1
Ngoại giao kinh tế trong thực tiễn quan hệ
quốc tế và Việt Nam
Nguyễn Thị Huyền Trang
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Quốc tế học
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế ; Mã số: 60 31 40
Người hướng dẫn khoa học: T.S Bùi Thành Nam
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Làm sáng tỏ nội hàm khái niệm ngoại giao kinh tế (NGKT). Phân tích trọng tâm
của công tác ngoại giao kinh tế tại các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển. Tìm
hiểu vai trò của hoạt động NGKT đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và đưa ra một
số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của NGKT phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp CNH-
HĐH đất nước.
Keywords. Quan hệ quốc tế; Quan hệ ngoại giao; Việt Nam; Kinh tế
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI cùng với việc chiến tranh lạnh chấm dứt, quan hệ
quốc tế đã chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại, từ đó làm nảy sinh xu hướng đa dạng hoá,
đa phương hoá trong tiến trình hội nhập toàn cầu. Hoà bình, ổn định, hợp tác để phát triển
ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các quốc gia. Cùng với đó, quá trình toàn cầu hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển sâu rộng với tốc độ chưa từng có, khoa
học - công nghệ tiến bộ vượt bậc, làm thay đổi sâu sắc kinh tế thế giới nói riêng và đời
sống quốc tế nói chung. Kinh tế được ưu tiên phát triển và trở thành một trong những chủ
đề chính trong quan hệ quốc tế hiện nay.
Trước bối cảnh đó, hầu hết các quốc gia đều sớm điều chỉnh lại chính sách đối ngoại
của nước mình để thích ứng với tình hình mới, trên cơ sở đó thì ngoại giao kinh tế ngày
càng khẳng định vai trò nổi bật của mình. Ngoại giao kinh tế của các nước phát triển ngày
càng mạnh mẽ và rộng rãi, với nhiều nội dung và hình thức mới. Vai trò của nó cũng ngày
càng được xác định rõ ràng hơn, cùng với đó các hoạt động ngoại giao kinh tế cũng được
thực hiện một cách chuyên nghiệp hơn. Nó không chỉ thể hiện ở chỗ tham gia kiến tạo
chính sách kinh tế đối ngoại, xây dựng và duy trì mối quan hệ quốc tế ổn định, thuận lợi cả
về chính trị, kinh tế, an ninh, mà còn ở chỗ tìm kiếm được nhiều đối tác, tiếp thị và mở
rộng thị trường, đầu tư, thu hút viện trợ nước ngoài và môi giới những hợp đồng kinh tế
lớn…
Ở Việt Nam, NGKT không phải vấn đề mới. Đặc biệt trong các năm gần đây, NGKT
luôn được coi là một bộ phận quan trọng của ngoại giao nói chung và ngoại giao Việt Nam
nói riêng. Ngành ngoại giao đã xem trọng tâm phát triển kinh tế là công tác hàng đầu của
hoạt động đối ngoại.
2
Với tầm quan trọng như vậy, NGKT đã và đang là vấn đề được rất nhiều cơ quan
chức năng và học giả quan tâm. Tuy nhiên, quan niệm, hình thức và phương thức thực hiện
NGKT lại không giống nhau ở các quốc gia cũng như ở các thời kỳ khác nhau. Chính vì
vậy, luận văn mong muốn đưa ra một cái nhìn đầy đủ hơn về nội hàm cũng như thực tiễn
của khái niệm NGKT, xem xét NGKT ở cả hai phương diện “kinh tế là đối tượng” và
“kinh tế là công cụ” của chính sách đối ngoại quốc gia trong quan hệ quốc tế, từ đó đánh
giá công tác NGKT tại Việt Nam, đồng thời kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường
hơn nữa hiệu quả các hoạt động NGKT trong thời gian tới.
2. Mục tiêu của đề tài
Luận văn tập trung phân tích làm sáng tỏ nội hàm khái niệm Ngoại giao kinh tế.
Phân tích trọng tâm của công tác ngoại giao kinh tế tại các quốc gia phát triển và
quốc gia đang phát triển.
Làm rõ vai trò của hoạt động NGKT đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và
đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của NGKT phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp
CNH-HĐH đất nước.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Mối quan hệ giữa Ngoại giao kinh tế và các nhiệm vụ khác của Ngoại giao
- Chủ thể Ngoại giao kinh tế
- Các phương diện của Ngoại giao kinh tế
- Yêu cầu, thực tiễn triển khai công tác Ngoại giao kinh tế
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung phân tích các đặc trưng công tác NGKT tại các quốc gia đang
phát triển, phát triển và thực tiễn tại Việt Nam.
Về mặt thời gian, tại Việt Nam luận văn đặt trọng tâm phân tích vai trò của NGKT
chủ yếu giai đoạn sau khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp so sánh,
đối chiếu; phân tích định tính, định lượng; phân tích tổng hợp… để thể hiện các đánh giá,
phân tích và luận điểm.
6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
Luận văn phân tích một cách hệ thống các phương diện của ngoại giao kinh tế, đặc
biệt là tầm quan trọng của công tác ngoại giao kinh tế trong quan hệ quốc tế và Việt Nam.
Trên cơ sở lý luận, thực tiển triển khai trong quan hệ quốc tế và Việt Nam, luận văn đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế trong giai đoạn tới.
Với những nội dung trên, hy vọng rằng luận văn khi hoàn thành sẽ hữu ích cho công tác
nghiên cứu về ngoại giao kinh tế.
Do nguồn tài liệu liên quan đến đề tài luận văn có hạn, quỹ thời gian không nhiều và
kiến thức, kinh nghiệm của người viết còn hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh
khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến bổ sung, đóng góp của các thày cô và các bạn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia làm ba chương:
3
Chương 1: Cơ sở lý luận về Ngoại giao kinh tế. Nhằm đưa ra cái nhìn đầy đủ về
thuật ngữ Ngoại giao kinh tế, Chương 1 khái quát những quan niệm về Ngoại giao kinh tế
trên thế giới và Việt Nam, phân tích mối quan hệ biện chứng giữa ngoại giao và kinh tế,
cũng như mối quan hệ giữa ngoại giao kinh tế với các nhiệm vụ khác của ngoại giao.
1.1. Khái niệm ngoại giao kinh tế
Ngoại giao kinh tế không phải là khái niệm mới. Ngoại giao với những mục tiêu kinh
tế ra đời từ khá sớm. Cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa và phụ thuộc mạnh
mẽ về kinh tế giữa các quốc gia, thuật ngữ Ngoại giao kinh tế dần trở thành quen thuộc với
nhiều người trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thuật
ngữ này. Quả thật, không có một định nghĩa chính xác về ngoại giao kinh tế, nhưng nó có
thể được mô tả là sự hình thành và thúc đẩy các chính sách liên quan đến sản xuất, di
chuyển và trao đổi hàng hóa, dịch vụ, lao động và đầu tư với các nước / khu vực khác.
Ngoại giao kinh tế, cũng như ngoại giao nói chung, là một thành phần của chính sách đối
ngoại, hoạt động quốc tế của đất nước, xác định các mục tiêu và mục đích của ngoại giao
kinh tế đại diện cho toàn bộ các hoạt động, hình thức, phương tiện và phương pháp được
sử dụng để thực hiện chính sách đối ngoại.
Ngoại giao kinh tế là phân tích, xây dựng liên minh, ra quyết định, giải quyết vấn đề,
xây dựng chính sách và biện hộ cho lợi ích của các quốc gia, đàm phán và giải quyết tranh
chấp. Ngoại giao kinh tế yêu cầu phải có sự tinh thông kỹ thuật, biết phân tích các hệ quả
tác động của tình hình kinh tế của một nước lên bầu không khí chính trị nước đó và các lợi
ích kinh tế của quốc gia. Các quốc gia, các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài cũng như
các nhà làm chính sách của Chính phủ cùng làm việc với nhau về một số trong những vấn
đề gai góc nhất của chính sách đối ngoại, chẳng hạn như công nghệ, môi trường cũng như
trong các lĩnh vực truyền thống như thương mại và tài chính. Tính tháo vát, linh hoạt, đánh
giá đúng đắn và kỹ năng kinh doanh tốt là rất cần thiết để thực hiện ngoại giao kinh tế.
Phạm vi của ngoại giao kinh tế bao quát cả những vấn đề kinh tế đối nội và kinh tế
quốc tế. Nó bao gồm cả “nguyên tắc quan hệ kinh tế giữa các nhà nước” được theo đuổi từ
sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Quá trình phát triển của toàn cầu hóa và lệ thuộc lẫn
nhau nhiều hơn giữa các nước trong những năm 1990 và 2000 buộc ngoại giao kinh tế phải
đi sâu hơn vào quá trình hoạch định chính sách đối nội. Nó bao gồm cả “chính sách liên
quan đến sản xuất, di chuyển và trao đổi hàng hóa, dịch vụ, các công cụ sản xuất, thông tin
tiền tệ và các quy định quản lý chúng”
Tựu chung lại, mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau, có thể hiểu về Ngoại giao kinh
tế đơn giản là ngoại giao bảo vệ và thúc đẩy lợi ích kinh tế quốc gia, là phương tiện để
cạnh tranh và hợp tác trong quan hệ quốc tế. Theo đó, ngoại giao kinh tế bao hàm hai
phương diện “kinh tế là đối tượng” và “kinh tế là công cụ” của chính sách đối ngoại quốc
gia trong quan hệ quốc tế.
Tại Việt Nam, từ chỗ nhận thức sơ khai ban đầu trước đổi mới, đến nay ngoại giao
kinh tế đã trở thành một trong những nhiệm vụ chính của ngành ngoại giao. Ngoại giao
kinh tế đã và đang được quán triệt sâu sắc, triển khai một cách bài bản và nhận được sự
ủng hộ lớn từ các cấp, các ngành, các địa phương cũng như các doanh nghiệp. Có thể nói,
ngoại giao kinh tế đã thực sự trở thành nhu cầu khách quan đối với sự phát triển kinh tế xã
hội của Việt Nam, là một trong ba trụ cột quan trọng của công tác ngoại giao. Mục tiêu
4
tổng quát của hoạt động ngoại giao kinh tế là tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế
của đất nước, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế với nước ngoài, phục vụ thiết
thực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế. Theo
đó, công tác ngoại giao kinh tế ở Việt Nam được hiểu chính là ngoại giao phục vụ phát
triển kinh tế.
1.2. Ngoại giao kinh tế và các nhiệm vụ khác của ngoại giao
Mối quan hệ giữa ngoại giao kinh tế và các nhiệm vụ khác của ngoại giao là mối
quan hệ biện chứng, gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại với nhau một cách sâu sắc. Đối
với nền ngoại giao các quốc gia, sức mạnh kinh tế vừa là cái đích phải đạt tới, vừa là
phương tiện để họ thực hiện mục tiêu của mình. Và ngược lại, bất kỳ quan hệ trên lĩnh vực
nào cũng cần nền tảng là quan hệ ngoại giao, một cách chính thức hoặc trên nguyên tắc
nhất định. Với vai trò là một trong những trụ cột quan trong của ngoại giao các quốc gia,
Ngoại giao kinh tế vừa là nền tảng cho sự phát triển, vừa là biện pháp và mục tiêu của
chính sách đối ngoại; nó bổ trợ rất hữu hiệu cho các trụ cột khác, tạo thành một chỉnh thể
chính sách đối ngoại phát huy tốt nhất sức mạnh dân tộc và kết hợp hiệu quả với sức mạnh
thời đại. Ngoại giao chính trị đóng vai trò định hướng. Ngoại giao văn hóa tạo nền tảng
tinh thần làm bền chặt quan hệ chính trị và kinh tế… Những trụ cột này tạo ra sức mạnh
cộng hưởng cho ngoại giao các quốc gia, góp phần tạo dựng và phát triển các mối quan hệ
đối ngoại theo hướng ổn định, bền vững và hiệu quả.
1.3. Chủ thể thực hiện công tác Ngoại giao kinh tế
Kể từ khi thuật ngữ “ngoại giao kinh tế” xuất hiện, ngoại giao đã không còn là công
việc duy nhất của Bộ ngoại giao, mà đã xuất hiện nhiều chủ thể khác nhau… Bên cạnh Bộ
ngoại giao thì còn có sự tham gia rất tích cực từ các bộ ban, ngành và nhiều nhóm lợi ích
khác vào công tác ngoại giao kinh tế. Những chủ thể này không chỉ nhiều về số lượng mà
còn rất đa dạng về chủng loại. Và mỗi chủ thể lại có sự khác biệt về lịch sử, trình độ phát
triển, văn hóa, lợi ích và trong quan hệ tương tác với các chủ thể khác nhau. Tựu chung lại
có thể chia ra các nhóm chủ thể cơ bản:
Chủ thể chính của
Ngoại giao kinh tế
Phạm vi quốc gia
Phạm vi ngoài quốc gia
Chủ thể nhà nước
Chủ thể phi nhà nước
Cơ quan hành
pháp
Cơ quan lập
pháp
Chính quyền
địa phương
Các nhóm lợi
ích kinh tế
Các chủ thể
khác
Các nhóm lợi
ích kinh tế
Các nhóm lợi
ích kinh tế
Các nhóm lợi
ích kinh tế
5
1.4. Các cấp độ của NGKT
Ngoại giao kinh tế có thể hoạt động theo hai cấp độ, song phương và đa phương. Cấp
độ song phương Ngoại giao kinh tế song phương hình thành nên phần lớn các quan hệ kinh
tế. Nó bao gồm các hiệp định thương mại song phương, các hiệp ước, hiệp định về đầu tư,
việc làm, các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và rất nhiều hoạt động chính thức và không
chính thức khác giữa hai quốc gia. Có thể kể đến như các hiệp định mậu dịch tự do của
Asean với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Ngoại giao kinh tế song phương
đóng vai trò quan trọng trong quan hệ ngoại giao, kinh tế giữa các quốc gia. Xây dựng hiệp
định thương mại tự do song phương được rất nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng.
Cấp độ ngoại giao kinh tế đa phương, đây là một kiểu ngoại giao kinh tế giống như
cấu trúc song phương, song bao gồm các giao thương không chính thức giữa từ 3 nước/
bên/ khu vực trở lên trên một loạt các vấn đề hoặc thông qua một hiệp định đa phương
chính thức. Các hiệp định kinh tế khu vực, đa phương cung cấp một cách mở cửa nền kinh
tế nhanh hơn. Tự do hóa kinh tế có thể dễ được chấp nhận hơn đối với lợi ích quốc gia khi
nó diễn ra trong khuôn khổ một nhóm các nước trong khu vực.
Trên thực tế, hai cấp độ của ngoại giao kinh tế có sự tương tác lẫn nhau. Bản chất đa
cấp của ngoại giao kinh tế đồng nghĩa với việc các nước tận dụng được lợi ích của các cấp
độ khác nhau đó. Điều đó cũng bao hàm rằng các chính phủ có rất nhiều lựa chọn để theo
đuổi.
Chương 2: Các phương diện của Ngoại giao kinh tế trong quan hệ quốc tế.
2.1. NGKT là việc sử dụng kinh tế như công cụ để cạnh tranh và hợp tác trong
quan hệ quốc tế
Sức mạnh kinh tế có vai trò rất quan trọng trong quan hệ quốc tế, tùy vào cách mà
mỗi quốc gia sử dụng để đạt được mục tiêu của mình, nó có thể tạo ra những tác động tích
cực thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia, nhưng mặt khác nó cũng có thể là công cụ hữu
hiệu để gia tăng sự cạnh tranh trong quan hệ quốc tế. Đối với mỗi quốc gia, sức mạnh kinh
tế vừa là cái đích phải đạt tới, vừa là phương tiện để họ thực hiện mục tiêu của mình. Nền
kinh tế quốc gia có mạnh, đời sống vật chất của dân chúng trong nước có được cải thiện và
nâng cao, thì quốc gia mới có điều kiện duy trì ổn định nội bộ và phát huy tốt vai trò quốc
tế. Ổn định nội bộ là điều kiện quan trọng, tạo môi trường tốt để quốc gia phát triển kinh
tế.
Tầm quan trọng của ngoại giao kinh tế là động lực cho sự phát triển chính trị, công
cụ thúc đẩy hợp tác quốc tế được thế giới biết đến và nhận thức rõ thông qua các hoạt động
như viện trợ, các chương trình liên kết kinh tế quốc tế, phòng ngừa xung đột. Không chỉ
được coi như một công cụ dài hạn để ngăn ngừa xung đột, mà Ngoại giao kinh tế còn là
một trong những giải pháp trung hòa, được kỳ vọng đem lại những cơ hội hợp tác chặt chẽ
giữa các quốc gia. Được thực hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau, Ngoại giao kinh tế
đã góp phần tạo ra những mối quan hệ gắn bó, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia,
những sự tác động qua lại hết sức nhanh nhạy giữa các nền kinh tế.
Bên cạnh đó, ngoại giao kinh tế cũng được biết đến như một công cụ rất hiệu quả để
tăng cường cạnh tranh trong quan hệ quốc tế thông qua các hình thức như trừng phạt kinh
tế và cấm vận kinh tế. Các biện pháp này thường được sự dụng bởi các quốc gia phát triển
6
có tiềm lực và ảnh hưởng lớn. Trừng phạt kinh tế được định nghĩa là "các biện pháp kinh
tế được tiến hành nhằm chống lại một hay nhiều nước với mục đích đưa đến một sự thay
đổi trong chính sách hay ít nhất là thể hiện ý kiến của một nước đối với chính sách của
nước khác", nhằm thay đổi thái độ của nước mục tiêu, trả thù, đe dọa, hoặc tác động làm
thay đổi những chính sách không có lợi của nước bị trừng phạt…Tuy nhiên, lịch sử đã cho
thấy mục đích cơ bản của trừng phạt kinh tế là siết chặt chính sách thương mại để bảo vệ
lợi ích kinh tế của một nước trước các nước thù địch nhằm thực hiện các mục tiêu chiến
lược hoặc các chính sách đối ngoại. Còn cấm vận là sự ngăn cấm quan hệ ngoại giao, buôn
bán, thương mại, vũ khí, năng lượng, đi lại vận chuyển hàng hóa (bằng hàng không hay
đường biển), khoa học kỹ thuật với một nước nào đó. Mục tiêu của cấm vận là gây khó
cho nước khác trên lĩnh vực bị cấm vận cũng như các lĩnh vực có liên quan. Cấm vận kinh
tế thường do lý do chính trị, là đòn bẩy để ép buộc nước khác phải tuân theo điều nước
cấm vận muốn. Lệnh cấm vận thường được sử dụng như một sự trừng phạt chính trị do sự
bất đồng về chính sách và hành động trái với một nhóm nước lớn mạnh về mọi mặt.
2.2. NGKT là ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế
Ngày nay sức mạnh kinh tế được coi là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định
sức mạnh tổng hợp của mối quốc gia. Nền ngoại giao lớn cần một trận tuyến ngoại giao
mạnh. Với vai trò đó, Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế đã trở thành là một phần của
chính sách ngoại giao kinh tế của các quốc gia trong mọi thời kỳ lịch sử. Vai trò của ngoại
giao phục vụ kinh tế ngày càng trở lên quan trọng trong giai đoạn hòa bình và phát triển,
nhằm bảo vệ và mở rộng tối đa lợi ích quốc gia trong nước và trên trường quốc tế. Đây là
xu hướng chung của hoạt động ngoại giao trên thế giới. Nó không chỉ thể hiện ở chỗ tham
gia kiến tạo chính sách kinh tế đối ngoại, xây dựng và duy trì mối quan hệ quốc tế ổn định,
thuận lợi cả về chính trị, kinh tế, an ninh, mà còn ở chỗ tìm kiếm được nhiều đối tác, tiếp
thị và mở rộng thị trường, đầu tư, thu hút viện trợ nước ngoài và môi giới những hợp đồng
kinh tế lớn…Yêu cầu này càng trở nên cấp bách khi cuộc chạy đua về kinh tế, cuộc cạnh
tranh về đối tác và thị trường đang diễn ra ngày càng quyết liệt. Ngày nay, tất cả các nước
phát triển cũng như các nước đang phát triển đều đứng trước nguy cơ tụt hậu so với các
nước bạn. Bởi vậy, các quốc gia đề ưu tiên cho phát triển kinh tế và phục vụ phát triển
kinh tế trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trên cơ sở nhận thức được vai trò quan
trọng đó, việc hoạch định đường lối, chính sách, chiến lược đối ngoại của mỗi quốc gia
ngày nay gắn bó chặt chẽ với việc thực hiện các nhiệm vụ phục vụ phát triển kinh tế và
ngành Ngoại giao của hầu hết các nước đều tập trung tổ chức bộ máy cũng như tăng cường
thời gian và các nguồn lực phục vụ cho công tác này. Do vậy, nội dung phục vụ của nó
cũng rất đa dạng, phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế, trình độ phát triển, bộ máy tổ chức, nhân
sự và năng lực cán bộ từng nước. Trong từng thời kỳ cụ thể, tùy mục tiêu, ưu tiên chiến
lược trong chính sách đối ngoại, nội dung ngoại giao phục vụ kinh tế của các nước có
những trọng tâm khác nhau.
Đối với các nước phát triển, dựa vào lợi thế sức mạnh kinh tế của mình, hoạt động
ngoại giao phục vụ kinh tế ở các nước này được thực hiện rất tốt những mục tiêu mở rộng
thị rường, kiểm soát nguồn tài nguyên của nước khác, duy trì chế độ thương mại và thanh
toán có lợi cho các công ty của mình đồng thời tạo những lợi thế cạnh tranh với các địch
thủ.
7
Còn đối với các nước đang phát triển, nội dung ngoại giao phục vụ kinh tế cũng hết
sức đa dạng . Tuy nhiên, do thực lực kinh tế còn yếu nên đòn bẩy kinh tế đối ngoại của họ
còn hạn chế.
Chương 3: Thực tiễn công tác Ngoại giao kinh tế của Việt Nam. Trong các thập
kỷ gần đây, ngoại giao kinh tế luôn được coi là một bộ phận quan trọng của ngoại giao
Việt Nam nói chung. Hiện nay, khi chúng ta đang tập trung toàn lực để xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, thì ngoại giao kinh tế lại càng có vai trò nổi bật, được xem là một trong ba trụ cột
của ngoại giao Việt Nam: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa,
nhằm tranh thủ tối đa các nguồn lực quốc tế, "kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại" trong tình hình mới, phục vụ sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
Mục tiêu của ngoại giao kinh tế (NGKT) là chủ động tạo dựng môi trường quốc tế
thuận lợi, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước. Theo quan điểm chỉ đạo, công tác NGKT là một nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên
trong hoạt động ngoại giao Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân, góp phần
thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, gắn với đảm bảo an ninh, chính trị, trật
tự an toàn xã hội.
3.1. Nhiệm vụ cơ bản của công tác NGKT
Đất nước ta đang đứng trước những thời cơ, vận hội chưa từng có. Chúng ta đang hội
nhập sâu rộng vào khu vực và quốc tế, từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế
giới. Việt Nam đang được bạn bè quốc tế khắp năm châu quan tâm và mong muốn phát
triển quan hệ hợp tác. Nhiệm vụ đặt ra cho Ngoại giao Việt Nam hết sức nặng nề, như
Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ là “giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều
kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công
nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình và xu hướng phát triển của thế giới, tình hình khu
vực và nhu cầu trong nước, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm của
ngành ngoại giao đối với quá trình phát triển đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập và
toàn cầu hóa, mở đầu bằng chính sách Đổi mới năm 1986. Có thể khái quát những nhiệm
vụ chính của ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế bao gồm:
Một là, nhiệm vụ nghiên cứu kinh tế và cung cấp thông tin. Ngoại giao cần đóng góp
vào việc xây dựng các đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước,
nhất là lĩnh vực kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực.
Hai là, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển kinh tế đất nước, xây dựng
khuôn khổ chính trị, pháp lý cho quan hệ giữa ta và các nước, hình thành một hệ thống
đồng bộ các hiệp định, thỏa thuận để làm nền tảng cho quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với
các đối tác quốc tế.
Ba là, tham gia triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách kinh tế đặc biệt là về
kinh tế đối ngoại, hỗ trợ và làm chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp trong nước trong
hợp tác, làm ăn với nước ngoài.
Bốn là, nhiệm vụ giới thiệu, quảng bá kinh tế Việt Nam. Trên thực tế, đây là công
việc thường xuyên mà ngành ngoại giao đã và đang làm hết sức tích cực, dưới nhiều hình
thức, bằng nhiều công cụ, trong nhiều dịp khác nhau và đã có nhiều kinh nghiệm quý báu.
8
Năm là, tham gia xây dựng khung pháp lý, các văn bản pháp quy về kinh tế vĩ mô nói
chung và văn bản chuyên ngành, đặc biệt là việc cung cấp gợi ý kinh nghiệm của các
nước.
Sáu là, vận động người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp vào sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội đất nước.
Bảy là, nhiệm vụ hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quan hệ giữa đối
tác hai bên.
3.2. Cơ sở pháp lý công tác NGKT
Pháp lệnh về cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước
ngoài ban hành kèm theo Lệnh của Chủ tịch nước số 25-L/CTN ngày 15/12/1993.
Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 27/11/2001 về hội nhập
kinh tế quốc tế.
Nghị định số 08/2003/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động của Cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế.
Nghị định số 21/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/03/2003 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.
Quyết định số 195/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/09/2003 về
thành lập Quỹ hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế.
Nghị định 15/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy
tổ chức của Bộ Ngoại giao. Đây là văn bản thay thế cho Nghị định số 21/2003/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 10/03/2003.
Ngày 18/06/2009, Quốc hội khóa XII đã ban hành Luật cơ quan đại diện nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài số 33/2009/QH12.
Năm 2010, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã ký ban hành Quyết định 588/QĐ-BNG-
THKT về trọng tâm công tác NGKT năm 2010 kèm theo kế hoạch NGKT cụ thể cho từng
đơn vị của Bộ và từng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Ngày 15/4/2010, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 41-CT/TW
của Ban bí thư về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3.3. Thực tiễn triển khai công tác NGKT
Đối với Việt Nam, cũng giống như các quốc gia khác, ngoại giao Việt Nam cũng
hướng tới hai mục tiêu quan trọng là: chính trị (độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ) và
kinh tế (tăng trưởng, phát triển). Tuy nhiên, trong một thời gian dài, sau khi giành độc lập
thống nhất đất nước năm 1975, Việt Nam lại phải chịu sự cấm vận kinh tế của Mỹ và các
nước đồng minh, hạn chế mối quan hệ kinh tế Việt Nam với các quốc gia khác trên thế
giới. Trong suốt thời gian đó, có thể nói ngoại giao Việt Nam chủ yếu tập trung vào mực
tiêu chính trị và an ninh. Còn mục tiêu thứ hai là phát triển kinh tế dường như kém chú
trọng hơn. Từ sau khi đổi mới đến nay, và đặc biệt sau khi bình thường hóa quan hệ với
Mỹ, công tác ngoại giao kinh tế của Việt Nam được đẩy mạnh và trở thành ưu tiên của
công tác đối ngoại. Tuy nhiên, với vị thế là một nước nhỏ, nền kinh tế đang trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và còn gặp nhiều khó khăn, nội dung ngoại giao kinh tế Việt
Nam mới chỉ đạt được một số kết quả bước đầu ở khía cạnh ngoại giao phục vụ phát triển
kinh tế.
9
3.3.1. Những thành tựu
Gắn kết ngày càng chặt chẽ kinh tế đối ngoại với chính trị đối ngoại, tạo môi trường
quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.
Công tác nghiên cứu, thông tin mang tính dự báo, cảnh báo kinh tế đã được đẩy
mạnh. Trên cơ sở đó, có nhiều đóng góp thiết thực vào chính sách của chính phủ, bộ,
ngành, địa phương và doanh nghiệp về các vấn đề phát triển kinh tế.
Bộ ngoại giao và các cơ quan đại diện đã chủ động, tích cực đóng góp nhiều hoạt
động hỗ trợ các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp trong nước, giữ vai trò là “cầu nối” cho
các hoạt động xúc tiến kinh tế đối ngoại, góp phần giữ vững, mở rộng thị trường truyền
thống, khai thông thị trường mới, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hấp dẫn
khách du lịch vào Việt Nam.
Ngoại giao đã tích cực xây dựng khuôn khổ pháp lý cho quan hệ kinh tế đối ngoại
của nước ta. Ngoại giao đã tham gia đàm phán, ký kết một khối lượng lớn các hiệp định,
thỏa thuận, biên bản ghi nhớ với nhiều nước trên thế giới, góp phần thể chế hóa, cụ thể hóa
các nội dung hợp tác kinh tế giữa nước ta với các nước.
Công tác hỗ trợ các địa phương được các cơ quan đại diện nhận thức và coi là một
trong những nhiệm vụ ưu tiên, triển khai có trọng điểm, trong đó tập trung hỗ trợ đáp ứng
yêu cầu “đặt hàng” của địa phương, nhất là những địa phương có nhiều khó khăn, lĩnh vực
kinh tế đối ngoại chậm phát triển.
Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, tạo
không khí phấn khởi, tin tưởng trong cộng đồng và tăng thêm tình cảm cũng như sự gắn bó
của bà con kiều bào với đất nước.
Ðóng góp vào thành quả chung đó của công tác đối ngoại của Ðảng và Nhà nuớc,
nhiều cơ quan Ngoại vụ địa phương đã làm tốt vai trò tiên phong và nòng cốt trong công
tác đối ngoại tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chủ động phối hợp với Bộ
Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan triển khai có hiệu quả đuờng lối đối ngoại của thời
kỳ Ðổi mới, đẩy mạnh công tác ngoại giao phục vụ kinh tế, góp phần đắc lực vào sự
nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Nhiều cơ quan Ngoại
vụ địa phương đang thực sự trở thành “cánh tay nối dài của ngành Ngoại giao”.
3.3.2. Những hạn chế, thách thức
a. Những hạn chế
Song song với những thành tựu trên, công tác Ngoại giao kinh tế của Việt Nam hiện
nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế:
Về khuôn khổ pháp lý, các quy định về quyền hạn, trách nhiệm, vai trò, chức năng
của các đơn vị có liên quan trong công tác NGKT còn chưa được quy định rõ ràng, cụ thể.
Cách thức, cơ chế làm viêc giữa bộ Ngoại giao với địa phương và các doanh nghiệp chưa
được xác định một cách rõ ràng.
Về nhận thức, dù đã có những chuyển biến rõ rệt trong nhận thức về công tác Ngoại
giao kinh tế hiện nay so với các giai đoạn trước, song về cơ bản nhận thức chưa được sâu
rộng, chưa biến các nội dung NGKT thành mối quan tâm thường xuyên và bức bách hàng
ngày, chưa biến thành nhiệt thành công tác.
Liên quan đến từng hoạt động NGKT cụ thể, một số CQĐD vẫn theo cách làm cũ,
tương đối thụ động, mang tính chất đối phó, chưa tích cực phát hiện ra các cơ hội kinh
10
doanh, đầu tư để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước và chỉ đạo các hoạt động liên
địa bàn. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp còn có nhiều khó khăn lúng túng. Sự phối hợp
giữa CQĐD chưa chặt chẽ, thường xuyên, nhiều khi còn mang nặng tính hình thức. Các
doanh nghiệp trong nước chưa quan tâm nhiều đến công tác này, chưa có một tác phong
kinh doanh thật sự để có thể tận dụng các ưu thế hỗ trợ kinh tế của ngoại giao mang lại.
Công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu cho lãnh đạo Đảng, nhà nước về đường
hướng chính sách phát triển kinh tế của các nước cũng như xu thế biến động của nền kinh
tế toàn cầu đôi khi còn chưa được kịp thời, thường xuyên, đặc biệt trong tình hình kinh tế
thế giới có nhiều biến động, đặt ra nhiều thách thức cần xử lý.
Công tác quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư, chính sách pháp luật của Việt Nam
tới các nhà đầu tư tại nước sở tại đôi khi còn chưa tốt, chưa thực sự là một mắt xích quan
trọng để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đến gửi gắm, tìm hiểu thông tin, lựa chọn đối
tác đầu tư tại Việt Nam.
Công tác gắn kết Việt kiều, doanh nghiệp Việt kiều về Việt Nam đầu tư, tham gia là
vai trò cầu nối – lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoài đến gần với Việt Nam hơn nữa còn
chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay.
b. Những khó khăn, thách thức
Trong những năm tới, tình hình thế giới tiếp tục có những biến chuyển khó lường,
đan xen giữa thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của Việt Nam. Sau nhiều năm
phát triển liên tục, kinh tế thế giới bắt đầu suy giảm. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra từ
khủng hoảng tài chính Mỹ. Nhiều nền kinh tế lớn tuyên bố rơi vào suy thoái.
Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất
bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát
triển.
Khoa học công nghệ tiếp tục phát triển nhanh chóng, tác động mạnh mẽ đến đời sống
kinh tế thế giới và góp phần làm thay đổi phương thức phát triển kinh tế với xu hướng
chuyển sang kinh tế tri thức. . Xu hướng này một mặt làm giảm lợi thế của các nền kinh tế
đang phát triển (dựa vào tài nguyên và lao động rẻ), mặt khác cũng giúp cho các nước đi
sau có thể đi tắt đón đầu, thẳng tiến vào các lĩnh vực hiện đại, có hàm lượng công nghệ
cao, rút ngắn thời gian phát triển so với các nước đi trước nếu có chính sách phát triển phù
hợp.
Nguy cơ chiến tranh thế giới được đẩy lùi, nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ
trang, xung đột tôn giáo, khủng bố, tranh chấp biên giới, lãnh thổ…tiếp tục diễn ra ở nhiều
nơi với tính chất ngày càng phức tạp.
Bên cạnh những thách thức của bối cảnh quốc tế, Việt Nam còn phải đối phó với
những vấn đề nội tại của nền kinh tế. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước
trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng quan liêu, tham nhũng vẫn còn
nghiêm trọng. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”,
gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế
độ chính trị của ta.
Năng lực cạnh tranh thấp ở cả cấp độ quốc gia, địa phương, doanh nghiệp và hàng
hóa, dịch vụ. Các chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam chậm cải thiện và có xu hướng
11
tụt hậu so với các nước trong khu vực. Các tiêu chí được đánh gia yếu là kết cấu hạ tầng,
đào tạo đại học, công nghệ và hiệu quả thị trường.
Bên cạnh đó, công tác ngoại giao kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được
đầy đủ ý nghĩa và phương diện của ngoại giao kinh tế. Cụ thể phương diện sử dụng kinh tế
như công cụ để cạnh tranh và hợp tác trong quan hệ quốc tế tại Việt Nam chưa được triển
khai có hiệu quả. Công tác ngoại giao phục vụ kinh tế cũng còn nhiều hạn chế, sự phối hợp
giữa ngoại giao và các ngành khác để triển khai công tác ngoại giao phục vụ kinh tế còn
lỏng lẻo; chất lượng nghiên cứu, tham mưu còn chậm chưa đáp ứng nhu cầu; công tác
quảng bá quốc gia và vận động người Việt Nam ở nước ngoài cần xúc tiến mạnh hơn.
Trên cơ sở những thách thức, hạn chế đó, nếu không nhanh chóng khắc phục, Việt
Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trên con đường phát triển, nhất là trong việc triển khai các
hoạt động ngoại giao kinh tế, mời gọi các đối tác vào đầu tư tại Việt Nam.
3.3.3. Một số kiến nghị
Khuôn khổ pháp lý công tác Ngoại giao kinh tế, để công tác NGKT trở thành nhiệm
vụ không chỉ riêng Bộ ngoại giao mà là nhiệm vụ chung của các cơ quan hữu quan, doanh
nghiệp cần nghiên cứu và ban hành các văn bản ghi rõ trách nhiệm, quyền hạn, lĩnh vực,
vai trò của các Bộ, ngành, địa phương trong việc phối hợp thực hiện công tác này. Cơ chế
thưởng phạt cũng cần được quy định rõ ràng, tạo động lực cho các cơ quan hữu quan thực
hiện tốt các chỉ tiêu được đề ra.
Xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng thời kỳ, ngành ngoại giao cần phối hợp với các bộ
ngành trong nước xác định rõ và cụ thể mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời
kỳ nhất định. Đưa ra nhiệm vụ ngoại giao kinh tế chủ chốt của từng địa bàn để các cơ quan
trong nước và cơ quan đại diện ngoại giao của nước ta ở nước ngoài có thể tập trung thực
hiện hiệu quả mục tiêu đó. Các nội dung ưu tiên bao gồm: tăng cường năng lực, cơ sở vật
chất, kinh phí và con người cho những địa bàn trọng điểm về ngoại giao phục vụ kinh tế.
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, bộ ngoại giao cần trao đổi, thống nhất
với các bộ, ngành, cơ quan hữu quan xây dựng cơ chế phối hợp công tác chung triển khai
hoạt động ngoại giao kinh tế, trong đó nêu rõ các nhiệm vụ, phạm vi, trách nhiệm, ràng
buộc đối với mỗi cơ quan liên quan, đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp thông tin hai
chiều, cùng phối hợp xây dựng kế hoạch trung hạn và hàng năm cho các hoạt động xúc
tiến, triển khai hoạt động lớn ở nước ngoài. Cơ chế này sẽ giúp gắn kết Kế hoạch triển khai
công tác ngoại giao kinh tế của bộ ngoại giao với các bộ, ngành, cơ quan hữu quan góp
phần nâng cao hiệu quả hỗ trợ của ngành ngoại giao.
Tăng cường chính sách thu hút đối với người Việt Nam ở nước ngoài, người Việt
Nam ở nước ngoài là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế trong nước mà đến nay ta
chưa khai thác môt cách có hiệu quả. Việt Nam cần tăng cường các biện pháp khuyến
khích về hành chính, tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tác động đến ý thức Việt kiều, khơi
dậy tinh thần dân tộc của Việt Nam ở nước ngoài như tuyên truyền qua truyền hình, đài,
báo…
Về chi phí cho các hoạt động ngoại giao kinh tế, để có thể triển khai hiệu quả các
hoạt động NGKT cần xem xét việc tăng kinh phí, cân đối hợp lý cho hoạt động đối ngoại
nói chung và hoạt động ngoại giao kinh tế nói riêng.
12
Tăng cường công tác nghiên cứu, cảnh báo kinh tế, cần tạo lập mạng lưới các nhà
nghiên cứu, học giả kinh tế thông qua việc tổ chức các hội thảo chuyên đề, mời các giáo
sư, học giả nổi tiếng thế giới vào trao đổi với học giả Việt Nam về các vấn đề nổi bật của
nền kinh tế, đưa ra những kiến nghị đối với Việt Nam trên con đường phát triển.
Nâng tầm nhận thức của các cá nhân và cơ quan hữu quan, cần thống nhất quan
điểm rõ ràng về NGKT, tránh tình trạng hiểu theo nhiều nghĩa. Nâng tầm hiểu biết về
Ngoại giao kinh tế của các cá nhân và cơ quan hữu quan theo hướng tăng cường sự tham
gia vào các hoạt động NGKT cụ thể, coi việc hỗ trợ hoạt động và đáp ứng những yêu cầu
của doanh nghiệp nước nhà thuộc mọi thành phần kinh tế là một trong những nội dung
quan trọng, bên cạnh việc tiếp tục làm tốt các công việc chung như tham gia vào quá trình
hoạch định chính sách, tham mưu về chủ trương và triển khai thực hiện.
KẾT LUẬN
Ngày nay không chỉ Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều đặt trọng tâm
phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, mục tiêu chiến lược đó sẽ không thể thực
hiện được nếu không có mối quan hệ kinh tế với phần còn lại của thế giới. Ngoại giao kinh
tế, hay các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, đều nhằm mục tiêu duy nhất trên. Vấn đề của
ngày hôm nay không phải là nhận thức, đào tạo nhân lực, hay là trình độ cán bộ vừa yếu
vừa thiếu. Quan niệm này luôn luôn đúng trong mọi thời điểm, do vậy trong điều kiện hiện
nay, nếu coi đây là một trong những lý do hạn chế hoạt động ngoại giao kinh tế đã đến lúc
không còn phù hợp và không thể lấy đó làm lý do biện minh cho những yếu kém nằm ở
những khía cạnh khác nhau.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới luôn thay đổi, chịu nhiều tác động nằm ngoài
tầm kiểm soát của con người thì việc đào tạo, thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức
cho nhân lực là yêu cầu cần phải được đáp ứng. Chính vì vậy quốc gia, đội ngũ cán bộ
phải thường xuyên được cập nhật kiến thức mới về kinh tế, khoa học, công nghệ, cách
quản lý điều hành công việc.
Đối với Việt Nam, từ chỗ chỉ là những nhận thức ban đầu, đến nay, công tác NGKT
đã trở thành một trong ba trọng tâm của Ngoại giao Việt Nam, bên cạnh Ngoại giao Chính
trị và Ngoại giao Văn hóa. Hoạt động NGKT đang được triển khai theo hướng trọng tâm,
trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của
đất nước.
Sau hơn 20 năm hội nhập một cách đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã
và đang phải xử lý các vấn đề về hội nhập trên phạm vi rộng lớn hơn, đặc biệt là thực thi
đầy đủ các cam kết sâu rộng và đa dạng của quá trình hội nhập. Vấn đề đặt ra hiện nay
không còn là gia nhập mà là phát huy vai trò của Việt Nam và khai thác tối đa ưu thế của
hội nhập để phục vụ phát triển đất nước. Để hoàn thành những nhiệm vụ to lớn, khó khăn
trước mắt, công tác NGKT cần phải được đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cả về tư duy và hành
động cụ thể. Cần huy động mọi lực lượng, mọi nguồn lực, kết hợp cả nội lực và ngoại lực
triển khai công tác NGKT, góp phần xây dựng, quảng bá hình ảnh quốc gia, tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, góp sức thúc đẩy đất nước.
13
References.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Đình Bin (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
2. Bộ Ngoại giao (2005), Vụ Tổng hợp kinh tế, Sổ tay công tác ngoại giao phục vụ
phát triển kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Ngoại giao (1999), vụ Tổng hợp kinh tế, Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế của
Việt nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Ngoại giao (2000), Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Đỗ Minh Cao (2009), Chương mới trong quan hệ Trung Quốc – Châu Phi, Tạp chí
nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 4.
6. Nguyễn Tâm Chiến (2011), Một số suy nghĩ về đẩy mạnh chính sách ngoại giao
toàn diện trong giai đoạn mới, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 2.
7. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Đỗ Đức Định (2009), Tiến trình hợp tác Châu Âu – Châu Phi và trợ giúp của Châu
Âu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Châu Phi, Tạp chí Nghiên cứu Châu
Âu, số 101.
11. Nguyễn Thanh Hiền (2007), Trung Quốc và Nhật Bản, hai cường quốc Châu Á
đang tăng cường ảnh hưởng tại Châu Phi, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị
thế giới, số 4.
12. Vũ Dương Huân (2009), Ngoại giao và công tác ngoại giao, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
13. Vũ Dương Huân (2002), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới (1975
– 2002).
14. Đoàn Xuân Hưng (2010), Ngoại giao kinh tế là nhu cầu khách quan, Báo Thế giới
và Việt Nam, số ra ngày 22/02/2010.
14
15. Đoàn Xuân Hưng (2008), Ngoại giao kinh tế: ưu tiên số 1 của ngành ngoại giao
hiện nay, Báo thế giới và Việt Nam, số ra ngày 28/11/2008.
16. Đoàn Xuân Hưng (2008), Ngoại giao kinh tế: Ưu tiên số 1 của ngành Ngoại giao
hiện nay, Báo Thế giới và Việt Nam, số ra ngày 28/11/2008.
17. Trần Thị Thu Hường (2010), Hội nhập và ngoại giao kinh tế với xây dựng nền kinh
tế độc lập tự chủ ở nước ta hiện nay, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số T8/2010.
18. Phạm Gia Khiêm (2008), Ngoại giao kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển bền vững,
tạp chí cộng sản, số 22.
19. Phạm Gia Khiêm (2007), Những nhiệm vụ lớn của đối ngoại Việt Nam năm 2007,
Tạp chí Thông tin đối ngoại.
20. Bùi Thị Lý (2009), Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Yên Bái, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 12.
21. Vũ Dương Ninh (2000), Các tổ chức quốc tế, Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội.
22. Nguyễn Nhâm (2011), Yếu tố nào tạo nên sức mạnh cường quốc kinh tế của Trung
Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1.
23. Kiều Thanh Nga (2011), Quan hệ hợp tác Trung Đông – Trung Quốc, Tạp chí
Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 5.
24. Trần Thuỳ Phương (2008), Hỗ trợ của Mỹ đối với Châu Phi trong quá trình cải cách
kinh tế, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 7.
25. Dương Văn Quảng, TS. Vũ Dương Huân (2002), Từ điển thuật ngữ ngoại giao Việt
– Anh – Pháp, Nxb Thế giới, Hà Nội.
26. Nguyễn Cơ Thạch, Thế giới trong 50 năm qua (1945 – 1995) và thế giới trong 25
năm tới (1996 – 2020), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, Tr.104-107
27. Đoàn Văn Thắng, Một vài nhận thức về chính sách đối ngoại, Tạp chí Nghiên cứu
Quốc tế, số 38.
28. Phạm Quốc Trụ (2010), Kỷ yếu hội thảo ASEAN – EU lần thứ 3: Xây dựng cộng
đồng, quan hệ song phương/ hai khu vực và ngoại giao kinh tế, Nxb Thế giới, Hà
Nội.
29. Hoàng Anh Tuấn, Khái niệm và việc sử dụng sức mạnh quốc gia và sức mạnh quân
sự trong quan hệ quốc tế hiện đại, TC Nghiên cứu quốc tế, số 62.
Tài liệu tiếng Anh
30. Berridge, GR, Diplomacy: Theory & practice, 3rd edition, Routledge
15
31. Berridge, G.R and A. James (2003), A dictionary of Diplomacy, Revised Edition,
Palgrave Macmillan, London, 272 pages.
32. Michael Kostecki and Olivier Naray, Commercial Diplomacy and International
Business, Desiree Davidse
33. Nicolas Bayne and Woolcock (2007), The new economic diplomacy: decision
making and negotiation in international economic relations, second edition,
Ashgate Publishing Limited, England.
34. Niconlson H (1965), Diplomacy, Oxford University Press London.
35. Peter John Lloyd, Australia's economic diplomacy in Asia, University of Melbuorne
36. Robert Self, Britain, America and the war debt controversy, Routledge.
37. Nguyen Hai Yen (2006), Economic diplomacy: a course manual, The gioi
Publishers, Ha Noi, Viet Nam.
Trang Web bổ trợ
38. Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế, Tạp chí Quê Hương, Số 223 -
2003, 74606.
39. Cần ưu tiên Ngoại giao Kinh tế, Báo Xuân 2011,
40. Nguyễn Thị Mai Dung – Sở Ngoại vụ Lào Cai, Công tác ngoại giao kinh tế trong
thời kỳ mới,
/>1322.aspx
41. Ngoại giao kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển bền vững,
42. Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc: Tạo bước chuyển mới
(2003), />bao-ve-to-quoc-tao-buoc-chuyen-moi.htm
43. Kinh tế Việt Nam sau hơn 3 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, Bản tin
Kinh tế – Bộ Ngoại giao, ngày 12/10/2010,
/>6&TinChinh=0&id_TinTuc=1029&TrangThai=BanTin
44. Một số nhiệm vụ và biện pháp cần thực hiện trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế,
16
/>PORTAL
45. Hợp tác và hội nhập quốc tế để ra biển lớn, Sở ngoại vụ Hà Giang,
/>phuc-vu-kinh-te.html
46. Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ công cuộc phát triển đất nước,
Nguồn: Báo Thế giới & Việt Nam,
mofa/nr091019080134/nr091019081633/nr091023092040/nr091203081340/ns1007
20173407
47. Thế giới và Ngoại giao kinh tế, Thứ Năm, 29/01/2009.
48. Tổng Lãnh sứ quán Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc,
tnamconsulate - nanning.org/vi/nr070521170205/
49. Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại Nhật Bản,
50. Nhật Bản tìm kiếm sự cân bằng giữa quyền lực mềm và cứng (2011),
51. Economic Diplomacy,
52. Kishan S Rana (2007), “Economic diplomacy: experiences of development
countries”, in ser Nicholas Bayne and Stephen
Woolcock (2007) (2
nd
edition); The new economic diplomacy.
53. Bright prospects for economic diplomacy with developing countries,
/>talias8294&catid=2:regional-news-a-special-reports&Itemid=9, September 8, 2004.
54. The WTO and American economic diplomacy under Obama,
http://www. eastasiaforum.org/2009/01/17/the-wto-and-americanecono-
micdiplomacy-under-obama/
55. U.S. kicks economic diplomacy with China up a notch,
/>idUSTRE56N4L520090724.
56. Economic Diplomacy: The Case of Belgium,
textusBin/BViewers/oview/EconomicDiplomacy/oview.asp?FilterTopic=%2F4137
1
17
57. The Association of Indian Diplomats: ECONOMIC DIPLOMACY, Ten-point Plan
for making it more effective,
58. Building skills on commercial & economic diplomacy,
59. Economic Diplomacy, -S-
Mehta.pdf
60. Portugal economic diplomacy, />diplomacy/en/
61.
62.
63.
64.
65.
66. Trích tham tán tại hội thảo “Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế, Việt Nam và
kinh nghiệm quốc tế” (HN, ngày 19-20/07/2005),
67. H. Clinton: Chính sách ngoại giao Mỹ là để phục vụ cho kinh tế,
/>kinh-te/45/6618323.epi
68. Báo đất Việt, Trung Quốc đang qua mặt Mỹ ở châu Phi (T9/2011),
Vũ Hợp, Năm thành công lớn của ngoại giao Việt Nam(ngày 08/02/2011),
/>nemb.vn/tin_hddn/ns110210091045