Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nghiên cứu tiếng dân tộc kinh ở quảng tây trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.63 KB, 19 trang )

Nghiên cứu tiếng dân tộc Kinh ở Quảng Tây
Trung Quốc


Lê Xảo Bình


Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận án TS. ngành: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam
Mã số: 62 22 01 25
Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. Trần Trí Dõi
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Khái quát về ―Dân tộc Kinh ở Quảng Tây Trung Quốc‖. Trình bày một
vài nội dung liên quan đến ―lý thuyết‖ phục vụ cho nhiệm vụ của đề tài. miêu tả
những ―đặc điểm cấu trúc âm tiết tiếng Kinh‖. Sau đó luận án sẽ miêu tả âm vị học
―bức tranh ngữ âm hiện nay của tiếng Kinh‖ thể hiện qua việc mô tả hệ thống thanh
điệu, hệ thống ngữ âm đoạn tính tiếng Kinh. Giới thiệu về hệ thống ngữ âm tiếng
Kinh, mà cụ thể là tiếng Kinh ở làng Vạn Vỹ. mô tả thêm một số ―đặc điểm cấu trúc
ngữ pháp tiếng Kinh‖ mà chúng tôi nhận thấy chƣa có ở công trình ―Nghiên cứu
tiếng Kinh‖ của tác giả Vi Thụ Quan. Làm sáng rõ những khác biệt giữa tiếng Kinh
so với tiếng Việt hiện đại‖ về ngữ âm nhƣ thế nào. Sau đó qua sự khác biệt ấy, bƣớc
đầu góp phần vào việc lý giải đặc điểm phát triển của tiếng Kinh trong một môi
trƣờng mới ở Trung Quốc.

Keywords. Dân tộc thiểu số Việt Nam; Ngôn ngữ học; Tiếng Kinh; Dân tộc Kinh;
Quảng Tây

Content
MỞ ĐẦU


0.1.Lý do chọn đề tài.
Tiếng Kinh là tiếng nói của dân tộc Kinh ở Quảng Tây Trung Quốc. Theo những nghiên
cứu đã có, tổ tiên của ngƣời Kinh là ngƣời Đồ Sơn Hải Phòng Việt Nam di cƣ đến từ thế kỷ
XV. Vì thế, có thể cho rằng gốc của tiếng Kinh là tiếng của ngƣời miền Bắc Việt Nam. Sau
nhiều năm xa cách chủ thể và chịu ảnh hƣởng của tiếng dân tộc khác, tiếng nói của họ đã
không còn là tiếng Việt thuần túy nữa. Nó đã có sự thay đổi về ngữ âm, từ vựng và ngữ
pháp so với tiếng Việt hiện đại.
Ở Trung Quốc và Việt Nam, đã có một vài công trình nghiên cứu về tiềng Kinh. Trong
số đó, có công trình tƣơng đối đơn giản (nhƣ ―Kinh ngữ giản chí‖ ), có công trình thì chi
tiết hơn (nhƣ ―Kinh ngữ nghiên cứu‖ ). Nhìn chung, phần nhiều trong các công trình ấy,
chẳng hạn nhƣ khi mô tả ngữ âm, thƣờng thiên về mô tả liệt kê nên có những kiến giải cần
phải đƣợc kiểm tra lại. Vì vậy, việc nghiên cứu tiếng Kinh - đƣợc giả định tách ra từ tiếng
Việt trung cổ - nhƣ ngôn ngữ một dân tộc thiểu số ở Trung Quốc là điều hết sức cần thiết.
Điều đó sẽ không chỉ có giá trị to lớn trong việc hiểu biết đầy đủ về tiếng Kinh, hiểu biết
lịch sử biến đổi của ngôn ngữ sau khi tách khỏi tiếng Việt mà nó còn có giá trị trong việc
nghiên cứu vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở khu vực.
0.2.Khái quát về tình trạng nghiên cứu tiếng Kinh.
Ở Trung Quốc, mãi cho đến những năm 50 thế kỷ XX trở lại đây, tiếng Kinh mới dần
đƣợc nghiên cứu. Trong số đó, công trình đáng ghi nhận là cuốn “Nghiên cứu tiếng Kinh”
của Vi Thụ Quan; còn lại là những bài báo và công trình vừa liên quan đến kinh tế, văn hóa
xã hội vừa đề cập đến tiếng Kinh. Do thiên về mô tả liệt kê nên hiện chƣa có công trình nào
nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về ngữ âm tiếng Kinh để qua đó chúng ta nhận thấy có
sự khác biệt giữa tiếng Kinh và tiếng Việt một cách thuyết phục. Đây chính là những vấn
đề mà luận án chúng tôi sẽ bổ sung để góp phần có đƣợc một bức tranh mô tả hoàn chỉnh
hơn nữa về tiếng Kinh ở Quảng Tây Trung Quốc.
0.3. Nhiệm vụ và phạm vi tư liệu nghiên cứu của luận án.
Luận án của chúng tôi đặt nhiệm vụ chính là: thứ nhất, mô tả theo cách mô tả ngữ âm -
âm vị học hệ thống ngữ âm tiếng Kinh; thứ hai, trên cơ sở mô tả ngữ âm ấy, luận án sẽ
bƣớc đầu có những lý giải về sự khác biệt giữa tiếng Kinh với tiếng Việt để nhìn nhận tính
kế thừa về mặt lịch sử giữa hai ngôn ngữ. Thứ ba, mô tả về từ vựng và ngữ pháp của ngôn

ngữ này. Trong luận án, ở nhiệm vụ thứ ba chúng tôi chỉ mô tả bổ sung thêm cho những mô
tả đã có, nhằm góp phần làm cho bức tranh về tiếng Kinh đƣợc nhận diện đầy đủ hơn mà
thôi.
Để thực hiện những nhiệm vụ trên, luận án sẽ lấy tiếng Kinh làng Vạn Vỹ (xã Giang
Bình, thị xã Cảng Phòng Thành, Quảng Tây Trung Quốc) làm đối tƣợng miêu tả chính.
Trong một vài trƣờng hợp, để có lợi cho việc lý giải về sự khác biệt giữa tiếng Kinh và
tiếng Việt, có thể dẫn thêm tƣ liệu tiếng Kinh làng Sơn Tâm và Vu Đầu. Nhƣ vậy, tƣ liệu
chính của chúng tôi là tiếng Kinh làng Vạn Vỹ.
0.4.Phương pháp nghiên cứu.
Luận án, nhƣ vậy, chủ yếu là tiến hành nghiên cứu đồng đại tiếng Kinh. Cụ thể là, cùng
với những tài liệu đã có, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra điền dã để có thêm tài liệu trực tiếp
về tiếng Kinh Vạn Vỹ. Trên cơ sở đó, luận án dành ƣu tiên cho việc miêu tả âm vị học ngữ
âm của tiếng Kinh và qua đó bƣớc đầu giải thích một vài biến đổi ngữ âm của ngôn ngữ
này. Sau đó, trong chừng mực cho phép chúng tôi sẽ miêu tả bổ sung một vài nội dung về
từ vựng và ngữ pháp của tiếng Kinh.
Thực hiện cách làm việc ấy, ngoài phƣơng pháp thu thập tƣ liệu là phương pháp nghiên
cứu điền dã, phƣơng pháp làm việc chính của luận án là phương pháp miêu tả của ngôn
ngữ học. Ngoài ra, để phục vụ những nhiệm vụ nghiên cứu chính, trong luận án chúng tôi
cũng áp dụng những thủ pháp nghiên cứu khác nhƣ thủ pháp thống kê, thủ pháp so sánh
nhằm so sánh tiếng Kinh với tiếng Việt hiện nay để chỉ ra sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ.
Ngoài ra, do tiếng Kinh hiện nay lại có một vài hiện tƣợng giống nhau với tiếng Hán
nói chung và Việt phƣơng ngữ nói riêng, cho nên khi cần chúng tôi cũng áp dụng thủ pháp
đối chiếu để qua đó bƣớc đầu thử nêu lên những nhận xét về tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng
Kinh với những ngôn ngữ nói trên. Nhƣ vậy, tuy luận án lấy nghiên cứu đồng đại là chính
nhƣng đôi khi chúng tôi cũng có lý giải thêm về lịch đại để hiểu đồng đại một cách sâu hơn.
0.5. Đóng góp và ý nghĩa của luận án.
Luận án có thể có hai đống góp. Thứ nhất, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu đầy đủ
và có hệ thống về ngữ âm tiếng Kinh ở Quảng Tây Trung Quốc. Thứ hai, qua việc miêu tả
ấy, đến lƣợt mình, sẽ làm sáng tỏ một vấn đề là tiếng Kinh đã kế thừa ngữ âm tiếng Việt
trƣớc đây nhƣ thế nào trong một môi trƣờng mới.

Theo chúng tôi, cùng với hai đống góp đó luận án cũng sẽ có những đóng góp về miêu
tả ngữ pháp và từ vựng của tiếng Kinh. Qua đó góp phần trình bày những chứng cớ thể hiện
tiếng Kinh đã kế thừa tiếng Việt trƣớc đây nhƣ thế nào. Đồng thời, nó góp thêm tƣ liệu làm
sáng tỏ mối quan hệ giữa tiếng Hán với tiếng Kinh. Đó chính là ý nghĩa của luận án đối với
lý luận ngôn ngữ khi nghiên cứu lịch sử hay tiếp xúc ngôn ngữ ở khu vực.
Ở Trung Quốc, các nhà ngôn ngữ học đã coi tiếng Kinh là thứ ngôn ngữ có nguy cơ bị
biến mất, vì vậy, mô tả chi tiết ngữ âm của luận án có một số ý nghĩa về thực tiễn nhƣ: a,
Luận án sẽ cung cấp một bức tranh toàn diện về tiếng Kinh ở Quảng Tây Trung Quốc. Từ
đó nó sẽ cũng cấp đƣợc những số liệu cụ thể về sự biến đổi của tiếng Kinh, góp sức vào
việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số, một vấn đề đƣợc Trung Quốc coi trọng. Bởi vì
Trung Quốc đã xếp ngôn ngữ có nguy cơ bị biến mất là loại di sản văn hóa phi vật thể; b,
Luận án cung cấp tƣ liệu chứng minh quy luật chung của tiếp xúc ngôn ngữ, quy luật đó là
tiếp xúc – vay mƣợn- biến đổi nhờ sự giao lƣu văn hóa giữa dân tộc Kinh và dân tộc Hán;
c, Qua luận án, có thể biết đƣợc tình hình của tiếng Kinh ở Quảng Tây Trung Quốc và xu
thế phát triển sau này của ngôn ngữ, điều đó có giá trị cho việc nghiên cứu sự diễn biến
ngôn ngữ của dân tộc Việt khi họ sinh sống ở nƣớc ngoài, một nội dung mà Việt Nam rất
quan tâm.
0.6.Cấu trúc của luận án.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận án gồm 4 chƣơng với các nội dung chính
nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cảnh huống ngôn ngữ của tiếng Kinh và một vài vấn đề lý thuyết liên quan
đến đề tài.
Chƣơng 2: Mô tả đặc điểm cấu trúc ngữ âm của tiếng Kinh
Chƣơng 3: Một số đặc điểm cấu trúc từ vựng và ngữ pháp của tiếng Kinh
Chƣơng 4: Tiếng Kinh ở Quảng Tây Trung Quốc trong mối tƣơng quan với tiếng Việt
hiện đại và tiếng Hán.

CHƢƠNG MỘT
CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ CỦA TIẾNG KINH VÀ MỘT VÀI VẤN ĐỀ LÝ
THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Dân tộc Kinh ở Quảng Tây Trung Quốc.
1.1.1.Tình hình chung của dân tộc Kinh.
Dân tộc Kinh là một trong 55 dân tộc ít ngƣời của Trung Quốc. Họ sinh sống tập trung
tại ba làng Sơn Tâm, Vạn Vỹ và Vu Đầu thuộc xã Giang Bình thị xã Cảng Phòng Thành,
khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc. Làng Sơn Tâm, Vạn Vỹ và Vu Đầu
đƣợc ngƣời Trung Quốc gọi là ―Kinh tộc ba đảo‖. Ở đây họ sống đan xen chủ yếu với
ngƣời Hán, Choang và Dao. Dân số dân tộc Kinh là 22,517 ngƣời (năm 2000), đứng thứ 41
trong số 55 dân tộc ít ngƣời Trung Quốc.
Dân tộc Kinh có ngôn ngữ riêng là tiếng Kinh. Nó là công cụ giao tiếp chủ yếu của
ngƣời Kinh trong cộng đồng. Dân tộc Kinh không có chữ viết latinh, từ xƣa đến nay đều sử
dụng chữ Hán để ghi tiếng Kinh gọi là ―chữ Nôm‖. Tổ tiên của ngƣời Kinh đã tự tạo ra loại
chữ viết gọi là chữ Nôm này.
1.1.2. Môi trường sinh thái tự nhiên và kinh tế xã hội của dân tộc Kinh.
Kinh tộc ba đảo Sơn Tâm, Vạn Vỹ và Vu Đầu nằm ở cực tây nam đƣờng biển Trung
Quốc, cách nƣớc CHXHCN Việt Nam không xa, trong đó gần Việt Nam nhất là đảo Vạn
Vỹ. Tổng diện tích của Kinh tộc ba đảo là 20,8 ki lô mét vuông.
1.1.3. Khái quát về văn hóa truyền thống và tập tục của dân tộc Kinh.
Trong quá trình phát triển lâu dài, dân tộc Kinh đã sáng tạo và phát triển văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần phong phú rực rỡ bằng bàn tay và trí tuệ của mình. Từ hiện trạng
sản xuất, đời sống kinh tế, ăn ở đi lại và tập tục, văn hóa nghệ thuật mang đậm sắc thái dân
tộc vẫn còn đƣợc giữ lại. Chúng ta đều có thể lĩnh hội đƣợc văn hóa truyền thống của dân
tộc Kinh.
1.1.4. Môi trường của tiếng Kinh.
Ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với sự biến đổi của xã hội, hầu nhƣ sự biến đổi của mọi
mặt xã hội đều có khả năng dẫn đến sự biến đổi của ngôn ngữ. Cảnh huống ngôn ngữ của
tiếng Kinh chủ yếu đƣợc thể hiện ở vị trí địa lý, giáo dục nhà trƣờng, quan hệ dân tộc, hôn
nhân gia đình và hoàn cảnh xã hội. Những yếu tố đó đều gắn liền với môi trƣờng cộng cƣ
với ngƣời Hán (Việt phƣơng ngữ) và phần nào với ngƣời Choang và Dao.
1.2. Về hiện trạng nghiên cứu tiếng Kinh và cách tiếp cận của luận án.
Dân tộc Kinh là dân tộc vừa ven biển, vừa giáp biên duy nhất Trung Quốc và cũng là

một dân tộc thiểu số giàu có nhất Trung Quốc. Có rất nhiều nhà xã hội học, nhà dân tộc
học, nhà kinh tế học và nhà du lịch học v. v. đã đến nghiên cứu ngƣời Kinh cũng nhƣ
nghiên cứu văn hóa, kinh tế xã hội của dân tộc Kinh và họ chỉ xem tiếng Kinh nhƣ một yếu
tố văn hóa của dân tộc Kinh.
1.2.1. Bình luận tình hình nghiên cứu tiếng Kinh ở Trung Quốc.
Từ những năm 50 của thế kỷ XX cho đến nay, các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc đã có
đƣợc một số kết quả nghiên cứu về tiếng Kinh nhƣ đã trình bày ở phần mở đầu. Tình hình
nghiên cứu nhƣ thế là tƣơng đối tốt, tƣơng đối phong phú. Tuy nhiên, để hiểu toàn diện về
tiếng Kinh, những kết quả ấy vẫn còn chƣa đầy đủ.
1.2.2 Vấn đề mô tả một ngôn ngữ: trường hợp tiếng Kinh.
Nhƣ đã nói, luận án của chúng tôi lấy nhiệm vụ mô tả ngữ âm tiếng Kinh là một trong
những nhiệm vụ chính. Cách mô tả ngữ âm tiếng Kinh của chúng tôi dựa trên cảm nhận
thính giác. Kết quả của việc mô tả này, sẽ đƣợc diễn đạt bằng các ký hiệu phiên âm quốc tế
(IPA) để tiện lợi cho những học giả khác khi muốn sử dụng kết quả nghiên cứu. Về từ vựng
và ngữ pháp, chúng tôi chỉ giới hạn nhiệm vụ là miêu tả bổ sung một vài vấn đề có bản nhất
thuộc về cấu trúc từ vựng và ngữ pháp của ngôn ngữ mà “Nghiên cứu tiếng Kinh” của Vi
Thụ Quan chƣa mô tả. Có thể nói việc mô tả mà chúng tôi thực hiện, về cơ bản, là theo
cách làm truyền thống.
1.3. Một vài vấn đề khác liên quan đến đề tài.
1.3.1. Cảnh huống ngôn ngữ của tiếng Kinh.
Cảnh huống ngôn ngữ nơi tiếng Kinh hành chức là cảnh huống đa ngữ. Trong đó tiếng
Kinh chủ yếu dùng trong cộng đồng (quan hệ thân tộc, hôn nhân gia đình v.v.); còn trong
giao lƣu kinh tế và xã hội (nhƣ giáo dục v.v) nó chủ yếu liên quan đến tiếng Hán (Việt
phƣơng ngữ) và tiếng Việt hiện đại.
1.3.2. Tiếp xúc và vay mượn ngôn ngữ ở tiếng Kinh.
Tiếp xúc ngôn ngữ là chỉ những ngƣời nói ngôn ngữ khác nhau ảnh hƣởng lẫn nhau vì
giao lƣu với nhau. Tiếp xúc ngôn ngữ thƣờng có quan hệ mật thiết với nguyên nhân địa lý,
hay nguyên nhân buôn bán, chiến tranh, chính trị, văn hóa, tôn giáo và dân tộc v.v.
Trong cảnh huống ngôn ngữ của mình, tiếng Kinh có sự tiếp xúc và vay mƣợn từ cả
tiếng Hán lẫn tiếng Việt hiện đại. Những tiếp xúc ấy có dẫn đến sự thẩm thấu các thành

phần cũng nhƣ các phƣơng thức, thậm chí làm thay đổi những quy tắc, thay đổi ít nhiều hệ
thống và cấu trúc, gây nên sự pha trộn giữa hai ngôn ngữ làm nảy sinh ra một vài hiện
tƣợng mới trong sử dụng ngôn ngữ.
1.3.4. Thái độ ngôn ngữ của người Kinh.
Thái độ ngôn ngữ là sự đánh giá về giá trị và khuynh hƣớng hành vi của một cộng đồng
hay cá nhân đối với một ngôn ngữ nào đó. Thái độ ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong
đời sống ngôn ngữ của con ngƣời, và có ảnh hƣởng sâu rộng đối với năng lực ngôn ngữ và
hành vi ngôn ngữ của ngƣời sử dụng ngôn ngữ đó. Ngƣời Kinh ở Quảng Tây có thái độ
ngôn ngữ tích cực đối với ngôn ngữ của mình.
1.4. Tiểu kết
1. Dân tộc Kinh ở Quảng Tây Trung Quốc là một trong 55 dân tộc ít ngƣời của Trung
Quốc. Tổ tiên của ngƣời Kinh, đƣợc cho là ngƣời Việt ở Bắc Việt Nam, đã di cƣ đến Quảng
Tây Trung Quốc vào sau thế kỷ XV. Tiếng Kinh là công cụ giao tiếp nội bộ của ngƣời
Kinh. Dân tộc Kinh không có chữ viết Latinh, từ xƣa đến nay đều sử dụng chữ Nôm và chữ
Hán.
2. Xã Giang Bình thị xã Cảng Phòng Thành Quảng Tây Trung Quốc mà ngƣời dân tộc
Kinh sinh sống là một nơi đa dân tộc, tiếng Hán là ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong
vùng và trở thành công cụ giao tiếp chung cho các dân tộc ở vùng này. Nhƣng tiếng Hán ở
đây không phải tiếng phổ thông, là tiếng Hán địa phƣơng, đƣợc gọi là ―Việt phƣơng ngữ‖.
Theo quy luật phát triển chung, Việt phƣơng ngữ sẽ ảnh hƣởng đến tiếng Kinh. Tiếng Kinh
sẽ vay mƣợn những yếu tố ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của Việt phƣơng ngữ, khiến cho
cấu trúc của mình bị biến đổi.
3. Là ngôn ngữ gốc của tiếng Kinh, tiếng Việt còn là ngôn ngữ toàn dân của một quốc
gia ở ngay bên cạnh. Chính vì thế, sau mấy trăm năm xa cách và lại ở trong môi trƣờng
ngôn ngữ khác nhau, tiếng Kinh và tiếng Việt sẽ có sự khác biệt. Song, ngƣời Kinh ở ba
đảo Sơn Tâm, Vạn Vỹ và Vu Đầu luôn có quan hệ mật thiết với ngƣời Việt ở gần đấy. Vì
thế, những từ mới trong vốn từ tiếng Việt chắc chắn sẽ ảnh hƣởng đến tiếng Kinh khiến nó
có những ―vay mƣợn‖ từ tiếng Việt hiện đại.
4. Cuối cùng điều cần nhấn mạnh là, trong hoàn cảnh trƣớc khi luận án của chúng tôi
hoàn thành, tiếng Kinh đã đƣợc mô tả ở những công trình khác nhau suốt từ những năm 50

của thế kỷ XX đến nay. Điểm khác biệt mà luận án của chúng tôi thực hiện so với những
công trình đã có đƣợc thể hiện ở chỗ. Thứ nhất, nếu nhƣ các công trình trƣớc đó chủ yếu
lấy tiếng Kinh làng Vạn Vỹ làm đối tƣợng mô tả chính thì chúng tôi lấy cả tiếng Kinh làng
Vạn Vỹ và Sơn Tâm làm đối tƣợng mô tả. Điều khác biệt này là kết quả của việc bổ sung tƣ
liệu do nghiên cứu điền dã mà có.
Thứ hai, sự khác biệt trong miêu tả ngữ âm của chúng tôi là, thay vì các công trình
trƣớc đó miêu tả theo cách liệt kê các yếu tố ngữ âm, thì miêu tả trong luận án tuân thủ yêu
cầu của miêu tả âm vị học. Việc tuân thủ yêu cầu này là sự khác biệt cơ bản của luận án
chúng tôi so với những miêu tả ngữ âm đã có.
Thứ ba, khi mô tả về từ vựng và ngữ pháp, luận án chỉ lựa chọn thêm những gì mà các
công trình có trƣớc chƣa đề cập tới. Nhƣ vậy, ở bình diện này, mô tả của luận án chỉ là sự
bổ sung cho những công trình đã có. Điều này là ích lợi vì nó sẽ cung cấp cho các nhà
nghiên cứu những thông tin đầy đủ hơn về từ vựng và ngữ pháp tiếng Kinh.

CHƢƠNG HAI
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC NGỮ ÂM CỦA TIẾNG KINH
2.1. Đặc điểm cấu trúc âm tiết tiếng Kinh.
Tiếng Kinh là một ngôn ngữ âm tiết tính nhƣ nhiều ngôn ngữ âm tiết tính khác ở vùng
Đông Nam Á.
2.1.1. Cấu trúc âm tiết của tiếng Kinh.
Bằng thính giác, ngƣời ta có thể cảm nhận âm tiết trong tiếng Kinh bao gồm thanh điệu, âm
đầu và vần. Ví dụ: fj
1
naŋ
5
―phơi nắng‖, ta
5 ―
sáng‖, kwaŋ
1
“quang”.

2.1.2. Đặc điểm của âm tiết tiếng Kinh.
Những mô tả của luận án cho thấy tiếng Kinh là một ngôn ngữ đơn lập và có cấu trúc
âm tiết gồm thanh điệu, âm đầu và vần. Âm tiết tiếng Kinh có những đặc điểm sau: Tính
độc lập cao; Có khả năng biểu hiện ý nghĩa; Có cấu trúc chặt chẽ.
2.2. Bức tranh ngữ âm hiện nay của tiếng Kinh.
2.2.1. Thanh điệu trong tiếng Kinh hiện nay.
Thanh điệu là đơn vị siêu đoạn tính có chức năng khu biệt nghĩa. Theo kết quả nghiên
cứu của chúng tôi, trong hệ thống ngữ âm tiếng Kinh làng Vạn Vỹ có 5 thanh điệu. Đó là
thanh 1 (thanh bằng hay thanh không dấu), thanh 2 (thanh huyền), thanh 3 (thanh hỏi),
thanh 5 (thanh sắc) và thanh 6 (thanh nặng).
2.2.2. Hệ thống ngữ âm đoạn tính trong tiếng Kinh.
2.2.2.1. Phụ âm đầu.
Theo sự thống kê của chúng tôi, phụ âm đầu tiếng Kinh làng Vạn Vĩ gồm 24 âm vị
gồm: [  ], [ k ], [ ŋ ], [ ɣ ], [ t ], [ b ] , [ d ] , [ m ] , [ n ] , [ s ], [ h ] , [ v ] , [ r ] , [ l ], [ t], [
c ], [ ɲ ], [ k ], [ f ] , [ j ], [ p ], [ p ], [  ], [ tsh ].
2.2.2.2.Âm đệm trong tiếng Kinh.
Về hình thức, trong tiếng Kinh nối âm đầu với vần là âm /zero/ và / -w- /. Vì âm /zero/
tồn tại sau tất cả các phụ âm đầu nên thực chất chỉ có âm đệm / -w- /.
2.2.2.3. Âm chính trong tiếng Kinh.
Cũng nhƣ trong tiếng Việt, những âm vị giữ vai trò làm âm chính trong âm tiết tiếng
Kinh làng Vạn Vỹ bao giờ cũng là nguyên âm. Theo kết quả phân tích của chúng tôi, trong
tiếng Kinh làng Vạn Vỹ tổng cộng có 14 nguyên âm làm âm chính. Vậy 14 âm nguyên làm
âm chính là: [ ie ], [ ɯɤ], [ uo ], [ i ], [ e ], [ ε ], [ ɯ

], [ ɤ ], [ a], [ u ], [ o ], [], [ ɤ], [ a ].
Trong đó, có ba nguyên âm đôi là [ ie ], [ ɯɤ], [ uo ] và mƣời một nguyên âm đơn là [ i ], [
e ], [ ε ], [ ɯ

], [ ɤ], [ a ], [ u ], [ o ], [], [ ɤ], [ a ].
2.2.2.4. Âm cuối.

Tiếng Kinh làng Vạn Vỹ tổng cộng có 8 âm cuối, trong đó có 6 phụ âm và 2 bán
nguyên âm. Những phụ âm làm âm cuối là: [ -p ], [ -t ], [ -k ], [ -m ], [ -n ], [ -ŋ ] và 2 bán
nguyên âm: [ -w ], [ -j ].
2.3. Tiểu kết.
2.3.1. Tóm lược về hệ thống ngữ âm của tiếng Kinh.
Theo kết quả khảo sát của luận án nhƣ đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng tiếng
Kinh là một ngôn ngữ âm tiết tính. Âm tiết tiếng Kinh đƣợc cấu tạo từ các thành tố là âm
đầu, phần vần (âm đệm, âm chính, âm cuối) và thanh điệu. Cấu trúc này là cố định với ba
thành phần cơ bản đã nói đến.
Tính một cách tổng thể, trong hệ thống cấu trúc ấy tiếng Kinh có 52 âm vị. Trong đó,
có 05 âm vị siêu đoạn tính và 47 âm vị đoạn tính. Trong số 47 âm vị đoạn tính, có 14
nguyên âm, 03 bán nguyên âm; số còn lại là các phụ âm.
2.3.2. Một vài lưu ý.
Nhƣ chúng tôi đã trình bày ở chƣơng 1, tiếng Kinh là một ngôn ngữ thiểu số có một số
ngƣời quan tâm.Công trình ―Nghiên cứu tiếng Kinh‖ của Vi Thụ Quan xuất bản cuối năm
2009, có thể nói, vừa là công trình có tính kế thừa những gì đã nghiên cứu trƣớc đây về
tiếng Kinh, vừa cho ta những hiểu biết mới về ngôn ngữ này. Tuy nhiên, hệ thống ngữ âm
tiếng Kinh mà chúng tôi xác lập trên đây có những khác biệt nhất định với hệ thống ngữ
âm mà ông xác lập.
Nét khác biệt rõ nhất thể hiện ở cách mô tả hệ thống ngữ âm tiếng Kinh. Nếu nhƣ, khi
xác lập hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ này, ông làm theo cách liệt kê ra danh sách các yếu
tố ngữ âm rồi đƣa ví dụ để minh họa, thì đối với chúng tôi, cách làm là khác. Để xác lập các
yếu tố của hệ thống ngữ âm tiếng Kinh, chúng tôi luôn tôn trọng việc xuất trình thế đối lập
âm vị học bảo đảm cho sự hiện diện của yếu tố đó. Nhờ vậy mà trong một vài trƣờng hợp
cụ thể, danh sách các yếu tố ngữ âm trong tiếng Kinh của chúng tôi và Vi Thụ Quan có
những chi tiết khác nhau. Và đây là khác biệt thứ hai giữa mô tả hệ thống ngữ âm của ngôn
ngữ này mà chúng tôi thực hiện với những tác giả đi trƣớc. Những khác biệt nhƣ thế tuy
không nhiều nhƣng là những khác biệt, theo chúng tôi, là rất đáng chú ý.

CHƢƠNG BA

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TỪ VỰNG VÀ NGỮ PHÁP TIẾNG KINH
3.1. Đặc điểm từ vựng tiếng Kinh hiện nay.
3.1.1. Đặc điểm cấu tạo từ trong tiếng Kinh hiện nay.
Trong tiếng Kinh, từ đơn là từ một hình vị, thƣờng trùng với một âm tiết nhƣng không
phải lúc nào cũng là một âm tiết; từ phức hợp là do hai hình vị trở lên tổ hợp lại. Các từ
phức hợp lại đƣợc chia theo phƣơng thức cấu tạo thành từ láy và từ ghép. Các từ ghép lại

×