của địa phương này.
Bước đầu nghiên cứu, tìm hiểu những giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, phong tục
tập quán… thông qua nội dung văn bia đình làng Thừa Thiên Huế.
Để làm sáng tỏ một số vấn đề được nêu lên trong luận văn, Phần phụ lục của luận
văn cần thiết giới thiệu phiên âm và dịch nghĩa 15 bài văn bia, kèm theo một số hình ảnh
đình làng và thác bản bia đình Thừa Thiên Huế.

VII. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương I: Sự phân bố văn bia đình Thừa Thiên Huế.
Chương II: Quá trình tạo tác và đặc điểm hình thức bia đình Thừa Thiên Huế.
Chương III: Một số vấn đề nội dung bia đình Thừa Thiên Huế.

References
1. Dương Văn An (2001), Ô châu cận lục, Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc dịch và
hiệu chú, NXb Thuận Hoá.
2. Phan Thuận An (1999), Quốc sử quán triều Nguyễn và giá trị của nó trong nền học

thuật Việt Nam, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ số 2(24).1999, Sở KH
CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
3. Phan Thuận An (1999), Phong cách kiến trúc cố đô Huế, Tạp chí Thông tin Khoa học
và Công nghệ số 3(25).1999, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
4. Đào Duy Anh (1964), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb KHXH, Hà Nội.
5. Đào Duy Anh (2001), Từ điển Hán Việt, Nxb KHXH, Hà Nội
6. Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự nhiên (2005), Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà
Nội.
7. Bảo tàng Văn hoá dân gian Huế (2008), Văn bản Hán Nôm làng xã vùng Huế, Nxb
Thuận Hoá, Huế.
8. Vĩnh Cao - Phan Thanh Hải (2005), Phong thuỷ trong vườn Huế, Tạp chí Nghiên cứu
& Phát triển số 4-5(52-53).2005, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
9. Nguyễn Ngọc Cơ (chủ biên) (2005), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918, Nxb ĐHSP,
Hà Nội.
10. Thiều Chửu (1999), Hán Việt từ điển, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
11. Phan Đại Doãn - Nguyễn Minh Tường - Hoàng Phương - Lê Thành Lân - Nguyễn
Ngọc Quỳnh (1997), Một số vấn đề về quan chế triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế.
12. Cao Xuân Dục (1993), Quốc triều hương khoa lục, Nxb TP HCM.
13. Lê Quý Đôn (1964), Phủ biên tạp lục, Đỗ Mộng Khương dịch, Nxb KHXh, Hà Nội.
14. Ngô Thời Đôn (1999), Di sản Hán Nôm thời Nguyễn trong hành trình phát triển của
các ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí Thông tin Khoa
học và Công nghệ số 4(26).1999, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
15. Phạm Minh Đức (2009), Nghiên cứu Văn bia huyện Gia Lâm, Luận văn Thạc sĩ Hán
Nôm, Hà Nội.
16. Trần Văn Giáp (1969), Lược khảo về nguồn gốc chữ Nôm, Tạp chí Nghiên cứu Lịch
sử, số 127.
17. Trần Văn Giáp (1969), Văn bia Việt Nam: Công cụ thác bản văn bia Việt Nam đối
với KHXH và những thác bản văn bia hiện có ở Thư viện Khoa học Xã hội, Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử, số 1.
18. Trần Văn Giáp (1990), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập II, Nxb KHXH, Hà Nội.

19. Trần Văn Giàu (1958), Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước
1858, Sơ khảo, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
20. Piere Gourou (2001), Bước đầu khảo sát về nhà ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí Thông
tin Khoa học và Công nghệ số 4(34).2001, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
21. Phan Thanh Hải (1999), Hệ thống thủ phủ các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1558 -
1775), Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ số 1-2-3(23-24-25).1999, Sở KH
CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
22. Phan Thanh Hải (2003), Bia và văn bia cung đình thời Nguyễn tại Huế: một di sản
quý cần được chú ý bảo tồn, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ số
1(39).1999, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
23. Nguyễn Thừa Hỉ - Đỗ Bang - Nguyễn Văn Đăng (1999), Đô thị Việt Nam dưới thời
Nguyễn, Nxb Thuận Hóa.
24. Nguyễn Văn Hoa (1999), Một vấn đề lớn trong cổ sử Thừa Thiên Huế đang cần làm
sáng tỏ, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ số 2(24).2000, Sở KH CN&MT
Thừa Thiên Huế, Huế.
25. Charles-Eduoard Hocquard (2000), Kinh thành Huế xưa, Tạp chí Thông tin Khoa học
và Công nghệ số 1(27).2000, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
26. Nguyễn Quang Hồng (1992), Lời dẫn cho bộ sách sắp xuất bản - Văn khắc Hán Nôm
Việt Nam - Tuyển chọn và lược thuật, Tạp chí Hán Nôm, số 2, Hà Nội.
27. Nguyễn Quang Hồng (chủ biên) (1992), Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb KHXH,
Hà Nội.
28. Đoàn Trung Hữu (2008), Văn bia chùa quận Ba Đình, Luận văn Thạc sĩ Hán Nôm,
Hà Nội.
29. Nguyễn Thị Hường (2005), Nghiên cứu văn bia chữ Nôm, Luận văn Thạc sĩ Khoa
học Ngữ văn, Hà Nội.
30. Trần Thu Hường (2003), Văn bia đình làng Bắc bộ thế kỷ XVII, Luận văn Thạc sĩ
Khoa học Lịch sử.
31. Tomita Kenji (1993), Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm, chữ của dân tộc Việt Nam,
Tạp chí Hán Nôm, số 3, Hà Nội.
32. Trần Trọng Kim (2001), Việt Nam sử lược, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

33. Hoàng Đạo Kính (2000), Một vài đóng góp cho việc bảo tồn di sản văn hoá vật thể
cố đô Huế trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ số
2(28).2000, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
34. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) (1993), Từ điển Văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà
Nội.
35. Phạm Văn Khoái (1998), Giáo trình Hán Nôm dành cho du lịch, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
36. Đinh Xuân Lâm (chủ biên) (1999), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
37. Hoàng Lê (1982), Vài nét về tình hình sưu tầm và nghiên cứu văn bia Việt Nam, Tạp
chí Khảo cổ học, số 2, Hà Nội.
38. Hoàng Lê (2001), Người Hoa Kiều và phố Gia Hội, Tạp chí Thông tin Khoa học và
Công nghệ số 2(28).2000, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
39. Phan Huy Lê (1960), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
40. Ngô Sĩ Liên (1988), Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, tập II, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
41. Cao Văn Liên (2004), Pháp luật các triều đại Việt Nam và các nước, Nxb Thanh
niên, Hà Nội.
42. Nguyễn Thanh Lợi (2006), Địa danh kỵ huý trong lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu &
Phát triển số 2(55).2006, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
43. Nguyễn Luận (2000), Di sản và cảnh quan Huế: cứ liệu tài nguyên cho quy hoạch và
phát triển đô thị Huế, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ số 2(28).2000, Sở
KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
44. Lê Nguyễn Lưu (1999), Huế những niên điểm văn hoá thế kỷ XX, Tạp chí Thông tin
Khoa học và Công nghệ số 4(26).1999, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
45. Lê Nguyễn Lưu (1999), Thời kỳ Tây Sơn qua tư liệu điền dã vùng Huế, Tạp chí
Thông tin Khoa học và Công nghệ số 4(26).1999, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế,
Huế.
46. Trịnh Khắc Mạnh (1993), Đặc điểm thể loại văn bia Việt Nam, Tạp chí Hán Nôm, số
4.

47. Trịnh Khắc Mạnh (2002), Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam, Nxb
KHXH, Hà Nội.
48. Trịnh Khắc Mạnh (2008), Một số vấn đề về văn bia Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
49. Dương Thái Minh (1977), Thư mục Hán Nôm - Mục lục tác giả, in ronéo, Ban Hán
Nôm, Hà Nội.
50. Nguyễn Phong Nam (chủ biên) (1997), Những vấn đề lịch sử và văn chương triều
Nguyễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
51. Triều Nguyên (), Một thế kỷ sưu tầm, nghiên cứu văn hoá dân gian Thừa Thiên Huế,
Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ số 4(30).2000, Sở KH CN&MT Thừa
Thiên Huế, Huế.
52. Trần Nghĩa - Francois (đồng chủ biên) (1993), Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục
đề yếu, Nxb KHXH, Hà Nội.
53. Trần Nghĩa (1990), Bản đồ cổ Việt Nam, Tạp chí Hán Nôm, số 2.
54. Nhiều tác giả (1995), Những vấn đề văn hóa - xã hội thời Nguyễn, Kỷ yếu hội nghị
khoa học lần thứ hai về thời Nguyễn, Nxb KHXH, Hà Nội.
55. Nhiều tác giả (1999), Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận
Hóa, Huế.
56. Nhiều tác giả (2005), Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới, Nxb ĐHSP, Hà
Nội.
57. Lê Đình Phụng (1987), Tìm hiểu nghệ thuật trang trí bia đá thế kỷ XVIII, Tạp chí
Khảo cổ học, số 2, tr. 45-51.
58. Hà Mai Phương (1974), Hoạt động của Bộ Công dưới thời Tự Đức, Tủ sách Sử học,
Bộ Văn hóa - Giáo dục và Thanh niên, Sài Gòn.
59. Vũ Thị Phụng (1998), Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb
ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
60. Lê Văn Quán (2000), Vai trò chữ Nôm trong truyền thống văn hoá Việt Nam, Thông
báo Hán Nôm.
61. Nguyễn Phan Quang (1999), Việt Nam thế kỉ XIX (1802 - 1884), Nxb TP.HCM, TP.
Hồ Chí Minh.
62. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện, tập 4, Trương Văn Chinh - Nguyễn

Danh Chiên dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế.
63. Quốc sử quán triều Nguyễn, Quốc triều chính biên toát yếu. Bản dịch tiếng Việt, Nxb
Thuận Hóa, Huế, 1998.
64. Quốc sử quán triều Nguyễn (2003), Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe
Papin (chủ biên), Đồng Khánh Dư địa chí, Tập II, Tr 1415 – 1430, Viện Nghiên cứu
Hán Nôm Việt Nam, Viện Viễn Đông Bác Cổ, Trường Cao đẳng thực hành hợp tác
thực hiện, Nxb Thế Giới, Hà Nội.
65. Trương Hữu Quýnh - Đỗ Bang (chủ biên) (1997), Tình hình ruộng đất nông nghiệp
và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế.
66. Trương Hữu Quýnh - Đinh Xuân Lâm - Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2005), Đại cương
lịch sử Việt Nam, toàn tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
67. Trần Đức Anh Sơn (2004), Huế - triều Nguyễn: một cái nhìn, Nxb Thuận Hóa, Huế.
68. Trần Đức Anh Sơn - Phan Thanh Hải (1999), Tạp chí Thông tin Khoa học và Công
nghệ số 4(26).2001, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
69. Nguyễn Kim Sơn (2003) Mấy vấn đề quan niệm và tiêu chí sưu tầm, chọn dịch giới
thiệu văn học Hán nôm Huế. Di sản Hán Nôm Huế, Huế.
70. Keyth W. Taylor (2001) Thế Đức dịch , Nguyễn Hoàng và sự khởi đầu việc mở rộng
về phương Nam của Việt Nam, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ số
1(31).2001, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
71. Nguyễn Văn Tân (2002), Từ điển địa danh lịch sử văn hoá du lịch Việt Nam, Nxb
Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
72. Hà Văn Tấn chủ biên (1998), Đình Việt Nam, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh.
73. Tống Trung Tín, (1990), Đặc điểm trang trí bia thời Lý - Trần, Tạp chí Hán Nôm, số
1.
74. Trần Thị Thanh (2005), Bài văn bia “Sắc tứ Từ Hiếu tự mộ địa bi ký”, Thông báo
Hán Nôm.
75. Nguyễn Văn Thịnh (2003), Giới thiệu Đề tài cấp Nhà nước về Bảo vệ và khai thác
văn hoá Hán Nôm ở Huế. Kỉ yếu Hội thảo Di sản Hán Nôm Huế.
76. Nguyễn Văn Thịnh (2003), Nguồn thư tịch Hán Nôm Huế lưu trữ tại một số thư viện
ở Hà Nội. Kỉ yếu Hội thảo di sản Hán Nôm Huế.

77. Nguyễn Văn Thịnh (2004), Hội thảo thông báo Hán Nôm Huế. Báo cáo đề dẫn Hội
thảo.
78. Nguyễn Văn Thịnh (2004), Huế và văn hoá Hán Nôm Huế. Hội thảo thông báo Hán
Nôm Huế.
79. Nguyễn Văn Thịnh (2004), Từ di sản Hán Nôm Huế đến văn hoá Hán Nôm Huế –
một bước tiến về nghiên cứu Hán Nôm vùng Huế. Hội thảo thông báo Hán Nôm Huế.
80. Nguyễn Văn Thịnh (2004), Nét sống động của văn hoá Hán Nôm Huế qua thư pháp
và sáng tác Hán Nôm theo thể loại văn học cổ . Hội thảo thông báo Hán Nôm Huế.
81. Ngô Đức Thọ (1993), Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075 - 1919), Nxb Văn học, Hà
Nội.
82. Ngô Đức Thọ (1997), Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại, Nxb Văn hóa,
Hà Nội.
83. Ngô Đức Thọ (chủ biên) (2007), Từ điển di tích văn hoá Việt Nam, Nxb Từ điển
Bách khoa, Hà Nội.
84. Nguyễn Hữu Thông (2000), Mỹ thuật Huế xét từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng của
các kiểu thức trang trí, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ số 1(27).2000, Sở
KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
85. Đinh Khắc Thuân (1989), Bia đá, chuông đồng thời Tây Sơn, Tạp chí Hán Nôm, số 1.
86. Đinh Khắc Thuân (1988), Đá, thợ khắc và đặc trưng bia thế kỷ XVI, Tạp chí Hán
Nôm, số 2.
87. Đinh Khắc Thuân (1987), Một số vấn đề về niên đại bia Việt Nam, Tạp chí Hán Nôm,
số 2.
88. Đinh Khắc Thuân (2002), Văn bia Hán Nôm với di tích, danh thắng, Thông báo Hán
Nôm.
89. Trịnh Tiến Thuận (1996), Phương pháp sưu tập văn bia, Tạp chí KHXH, số 28.
90. Chu Quang Trứ (1997), Bia và văn bia chùa Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Phật học,
số 4 - 5.
91. Chu Quang Trứ, (1970), Chùa và đình trong sinh hoạt văn hoá của người Việt qua
một làng trung du Bắc Bộ, Tạp chí Dân tộc học, số 2.
92. Yosshiharu Tsuboi, Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa (1847-1885).

Bản dịch từ tiếng Pháp của Nguyễn Đình Đầu (1990), TP. Hồ Chí Minh.
93. Nguyễn Minh Tuấn (2006), Tổ chức chính quyền thời kì phong kiến, Nxb Tư pháp,
Hà Nội.
94. Đỗ Bích Tuyển (2003), Nghiên cứu văn bia chợ, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử.
95. Từ điển địa danh lịch sử văn hoá Việt Nam (1998), Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
96. Nguyễn Minh Tường (1996), Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh 1820-1840,
Nxb KHXH, Hà Nội.
97. Uỷ ban KHXH Việt Nam, Viện Văn học, Thơ văn Lý - Trần, Tập 1. [trang 309, 310]
98. Viện Nghiên cứu Hán Nôm (2004), Ngữ văn Hán Nôm Việt Nam, tập 4, Nxb KHXH,
Hà Nội.
99. Trần Đại Vinh, Cách đặt tên làng ở vùng Thuận Quảng, Tạp chí Thông tin Khoa học,
Công nghệ và môi trường Thừa Thiên Huế, số , Huế.
100. Trần Đại Vinh (2000), Hệ thống thần linh của các cộng đồng làng xứ Huế, Tạp
chí Nghiên cứu & Phát triển số 4(30).2000, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
101. Trần Đại Vinh (2002), Tên làng xã ở thừa Thiên Huế qua các thời kỳ lịch sử, Tạp
chí Nghiên cứu & Phát triển số 3(37).2002, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
102. Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc (2002), Nghiên cứu lập danh mục làng xã từ
Quảng Bình đến Quảng Nam qua các thời kỳ lịch sử, Đề tài cấp Bộ, Đại học Sư
Phạm Huế, Huế.
103. Trần Đại Vinh (2003), Tên làng xã ở thừa Thiên Huế qua các thời kỳ lịch sử (tiếp
theo), Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển số 1(39).2003, Sở KH CN&MT Thừa Thiên
Huế, Huế.
104. Trần Đại Vinh (2004), Các bài văn bia liên quan đến việc thành lập các phường
thuộc thành phố Huế, Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển số 4-5(47-48).2004, Sở KH
CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
105. Trần Đại Vinh (2004), Câu đối ở đình làng Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nghiên cứu
& Phát triển số 2(45).2004, Sở KH CN&MT Thừa Thiên Huế, Huế.
106. Trần Đại Vinh (2004), Sự thay đổi tên làng ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng
Nam xưa nay, Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển số 1(27).2000, Sở KH CN&MT Thừa
Thiên Huế, Huế.

107. Trần Đại Vinh (2006), Văn bia & văn chuông Hán Nôm dân gian Thừa Thiên
Huế, Nxb Thuận Hoá.
108. Phạm Thị Thuỳ Vinh (1994), Tên gọi “Việt Nam” trong bia đá thời Lê Trung
hưng, Tạp chí Hán Nôm, số 4.
109. Phạm Thị Thuỳ Vinh (2003), Bước đầu tìm hiểu loại hình văn khắc chữ Hán của
Nhật Bản, Tạp chí Hán Nôm, số 5.
110. Phạm Thị Thuỳ Vinh (2003), Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh
hoạt làng xã, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Viện Cao học thực hành, Viện nghiên
cứu Hán Nôm, Viện Viễn Đông Bác cổ, Hà Nội. [tr 133]
111. Phạm Thị Thùy Vinh (2008), “Một số đặc điểm về nội dung và hình thức của văn
bia Lê sơ”, Tạp chí Hán Nôm, số 4.
112. Nguyễn Đắc Xuân (1998), Chín đời chúa mười ba đời vua Nguyễn, Nxb Thuận
Hóa, Huế.

III. Internet
113. www.hannom.org.vn
114.
115.
116. www.nlv.gov.vn
117. www.vass.gov.vn
118.
119. />PORTAL&item_id=1219780&thth_details=1
120. www.sdh.ggr.dinhlangohue?gk.


×