Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu nhu cầu học tập của gia đình trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.94 KB, 5 trang )

Nghiên cứu nhu cầu học tập của gia đình trong
xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế

Nguyễn Như Chính


Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Tâm lý học; Mã số: 60 31 80
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Khảo sát thực trạng nhu cầu học tập của gia đình trên các mẫu lựa chọn. Làm rõ
một số yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu học tập của các gia đình hiện nay. Trên cơ sở
đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy nhu cầu học tập của người
dân trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Keywords: Tâm lý học; Tâm lý học gia đình; Nhu cầu học tập

Content
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XI, cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ đã mang
lại những thành tựu vô cùng to lớn cho loài người, đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá và
sự chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Mở cửa và hội nhập
với thế giới sẽ là xu hướng chung trong quá trình vận động và phát triển. Trong nền kinh
tế tri thức, lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia chuyển mạnh từ tài nguyên thiên nhiên,
đất đai, lao động sang tri thức, kỹ năng và tính sáng tạo. Tất cả các yếu tố này chỉ có thể
tìm thấy trong con người, do đó con người trở thành tài sản quý nhất của xã hội.
Kinh tế tri thức còn là kinh tế học hỏi nên để nắm tri thức mới, làm chủ công nghệ
mới, con người cần phải học suốt đời, không ngừng phát triển tri thức, nâng cao năng lực
sáng tạo, hoàn thiện các kỹ năng, thích nghi nhanh với sự phát triển. Trong giai đoạn hiện


nay, tuổi thọ của con người dài hơn, giờ lao động trong ngày giảm bớt đi, nhưng tri thức
lại ngày càng nhiều lên, bất cứ lứa tuổi nào cũng cần phải được trang bị những kiến thức
mới, những kỹ năng mới thì mới thích ứng với lối sống của xã hội hiện đại. Học tập là
một đặc trưng của xã hội hiện đại nên dừng học tập cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận
bị loại ra khỏi thế giới năng động. Nhu cầu học tập ở Việt Nam hiện nay không chỉ cấp
bách đối với các cá nhân, tổ chức mà còn đối với cả các gia đình vì chỉ có thông qua học
tập thì con người mới có thể biết, làm, cùng chung sống và cùng tồn tại trong xu hướng
toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc tìm hiểu, làm rõ nội dung nhu cầu học tập
của gia đình, phân tích thực trạng, những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu này nhằm kích
thích tinh thần học tập của các gia đình trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa quan trọng và
mang tính thời sự.
Trên thực tế, cho tới nay chưa có đề tài nào đề cập, làm rõ nhu cầu học tập của gia
đình trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách có hệ thống và sâu sắc. Vì vậy,
chúng tôi lựa chọn vấn đề: "Nghiên cứu nhu cầu học tập của gia đình trong xu hướng hội
nhập kinh tế quốc tế " làm đề tài nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Làm rõ thực trạng nhu cầu học tập của gia đình trên địa bàn nghiên cứu, trên cơ sở
đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy nhu cầu học tập của người dân trong
xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
3.2. Khảo sát thực trạng nhu cầu học tập của gia đình trên các mẫu lựa chọn. Làm
rõ một số yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu học tập của các gia đình hiện nay.
3.3. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy nhu cầu học
tập của người dân trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu học tập của gia đình, một hiện tượng tâm lý xã hội.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Các người dân và gia đình hiện đang sinh sống tại 03 phường thuộc 03 quận nội

thành Hà Nội là: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Tổng số người dân thuộc các gia
đình là 288 người.
5. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ tập trung vào các khách thể là một số gia
đình đang sinh sống trên địa bàn 03 phường thuộc 03 quận nội thành Hà Nội là: Hai Bà
Trưng, Đống Đa và Hoàn Kiếm.
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
6.1. Nhu cầu học tập của các gia đình được thể hiện ở nhu cầu học tập của các
thành viên, động cơ chi phối xu hướng hăng say học tập và phương thức thỏa mãn nhu
cầu học tập của các thành viên và của cả gia đình.
6.2. Nhu cầu học tập của người dân chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau
trong đó yếu tố động cơ học tập của từng thành viên và của cả gia đình có tác động mạnh
nhất.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
7.2. Phương pháp quan sát
7.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.4. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
7.5. Phương pháp phỏng vấn sâu
7.6. Phương pháp thống kê toán học
7.7. Phương pháp phân tích trường hợp (case study)
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm các phần sau:
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Phân tích kết quả nghiên cứu

References
I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (dùng trong
các trường đại học, cao đẳng), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Jacques Delors, Học tập: Một kho báu tiềm ẩn, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002.
3. Vũ Dũng (2000), Tâm lý học xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết Hội nghị TW7 khoá IX, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
7. Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá
và hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
8. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1988), Tâm lý học- tập 1, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
9. Hồ Ngọc Hải, Vũ Dũng (chủ biên) (1996), Các phương pháp của tâm lý học xã
hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Trần Hiệp (chủ biên) (1997), Tâm lý học xã hội- Những vấn đề lý luận, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
11. Lê Văn Hồng (chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), Tâm lý học
sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
12. A.G.Kovaliov (1976), Tâm lý học xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. A.N.Leonchiev (1989), Hoạt động, ý thức, nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. B.Ph.Lomov (2001), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học, Nxb
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
15. Luật hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010),
Nxb Lao động, Hà Nội.
16. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên) (1998), Tâm lý học quân sự, Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội.

19. Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên) (2001), Tâm lý học Sư phạm Quân sự, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
20. Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên) (2006), Tiến tới một xã hội học tập ở Việt Nam, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
21. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2005), Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
22. Nguyễn Khắc Viện (chủ biên) (2001), Từ điển Tâm lý học, Nxb Văn hoá thông
tin, Hà Nội.
23. Viện Tâm lý học (2008), Từ điển Tâm lý học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
24. Từ điển Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia.
25. Lan Anh, Giáo dục từ xa bị bỏ ngỏ,
26/10/2009.
26. Trần Văn Hùng,Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các trường đại
học, />cao-cho-cac-truong-DH-1932268/, 25/08/2010.
II. Tạp chí, đề tài khoa học
27. Phạm Tất Dong, Xây dựng và phát triển một xã hội học tập, Tạp chí Dạy và Học
ngày nay, số 2/2003.
28. Hoàng Thị Thu Hà (2002), Nhu cầu học tập của sinh viên sư phạm, Luận án tiến sĩ
tâm lý học, Hà Nội.
29. Nguyễn Văn Luỹ (2001), Đặc điểm nhu cầu nhận thức của học sinh học kém bậc
tiểu học, Luận án tiến sĩ tâm lý học, Hà Nội.
30. Trần Thị Thìn (2004), Động cơ học tập của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm
Nghệ An, Luận án tiến sĩ tâm lý học, Hà Nội.
31. Lã Thị Thu Thủy (2006), Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ, Luận án
tiến sĩ tâm lý học, Hà Nội.
III. Tài liệu bằng tiến nước ngoài
32. Maslow Abraham, Motivation and personality, Harper and Row New York, New
York, 1954.
33.


×