Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu văn bản hương ước cổ truyền huyện văn lâm tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.07 KB, 8 trang )

Nghiên cứu văn bản hương ước cổ truyền
Huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng Yên


Nguyễn Thị Minh Quý


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Hán Nôm; Mã số: 60 22 40
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Khắc Thuân
Năm bảo vệ: 2011


Abstract. Khái quát về huyện Văn Lâm và hương ước cổ truyền huyện Văn Lâm,
tỉnh Hưng Yên. Nghiên cứu văn bản hương ước cổ truyền huyện Văn Lâm, tỉnh
Hưng Yên. Phân tích nội dung và giá trị văn bản hương ước cổ truyền huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Keywords. Hán nôm; Hương ước; Huyện Văn Lâm; Hưng Yên; Tư liệu lịch sử

Content
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Mỗi làng xã người Việt ở đồng bằng Bắc bộ đều có phong tục tập quán riêng được
phản ánh qua hương ước.
Cũng như các làng quê người Việt khác, làng xã huyện Văn Lâm thuộc tỉnh Hưng
Yên hiện còn lưu giữ một di sản hương ước đồ sộ, trong đó có một lượng lớn tài liệu hương
ước cổ truyền, hương ước cải lương và quy ước xây dựng làng văn hoá, phản ánh các mặt
sinh hoạt văn hoá xã hội, tín ngưỡng của cộng đồng người Việt.
2. Làm tốt đề tài nghiên cứu này nhằm góp phần bảo tồn kho di sản Hán Nôm quý
giá, cũng như góp phần phát huy và xây dựng quy ước văn hóa hiện nay ở địa phương.


2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vấn đề nghiên cứu tục lệ làng xã cổ truyền Việt Nam đã có một số học giả trong và
ngoài nước quan tâm. Tiêu biểu là Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc
Bộ của Trần Từ (Nxb. KHXH, Hà Nội, 1984), Hương ước và quản lí làng xã của Bùi Xuân
Đính (Nxb. KHXH, Hà Nội, 1998); Hương ước làng xã Bắc bộ Việt Nam với luật làng Kan to
Nhật Bản (thế kỷ XVII-XIX) của Vũ Duy Mền và Hoàng Minh Lợi (Viện Sử học, H. 2001)…
Văn bản hương ước một số địa phương được công bố trong các công trình như: Hương ước
cổ Hà Tây, Hương ước tỉnh Thanh Hóa, Tục lệ Lạng Sơn, Tục lệ cổ truyền làng xã người
Việt…
Một số văn bản hương ước huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên được khai thác làm tư
liệu cho một số công trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa làng xã, địa chí Hưng Yên. Song
cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về hương ước cổ truyền
huyện Văn Lâm.
3. NGUỒN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Hương ước cổ truyền huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên có niên đại chủ yếu từ thế kỉ
XVII thời Lê đến thời Nguyễn, được sưu tập tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu từ
AFa3/62 đến AFa3/86, có trên 20 đầu sách; bao gồm hương ước của các xã trong 7 tổng Đại
Từ, Thái Lạc, Lạc Đạo, Như Quỳnh, Nghĩa Trai, Đồng Xá, Lương Tài, huyện Văn Lâm.
Luận văn chủ yếu dựa vào nguồn tài liệu này, kết hợp với điều tra thực địa làng xã huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên để xây dựng bộ sưu tập đầy đủ tư liệu hương ước địa phương.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung lập thư mục tóm tắt các văn bản hương ước cổ truyền của huyện
Văn Lâm tỉnh Hưng Yên, theo đơn vị hành chính đầu thế kỷ XX, được lưu giữ tại Viện
Nghiên cứu Hán Nôm. Trên cơ sở đó, phân loại và đi sâu phân tích văn bản và giá trị nội
dung một số văn bản có niên đại sớm mang tính đặc thù tiêu biểu cho mỗi loại hình văn bản
hương ước, mỗi địa phương.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu văn bản học Hán Nôm.
Phương pháp thống kê, phân tích.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành.

6. MỤC ĐÍCH VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Trước hết luận văn thống kê tương đối đầy đủ về hương ước cổ truyền làng xã huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Luận văn bước đầu phân tích giá trị hương ước trong việc bảo tồn
và phát huy truyền thống văn hóa nơi làng xã.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn bao gồm ba
chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Văn Lâm và hƣơng ƣớc cổ truyền huyện Văn
Lâm, tỉnh Hƣng Yên
Chương 2: Văn bản hƣơng ƣớc cổ truyền huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên
Chương 3: Nội dung và giá trị văn bản hƣơng ƣớc huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng
Yên

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VĂN LÂM VÀ HƢƠNG ƢỚC CỔ TRUYỀN HUYỆN VĂN
LÂM -TỈNH HƢNG YÊN
1.1. Hệ thống làng xã huyện Văn Lâm - nơi lƣu giữ hƣơng ƣớc cổ truyền
1.1.1. Huyện Văn Lâm ngày nay
Văn Lâm là huyện nằm ở phía bắc tỉnh Hưng Yên, phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Bắc
Ninh, phía tây giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp các huyện Văn Giang, Yên Mỹ và Mỹ Hào,
phía đông giáp tỉnh Hải Dương. Huyện Văn Lâm có 11 đơn vị hành chính xã, thị trấn.
Văn Lâm có quốc lộ 5A và đường sắt Hà Nội-Hải Phòng chạy từ đông sang tây là
điều kiện thuận lợi để Văn Lâm có thể giao lưu trực tiếp với hai trung tâm kinh tế, văn hóa
lớn, quan trọng của các tỉnh phía Bắc.
Hiện nay Văn Lâm là trung tâm công nghiệp, thương mại quan trọng của tỉnh Hưng
Yên do có vị trí tiếp giáp thủ đô Hà Nội, nằm dọc tuyến đường số 5. Tốc độ đô thị hoá diễn ra
rất nhanh do tiếp giáp với các khu đô thị lớn ven đô, hiện có rất nhiều khu đô thị mới được
xây dựng tại đây tạo nên diện mạo mới cho khu vực năng động này.
Văn Lâm là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, ảnh hưởng trực tiếp từ văn hóa
Thăng Long và Kinh Bắc. Hiện nay, huyện còn bảo tồn được nhiều di tích lịch sử văn hóa

nổi tiếng như: chùa Nôm, cầu đá, chùa Thái Lạc, đền Hoàng thái hậu Ỷ Lan hấp dẫn du
khách trong và ngoài nước. Đồng thời, nhân dân Văn Lâm vẫn giữ được những giá trị văn
hóa phi vật thể mang những nét đặc trưng tiêu biểu văn hóa vùng như:
1.1.2.Hệ thống làng xã huyện Văn Lâm
Huyện Văn Lâm được thành lập từ năm 1890, gồm đất đai của các huyện như Văn
Giang (tổng Đại Từ và Thái Lạc), huyện Gia Lâm (tổng Lạc Đạo, Nghĩa Trai, Như Kinh),

×