Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

SKKN 2020 2021 biện pháp rèn chữ cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 26 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LẠC SƠN
TRƯỜNG TH&THCS NHÂN NGHĨA

BÁO CÁO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1
Người thực hiện: Bùi Thị Hà
Giáo viên trường TH&THCS Nhân Nghĩa
Lạc Sơn, tháng 01 năm 2022


CẤU TRÚC BÁO CÁO
PHẦN I: LÝ DO CHỌN NỘI DUNG ĐỔI MỚI

1. Mục đích

2. Tính cấp thiết

3. Thực trạng

PHẦN II: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
PHẦN III: HIỆU QUẢ, KHẢ NĂNG VẬN DỤNG VÀ
NHÂN RỘNG

1. Hiệu quả, khả năng
vận dụng

2. Khả năng nhân rộng

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT



PHẦN I: LÝ DO CHỌN NỘI DUNG ĐỔI MỚI
1. Mục đích:
Tập viết là một trong những phân mơn có tầm quan
trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với các lớp đầu cấp.
Phân môn Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ La-tinh và
những yêu cầu về kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái này trong
học tập và giao tiếp. Với ý nghĩa này, tập viết không những
có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập của các mơn học
khác mà cịn góp phần rèn luyện kỹ năng viết chữ. Nếu viết
đúng, viết đẹp, nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài
học tốt, kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, chậm sẽ ảnh
hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. 
 


2. Tính cấp thiết:
Tuy nhiên, việc rèn chữ viết cho học sinh
cịn gặp nhiều khó khăn bởi các em cịn rất nhỏ,
chưa nhận thức được. Do đó, cần phải có biện
pháp giúp học sinh học tốt mơn Tiếng việt nói
chung cũng như phân mơn Tập viết nói riêng.
Đó cũng là lý do tôi chọn: “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh lớp
1”.


3. Thực trạng:
3.1. Đối với giáo viên:
- Giáo viên chưa dành nhiều thời gian để luyện viết cho bản

thân. Nên đơi khi chữ viết cịn chưa được đẹp lắm.
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh.
- Đơi lúc cịn chưa quan tâm đến việc nhận xét, đánh giá một
cách kĩ lưỡng bài viết của học sinh nên các em chưa phát hiện và
biết được lỗi sai của mình để sửa chữa.
3.2. Đối với học sinh:
- Cách cầm bút và tư thế ngồi viết của các em chưa đúng cách.
- Đa số các em chưa biết viết liền mạch, hay nhấc bút khi viết.
- Chưa xác định được điểm đặt bút, điểm dừng bút khi viết.
- Chưa xác định được khoảng cách viết giữa các các con chữ và các
chữ trong từ.
- Các em viết còn thiếu li, thừa li. Thiếu nét, thừa nét.


Chữ viết
của học
sinh
chưa
đúng li,
chưa
đúng
khoảng
cách


PHẦN II: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Từ những thực trạng chữ viết của học sinh nêu trên
nên ngay từ đầu năm học tôi mạnh dạn đưa ra một số giải
pháp thực hiện như sau:
1. Biện pháp 1: Phân loại học sinh

Trong một thời gian thực học, tôi đã quan sát theo dõi chữ
viết học sinh, sau đó tơi phân loại chữ viết của học sinh theo các
mức độ sau:
- Học sinh viết đúng mẫu chữ, đúng cỡ chữ, có thao tác viết liền
mạch, đặt đúng vị trí dấu thanh; đảm bảo tốc độ.
- Học sinh viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ, nhưng chưa đẹp.
- Học sinh viết quá chậm, viết sai nhiều.
Sau mỗi giai đoạn viết chữ: Viết âm, vần, tiếng, từng câu đoạn,
tới viết chính tả, tơi tiếp tục phân loại học sinh, tìm hiểu xem
trong từng giai đoạn, những em nào cịn viết sai, viết chưa đẹp, từ
đó có những biện pháp tích cực hơn.


2. Biện pháp 2: hướng dẫn học sinh sử dụng đúng cách
các đồ dùng học tập.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh thực hành luyện
viết thông qua 2 hình thức: Viết trên bảng (bảng con, bảng cá nhân,
bảng lớp) bằng phấn và viết trong vở Tập viết bằng bút chì. Do vậy,
để thực hành luyện viết đạt kết quả tốt, học sinh cần có ý thức chuẩn
bị và sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng học tập thiết yếu sau:
2.1 Bảng con, phấn trắng, khăn lau:
- Bảng con màu xanh, bề mặt có độ nhám vừa phải, dịng kẻ ơ
rõ ràng, đều đặn tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh viết phấn.
- Phấn trắng có chất liệu tốt làm nổi rõ hình chữ trên bảng.
- Khăn lau sạch sẽ, có độ ẩm vừa phải, giúp cho việc xố bảng
đảm bảo hợp vệ sinh, vừa khơng ảnh hưởng đến chữ viết.
Thông qua việc thực hành luyện viết của học sinh trên bảng
con, giáo viên nhanh chóng nắm được thơng tin phản hồi trong q
trình dạy học để kịp thời xử lí, tác động nhằm đạt được mục đích dạy
học đề ra.



2.2. Vở, bút chì, bút mực:
- Vở Tập viết lớp 1 cần được bao bọc, dán nhãn tên, giữ gìn
sạch sẽ, khơng để quăn góc hoặc dây bẩn, khi viết chữ học sinh cần
để vở ngay ngắn trước mặt.
- Chuẩn bị bút chì hơi nhọn, đúng tầm (nếu bút chì nhọn và
cứng q nét sẽ mảnh, đơi khi cịn chọc thủng cả giấy hoặc nếu nét
chì quá to và mềm, nét chữ sẽ to quá cỡ học sinh khó viết được
chuẩn các nét).
- Bút mực tôi hướng dẫn cho các em mua loại bút nhẹ, độ
dài vừa phải với các em để các em học tập viết tiện lợi hơn.

3. Biện pháp 3: Chuẩn bị mọi điều kiện để viết đúng
3.1 Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi viết đúng:
Để giúp học sinh viết được những nét chữ đúng mẫu và đẹp,
tôi đã hướng dẫn cả lớp tư thế ngồi viết: Ngồi ngay ngắn, lưng
thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25
- 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái lề vở, bàn tay trái tỳ
vào mép vở, giữ vở không xê dịch khi viết.



3.2: Hướng dẫn cách cầm bút:
- Tay phải cầm chắc bằng 3 đầu ngón tay (ngón cái,
ngón trỏ, ngón giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu bút chừng
2,5cm. Bút được kẹp ở giữa ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa.
Ngón giữa đỡ phía dưới chỗ tay cầm, ngón trỏ ở phía trên
chỗ tay cầm ngón cái giữ bút ở phía ngồi. Khơng nên cầm
bút tay trái.




3.3. Kỹ thuật viết các nét cơ bản, thao tác viết liền
mạch (biện pháp trọng tâm)
- Trong các tiết Tập viết, tôi luôn chú ý tới kỹ thuật viết cho
các em. Trước tiên phải giúp học sinh nắm thật chắc cấu tạo và cách
viết các nét cơ bản.
- Việc rèn luyện viết các nét cơ bản và kỹ thuật viết liền
mạch không chỉ dừng lại ở các tiết Tập viết mà được củng cố xen kẽ
trong các tiết học hay luyện tập thêm ở nhà.
- Đối với những em viết sai, tôi vẫn thường sửa trực tiếp trên
nét viết sai hoặc viết lại chữ đó bên cạnh. Việc làm đó giúp các em
nhận ra lỗi sai của mình, chú ý sửa để khơng mắc phải nữa.
- Trong q trình luyện viết ở ô ly, tôi thường viết mẫu các
chữ cái ở đầu dòng, đánh dấu điểm đặt bút (khoảng 3 dòng). Điều
này giúp học sinh vừa dễ viết, đảm bảo khoảng cách giữa các chữ cái
mà vở lại sạch, đẹp. Tuy nhiên, khi viết vần thì khơng đánh dấu điểm
đặt bút nữa vì các em đã viết quen.


- Khi học sinh viết vẫn còn hay viết thiếu nét, thiếu
li hoặc thừa li:
Ví dụ:
+ Thiếu nét: Khi viết tiếng huy vần uy các em hay
bị viết thiếu một nét móc của chữ y, do thói quen của học
sinh chưa viết hết nét đã dừng lại. Nhắc nhở thường
xuyên để tạo thói quan viết hết nét và dừng lại đúng
điểm. viết thêm nét cho đủ ở những chữ học sinh viết
thiếu nét.

+ Thiếu li, thừa li: Khi học sinh viết chữ g, h các
em thường viết 6 li hoặc 4 li tôi cũng hướng dẫn cho các
em cách viết cụ thể để các em nắm được đặc điểm, cấu
tạo và cách viết của các con chữ đó và cho học sinh viết
đi viết lại nhiều lần ra nháp để các em nhớ dộ cao của các
con chữ.


4. Biện pháp 4: Rèn viết đúng trọng tâm các nét chữ
Căn cứ vào đặc điểm, cấu tạo các nét đồng dạng giữa các chữ,
căn cứ vào kích thước quy trình, mối quan hệ về cách viết các chữ cái,
để học sinh viết đúng kĩ thuật. Ngay từ đầu, tôi chia thành các nhóm
chữ và xác định trọng tâm đại diện cho mỗi nhóm chữ hay sai chỗ nào,
học sinh gặp khó khăn gì khi viết các chữ ở nhóm đó.
Nhóm 1: Gồm các chữ m, n, i, u, ư, v, r, t, p, y, s
Với nhóm chữ này học sinh hay mắc lỗi viết chưa đúng nét nối
giữa các nét, nét móc thường hay bị đổ nghiêng, khi hất lên thường bị chối
chân ra khơng đúng.
- Để khắc phục nhược điểm này ngay từ nét bút đầu tiên tôi đặt
trọng tâm rèn luyện cho học sinh viết nét móc ngược, móc xi, nét móc
hai đầu thật đúng, thật ngay ngắn trước khi ghép các nét tạo thành chữ. Khi
ghép chữ tôi luôn chú ý minh hoạ rõ nét điểm đặt bút, điểm dừng bút của
mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.
- Từ các nét cơ bản của nhóm chữ thứ nhất được viết đúng kĩ thuật
học sinh sẽ có cơ sở viết chữ ở nhóm thứ hai dễ hơn.


Nhóm 2: Gồm các chữ l, b, h, k,
- Ở nhóm chữ này học sinh hay viết sai điểm giao
nhau của nét và chữ viết còn cong vẹo.

- Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của
các nét khuyết bằng một dấu chấm nhỏ và rèn luyện cho
học sinh thói quen ln đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng
chấm rồi mới đưa bút lên tiếp.
- Đối với học sinh lớp 1 để viết được nhóm chữ này
thẳng, ngay ngắn thì cần rèn luyện cho học sinh biết viết
nét sổ thật đúng, thật thẳng ở ngay nét chữ cơ bản, khi nào
thành thạo thì mới tiến hành viết nét khuyết.


Nhóm 3: Gồm các chữ o, ơ, ơ, a, ă, â, c, x, e, ê, s, d, đ, q, g
- Với nhóm chữ này nhiều người nghĩ là đơn giản nhưng
hầu hết các em viết sai từ chữ o, như chiều ngang quá rộng hoặc
quá hẹp, nét chữ không đều, đầu to, đầu bé. Chính vì vậy, ở nhóm
chữ này tôi xác định cần dạy cho học sinh viết đúng chữ o để làm
cơ sở cho việc viết đúng các chữ khác trong nhóm.
Sau khi chia các nhóm chữ, xác định trọng tâm cần dạy kĩ
ở mỗi nhóm, tơi đặt ra kế hoạch rèn chữ hàng tuần, hàng tháng
một cách cụ thể. Mỗi tuần tơi rèn một nhóm chữ nhất định, rèn
đúng nhóm chữ này mới sang nhóm chữ khác, khi các nhóm chữ
các em đã viết đúng kĩ thuật, tôi tiến hành viết chữ đẹp nên các em
rất say mê, phấn khởi, không căng thẳng, lo lắng khi tập viết
- Sau mỗi bài viết của các em cần nhận xét "Nét nào được,
nét nào chưa được" và hướng dẫn các em cách sửa lại những lỗi
đó.


5. Biện pháp 5: Giáo viên kết hợp với phụ
huynh đẩy mạnh phong trào “Vở sạch - Chữ đẹp”
Ngay đầu năm học, tôi phát động phong trào “giữ vở

sạch, rèn chữ đẹp” cho học sinh để làm động lực thúc đẩy sự rèn
luyện chữ viết và giữ vở sạch.Học sinh hiểu được tầm quan
trọng của việc viết chữ sạch đẹp trong học tập và trong cuộc
sống.
Vì vậy, việc rèn chữ viết cần được làm thường xuyên liên
tục.Ngoài sự dạy dỗ của cô giáo trên lớp,việc cha mẹ giúp đỡ
các em rèn luyện chữ viết ở nhà
là một việc rất quan
trọng.Ngay buổi đầu họp phụ huynh đầu năm tôi đã trao đổi, bàn
bạc cách kèm chữ viết khi ở nhà.


6. Biện pháp 6: Chữ mẫu của giáo viên
Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên
bảng lớp giúp học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của
từng chữ cái. Do vậy, giáo viên vừa viết vừa phân tích được từng
nét chữ hoặc từng kĩ thuật nối các con chữ. Khi viết mẫu, giáo
viên cần tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay của giáo viên viết
từng nét chữ. Khi viết, giáo viên vừa kết hợp giảng giải, phân tích
đưa bút như thế nào? Thứ tự các nét viết ra sao? Giáo viên cần chú
ý phân tích cả cách viết dấu phụ và dấu thanh.
Trong quá trình nhận xét, đánh giá, chữa bài cho học sinh,
chữ viết của giáo viên được học sinh quan sát như một loại chữ
mẫu. Vì vậy, Giáo viên cần chú ý viết đúng mẫu, rõ ràng, đều,
đẹp.



PHẦN III: HIỆU QUẢ, KHẢ NĂNG VẬN DỤNG
VÀ NHÂN RỘNG

1. Hiệu quả và khả năng vận dụng.

Qua một năm giảng dạy chương trình giáo dục phổ thơng
mới tơi đã vận dụng các biện pháp trên,. Tôi thấy chữ viết của
các em có tiến bộ rõ rệt giữa đầu năm học và cuối năm học, thu
được kết quả khả quan. Cụ thể là:
(Số liệu năm học 2020 – 2021)
Số lượng học sinh

.

Vở sạch, chữ
đẹp

Năng lực

Phẩm chất

Loại
A

Loại
B

Đạt

Chưa
đạt

Đạt


Chưa
đạt

Đầu năm: 25 em

4

21

25

0

25

0

Cuối năm: 25 em

10

15

25

0

25


0


So sánh kết
quả xếp loại giữa
đầu năm và cuối
năm, tôi thấy học
sinh xếp loại A tăng
dần, xếp loại B
giảm. Ngoài ra, các
em cịn có ý thức
cao hơn trong học
tập và giữ gìn sách
vở ln sạch
đẹp.Tơi sẽ tiếp tục
vận dụng các biện
pháp trên vào
những năm học tới.


2. Khả năng nhân rộng:
Biện pháp này có thể sử dụng linh hoạt, tuy nó
khơng thay thế hồn tồn những phương pháp cũ nhưng
nó có thể là một địn bẩy tích cực để nâng cao chất lượng
mơn Tiếng Việt nói chung và phân mơn Tập viết ở lớp 1
nói riêng. Và có thể vận dụng được ở khối lớp 1 và khối
lớp 2, 3 trong toàn trường và ở nhiều đối tượng học sinh
khác nhau.
Do điều kiện thời gian và khả năng của bản thân
cịn hạn chế, nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất

mong những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để giải
pháp này được hoàn thiện hơn và áp dụng hiệu quả hơn
trong việc dạy học Tiếng Việt ở lớp 1.


PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Là một giáo viên say mê với sự nghiệp "Trồng
người" khi nhìn thấy các em trong lớp mình ngày càng
viết chữ đẹp hơn, tơi vơ cùng phấn khởi và tự hào. Vì
vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một vài biện pháp mà bản thân
tôi đã thử nghiệm và đạt kết quả khả thi. Tơi mong rằng
mình sẽ được tiếp cận nhiều hơn với kinh nghiệm rèn chữ
của đồng nghiệp để tôi áp dụng vào việc dạy Tập viết ở
lớp 1 ngày càng hoàn thiện hơn.


2. Đề xuất:
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh
nghiệm của các đồng nghiệp, các trường có phong trào "Giữ vở
sạch – Viết chữ đẹp" tiêu biểu.
- Trưng bày các bài viết đẹp, tập vở sạch cho toàn trường
tham khảo.

Trên đây là một số giải pháp mà bản thân đã
vận dụng và thực hiện trong năm qua tôi mạnh dạn
đưa ra. Rất mong nhận được sự bổ sung, đóng góp ý
kiến của các đồng nghiệp trong, ngoài nhà trường và
Hội đồng Khoa học các cấp.



×