Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

TIỂU LUẬN tìm HIỂU về CHÍNH PHỦ NHẬT bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.02 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THƠNG VÀ VĂN HĨA ĐỐI NGOẠI
------------------------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Học phần: Luật Hiến pháp Việt Nam và các nước
Đề bài:

TÌM HIỂU VỀ CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN
Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Ngọc Trang
Nhóm

: 15

Lớp

: TT46A

Hà Nội, 2021


DANH SÁCH NHĨM VÀ PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ

STT

HỌ VÀ TÊN

MÃ SINH VIÊN

NHIỆM VỤ


1

Lê Thị Thương

TT46A-028-1923 Phần 1: Cơ sở lý luận

2

Trịnh Thu Hồi

TT46A-012-1923 Phần 2: Tìm hiểu về chính
phủ Nhật
1. Bợ máy Chính phủ Nhật
Bản

3

Nguyễn Mai Chi

TT46A-005-1923 Phần 2: Tìm hiểu về chính
phủ Nhật
2.2. Cách bầu Bộ trưởng các
Bộ ngành tại Nhật Bản
Kết luận

4

Nguyễn Thị Trang Linh

TT46A-018-1923 Phần 2: Tìm hiểu về chính

phủ Nhật
2.1. Cách bầu Thủ tướng

5

Võ Thu Trang

TT46A-031-1923 Phần 2: Tìm hiểu về chính
phủ Nhật
3.1 Thẩm quyền của chính
phủ Nhật về hành pháp

6

Nguyễn Hải Anh

TT46A-002-1923 Phần 2: Tìm hiểu về chính
phủ Nhật
3.2 Thẩm quyền của chính
phủ Nhật về lập pháp

7

Bùi Thị Ngọc Linh

TT46A-015-1923 Phần 2: Tìm hiểu về chính
phủ Nhật
3.3 Thẩm quyền của Chính
phủ Nhật về tư pháp


8

Đỗ Thị Thu Trang

TT46A-029-1923 Phần 3: Mối quan hệ giữa
Chính phủ Nhật với nguyên
thủ quốc gia, cơ quan đại
diện hành pháp và tư pháp

9

Hoảng Nhật Trinh

TT46C-100-1923

Làm Powerpoint

1


LỜI MỞ ĐẦU
Nằm trên bán đảo phía đơng Thái Bình Dương, nơi hằng năm xảy ra bao
nhiêu thảm họa của nhân loại và không được thiên nhiên ưu ái ban tặng tài nguyên
thiên nhiên, nhưng mỗi khi nhắc tới Nhật Bản là nhắc đến một quốc gia nổi tiếng
về sự phát triển tồn diện từ khoa học kỹ thuật, cơng nghệ đến kinh tế xã hội. Con
người Nhật Bản nổi tiếng với sự thơng minh, đức tính cần cù và biết khắc phục
những khó khăn với tinh thần đồn kết cao, ý thức cộng đồng mà thế giới phải
ngưỡng mộ và học tập. Có được điều đó phải kể đến sự quản lý khoa học và hiệu
quả của Chính phủ Nhật Bản, một bộ máy nhà nước được sắp đặt quy củ và rõ ràng
từng bộ phận, điều chỉnh chính xác các hành vi trong xã hội, các chính sách, đường

lối phát triển, nỗ lực làm việc để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân.
Trong tiểu luận này, chúng tôi sẽ tập trung tiến hành tập trung nghiên cứu và
tìm hiểu về Chính phủ Nhật Bản, thơng qua việc tìm hiểu chung, cơ cấu tổ chức,
chức năng cũng như thẩm quyền của Chính phủ Nhật. Bằng việc sử dụng những
phương pháp nghiên cứu: thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp lí thuyết... nhằm
khai thác được những thơng tin liên quan chính xác nhất và diễn giải một cách cụ
thể đối tượng nghiên cứu. Trong đó, bài tiểu luận được chia làm 3 phần chính như
sau:
Phần 1: Cơ sở lý luận
Phần 2: Tìm hiểu về Chính phủ Nhật
Phần 3: Mối quan hệ giữa Chính phủ Nhật với nguyên thủ quốc gia, cơ
quan đại diện hành pháp và tư pháp
Với kết cấu 3 phần rõ ràng, chúng tôi mong rằng bài tiểu luận của mình sẽ
tìm hiểu được những thơng tin khách quan và chính xác về đối tượng Chính phủ
Nhật, đồng thời cho người đọc có nhìn trực quan về mối quan hệ, sự phụ thuộc của
các nhánh quyền lực trong nhà nước Nhật Bản hiện nay.
2


PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.

Thể chế chính trị Nhật Bản
Nền chính trị Nhật Bản được thành lập dựa trên nền tảng của một thể chế

quân chủ lập hiến và cộng hịa đại nghị (hay chính thể qn chủ đại nghị) theo đó
Thủ tướng giữ vai trị đứng đầu nhà nước và chính đảng đa số.
Nhật Bản có tổ chức bộ máy nhà nước tam quyền phân lập được xây dựng
dựa trên nguyên tắc “pháp quyền”, gồm 3 cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Mặc dù Nhật Bản vẫn giữ chế độ Thiên hoàng, nhưng Thiên hoàng Nhật Bản chỉ

có địa vị tượng trưng cho đất nước Nhật Bản và sự thống nhất của nhân dân Nhật
Bản; Thiên hồng khơng can dự vào cơng việc chính trị của đất nước.
2.

Sơ lược về ba cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp của Nhật Bản
2.1.

Cơ quan lập pháp

Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất và cơ quan lập pháp duy nhất ở
Nhật Bản, là cơ quan do nhân dân bầu ra thông qua tổng tuyển cử.
Với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất, Quốc hội bầu ra Thủ tướng của Nội
các. Nghị sĩ Quốc hội do nhân dân bầu ra theo phương thức bầu cử phổ thông.
Nghị sĩ được bầu ra bằng phương thức tiểu khu hoặc theo tỉ lệ đại diện.
Ngoài ra, Quốc hội còn thực hiện hai chức năng khác, là cơ quan quyền lực
tối cao (chức năng nắm giữ quyền lực nhà nước) và lập pháp duy nhất (chức năng
lập pháp) của Nhật Bản (Điều 41 Hiến pháp). Quốc hội được trao cho chức năng là
“cơ quan lập pháp duy nhất”. Cơ quan lập pháp duy nhất được hiểu là hoạt động
lập pháp thực chất phải do Quốc hội thực hiện một cách độc lập bằng nghị quyết.
Tuy nhiên, chức năng lập pháp này không tuyệt đối ở Nhật Bản. Chức năng lập
pháp ở Nhật được hiểu, Quốc hội là cơ quan xem xét và công nhận các dự thảo
pháp luật đa phần do Chính phủ đề xuất.
2.2.

Cơ quan tư pháp

3


Nguyên tắc pháp quyền ghi nhận sự tồn tại của hệ thống cơ quan thứ ba bên

cạnh hệ thống cơ quan lập pháp và hành pháp. Đó là hệ thống cơ quan tư pháp - tòa
án. Tòa án thực hiện chức năng tư pháp, có nghĩa là trực tiếp thực hiện quyền tư
pháp.
2.3.

Cơ quan hành pháp

Điều 65 Hiến pháp thừa nhận rằng “Nội các là cơ quan nắm giữ quyền hành
pháp”. Với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng hành pháp trong quyền lực
quốc gia, Nội các và Quốc hội là hai cơ quan “thống trị” trong lĩnh vực chính trị.
Trong lĩnh vực chính trị, Chính phủ là trụ cột trung tâm. Chức năng thứ hai của
Chính phủ là nắm giữ quyền hành pháp.
Chính phủ bao gồm Thủ tướng là người đứng đầu và các bộ trưởng (Điều 66 Hiến
pháp). Thủ tướng được Quốc hội bổ nhiệm trong số các thành viên của Quốc hội,
có thể là thành viên của Hạ viện hoặc Thượng viện. Trong Hiến pháp 1946, Chính
phủ là nơi nhân dân đặt niềm tin thiêng liêng, là nơi nhân dân trao quyền lực của
mình, Chính phủ thay mặt cho nhân dân và hoạt động vì lợi ích của Nhân dân.
3.

Hiến pháp hiện hành của Nhật Bản
Hiến pháp hiện hành của Nhật Bản ra đời từ năm 1946, có hiệu lực chính

thức từ ngày 3/5/1947. Hiến pháp này cịn gọi là Hiến pháp hịa bình, có độ cương
tính cao, cho đến nay chưa một lần được sửa đổi. Sở dĩ như vậy vì quy trình, thủ
tục sửa đổi Hiến pháp rất khó khăn và đồng thời nó vẫn phù hợp với thực tiễn, với
lợi ích của các lực lượng chính trị cầm quyền.
Về mặt hình thức, bản Hiến pháp 1946 của Nhật Bản tuân thủ theo quy trình,
thủ tục sửa đổi được quy định trong Hiến pháp Minh Trị cũ, nhưng nội dung bản
chất hay giá trị bản sắc của Hiến pháp đã được thay đổi hồn tồn, khơng vi phạm
các quy định của Hiến pháp Minh Trị, do đó duy trì tính liên tục và giá trị pháp lý

của bản Hiến pháp mới.

4


PHẨN 2: TÌM HIỂU VỀ CHÍNH PHỦ NHẬT
1.

Bộ máy chính phủ Nhật Bản
1.1.

Nội các (Naikaku)

Trước đây, thời kỳ Đại Nhật Bản Đế quốc, Nội các được thành lập theo Hiến
pháp Đại Nhật Bản Đế quốc và là một cơ quan dưới quyền của Nhật hoàng.
Điểm thay đổi trong thể chế cơ quan nhà nước Nhật Bản do Hiến pháp 1946
quy định là: Trách nhiệm và quyền lực của Nội các. Theo Hiến pháp Minh Trị quy
định: Các Bộ trưởng trong Nội các chỉ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thiên
hoàng. Thủ tướng chỉ đơn giản là người đứng đầu một nhóm người chịu trách
nhiệm cá nhân trước Thiên hồng, khơng có một quyền lực cụ thể nào đảm bảo
tính thống nhất của Nội các.
Nội các Nhật Bản hiện đại được thành lập theo Hiến pháp năm 1946 của
Nhật Bản.
Điều 65 Hiến pháp Nhật Bản quy định Nội các là cơ quan nắm giữ quyền
hành pháp. Đây cũng chính là cơ quan quyền lực tối cao trong hệ thống hành chính
trong hệ thống hành chính quốc gia có trách nhiệm điều hành hoạt động của các cơ
quan hành chính cấp dưới, có nhiệm vụ liên hệ với Quốc hội về cách thức tiến
hành trong các hoạt động hành chính.
Nợi các phải chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội trong quá trình thực thi
quyền hành pháp.

1.2.

Cơ cấu tổ chức

Các Bộ tại Nhật Bản
Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản bao gồm 10 Bộ và 2 cơ quan ngang Bộ:
● Bộ Quản lý cơng cộng, Nội vụ và Bưu chính viễn thơng
● Bộ Tư pháp
● Bộ Ngoại giao
● Bộ Tài chính
5


● Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ;
● Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi;
● Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp
● Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp
● Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Vận tải
● Bộ Môi trường
Cơ quan ngang bợ
● Bộ quốc phịng
● Ủy ban An tồn quốc gia
Có thể thấy, đa số các bộ nằm trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ Nhật Bản
đều là các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.
Cơ quan quan trọng nhất trong Nội các là ban Thư ký Nội các chịu trách
nhiệm lập các chương trình nghị sự cho các cuộc họp của Nội các, nghiên cứu, thu
thập số liệu, tư vấn liên lạc và truyền đạt thông tin trong Nội các. Người đứng đầu
ban Thư ký Nội các thường có quan hệ chính trị với thủ tướng Nhật Bản, và có ảnh
hưởng trong việc duy trì các mối quan hệ công việc đều đặn giữa Nội các và Đảng
Dân chủ - Tự do.

Ngồi ra, Nội các cịn cịn có Hội đồng Kiểm tốn. Hội đồng Kiểm tốn là
một tổ chức độc lập theo Hiến pháp, có chức năng kiểm toán báo cáo quyết toán
của Nhà nước, của các tập đoàn và cơ quan khác trực thuộc Nhà nước.
1.3.

Thủ tướng (Shusho)

Thủ tướng là người đứng đầu Nội các. Ông Suga Yoshihide của Đảng Dân
chủ Tự do hiện đang giữ chức Thủ tướng. Ông là vị thủ tướng mới đầu tiên dưới
Thời kỳ Lệnh Hòa.
Giúp việc cho Thủ tướng là các Bộ trưởng. Thủ tướng và Bộ trưởng phải là
cơng chức dân sự. Thủ tướng có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm các Bộ trưởng. Thủ
tướng là người đại diện cho Nội các, có trách nhiệm đệ trình các dự luật lên Quốc
hội, báo cáo lên Quốc hội về các vấn đề chung và đối ngoại của quốc gia, và thực
hiện kiểm soát và giám sát các nhánh hành chính.
6


1.4.

Phiên họp của Nội các

Khác hẳn với các phiên họp của Nghị viện được tổ chức công khai, các
phiên họp của Nội các được giữ bí mật. Các phiên họp của Nội các Nhật Bản có 2
loại: Các phiên họp thường kỳ tổ chức một tuần hai lần và các phiên họp bất
thường. Về nguyên tắc tất cả các bộ trưởng đều bắt buộc phải tham dự các phiên
họp đó và Thủ tướng là người chủ trì. Nội các họp bàn tròn, các quyết định của Nội
các được chuyển vòng tròn cho các thành viên ký nếu như họ không phản đối. Mặc
dù, là người đứng đầu Nội các song Thủ tướng chỉ có một phiếu nên các quyết
định đạt được trong phiên họp thực tế là do thương lượng và thỏa hiệp. Tất nhiên ở

một khía cạnh khác với quyền lực mình, Thủ tướng có thể khống chế Nội các bằng
cách này hay cách khác. Ở Nhật Bản mọi quyết định thể hiện ý chí của Nội các
theo truyền thống luôn được coi là nhất trí. Có một điều cần bàn thêm ở đây là do
sự diễn biến phức tạp của xã hội hiện đại đặt ra yêu cầu chung đối với cơ quan nhà
nước chịu trách nhiệm giải quyết công việc hàng ngày phải có quyết định mang
tính mau lẹ, bí mật và quyết đoán.
2.

Cách bầu cử bộ máy Chính phủ
2.1.

Cách bầu thủ tướng Nhật Bản

Nhật Bản thành lập Chính phủ dựa trên cơ sở Nghị viện. Theo quy định của
Hiến pháp mới, Nghị viện chứ không phải Thiên hoàng là người bầu Thủ tướng.
Về nguyên tắc theo Hiến pháp, Thủ tướng phải là công chức dân sự.1 Thủ
tướng được Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội thông qua một số nghị
quyết của Quốc hội. Công việc này phải được ưu tiên so với các hoạt động khác
của Quốc hội.
Nếu hai Viện không đạt được sự nhất trí chung hoặc Thượng viện cũng
khơng chỉ định được Thủ tướng trong vòng 10 ngày sau khi Hạ viện thơng qua
nghị quyết bầu Thủ tướng thì quyết định của Hạ viện sẽ là quyết định cuối cùng
của Quốc hội.2
1
2

Điều 66, Chương V Hiến pháp Nhật Bản (1947)
Điều 67, Chương V Hiến pháp Nhật Bản (1947)

7



Thông thường, đảng nào chiếm đa số ghế trong Hạ viện thì Chủ tịch của
Đảng đó sẽ được bầu làm Thủ tướng. Mặc dù quy định của Hiến pháp tương đối rõ
ràng nhưng trong thực tế, việc bổ nhiệm Thủ tướng là một quá trình hết sức phức
tạp, đặc biệt là khi khơng có một Đảng nào chiếm đa số trong Hạ nghị viện.
Trong những năm đầu thế kỉ 50, trước mỗi cuộc bầu cử Thủ tướng được tổ
chức ở Nghị viện, thường có rất nhiều thủ đoạn được áp dụng trong những mối
quan hệ cụ thể giữa các đảng phái. Nếu khơng có một đảng nào chiếm đa số trong
Hạ nghị viện thì việc giành sự ủng hộ của các đảng trung dung là rất cần thiết để
chọn ra một Thủ tướng.
Từ khi xuất hiện hệ thống một đảng rưỡi từ năm 1955, các đảng tiến cử
người của mình vào vị trí Thủ tướng trước khi Nghị viện bỏ phiếu nên kết quả
thường được dự đoán từ trước. Sau khi Hatayama từ chức vào năm 1956, các phe
phái trong Đảng Dân chủ - Tự do đã hiệp thương và thống nhất tiến cử Chủ tịch
của đảng vào cương vị Thủ tướng. Từ đó trở đi, vì nó chiếm ưu thế trong Hạ viện,
việc bầu chủ tịch Đảng này thu hút nhiều sự quan tâm hơn việc bầu thủ tướng.
Nhiệm kỳ của một chủ tịch Đảng Tự do chỉ có 2 năm nên đơi khi một Thủ tướng
có thể bị mất chức vì gặp thất bại trong cuộc tái bầu cử Chủ tịch Đảng.
2.2.

Cách bầu Bộ trưởng các Bộ ngành tại Nhật Bản

Mỗi bộ được lãnh đạo bởi một Bộ trưởng Nhà nước do Thủ tướng Chính
phủ bổ nhiệm. 
Các Bộ trưởng phải là công chức dân sự. Đa số các Bộ trưởng phải là đại
biểu Quốc hội. Thủ tướng có quyền cách chức Bộ trưởng. 
Theo Luật Nội các năm 2001, số lượng Bộ trưởng không được quá 14 người,
tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, vẫn có thể lên đến 17 người.
Ban Thư ký Nội các có vai trị hỗ trợ Nội các và Thủ tướng. Ngoài ra, theo

quy định của Hiến pháp, đa số Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được bầu từ các thành
viên của Nghị viện.
Trái với ở Mỹ, các Bộ trưởng của Nhật thường là Nghị sĩ nên có nền tảng
chính trị của riêng mình do họ đứng đầu hoặc đại diện quyền lợi của các phe cánh
8


quan trọng trong Nghị viện hoặc trong Đảng. Vì vậy, trong việc lựa chọn các Bộ
trưởng, Thủ tướng phải tiến hành một cách thận trọng để cân đối quyền lực của các
phe cánh trong Đảng hoặc liên minh Đảng cầm quyền trong từng giai đoạn..
Các Bộ trưởng của Nhật hiếm khi được phục vụ dài hạn. Họ thường được bổ
nhiệm như một phần thưởng cho sự phục vụ trung thành, cho việc ủng hộ chính
quyền trong cuộc đấu tranh quan trọng nào đó, hoặc cho khả năng lãnh đạo bộ để
tạo ra sức ép thực hiện một chính sách quan trọng nhất thời.
Các cựu Bộ trưởng sau khi rời khỏi Nội các vẫn giữ vai trò quan trọng trong
đảng và trong phe cánh của họ, họ khơng bao giờ thốt ly quyền lực thực sự, mà
vẫn tiếp tục tạo được ảnh hưởng của mình trong những diễn đàn khác.
Trên thực tế, mặc dù thời gian nhậm chức ngắn nhưng hầu hết các Bộ
trưởng, kể cả Thủ tướng Nhật Bản đều là những nhà chính trị giàu kinh nghiệm.
Trong 25 năm đầu thời kỳ sau chiến tranh, 46% Bộ trưởng được bổ nhiệm là các
nhà chính trị, 18% là những quan chức trước đó đã giành được ghế trong Nghị
viện, và 24% còn lại là những nhà kinh doanh, luật sư, giáo sư đại học hoặc nhà
báo - những người đã có kinh nghiệm và thích hoạt động chính trị.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ chỉ bị bãi nhiệm nếu Hạ viện thơng qua đề nghị
bất tín nhiệm đối với Nội các (hoặc đề nghị bất tín nhiệm trong Nội các bị bác bỏ)
hoặc do Thủ tướng bãi nhiệm.
Bộ trưởng Tư pháp là Phó chủ tịch đương nhiên của Hội đồng. Bộ trưởng Tư
pháp có thể thay Tổng thống giữ quyền chủ tịch Hội đồng
3.


Thẩm quyền của chính phủ
3.1.

Về hành pháp

Thứ nhất, Điều 65 (Hiến pháp 1946) quy định “Nội các là cơ quan nắm giữ
quyền hành pháp”. Với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng hành pháp trong
quyền lực quốc gia, Nội các và Quốc hội là hai cơ quan “thống trị” trong lĩnh vực
chính trị. Đồng thời, theo khoản 3 điều 66, Nội các có trách nhiệm liên kết với
quốc hội trong việc thực thi quyền hành pháp.
Với những quyền hạn cụ thể mà Hiến pháp và các văn bản pháp luật trao cho
cũng như yêu cầu thực tế của xã hội Nhật Bản hiện đại, cơ quan hành pháp dưới sự
9


lãnh đạo của Nội các ngày càng thâm nhập sâu vào các lĩnh vực đời sống xã hội.
Trong thực tế, cơ quan hành pháp có quyền hạn rất lớn trên nhiều lĩnh vực mà có
thể kể đến một số lĩnh vực chủ yếu sau đây:
Lĩnh vực thứ nhất thuộc phạm vi quyền hạn của cơ quan hành pháp là soạn
thảo, vạch ra chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia. Điều này được coi là chức
năng hành pháp đầu tiên và sau khi các dự thảo đó đã được các cơ quan hữu quan
chấp nhận thì cũng là người tổ chức thực hiện.
Lĩnh vực quyền hạn thứ hai là tiến hành quản lý chung. Để thực hiện việc
này, đằng sau Nội các là cả một bộ máy hành chính giúp việc. Làm việc trong cơ
quan hành chính hiện nay là một đội ngũ viên chức hùng hậu hơn 3 triệu người.
Lĩnh vực quyền hạn thứ ba của cơ quan hành pháp là ban hành các văn bản
pháp quy dưới luật để đưa các quy định của hiến pháp vào cuộc sống và triển khai
các văn bản pháp luật đã được Nghị viện thông qua. Các văn bản của cơ quan hành
pháp ban hành có hiệu lực pháp lý dưới luật, dựa trên cơ sở luật và để luật được
thực hiện trên thực tế.

Điều 73: Nội các ngồi các cơng việc sự vụ hành pháp thơng thường cịn tiến hành
các việc dưới đây:
1. Thực thi pháp luật một cách công bằng, điều hành các công việc của đất
nước.
2. Xử lý quan hệ ngoại giao
3. Ký kết các hiệp ước. Tuy nhiên cần phải có sự thừa nhận của Quốc hội trước
khi ký hoặc sau khi kí tùy vào hồn cảnh.
4. Thực thi các công việc dân sự dựa trên tiêu chuẩn luật pháp.
5. Xây dựng dự toán ngân sách và trình ra trước quốc hội.
6. Chế định các sắc lệnh nhằm thực thi bản hiến pháp này và quy định của
pháp luật. Tuy nhiên trong các sắc lệnh này ngoại trừ trường hợp được sự ủy
nhiệm của luật pháp một cách đặc biệt không được phép đặt ra các điều phạt.
7. Quyết định việc đại xá, đặc xá, giảm nhẹ hình phạt, bãi miễn hình phạt và
phục hồi quyền lợi.
10


3.2. Về lập pháp
Quốc hội Nhật Bản có quyền bổ nhiệm Thủ tướng, thơng thường là đại biểu
của chính đảng hoặc liên minh chính đảng thắng cử.Thủ tướng có quyền giải tán
Hạ viện. Mặt khác, Hạ viện có quyền giải tán Nội các bằng một cuộc bỏ phiếu bất
tín nhiệm hoặc từ chối bỏ phiếu tín nhiệm Nội các. Nếu Hạ viện thơng qua nghị
quyết khơng tín nhiệm hoặc từ chối bỏ phiếu tín nhiệm Nội các thì tồn bộ Nội các,
bao gồm cả Thủ tướng phải từ chức.
Theo Hiến Pháp 1946 :
Điều 53: Nội các có quyền triệu tập phiên họp bất thường của Quốc hội. Khi có
yêu cầu của từ 1/4 tổng số đại biểu của 2 Viện, Nội các phải triệu tập phiên họp bất
thường của Quốc hội.
Điều 54: Khi Hạ viện bị giải tán, phải tổ chức tổng tuyển cử 40 ngày sau thời hạn
giải tán và Quốc hội phải họp sau 30 ngày bầu cử.

Trong trường hợp Hạ viện bị giải tán, Thượng viện cũng không họp. Nhưng nếu
trong trường hợp đất nước lâm nguy, Nội các có thể triệu tập phiên họp bất thường
của Thượng viện.
Tuy nhiên biện pháp trên chỉ có tính tạm thời và sẽ bị huỷ bỏ nếu Hạ viện không
chấp thuận trong vịng 10 ngày sau khi khai mạc khóa họp của Quốc hội.
Điều 62: Mỗi viện có thể mở cuộc điều tra về hoạt động của Chính phủ, hỏi cung
nhân chứng và kiểm tra các tài liệu.
Điều 63: Cho dù có phải là đại biểu của mỗi Viện hay khơng, Thủ tướng và các Bộ
trưởng có quyền tới các Viện bất cứ lúc nào để phát biểu ý kiến về dự luật. Họ phải
có mặt để trả lời và giải thích các vấn đề khi cần thiết.
Lĩnh vực quyền hạn thứ tư của cơ quan hành pháp được thực hiện trong quá
trình lập pháp: Hầu hết các dự luật đều được cơ quan hành pháp khởi thảo và đệ
trình để Nghị viện thông qua. Ngay cả văn bản pháp luật quan trọng nhất là Hiến
pháp thì cơ quan chủ trì việc dự thảo sửa đổi cũng khơng phải là ai khác ngồi cơ
quan hành pháp. Thơng thường quy trình để thơng qua một đạo luật như sau: Trong
q trình thực hiện nhiệm vụ của mình, các bộ thấy cần thiết phải có một đạo luật
11


để điều chỉnh một quan hệ cụ thể nào đó, thì vấn đề đó sẽ được quan chức chun
nghiệp về lĩnh vực đó soạn thảo và qua một số bước trung gian khác được trình cho
hội nghị cấp cao trong bộ xem xét. Tiếp đó, bộ trưởng duyệt và gửi cho Cục lập
pháp nội các, ở đây dự luật sẽ được kiểm tra xem có trái với Hiến pháp và mâu
thuẫn với các đạo luật liên quan không. Nếu không có vấn đề gì thì dự thảo đó
được gửi đến Đảng Dân chủ Tự do. Đảng Dân chủ tự do có hội đồng điều chỉnh
chính sách với các tổ chun trách từng lĩnh vực. Tổ chuyên trách liên quan đến
lĩnh vực đó sẽ xem xét nội dung dự thảo. Tiếp theo, Hội đồng điều chỉnh chính
sách và ban lãnh đạo Đảng dân chủ Tự do kiểm tra và quyết định tán thành hay
khơng dự thảo đó. Sau đó, dự thảo được gửi đến Nội các và dự thảo luật được xem
xét trước hết ở hội nghị thứ trưởng hành chính của các bộ. Tiếp theo, dự án luật

được gửi lên hội nghị Nội các. Ở hội nghị này, Nội các sẽ quyết định có trình dự
thảo cho Nghị viện thơng qua hay khơng. Nếu dự thảo luật đó được trình cho Nghị
viện và được thơng qua thì nó sẽ có hiệu lực và quay trở lại để cơ quan hành pháp
tổ chức thực hiện.
Quyền hạn của cơ quan hành pháp Nhật Bản trong lĩnh vực lập pháp còn là
ở chỗ, đó là cơ quan chuẩn bị dự trù ngân sách quốc gia, ban hành các đạo luật, và
các thành viên của Nội các có quyền đến trình bày ý kiến của mình ở các cuộc họp
của hai viện.
3.3. Về tư pháp
Tòa án Tối cao là cơ quan cao nhất của hệ thống tòa án Nhật Bản, đứng đầu
bởi Chánh án Tòa án Tối cao. Chánh án Tòa án Tối cao do Chính phủ chỉ định và
được Thiên hồng bổ nhiệm (Điều 6 Khoản 2 Hiến pháp), ngồi ra cịn có Nội
các có quyền bổ nhiệm thẩm phán của các tịa án, bao gồm cả tịa án tối cao, thơng
báo quyết định của mình để Hồng Đế triệu tập các phiên họp hoặc giải thể nghị
viện và tổ chức tổng tuyển cử. Theo điều 73 trong Hiến pháp Nhật Bản, Nội các
cũng có quyền quyết định tổng ân xá, ân xá đặc biệt, giảm án, tước và khôi phục
quyền công dân.
Luật thành văn của Nhật Bản phải được Thiên hồng đóng dấu bằng
Thiên hồng ngự tỷ và khơng hữu hiệu nếu khơng có Nội các ký, Thủ tướng phó
12


thự và Thiên hoàng ban hành. Trong hệ thống tư pháp của Nhật Bản, Hiến pháp
Nhật Bản đảm bảo rằng: “Tất cả quyền tư pháp thuộc về tòa án tối cao và các tòa
án cấp dưới được thiết lập theo quy định của pháp luật. Khơng được phép lập tịa
án đặc phán xử với tư cách là cơ quan phán xử cuối cùng. Tất cả các thẩm phán
tiến hành công việc độc lập theo lương tâm và chỉ tuân theo bản hiến pháp này và
pháp luật” (Điều 76). Họ không thể bị cách chức "trừ khi tuyên bố hợp pháp về
mặt tinh thần hoặc thể chất không đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chính thức"
và họ khơng thể bị kỷ luật bởi các cơ quan hành pháp (Điều 78). Tuy nhiên, các

thẩm phán Tịa án Tối cao có thể bị đa số cử tri loại bỏ trong một cuộc trưng cầu
dân ý diễn ra tại cuộc tổng tuyển cử đầu tiên sau khi bổ nhiệm thẩm phán và cứ sau
mười năm.
3.4. Về đối ngoại
Lĩnh vực quyền hạ thứ năm của cơ quan hành pháp là đối ngoại. Quyền này
có được từ khi Nhật Bản giành được quyền kiểm sốt về ngoại giao văn hóa năm
1952, thời gian kết thúc việc chiếm đóng của quân đội đồng minh. Các đại sứ quán
và lãnh sự của Nhật ở nước ngoài được mở sau đó. Trong thời kỳ chiếm đóng, thực
chất quyền đối ngoại của Nhật nằm dưới sự chỉ đạo của tư lệnh lực lượng chiếm
đóng.
Mặc dù Hiến pháp quy định Nghị viện quyền phê chuẩn các hiệp ước đã kí
và sẽ ký thì cơ quan hành pháp đứng đầu là Thủ tướng ln có quyền đàm phán và
ký kết hiệp ước quốc tế. Hơn nữa, Nội các còn tác động mạnh đến việc phê chuẩn
các hiệp ước của Nghị viện bằng cách thực hiện hiệp ước này hay hiệp ước khác.
Trong lĩnh vực này, cơ quan hành pháp có quyền chuẩn bị nhân sự và bổ nhiệm đại
sứ, tổ chức đón tiếp đại diện các nước đến thăm.

13


PHẦN 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH PHỦ VÀ NGUYÊN THỦ QUỐC
GIA, CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN LẬP PHÁP, TƯ PHÁP
1. Với nguyên thủ quốc gia
Hiến pháp Nhật Bản năm 1946 ghi rõ: “Mọi hoạt động của Hoàng đế liên
quan đến quốc gia phải tham khảo ý kiến và được Nội các thông qua. Việc này
thuộc trách nhiệm của Nội các.
Hoàng đế chỉ tiến hành các hoạt động liên quan đến quốc gia như được quy định
trong Hiến pháp này, Hồng đế khơng có quyền lực trong chính phủ. Với sự tư vấn
và đồng ý của Nội các, Hoàng đế thay mặt nhân dân thực hiện các quyền sau:
● Ban hành các tu chính án Hiến pháp, đạo luật, sắc lệnh của Nội các và hiệp

ước;
● Triệu tập Quốc hội;
● Giải tán Hạ nghị viện;
● Tuyên bố kết quả cuộc tổng tuyển cử Quốc hội;
● Chứng thực việc bổ nhiệm hay bãi miễn các Bộ trưởng, các viên chức theo
pháp luật hiện hành; xác nhận thư ủy quyền và thư ủy nhiệm của đại sứ,
công sứ;
● Thực hiện ân xá, giảm án, hỗn thi hành án, khơi phục quyền cơng dân;
● Trao huân chương
● Xác nhận thư phê chuẩn và các văn bản ngoại giao theo pháp luật hiện hành.
● Tiếp đón các Cơng sứ và Đại sứ nước ngồi.
● Tham gia các lễ nghi.
2. Với cơ quan đại diện lập pháp
Phương thức thành lập chính phủ ở mỗi nước thường có sự khác nhau tùy
thuộc vào quy định của hiến pháp. Theo một số tác giả thì có hai phương pháp cơ
bản để thành lập chính phủ, đó là phương pháp thành lập chính phủ dựa trên cơ sở
Nghị Viện và phương pháp không dựa trên cơ sở Nghị Viện.
Nhật Bản được xếp vào nước áp dụng phương pháp thứ nhất - phương pháp
dựa trên cơ sở Nghị Viện. Vì thế Chính phủ chỉ được tiếp tục hoạt động khi vẫn
cịn sự tín nhiệm của nghị viện. Ngược lại khi đã mất tín nhiệm khơng cịn được đa
14


số ủng hộ nữa thì Chính phủ phải từ chức để thay thế bằng một Chính phủ mới.
Theo hiến pháp hiện nay Nội các chính phủ phải chịu trách nhiệm tập thể trước
Nghị viện theo điều 66.
Trong các kỳ họp Nghị viện, Nội các phải báo cáo tồn bộ cơng việc lãnh
đạo hành chính của mình đồng thời phải có nghĩa vụ giải trình các vấn đề mà Nghị
viện chất vấn. Điều 69 của Hiến pháp cũng chỉ ra rằng khi Hạ nghị viện thơng báo
một quyết định bất tín nhiệm thì tồn thể nội các phải từ chức, trừ phi Hạ nghị

Viện bị giải tán trong vòng 10 ngày. Trong trường hợp Hạ nghị viện bị giải tán thì
khi có Hạ nghị viện mới Nội các cũng phải tự giải tán để Nghị Viện bầu ra Nội các
mới. Điều đó có nghĩa là, Nghị viện trong quá việc kiểm tra, giám sát các hoạt
động của Nội các, nó khơng những có quyền chất vấn, điều tra mà cịn có thể áp
dụng một biện pháp quyết liệt hơn, ra quyết định bất tín nhiệm đối với Nội các.
Việc bỏ phiếu tín nhiệm Nội các được tiến hành thường xuyên trong các khóa họp
của Hạ nghị viện nhằm thực hiện quyền giám sát của Nghị viện đối với Nội các
Hiến pháp quy định, Nghị viện là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, nhưng
điều đó chỉ có nghĩa rằng Nghị viện có quyền quyết định cuối cùng đối với việc
thơng qua dự luật. Trên thực tế, hầu hết các luật đã được Nghị viện phê chuẩn đều
do cơ quan hành pháp đệ trình lên, cịn các dự luật do các Nghị sĩ Nghị viện đệ
trình chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Trong cuộc họp thường xuyên của nghị viện kéo dài
150 ngày, trung bình có khoảng 100 dự luật cho Nội các đề xuất và 50 dự luật được
đệ trình bởi các thành viên của hai viện. Trong số đó khoảng 70 đến 90% các dự
luật của Nội các được hai viện thông qua và ban hành. Ngay cả đối với đạo luật
quan trọng nhất là Hiến Pháp thì theo truyền thống cũng do Nội các lãnh đạo việc
soạn thảo sửa đổi để trình quốc hội xem xét.
Cùng với việc đề xuất lập pháp, vai trò của cơ quan hành pháp còn được
thấy rõ trong việc soạn thảo dự án ngân sách hàng năm.
3. Đối với cơ quan đại diện tư pháp
Nhìn chung theo quy định thì mối quan hệ giữa Nội các và Tòa án Nhật Bản
tương đối rõ ràng. Nội các có quyền bổ nhiệm tất cả thẩm phán của tòa án các cấp.
15


Tuy nhiên theo điều 78 của hiến pháp thì Nội các không được quyền bãi bỏ Chức
vụ của các quan tịa cũng như khơng có một hành động nào chống lại họ. Ngược
lại Tịa án có quyền xem xét các quy định và quyết định của Nội các có vi phạm
pháp luật hay không.
Điều 79 của Hiến pháp Nhật Bản quy định tất cả thẩm phán của tòa án tối

cao tru chánh án đều do Nội các bổ nhiệm. Từ điều 1, điều 6, điều 4, điều 7 trong
quy định của Hiến pháp nói lên rằng việc để Thiên Hồng bổ nhiệm Chánh án Tịa
án Tối cao chỉ có ý nghĩa quan trọng hình thức cho cả chủ thể và đối tượng bổ
nhiệm, còn thực chất Chánh án cũng là do Nội các bổ nhiệm như các thẩm phán
khác.
Bên cạnh sự tác động nặng nhất của Nội các đến tòa án qua việc bổ nhiệm
nhân sự, cịn có sự tác động bằng phương tiện tài chính. Hằng năm, với tư cách là
cơ quan quản lý hành chính của hệ thống tòa án, Tòa án Tối cao tổ chức hội nghị
Tư pháp gồm 15 thẩm phán dưới sự chủ trì của Chánh án, bàn về dự trù ngân sách
chi tiêu và trình dự trù đó cho Nội các. Nội các có quyền khơng chấp nhận bản dự
trù đó hoặc chấp nhận với điều kiện buộc Tòa án Tối cao phải cắt giảm bớt 1 vài
khoản. Trong trường hợp đó, Tịa án Tối cao có thể vẫn đề nghị bản dự trù như cũ
mà khơng có bất cứ một sự sửa đổi nào theo như yêu cầu của Nội các. Khi sự việc
đó xảy ra thì Nội các phải trình bày đầy đủ và chi tiết các vấn đề đó trong dự luật
ngân sách về thu nhập và chi tiêu để trình cho Nghị viện thảo luận quyết định. Như
vậy ở đây, khơng phải Nội các là cơ quan có thẩm quyền cuối cùng quyết định
ngân sách chi tiêu của hệ thống tịa án, song nó lại có sự chi phối mạnh mẽ đối với
vấn đề này.
Tóm lại, trong phần này, mối quan hệ cụ thể giữa ba nhánh Hành pháp, Lập
pháp và Tư pháp đã được đề cập đến một cách trực tiếp theo quy định của luật
pháp cũng như đời sống chính trị thực tiễn của Nhật Bản. Những mối quan hệ đó
cho phép kết luận rằng, thể chế nhà nước Nhật Bản hiện nay được xây dựng trên
thể chế tam quyền phân lập. Nội các Nhật Bản giữ cân bằng việc phân tách cán cân
quyền lực. Ba cơ quan này khống chế, ràng buộc lẫn nhau cho dù sức mạnh của
chúng không đồng đều.
16


KẾT LUẬN


Nhìn chung Nhật Bản có tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu quả, với
thể chế tam quyền phân lập được xây dựng dựa trên nguyên tắc “pháp quyền”, gồm
3 cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mặc dù Nhật Bản vẫn giữ chế độ Thiên
hoàng, nhưng Thiên hồng Nhật Bản chỉ có địa vị tượng trưng cho đất nước Nhật
Bản và sự thống nhất của nhân dân Nhật Bản. Nền chính trị Nhật Bản được thành
lập dựa trên nền tảng của một thể chế quân chủ lập hiến và cộng hòa đại nghị, Thủ
tướng vẫn giữ vai trị đứng đầu Nhà nước và chính đảng đa số.
Tổ chức bộ máy Chính phủ của Nhật Bản đã minh chứng được tính hiệu
quả, năng động trong việc điều hành đất nước, đưa nền chính trị, văn hóa, đặc biệt
là kinh tế của Nhật Bản phát triển vượt bậc trong nhiều năm liền và nhanh chóng
phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai để vươn lên trở thành một trong những
“Con rồng” của khu vực Châu Á.
Nhiều thế kỷ trơi qua, Chính phủ của Nhật Bản ngày càng trở nên tinh gọn
qua những lần cải cách để thu nhỏ lại quy mô, cơ cấu bộ máy, phát huy tốt nhất khả
năng, tiềm lực của chính quyền. Tổ chức bộ quản lý ở Nhật điều hành đa ngành, đa
lĩnh vực, đây cũng là xu hướng chung của quá trình tái cấu trúc các Chính phủ trên
tồn cầu.
Mơ hình tổ chức bộ máy của Chính phủ Nhật rất chặt chẽ, tinh gọn và hoạt
động hiệu quả, là con thuyền vững chắc chèo lái đất nước vượt qua những khó
khăn do thiên tai mang lại. Khó có một đất nước nào có thể phục hồi nhanh chóng
đến vậy sau thiên tai, thảm họa khốc liệt như Nhật Bản. Không chỉ có nền kinh tế
phát triển vượt bậc, mà mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, con người, cho đến các
thành tựu khoa học kỹ thuật đều được Chính phủ Nhật điều hành, quản lý tốt. Tổ
chức bộ máy Chính phủ của Nhật là một mơ hình tiêu biểu mà các nước khác trên
thế giới có thể học hỏi, tiếp thu.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Phạm Hồng Thái (2019), Bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị ở
Nhật Bản, Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận Trung ương,
/>an--%E2%80%8B.html
2. Thục Huyền (2020), Bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị ở Nhật Bản, cầu nới
văn hóa Việt - Nhật, Kilala.vn
/>tml, truy cập 05/04/2021.
3. Thục Quyền (2020), Bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị ở Nhật Bản, báo Cầu
nối văn hóa Việt - Nhật, Kilala.vn
/>tml, truy cập 05/04/2021
4. Phan Tuấn Ly (2020), Tổ chức bộ máy tam quyền phân lập ở Nhật Bản và một
vài giá trị về dân chủ, Tapchicongthuong.vn
/>n-va-mot-vai-gia-tri-ve-dan-chu-73392.html, truy cập 06/04/2021.
5. Thanh Phương (2017), Bầu cử ở Nhật Bản: Đảng của Thủ tướng Abe giành
chiến thắng vang dội, Baochinhphu
/>ien-thang-vang-doi/319890.vgp, truy cập 06/04/2021.
6. Phan Vũ Tuấn Anh (2020), Chính trường Nhật Bản và người kế nhiệm Thủ
tướng Shinzo Abe, Tapchicongsan
/>nh-truong-nhat-ban-va-nguoi-ke-nhiem-thu-tuong-shinzo-abe.aspx#, truy cập
06/04/2021.

18


7. Hồ, V., 2008. Thể chế tam quyền phân lập Nhật Bản. Hà Nội: Nhà xuất bản
Khoa học xã hội.
8. Hiến pháp Nhật Bản 1946 (toàn văn dịch từ tiếng Nhật),
/>an-1946-toan-van-ban-dich-tu-tieng-nhat, truy cập 06/04/2021.

19



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

2

PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

3

1. Thể chế chính trị Nhật Bản

3

2. Sơ lược về ba cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp của Nhật Bản

3

3. Hiến pháp hiện hành của Nhật Bản

4

PHẦN 2: TÌM HIỂU CHÍNH PHỦ NHẬT

5

1. Bộ máy chính phủ Nhật Bản

5


1.1 Nội các (Naikaku)

5

1.2 Cơ cấu tổ chức

5

1.3 Thủ tướng (Shusho)

6

1.4 Phiên họp của Nội các

7

2. Cách bầu cử bộ máy Chính phủ

7

2.1 Cách bầu thủ tướng Nhật Bản

7

2.2 Cách bầu Bộ trưởng các Bộ ngành tại Nhật Bản

8

3. Thẩm quyền của chính phủ


9

3.1 Về hành pháp

9

3.2. Về lập pháp

11

3.3. Về tư pháp

13

3.4. Về đối ngoại

14

PHẦN 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH PHỦ VÀ NGUYÊN THỦ QUỐC GIA,
CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN LẬP PHÁP, TƯ PHÁP

14

1. Với nguyên thủ quốc gia

14

2. Với cơ quan đại diện lập pháp

15


3. Đối với cơ quan đại diện tư pháp

16

KẾT LUẬN

17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

18
20


21



×