Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu
1)Tính tất yếu phải nghiên cứu đề tài này:
Hiện nay khu vực hóa và toàn cầu hóa đang là xu hướng chi phối chủ yếu
trong thế giới hiện đại. Mỗi quốc gia đều đặt mục tiêu phải chủ động hội
nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Quá trình đó đòi hỏi các
quốc gia phải có một đầu tàu kinh tế thực sự thúc đẩy nền kinh tế đi lên
mạnh mẽ, đủ sức cạnh tranh với nước ngoài và tìm được chỗ đứng trên thị
trường thê giới vốn rộng mở nhưng vô cùng khắc nghiệt. Những đầu tàu
kinh tế đó chính là các tập đoàn kinh tế. Tại các nước trên thế giới tập đoàn
kinh tế đã có bề dày lịch sử từ hàng trăm năm nay và thực sự đã trở thành
một nhân tố vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Còn ở Việt Nam khái
niệm tập đoàn kinh tế chỉ mới xuất hiện từ những năm cuối của thế kỷ trước.
Chính vì thế những nghiên cứu về tập đoàn kinh tế ở Việt Nam cả về lý luận
và thực tiễn đều có nhiều hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu mô hình tập đoàn
kinh tế trở thành một tất yếu khách quan.
Việt Nam thuộc Châu Á- khu vực trong những năm gần đây được đánh
giá là năng động nhất thế giới. Cả thế giới đã phải hướng sự chú ý của mình
vào Châu Á khi chứng kiến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của châu lục
này . “Sân khấu thế giới đang dịch chuyển sang Châu Á” –đó là đánh giá
mới đây nhất của các nhà kinh tế thế giới. Và đóng vai trò quan trọng nhất
trong nền kinh tế Châu Á phải kể đến khu vực Đông Bắc Á với 3 nền kinh tế
Nhật Bản ,Trung Quốc, Hàn Quốc. Có một đặc điểm chung đáng lưu ý nhất
ở các quốc gia này là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế
của họ đó chính là các tập đoàn kinh tế. Ở Nhật Bản nó có tên gọi Zaibatsu,
ở Trung Quốc là Jituan Gongsi và ở Hàn Quốc được gọi là Chaebol. Đây là
3 mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu nhất ở Châu Á.
Đề án này được nghiên cứu xuất phát từ nhận thức quan trọng của mô
hình tập đoàn kinh tế trong nền kinh tế thế giới hiện đại. Đề án chỉ xin
nghiên cứu một mô hình tập đoàn tiêu biểu và từ đó rút ra những định hướng
cho phát triển mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Tên đề án:
“Mô hình tập đoàn kinh tế Chaebol Hàn Quốc. Bài học kinh nghiệm
và chính sách phát triển mô hình tập đoàn kinh tế của Việt Nam trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”.
Mô hình tập đoàn kinh tế Chaebol của Hàn Quốc từ lâu đã được đánh giá
là một mô hình tập đoàn kinh tế điển hình. Nhờ có các Chaebol mà nền kinh
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tế Hàn Quốc mới có thể trỗi dậy trong một thời gian ngắn. Hai thập kỷ 60 và
70 chứng kiến sự phát triển đỉnh cao nhất của mô hình này và đó cũng là
thời kỳ mà Hàn Quốc cùng với Đài Loan lập được hai trong số thành tích
kinh tế xuất sắc nhất Châu Á ,và có lẽ trong số đó có những thành tích xuất
săc vào bậc nhất thế giới. Cho nên khi nghiên cứu về mô hình tập đoàn ta
không nên bỏ sót mô hình này.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc hiện nay được coi là đối tác thương mại và đầu tư
lớn thứ 4 ở Việt Nam. Nền kinh tế của Hàn Quốc hiện nay vẫn bị chi phối
chủ yếu bởi hệ thống các Chaebol. Cho nên nghiên cứu mô hình này là rất
cần thiết.
2)Mục đích nghiên cứu:
Việt Nam hiện nay các tập đoàn kinh tế mới được hình thành và phát
triển nên vấp phải nhiều hạn chế. Nghiên cứu về Chaebol- một trong những
mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu nhất Châu Á sẽ giúp chúng ta hiểu rõ , rút
kinh nghiệm và đưa ra chính sách cũng như biện pháp hiệu quả để phát triển
mô hình tập đoàn phù hợp với xu thế nhưng vẫn đặc sắc Việt Nam.
Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ toàn diện đến nay đã được 16
năm. Qua thời gian đó Hàn Quốc đã trở thành một trong những đối tác quan
trong nhất của Việt Nam. Nghiên cứu các tập đoàn mà ảnh hưởng của nó chi
phối toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc sẽ giúp ta có những đối sách phù hợp
trong quá trình hợp tác kinh tế với nước này và góp phần thúc đẩy hơn nữa
mối quan hệ kinh tế nói riêng và mối quan hệ toàn diện nói chung Việt Nam-
Hàn Quốc.
3) Đối tượng-phạm vi:
Hiện nay ở Hàn Quốc có khoảng trên 30 Chaebol lớn nhỏ, nhưng chỉ có
khoảng 5 Chaebol chi phối chủ yếu nền kinh tế Hàn Quốc. Đề án này nghiên
cứu về 3 trong số 5 Chaebol này. Đó là các Chaebol: Samsung, Hyundae,
Daewoo.
Các Chaebol ở Hàn Quốc ra đời từ những năm 50 ở Hàn Quốc nên
phạm vi nghiên cứu sẽ được bắt đầu từ khi các Chaebol được ra đời cho đến
nay.
Bên cạnh đó đề án cũng nghiên cứu về các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam
từ giai đoạn hình thành cho đến nay.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4) Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề án là phương pháp thu thập số
liệu, phân tích, tổng hợp …
5) Kết cấu đề án:
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì đề án
gồm 4 chương sau đây:
Chương 1:Tổng quan về mô hình tập đoàn kinh tế nói chung và Chaebol
Chương 2: Thực trạng về tập đoàn kinh tế Chaebol ở Hàn Quốc
Chương 3: Giải pháp khắc phục những nhược điểm trong mô hình
tập đoàn kinh tế Chaebol ở Hàn Quốc.
Chương 4: Tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương 1: Tổng quan về tập đoàn kinh tế nói chung và
Chaebol
1.1 Khái niệm tập đoàn kinh tế và một số đặc điểm chung của tập đoàn
kinh tế:
1.1.1 Khái niệm tập đoàn kinh tế(TĐKT):
Các nhà kinh tế thế giới đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về TĐKT:
- Thứ nhất: TĐKT là tập hợp các công ty hoạt động kinh doanh trên các
thị trường khác nhau dưới sự kiểm soát về tài chính hoặc quản trị chung,
trong đó các thành viên của chúng ràng buộc với nhau bằng các mối quan hệ
tin cậy lẫn nhau trên cơ sở sắc tộc hoặc bối cảnh thương mại.(Left,1978)
- Thứ hai: TĐKT là một hệ thống công ty hợp tác thường xuyên với nhau
trong một thời gian dài (Powell and Smith Doesr,1934)
- Thứ ba: TĐKT dựa trên hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ thông
qua ràng buộc trung gian, một mặt ngăn ngừa sự liên minh ngắn hạn giữa
các công ty, mặt khác ngăn ngừa một nhóm công ty sát nhập với nhau để
hình thành một tổ chức duy nhất.(Granovette,1994)
Theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thì tập đoàn kinh tế được xếp là
một thành phần trong nhóm công ty,cụ thể như sau:
Nhóm công ty là một tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với
nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh doanh
khác. Thành phần của nhóm công ty gồm có:
- Công ty mẹ, công ty con.
- Tập đoàn kinh tế.
- Các hình thức khác.
Theo Viện nghiên cứu Quản lí kinh tế Trung ương CIEM thì: Khái niệm tập
đoàn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp
nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài
chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất
phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này “công ty mẹ”nắm
quyền lãnh đạo, chi phối “công ty con” về tài chính và chiến lược phát triển.
1.1.2 Một số đặc điểm chung của các tập đoàn kinh tế:
- Là tập hợp các doanh nghiệp liên kết với nhau thông qua quan hệ về
đầu tư vốn.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Bản thân tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân mà là hình thức
liên kết các pháp nhân độc lập là công ty mẹ và các công ty con hay các
doanh nghiệp liên kết trong tập đoàn.
- Công ty mẹ và các công ty con phải tự chịu trách nhiệm về việc đầu tư
trong khoản vốn mà mình bỏ ra.
- Công ty mẹ có thể thực hiện cả hai chức năng là sản xuất kinh doanh
và đầu tư tài chính hay kinh doanh vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác.
- Quy mô của tập đoàn tương đối lớn và hoạt động đa dạng, đa nghành.
- Quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con và các doanh nghiệp liên
kết ở các tầng nấc khác nhau phụ thuộc vào mối liên kết của các doanh
nghiệp trong tập đoàn.
1.2 Chaebol ( ):
1.2.1 Khái niệm về Chaebol:
Chaebol được coi là một mô hình tập đoàn đặc trưng của Hàn Quốc
nên nó đã trở thành một danh từ riêng để chỉ mô hình này. Chaebol thông
thường được định nghĩa: đó là tổ hợp công nghiệp một biến thể thuộc sở hữu
của các gia đình ở Hàn Quốc. Mỗi Chaebol gồm khoảng 40-50 công ty tuy
không có liên hệ với nhau về mặt kinh tế, kĩ thuật nhưng lại thuộc sở hữu
của cùng một gia đình. Về kết cấu các Chaebol của Hàn Quốc là các
conglomerate (tập đoàn) gia đình trong đó các thành viên của gia đình đóng
vai trò chủ đạo. Về nguồn gốc truyền thống chúng vẫn là các doanh nghiệp
kiếu gia đình phong kiến di thực lại và phát triển lên dưới chế độ tư bản chủ
nghĩa .Các dòng họ tạo lập ban đầu là những tộc trưởng tạo dựng công ty, do
đó cơ cấu tổ chức của nó mang hình thức tập đoàn đẳng cấp.
1.2.2 Đặc trưng của Chaebol:
Xét về cơ chế quản lý thì mỗi Chaebol lại có phương thức quản lí riêng
nhưng nói chung các Chaebol đều có những đặc trưng chủ yếu sau:
+) Trong cơ cấu của Chaebol, các công ty thành viên hoạt động kinh doanh
chuyên ngành hoặc đa ngành.
+) Khác với tập đoàn công nghiệp của phương Tây, mọi quyết định quan
trọng của Chaebol đều chỉ được quyết định ở cấp cao nhất- tức là chủ tịch và
mọi nhân viên đều phải tuân thủ. Tuy vậy các quan chức cũng có vai trò
quan trọng và đóng góp không nhỏ trong việc ra quyết định.
+) Cơ cấu nhân sự trong các Chaebol nổi rõ lên là sự phân cấp, phân tầng rõ
rệt theo kiểu “pyramid scheme” (hệ thống kiểu kim tự tháp). Loại tổ chức
này tạo nên sự thống nhất chặt chẽ trong hoạt động và thúc đẩy mọi thành
Website: Email : Tel : 0918.775.368
viên luôn nỗ lực để đạt đựoc kết quả cao trong vị trí của mình và phấn đấu
lên vị trí cao hơn trong cơ cấu đó. Tuy nhiên cách tổ chức này không tránh
khỏi những hạn chế của một cơ chế quản lí truyền thống là tính cứng nhắc
và thiếu sự điều chỉnh linh hoạt.
+) Mức độ chi phối trong các Chaebol tương đối chặt chẽ và chủ yếu do
người sáng lập và hậu duệ của họ.
+) Về sở hữu, các Chaebol duy trì chế độ sở hữu theo huyết thống, tức là do
các cá nhân sáng lập ra nó kiểm soát và tuân thủ theo kiểu truyền thống là
cha truyền con nối. Các thành viên trong gia đình theo thứ tự (thường là con
trai cả của gia đình thay cha nắm quyền kiểm soát và quản lý tài sản để kế
tục sự nghiệp của cha ông để lại). Theo "Uỷ ban buôn bán công bằng Hàn
Quốc" thì phần sở hữu của các gia đình trong 30 Chaebol lớn nhất tăng từ
43,8% (năm 1995) lên 44,1% (năm 1996).
1.2.3 Nguồn gốc hình thành và phát triển của các Chaebol:
- Mặc dù cho đến những năm 1960 chương trình phát triển công nghiệp
quan trọng của Hàn Quốc vẫn chưa được bắt đầu nhưng người ta đã tìm thấy
nguồn gốc của việc hình thành những doanh nghiệp trong nền kinh tế mang
màu sắc chính trị từ những năm 1950. Đã có một số người Hàn sở hữu và
quản lí những công ty khá lớn trong suốt thời kì cai trị của Nhật Bản.Sau khi
thoát khỏi sự đô hộ của Nhật thì có những người Hàn Quốc đã chiếm được
những tài sản trong các doanh nghiệp Nhật và vài người trong số họ đã phát
triển nó thành các Chaebol vào thập niên 90.
- Các công ty đó chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ và hợp tác hình thành
nên tập đoàn bắt đầu từ thời kì tổng thống Park Chung Hee (nhiệm kì 1961-
1979) . Ông đã áp dụng mô hình tương tự như Zaibatsu – được phát triển ở
Nhật trong suốt thời kì Meiji Era.
Khác biệt giữa mô hình Chaebol và mô hình Zaibatsu:
+ Chaebol được điều hành bởi gia đình trong khi Zaibatsu lại được điều
hành bởi những nhóm các nhà quản lý chuyên nghiệp.
+ Ở các Chaebol quyền lực tập trung trong tay chính những người sở
hữu,còn ở Zaibatsu có sự phân quyền và kết hợp chặt chẽ với các cổ đông.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Chaebol thường hình thành những công ty con để sản xuất các sản
phẩm phục vụ xuất khẩu, trong khi các tập đoàn lớn của Nhật lại thường
thuê các nhà đấu thầu bên ngoài.
- Chaebol đã trải qua thời kì phát triển thần kì bắt đầu từ những năm
1960 gắn chặt với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu của Nam Hàn. Thập niên 50
và đầu 60 sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là bông và sợi; thập niên 70 và 80 là
sản phẩm công nghiệp nặng và hóa chất; thập niên 90 là các sản phẩm điện
lạnh và công nghệ cao.
- Thời gian gần đây bên cạnh những Chaebol truyền thống, đã xuất hiện
những tập đoàn mức trung bình ở Hàn Quốc. Ví dụ như Appeal Telecom
được sáng lập bởi Lee Ga Hyoung –một cựu viên chức của Samsung.
Appeal Telecom đang sản xuất và quảng bá sản phẩm điện thoại di động và
sắp tới sẽ mở rộng lĩnh vực hoạt động của nó. Ở Đức những tập đoàn kiểu
tương tự như vậy đã đóng góp lớn cho nền kinh tế nên người ta cho rằng
hoàn toàn có lí do gì để những tập đoàn này giành được vị trí quan trọng
trong nền kinh tế Hàn Quốc.
- Sự hình thành của ba Chaebol lớn nhất Hàn Quốc:
+) Samsung ( nghĩa là 3 ngôi sao): là tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc
,được sáng lập bởi Lee Byung Chul-con trai một địa chủ. Năm 1938 Lee
thành lập công ty tại Daegu lấy tên là Samsung. Trải qua quá trình lâu dài
Samsung từ một công ty vận tải và kinh doanh bất động sản đã mở rộng lĩnh
vực hoạt động của mình :thành lập công ty sản xuất đường tinh luyện
(1953), giành được quyền kiểm soát với một số ngân hàng thương mại và
công ty bảo hiểm (những năm 1950), sản xuất sản phẩm điện máy (những
năm 1960) đến nay Samsung đã trở thành một trong những tập đoàn hàng
đầu thế giới.
+ Hyundae ( nghĩa là hiện đại): chính thức được đổi tên vào năm 1976,
người sáng lập là ông Chung Yu Jung. Tiền thân của Hyundae ban đầu là
một công ty sửa chữa ô-tô, rồi đến công ty xây dựng, đóng tàu. Với sự mở
rộng cả về quy mô và kĩnh vực hoạt động hiện nay Hyundae là tập đoàn rất
lớn hoạt đông đa ngành nghề.
+ Daewoo ( nghĩa là đại vũ): được thành lập vào những năm 1960, người
sáng lập là ông Kim Woo Chung. Lĩnh vực ban đầu và chủ yếu của DaeWoo
là các ngành công nghiệp nặng sau đó là các sản phẩm về điện máy.
DaeWoo luôn được đánh giá là tập đoàn đi đầu trong tính sáng tạo, đổi mới
và táo bạo trong kinh doanh.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương 2: Thực trạng về tập đoàn kinh tế Chaebol ở
Hàn Quốc
2.1 Cơ cấu quản lý trong các Chaebol:
2.1.1 Về cơ cấu sở hữu:
Cơ cấu quản lý trong các Chaebol có thể chia làm 3 loại như sau:
+ Loại thứ nhất: Cơ cấu sở hữu trực tiếp (mô hình của Han Jin Group)
Chủ sở hữu (Công ty
mẹ)
Các chi nhánh Công ty chi
nhánh
+ Loại thứ hai: Cơ cấu Công ty cổ phần (mô hình của Daewoo Group)
Chủ sở hữu (Công ty
mẹ)
Công ty cổ phần
Chi nhánh hay công ty chi
nhánh
+ Loại thứ ba: Cơ cấu sở hữu hỗn hợp (mô hình của Samsung Group)
Chủ sở hữu (Công
ty mẹ)
Công ty cổ phần
Các tổ chức trung gian
Chi nhánh hay công ty chi
nhánh
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.1.2 Về cơ cấu quyền lực:
Cơ cấu quyền lực đã được đề cập ở trên :các Chaebol đều áp dụng mô
hinh “kim tự tháp”( pyramid scheme) thể hiện một nền chuyên chế độc tài.
Tất cả người dân và xã hội đều chấp nhận điều này và coi nó như một tập
quán và truyền thống trong kinh doanh.
2.1.3 Về cơ chế điều hành:
Cơ chế điều hành: trong mỗi Chaebol đều có một cơ quan điều hành
riêng, cho dù tên gọi khác nhau, các cơ quan này đều có chức năng: giúp chủ
tịch tập đoàn phối hợp hoạt động của Công ty chi nhánh, điều hành nhân sự,
tài chính, đầu tư nghiên cứu và triển khai (R&D). Bằng các hoạt động cụ thể,
các cơ quan điều hành góp phần nâng cao tính hiệu quả của tập đoàn nói
chung, các Công ty chi nhánh nói riêng. Do quan hệ đẳng cấp, chủ tịch
Chaebol có vai trò chi phối các thành viên khác của Hội đồng. Nhìn chung,
chủ tịch Chaebol mang tính độc đoán, gia trưởng, đó là đặc thù nổi bật nhất
trong các tổ chức kinh doanh Hàn Quốc.
2.2 Khuynh hướng đa dạng hóa trong các Chaebol Hàn Quốc:
2.2.1 Tính tất yếu phải đa dạng hóa:
- Đa dạng hóa là xu thế chung của các tập đoàn trên thế giới
- Ban đầu các tập đoàn kinh tế mở rộng phạm vi hoạt động theo vùng địa
lí, sau đó hoc gặp phải giới hạn về địa lí buộc các tập đoàn phải đa dạng
hóa để tăng khả năng sinh lời và sức cạnh tranh.
2.2.2 Đặc trưng trong đa dạng hóa của các Chaebol Hàn Quốc:
- Bắt đầu từ những năm 50 ,phát triển đỉnh cao vào những năm 70.
- Tốc độ đa dạng hóa nhanh: thể hiện ở 2 tiêu chí là số lượng gia tăng
nhanh chóng số chi nhánh và công ty thành viên, số lĩnh vực mà các
Chaebol tham gia hoạt động.
- Mức độ đa dạng hóa cao: theo thống kê việc đa dạng hóa ở các công ty
thuộc 20 Chaebol hàng đầu Hàn Quốc lớn gấp 10 lần so với tốc độ đa dạng
hóa các công ty khác trên thế giới.
- Sự đan xen giữa đa dạng hóa liên hệ và đa dạng hóa không liên hệ
2.2.3 Nguyên nhân đa dạng hóa:
- Do chính sách kinh tế của chính phủ trong sự nghiệp công nghiệp hóa:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Giai đoạn 1973-1979 chính phủ tập trung vào các ngành công nghiệp
nặng và công nghiệp hóa chất. Những công ty nào đầu tư vào 2 ngành này sẽ
được hưởng ưu đãi của chính phủcác Chaebol đa dạng hóa vào công
nghiệp nặng.
+ Mỗi Chaebol khi thành lập một công ty mới thì mới được vay vốn, khi
vay được vốn lại thành lập công ty mới lại được vay vốn các Chaebol liên
tiếp thành lập những công ty mới để được vay nhiều vốn.
+ Chính phủ không cho phép các Chaebol thực hiện phá sản đối với các
công ty thành viên do lo ngại tình trạng thất nghiệp gia tăng ,các biện pháp
hỗ trợ từ phía chính phủ giúp các công ty tiếp tục duy trì và mở rộng hoạt
động.
+ Chính phủ giảm thiểu rủi ro cho các Chaebol bằng cách thủ tiêu cạnh
tranh trong thị trường nội địa Chaebol độc quyền, tích lũy được nguồn
vốn lớn tạo điều kiện tham gia vào những ngành không phải trọng điểm.
- Tình trạng kém phát triển của yếu tố đầu vào và mức chi phí giao dịch
thấp khả năng chuyển hoạt động sang các ngành khác dễ dàng.
- Việc các Chaebol mong muốn có sức mạnh để cải thiện quan hệ với
chính phủ và tự bảo vệ mình: giảm tình trạng phụ thuộc vào nguồn tài chính
từ chính phủ và sự tổn thương trước những biến động về chính trị đa dạng
hóa để tăng khả năng tự chủ.
- Đặc điểm của hệ thống quản lí: quyền lực trong các Chaebol tập trunng
trong tay một số người nhưng lại không được pháp luật bảo vệ đa dạng
hóa để giảm thiểu rủi ro.
- Tính biến động của của môi trường kinh doanh: do tính không ổn định
của thị trường đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng cạnh
tranh.
2.3 Vai trò của các Chaebol trong nền kinh tế Hàn Quốc:
- Từ khi được hình thành cho đến trong suốt những năm 70 Chaebol đã
thực sự trở thành trụ cột kinh tế của Hàn Quốc. Với sự trợ giúp của chính
phủ Chaebol đã sản xuất kinh doanh thương mại và dịch vụ, thu hút chuyển
giao công nghệ… Các Chaebol trong thời kì này đã đóng góp rất lớn cho sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế của nền kinh tế với tỷ lệ hàng năm trung