Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

một vài biện pháp rèn chữ cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM TOÁN



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN CHỮ
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. Trịnh Thị Hương

Giáp Thị Cẩm Tú
MSSV: 1110341
Lớp: Sư phạm Tiểu học K37

Cần Thơ, 04/2015



Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực và tự phấn đấu của bản thân, tôi
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình từ phía thầy cô, gia đình,
bạn bè.
Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- BGH trường Đại học Cần Thơ.


- Tất cả các quý thầy cô trong Bộ môn Sư phạm Toán – Khoa Sư phạm – trường
Đại học Cần Thơ đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu
trong suốt thời gian qua.
- Cô Trịnh Thị Hương – người trực tiếp hướng dẫn luận văn, cũng như là người tận
tình giúp đỡ, khuyến khích tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
- Thầy cố vấn học tập Dương Hữu Tòng – thầy đã chỉ dạy tôi rất nhiều điều trong
quá trình học tập nói chung và quá trình thực hiện luận văn nói riêng.
- Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến BGH trường Tiểu học Ngô Quyền, các GVCN
trường Tiểu học Ngô Quyền đã tạo điều kiện cho tôi tổ chức thực nghiệm để hỗ trợ
đề tài.
- Cuối cùng, tôi cũng muốn gửi đến gia đình tôi, những bạn bè và người thân những
tình cảm sâu sắc nhất.
Mặc dù bản thân tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn tôi cũng
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Cần Thơ, ngày 06 tháng 05 năm 2014
Người viết

Giáp Thị Cẩm Tú

1


QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Kí tự

Nghĩa

SGK


Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

HS

Học sinh

GV

Giáo viên

VD

Ví dụ

ĐK

Đường kẻ

ĐB

Đặt bút

DB

Dừng bút


NXB

Nhà xuất bản

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5
1 Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 5
2 Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................ 6
3 Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 7
4 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 7
5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 7
6 Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 8
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỮ VIẾT TIẾNG VIỆT VÀ
CHƯƠNG TRÌNH TẬP VIẾT Ở TIỂU HỌC ....................................................... 9
1.1 Lịch sử hình thành chữ viết ............................................................................... 9
1.2 Đặc điểm cơ bản của chữ viết tiếng Việt hiện nay ......................................... 11
1.3 Chữ cái tiếng Việt ............................................................................................. 13
1.4 Quy định về chữ viết ......................................................................................... 15
1.5 Vị trí, nhiệm vụ của dạy học Tập viết ............................................................. 16
1.6 Vai trò của dạy học Tập viết ............................................................................ 18
1.7 Chương trình và vở Tập viết ........................................................................... 18
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ............................................................................... 22
2.1 Một số nguyên tắc dạy học Tập viết ở Tiểu học ............................................ 22
2.2 Cơ sở vật chất cho việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học ......................... 25
2.3 Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học ................................... 26

2.4 Một số phương pháp giảng dạy giáo viên nên áp dụng khi giảng dạy ........ 50
2.5 Quy trình chung dạy một bài tập viết............................................................. 57
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................... 60
3.1 Mục đích thực nghiệm...................................................................................... 60

3


3.2 Tổ chức thực nghiệm ........................................................................................ 60
3.3 Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 60
3.4 Quá trình thực nghiệm ..................................................................................... 60
3.5 Tiêu chí đánh giá kết quả bài viết của học sinh ............................................. 61
3.6 Quy trình dạy thực nghiệm ............................................................................. 62
3.7 Phân tích kết quả thực nghiệm........................................................................ 62
3.8 Đánh giá thực nghiệm ...................................................................................... 65
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 67
1 Kết luận ................................................................................................................ 67
2 Kinh nghiệm ......................................................................................................... 68
3 Kiến nghị .............................................................................................................. 69
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 87

4


MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp phát triển đất nước
“vì lợi ích trăm năm trồng người”. Các vấn đề liên quan đến giáo dục luôn nhận
được sự quan tâm sâu sắc của xã hội. Không thể phủ nhận một điều là trong công

cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước, đặc biệt trong thời kì đổi mới này,
ngành giáo dục Việt Nam đã góp phần to lớn trong việc tạo ra những con người có
phẩm chất, có tri thức và kĩ năng. Trên cơ sở đó mà những năm gần đây Đảng và
Nhà nước ta rất chú trọng đến vấn đề đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học.
Trong đó vấn đề rèn chữ viết là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Giáo dục Tiểu học là bậc học cơ bản và đóng góp rất quan trọng trong hệ thống
giáo dục ở Việt Nam. Đó là một bước ngoặt lớn trong đời trẻ. Người ta thường nói:
“Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được đọc, được
viết”. Năm đầu cắp sách đến trường, trẻ vô cùng bỡ ngỡ và khó chịu vì mọi hoạt
động chơi là chủ đạo đều chuyển sang học tập. Đặc biệt là các em lớp 1 việc làm
quen chữ viết càng khó khăn hơn, bởi đôi tay còn nhiều vụng về. Vì thế, nhiều thầy
cô giáo chỉ yêu cầu viết đúng là thành công rồi. Tuy nhiên, dựa trên sách của nhiều
tác giả tôi nhận thấy rằng việc rèn HS viết đúng cần phải đi đôi với viết đẹp. Bởi
vậy, vấn đề rèn chữ viết cho HS Tiểu học là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi chữ
viết của HS, đặc biệt là HS đầu cấp Tiểu học đặt nền móng cơ bản toàn bộ quá trình
học tập, rèn luyện cho HS và hình thành thói quen viết chữ sau này của các em.
Trong nhà trường Tiểu học, môn Tập viết vừa là đối tượng mà HS cần chiếm
lĩnh vừa là môn học công cụ để học tập các môn khác như Tập làm văn, Chính tả,…
Thật vậy, học môn Tập viết không chỉ giúp các em hình thành kĩ năng viết đúng,
viết đẹp mà tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho HS những
phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật, óc thẩm mĩ. Như cố thủ
tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người.
Dạy cho HS viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính
cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc của mình”.
5


Hay ông bà xưa cũng đã nói: “Nét chữ, nết người”. Qua câu nói đó cố thủ tướng
Phạm Văn Đồng và ông bà xưa đã muốn nói với chúng ta rằng chữ viết thể hiện tính
cách của con người và thông qua rèn chữ viết mà giáo dục nhân cách con người.

Nhưng muốn trẻ thành thạo khi viết, sự cố gắng của trẻ không chưa đủ mà bên cạnh
đó còn phải có sự dìu dắt tận tình của các thầy giáo, cô giáo và sự quan tâm của cha
mẹ.
Qua quá trình thực tập ở trường Tiểu học, người viết nhận thấy việc học Tập viết
của các HS tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Phần lớn các em còn viết chưa đẹp và chưa
đúng. Nguyên nhân là do trong quá trình dạy và học còn nhiều điểm chưa phù hợp.
Thứ nhất, HS chưa được thực hành viết nhiều. Thứ hai, GV chưa có những phương
pháp dạy phù hợp với từng lứa tuổi để kích thích hứng thú cho các em. Thứ ba, điều
kiện vật chất còn chưa được đầy đủ và phù hợp. Chính vì những vấn đề nêu trên tôi
quyết định vào tìm hiểu đề tài “Một vài biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Tiểu
học”.
2 Lịch sử nghiên cứu
Việc rèn chữ viết cho HS Tiểu học không còn là đề tài mới mẻ. Nó đã được sự
quan tâm của nhiều thầy cô và bậc phụ huynh. Do đó, có rất nhiều nhà nghiên cứu
đã đi sâu vào vấn đề này và viết nên những công trình tiêu biểu như:
“Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học” của Lê A đã nêu rõ khái lược về chữ viết,
sự xuất hiện của chữ viết, vai trò của chữ viết, lịch sử chữ viết tiếng Việt. Tác giả
đưa ra một số cơ sở, nguyên tắc và phương pháp của việc dạy chữ viết song chưa
chỉ ra được quy trình viết chữ cụ thể khi dạy các chữ viết tiếng Việt, chưa vạch ra
được những sai lầm khi viết để từ đó tìm cách khắc phục.
Nhìn chung, các sách dạy vần cuối thế kỉ XIX cho đến nhưng năm 30 của thế kỉ
XX đều coi bộ chữ cái là cơ cơ và dạy theo hướng chữ tổng hợp. Các sách dạy vần
theo hướng này do quan tâm nhiều đến việc đánh vần nên không coi trọng dạy Tập
viết. Chính vì vậy, tác giả Lê A – Trịnh Đức Minh đã viết “Dạy tập viết ở Tiểu học”
(2004) đưa ra một số cơ sở, nguyên tắc, phương pháp cũng như phân tích được cấu
tạo, chỉ ra cách viết, cách liên kết các con chữ. Tuy vậy, vẫn chưa chỉ được lỗi khi
viết các con chữ để người viết nhận ra và dễ dàng sửa lỗi.

6



“Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” – tài liệu đào tạo giáo viên của
Dự án phát triển giáo viên Tiểu học cũng dành một chủ đề (chủ đề 3 – Đặng Kim
Nga viết) để bàn về phương pháp dạy tập viết nhưng vẫn chưa phân tích chỉ rõ
những sai sót khi viết của HS.
Ngày 14/06/2004 mẫu chữ viết trong trường Tiểu học đã được ban hành kèm
theo Quyết định số 31/2002/QĐ - BGD & ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Số bài và thời lượng học cũng như nội dung bài học rất phù hợp với từng lứa
tuổi. Tuy nhiên thực tế giảng dạy cho thấy HS học môn Tập viết để viết đẹp là rất
khó, chữ hoa của các em chỉ dùng lại ở mức độ gần giống với hình dáng theo mẫu
chữ quy định, một số em còn thao tác ngược với quy trình viết hoặc nhấc bút tùy
tiện. Đặc biệt, trong giờ dạy tập viết nhiều GV chưa chú ý và coi trọng tính luyện
tập, thực hành của HS mà đi sâu vào việc giải thích quy trình viết chữ, nên HS
không được luyện tập nhiều và luyện tập còn mang tính hình thức. Khi khảo sát vấn
đề này tôi nhận thấy có rất ít tác giả đề cập đến vấn đề này, do đó tôi đã đi sâu
nghiên cứu cũng như tìm hiểu về vấn đề này.
3 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc đề xuất một số nội dung cũng như cách thức nhằm góp phần
giúp các em HS Tiểu học cải thiện chữ viết trong phân môn Tập viết, đề tài này
nhằm:
- Nâng cao kĩ năng và cải thiện chữ viết cho HS.
- Trang bị cho HS những kĩ năng viết chữ để sau này tất cả các HS đều trở thành
những người “Văn hay chữ tốt”.
- Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đi sâu vào đề tài này sẽ làm tài liệu cho bản thân
tôi sau này ra trường và tìm ra những nguyên nhân khiến HS viết chữ chưa đẹp để
từ đó tìm ra những giải pháp rèn luyện cho HS cũng như trong quá trình giảng dạy
của GV.
4 Phạm vi nghiên cứu
Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1, 2, 3.
5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm từ các
công trình nghiên cứu trước đó kết hợp với đợt thực tập sư phạm ở nhà trường Tiểu

7


học. Từ đó, tôi tiến hành chọn lọc, tổng hợp lại và phát triển theo yêu cầu của đề tài.
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài:
- Phương pháp quan sát: Người viết quan sát quá trình HS viết chữ trong các giờ
học nhằm rút ra những nhận định, đánh giá về quá trình viết chữ của HS.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đánh giá qua việc tổng hợp và phân tích
những tài liệu có liên quan đến đề tài, tôi đánh giá được khả năng viết chữ của HS
để có việc điều chỉnh hợp lí, phù hợp với khả năng tiếp thu của các em.
- Bên cạnh đó, tôi còn tham khảo các sách báo, tài liệu và truy cập Internet.
6 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần:
- Phần mở đầu trình bày những lí do người viết chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục
đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu cũng như những phương pháp nghiên cứu mà
người viết thực hiện trong quá trình xây dựng đề tài.
- Phần nội dung gồm 3 chương:
+ Chương 1: Khái quát chung về chữ viết tiếng Việt và tổng quan về chương trình
tập viết ở Tiểu học
+ Chương 2: Một số nguyên tắc và biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học
+ Chương 3: Thực nghiệm
- Phần kết luận trình bày khái quát lại những nội dung đã nghiên cứu cũng như
khẳng định lại những kết quả đã đạt được từ quá trình nghiên cứu.

8



CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỮ VIẾT TIẾNG VIỆT
VÀ CHƯƠNG TRÌNH TẬP VIẾT Ở TIỂU HỌC
1.1 Lịch sử hình thành chữ viết
Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa bắt đầu từ thiên niên kỉ
thứ nhất trước công nguyên. Hiện nay, ở Việt Nam còn lưu giữ được một số hiện
vật như đỉnh cổ có khắc chữ tượng hình (chữ Hán cổ). Điều này đã một phần chứng
minh được rằng chữ Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam khá sớm và thực sự trở thành
phương tiện ghi chép và truyền thông trong người Việt kể từ những thế kỉ đầu công
nguyên trở đi. Đến thế kỉ VII – XI chữ Hán và tiếng Hán ngày càng được sử dụng
rộng rãi ở Việt Nam. Thời kì này chữ Hán được sử dụng như một phương tiện giao
tiếp, giao lưu kinh tế thương mại với Trung Quốc. Đó là do Việt Nam bị ách đô hộ
của triều đình phong kiến phương Bắc trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm vì
vậy hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán. Qua đó chúng ta có
thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với nền văn hóa của
người Việt Nam xưa. Từ sau thế kỉ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ,
thoát khỏi ách thống trị của triều đình phong kiến phương Bắc, nhưng chữ Hán và
tiếng Hán vẫn tiếp tục là một phương tiện quan trọng để phát triển văn hóa Việt
Nam.
Trong quá trình phát triển đó đến đời Quang Trung, người Việt đã sáng tạo ra
chữ Nôm (Nôm theo âm Việt cổ có nghĩa là Nam, âm này vẫn còn lưu giữ cho đến
ngày nay trong một số thổ âm như ở Quảng Nam). Tên gọi này nhằm để đối lập với
chữ của người phương Bắc. Sự ra đời của chữ Nôm đã đóng vai trò to lớn trong lịch
sử phát triển của dân tộc Việt. Khi thực dân Pháp thiết lập nền đô hộ ở nước ta, chữ
Nôm đi vào thời kì suy tàn và thay vào đó là sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc
ngữ không phải do người Việt sáng tạo ra mà do tập thể các nhà truyền giáo người
châu Âu sáng tạo ra. Theo Đoàn Thiện Thuật trong “Ngữ âm tiếng Việt”/12/, lúc
đầu các nhà truyền giáo phương Tây theo thói quen đã dùng chữ viết quen thuộc
của họ để ghi chép và học tiếng Việt vì mục đích truyền giáo chứ không phải vì lợi
9



ích và sự phát triển của dân tộc Việt. Vì tính chất tự phát ấy nên cách ghi của các
giáo sĩ cũng không hoàn toàn thống nhất với nhau.
Trong tập thể các nhà truyền giáo ấy, công lao đầu tiên phải nhắc đến các giáo sĩ
người Bồ Đào Nha mà người tiên phong có lẽ là cha Francisco de Pina (ông sống và
truyền giáo ở Việt Nam từ năm 1617 đến khi mất năm 1625). Pina không để lại một
công trình nghiên cứu cụ thể nào mà chủ yếu chỉ được nhắc đến trong các công
trình của các giáo sĩ đến sau như trong công trình của các giáo sĩ người Ý, F.
Busomi (1624), Baldinotte (1629), Ch. Bori (1631) hay trong công trình của giáo sĩ
người Pháp Alexandre de Rhodes với tư tưởng ông là một người cha nhiệt huyết và
khá thông thạo tiếng Việt. Tư tưởng và nhiệt huyết của Pina được rất nhiều giáo sĩ
thời bấy giờ ủng hộ. Họ bắt tay vào việc ghi chép, sưu tầm và nghiên cứu tiếng
Việt. Công việc nghiên cứu của họ bước đầu có phần tản mạn. Mãi đến khi
Gaspar de Amral và Antonio de Barbosa – hai giáo sĩ người Bồ Đào Nha đến Việt
Nam và bắt tay soạn từ điển Việt - Bồ và Bồ - Việt (khoảng những năm 1646 –
1647) thì chúng ta mới thực sự có những công trình nghiên cứu bước đầu. Công
trình nghiên cứu có giá trị và được nhiều người nhắc đến là từ điển Việt - Bồ - La
của giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes (xuất bản tại Roma năm 1651). Tiếp
tục là công trình viết tay của Pigneau de Behayne, từ điển Việt - La (1772) ở đó chữ
Quốc ngữ phần nào đã được hoàn thiện. Kế thừa công trình của Behayne, một giám
mục người Pháp khác có tên là Taberd soạn từ điển song ngữ Việt - Latinh có tên
Việt Nam dương hiệp tự vị (1838) trong đó hình thức chữ viết gần giống như chữ
Việt của chúng ta ngày nay.
Chữ Quốc ngữ ở thời buổi đầu chưa phản ánh một cách khoa học cơ cấu ngữ âm
tiếng Việt, còn chịu nhiều ảnh hưởng của cách ghi âm theo tiếng nước ngoài. Tuy
nhiên, nhờ có chữ Quốc ngữ của thời buổi đó, chúng ta cũng đã thấy được một số
nét cổ xưa của tiếng Việt đương thời. Và dưới đây là một đoạn văn chữ Quốc ngữ
hồi thế kỉ XVII trích trong cuốn: “Phép giảng tám ngày” của A.đơRốt: “Ngày thứ
nhứt (nhất): Ta cần cùn (cùng) đức chúa blời (trời) giúp sức cho ta biết tỏ tuầng (tỏ
tường) đạo chúa là nhuần nào…”

Trải qua bao công sức của nhiều thế hệ người Việt, qua nhiều giai đoạn cách tân
hợp lí hóa lối ghi tự mẫu Latinh của các cha cố phương Tây, chữ Quốc ngữ đã tỏ rõ

10


sức mạnh thần kì của nó khi biểu thị cách phát âm đa cung bậc của tiếng Việt (có 6
thanh) trình bày được tư tưởng cùng bộc bạch mọi tâm trạng cảm xúc của người
Việt Nam. Như A.G. Haudricout đã chứng minh rằng: “Tiếng Việt đã trải qua một
quá trình phát triển từ không có thanh điệu dẫn tới có một hệ thống thanh điệu như
hiện nay”. Chữ Quốc ngữ là chữ đơn giản về hình thể kết cấu, tiện lợi về mặt hành
chức, sử dụng các chữ cái Latinh hầu như đã thông dụng trên toàn thế giới. Ở chữ
Quốc ngữ, giữa chữ và âm, giữa cách viết và cách đọc có sự phù hợp ở mức độ khá
cao.
Chữ Quốc ngữ được phổ biến vào nửa cuối thế kỉ XIX, mà mốc quan trọng là
ngày 30 tháng 01 năm 1882, thống đốc Nam kỳ Le Myre de Vilers ra nghị định
công nhận chữ Quốc ngữ và buộc dùng chữ Quốc ngữ thay cho chữ Hán và chữ
Nôm.
Như vậy, từ khi hình thành vào những năm đầu thế kỉ thứ 17 đến khi được công
nhận vào năm 1882, quá trình xây dựng chữ Quốc ngữ trải qua một thời gian dài với
gần hai thế kỉ. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, chữ Quốc ngữ đã chứa trong
mình nó những ưu điểm và hạn chế nhất định.
1.2 Đặc điểm cơ bản của chữ viết tiếng Việt hiện nay
1.2.1 Khái niệm chữ viết
Chữ viết là một hệ thống kí hiệu bằng đường nét được sử dụng để ghi lại ngôn
ngữ âm thanh theo dạng văn bản. Với sự ra đời của chữ viết, hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ của con người được chuyển từ dạng âm thanh – thính giác sang dạng
đường nét – thị giác. Do đó nó trở nên chính xác, chuẩn mực hơn, có thể tiến hành
trong một thời gian lâu bền, trong một không gian rộng lớn.
Hệ thống chữ viết chỉ chung hệ thống kí hiệu dùng để ghi lại ngôn ngữ. Nếu

ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu thì chữ viết là hệ thống kí hiệu của kí hiệu. Chữ viết có
quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nhưng không thể đồng nhất ngôn ngữ và chữ viết.
1.2.2 Đặc điểm của chữ viết tiếng Việt
Chữ viết tiếng Việt hiện nay đang được sử dụng là chữ Quốc ngữ. Đó là chữ
theo nguyên tắc ghi âm vị. Nghĩa là, căn cứ để viết chữ là âm thanh chứ không phải
ý nghĩa của tiếng, từ. Việc nhận thức một tiếng, một tập hợp tiếng có phải là từ hay
không rất quan trọng đối với việc dùng từ và tiếp thu nội dung ý nghĩa của câu. Mặt

11


khác, mỗi kí hiệu chữ viết (gọi tắt là chữ cái) dùng để ghi một âm vị. Muốn ghi âm
tiết hay từ thì phải kết hợp các chữ cái để ghi các âm vị trong thành phần của âm tiết
hay từ đó.
Chữ viết tiếng Việt gồm 3 đặc điểm:
● Đặc điểm ngữ âm
Khác với từ của một số ngôn ngữ Châu Âu như tiếng Anh, Nga, Pháp…hình
thức âm thanh của tiếng Việt cố định, không biến đổi trong mọi hoàn cảnh (ý nghĩa
ngữ pháp của từ, quan hệ ngữ pháp, chức năng ngữ pháp của từ cho dù có thay đổi).
Ví dụ: Từ cày trong cái cày này là danh từ, trong đang cày ruộng là động từ, nhưng
hình thức ngữ âm của cày không có gì khác.
Trong tiếng Việt, còn có nhiều từ tượng hình, tượng thanh có tác dụng gợi tả
cao.
Ví dụ: Lom khom, khúm núm, bồng bềnh, róc rách, tí tách,...
● Đặc điểm từ vựng
Mỗi tiếng là một yếu tố nghĩa. Tiếng là đơn vị cơ sở của hệ thống các đơn vị có
nghĩa của tiếng Việt. Từ tiếng, người ta tạo ra các đơn vị từ vựng khác để định danh
sự vật, hiện tượng…Sự tạo từ chủ yếu do phương thức láy và phương thức ghép.
Ví dụ: Từ ăn trong ăn năn là từ láy còn trong làm ăn là từ ghép.
● Đặc điểm ngữ pháp

Từ tiếng Việt không biến đổi hình thái, hình thức ngữ âm của từ không hề có
một sự chỉ dẫn nào về đặc điểm ngữ pháp. Điều đó cũng có nghĩa là đặc điểm ngữ
pháp của từ không bộc lộ ở chính bản thân từ mà bộc lộ chủ yếu ở ngoài từ, trong
mối quan hệ với các từ khác.
Ví dụ: Từ đỏ trong câu:
Lá bàng rất đỏ mang đặc điểm của tính từ.
Lá bàng đang đỏ dần mang đặc điểm của động từ.
Việc sắp xếp các từ theo một trật tự nhất định là cách chủ yếu để biểu thị các
quan hệ cú pháp. Trật tự chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau là trật tự phổ biến
của kết cấu câu trong tiếng Việt.
Ví dụ: Trong tiếng Việt khi nói Anh ta lại đến là khác với Lại đến anh ta.

12


Phương thức hư từ cũng là phương thức ngữ pháp quan trọng trong tiếng Việt.
Hư từ cùng với trật tự từ cho phép tiếng Việt tạo ra nhiều câu cùng nội dung thông
báo nhưng khác nhau về sắc thái.
Ví dụ: Ông ấy không hút thuốc
Thuốc, ông ấy không hút
Thuốc, ông ấy cũng không hút
1.2.3 Chức năng của chữ viết
Ngôn ngữ âm thanh trong một thời gian rất dài đã trở thành công cụ duy nhất để
con người có thể truyền đạt cho nhau những kinh nghiệm sản xuất và đấu tranh. Tuy
nhiên, việc sử dụng ngôn ngữ âm thanh không phải không có những hạn chế nhất
định. Khi hai người giao tiếp bằng lời, ảnh hưởng của ngôn ngữ âm thanh chỉ có
hiệu lực trong một phạm vi nhất định. Ngoài phạm vi ấy, người này không thể nghe
được tiếng nói của người kia. Như vậy là ngôn ngữ âm thanh có sự hạn chế nhất
định về mặt không gian. Mặt khác, “lời nói gió bay” mỗi lời nói chỉ được thu nhận
vào đúng lúc nó được phát ra. Hết thời điểm ấy, nó không tồn tại nữa. Chính vì thế

mà đến ngày nay chúng ta không còn nghe được tiếng nói của các bậc anh hùng dân
tộc như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung. Xét về mặt này, ngôn
ngữ âm thanh cũng không vượt qua được cái hố ngăn cách của thời gian.
Để khắc phục hai mặt hạn chế của ngôn ngữ âm thanh, con người đã tìm ra một
hình thức thông tin mới: Thông tin bằng chữ. Như vậy, chữ viết ra đời do nhu cầu
thông tin liên lạc xét về mặt không gian và nhu cầu truyền đạt những kinh nghiệm
sản xuất và đấu tranh xét về mặt thời gian.
Chữ viết là một hệ thống kí hiệu đồ họa được sử dụng để cố định hoá ngôn ngữ
âm thanh. Chức năng của chữ viết, vì vậy là đại diện cho lời nói. So với lời nói thì
chữ viết xuất hiện sau. Vì vậy chữ viết tất phải phụ thuộc vào lời nói. Khi giữa lời
nói và chữ viết không có sự phù hợp nữa thì phải cải tiến chữ viết chứ không phải
cố tìm cách phát âm theo chữ viết hiện hành, bởi vì làm như vậy là "ngược", chẳng
khác nào sửa đầu cho vừa mũ, sửa chân cho vừa dép, sửa người cho vừa quần áo.
1.3 Chữ cái tiếng Việt

Để ghi âm tiếng Việt, chữ Quốc ngữ đã sử dụng:
- 29 chữ cái: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.

13


- 10 chữ ghép đôi: ch, gh, gi, kh, ng, nh, ph, th, tr, qu.
- 1 chữ ghép ba: ngh
- 6 dấu thanh: thanh ngang, thanh huyền, thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc, thanh
nặng.
Các con chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt được sắp xếp theo một thứ tự cố định
(theo thứ tự bảng chữ cái Latinh). Số lượng các con chữ trong bảng chữ cái được
dạy ở Tiểu học như sau:
STT


Chữ

Tên chữ

STT

Chữ

Tên chữ

1

A

a

21

Ng

en-giê

2

Ă

á

22


Nh

en-hát

3

Â



23

Ngh

en-giê-hát

4

B



24

O

o

5


C



25

Ô

ô

6

Ch

xê-hát

26

Ơ

ơ

7

D



27


P



8

Đ

đê

28

Ph

pê-hát

9

E

e

29

Q

quy

10


Ê

ê

30

Qu

quy-u

11

G

giê

31

R

e-rờ

12

Gh

giê-hát

32


S

ét-xì

13

Gi

giê-i

33

T



14

H

hát

34

Th

tê-hát

15


I

i

35

Tr

tê-e-rờ

16

K

ca

36

U

u

17

Kh

ca-hát

37


Ư

ư

18

L

e-lờ

38

V



19

M

e-mờ

39

X

ích-xì

20


N

en-nờ

40

Y

i dài

14


Dấu thanh ghi thanh điệu của tiếng Việt, bao gồm:
Thanh

Thanh

Thanh

Thanh

Thanh

Thanh

ngang

huyền


hỏi

ngã

sắc

nặng

?

~

/

.

(không ghi \
dấu)
1.4 Quy định về chữ viết

1.4.1 Viết theo nguyên tắc ghi âm
Về nguyên tắc, chữ viết ghi âm phải căn cứ trên một cách phát âm. Mà tiếng
Việt thì tồn tại nhiều phương ngữ. Các cách phát âm địa phương có tính bảo thủ cao
và thực tế chúng đều được tôn trọng. Người Hà Nội vẫn có quyền tự hào với phát
âm con châu thay vì con trâu. Cũng vậy người Hà Nội chẳng bao giờ mặc cảm khi
hỏi tai đâu mà người nghe không biết nên chỉ vào tay hay đưa tay ra. Đặc biệt, Đài
Tiếng nói Việt Nam, cơ quan ngôn luận của quốc gia cũng phát đi bằng 3 thứ giọng:
Hà Nội, Huế và Sài Gòn đại diện cho ba phương ngữ lớn trên cả nước. Thế nhưng
về mặt chữ viết, chỉ cho phép một cách viết duy nhất dùng để ghi mọi phương ngữ.
Vậy đâu là cơ sở cho chữ viết?

Cách viết ấy tôn trọng chuẩn chính tả đã được xác định và phản ánh về cơ bản
trong Từ điển chính tả phổ thông. Nghĩa là chữ viết tiếng Việt căn cứ trên cách phát
âm Hà Nội cộng với 5 sự phân biệt mà cách phát âm địa phương này còn đồng nhất
khi nói. Đó là: tr/ch; s/x; r/d,gi; ưu/iu; ươu/iêu
1.4.2 Viết rời từng chữ
Nghĩa là mỗi âm tiết (tiếng) được ghi bằng một chữ.
Ví dụ: Đà Lạt chứ không phải Đalat
Lưu ý: Tuy nhiên ta thấy trong giao tiếp bằng văn viết, các kiểu chữ viết liền
như trên vẫn được sử dụng. Sự chấp nhận ấy có thể có 2 lí do:
- Cách viết ấy đơn thuần chỉ mang tính cá nhân: thư từ, nhật kí,..
- Cách viết ấy mang tính cộng đồng nhưng trong văn bản nhà trường, kiểu viết như
vậy bị coi là mắc 3 lỗi:
+ Không viết rời từng chữ
+ Không viết hoa âm tiết thứ hai của tên riêng
+ Không viết dấu thanh

15


1.4.3 Có dấu thanh cho mỗi chữ
Bất kì âm tiết nào của tiếng Việt cũng phải mang thanh điệu. Nguyên tắc này
triệt để đến mức ngay cả từ vay mượn của tiếng nước ngoài khi đã nhập gia cũng
phải “tùy tục”, mỗi âm tiết cũng phải mang một trong sáu thanh điệu của tiếng Việt.
Ví dụ: café vốn là một từ của tiếng Pháp không có thanh điệu, nhưng khi gia
nhập vốn từ vựng tiếng Việt: cà phê thì “cà” đã mang thanh huyền và “phê” mang
thanh ngang.
Nguyên tắc trên cũng được thể hiện trên chữ viết. Mỗi chữ đều phải mang một
trong sáu thanh: dấu sắc, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng và không dấu (được
thể hiện trên chữ viết bằng sự vắng mặt của dấu thanh).
Kết hợp với 3 quy tắc trên cùng với sự phát triển của đất nước thì mỗi một thời

đại có một quan điểm khác nhau. Thời kì phong kiến, chữ Hán trở thành văn tự
chính trong giao tiếp và học tập thì chữ đẹp phải “vuông vức”, nét phải như “rồng
bay phượng múa” và thể hiện được “chí khí hoài bão của người quân tử”. Nhà văn
Nguyễn Tuân trong tác phẩm “Chữ người tử tù”, đã hé mở cho ta thấy quan niệm về
chữ viết đẹp đó là chữ phải vuông, đẹp và người viết chữ cũng như người chơi chữ
phải có thiên lương trong sáng.
Hiện nay, quan niệm viết chữ đẹp đã có nhiều sự thay đổi. Nhiều trường đã tổ
chức phong trào thi viết chữ đẹp và dựa vào quy định mẫu chữ viết của Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Ngày 14/6/2002 Bộ Giáo dục – Đào tạo đã ban hành kèm theo Quyết
định số 31/2002/QĐ-BGD & ĐT thực hiện “Mẫu chữ viết trong trường Tiểu học”
áp dụng cho chương trình Tiểu học mới từ năm học 2002 – 2003. Mẫu chữ viết này
được thay đổi theo hướng vừa mang tính truyền thống vừa đảm bảo các nguyên tắc:
Khoa học, hệ thống, sư phạm và thẩm mỹ. Mẫu chữ hoa quay lại với mẫu chữ
truyền thống với những nét cong mềm mại đồng thời dễ viết. Mẫu chữ thường về
hình dáng không thay đổi nhiều so với mẫu chữ thường của chương trình CCGD từ
năm 1996 đến năm 2002.
1.5 Vị trí, nhiệm vụ của dạy học Tập viết
1.5.1 Vị trí của dạy học Tập viết
Tập Viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt của môn
Tiếng Việt ở Tiểu học, nhất là đối với lớp 1. Phân môn Tập viết trang bị cho HS bộ

16


chữ cái Latinh và những yêu cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và
giao tiếp. Với ý nghĩa này, Tập viết không những có quan hệ mật thiết với chất
lượng học tập của các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ
năng hàng đầu của việc học tiếng Việt trong nhà trường – kĩ năng viết chữ. Nếu viết
đúng chữ mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì HS có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ
vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới

chất lượng học tập.
Học vần, Tập đọc giúp cho việc rèn năng lực đọc thông, Tập viết giúp cho việc
rèn năng lực viết thạo. Để làm chủ tiếng nói về mặt văn tự, người học phải rèn
luyện cho mình năng lực đọc thông viết thạo văn tự đó. Hai năng lực này có quan
hệ mật thiết với nhau. Học sinh học tiếng Việt phải đọc thông viết thạo chữ Quốc
ngữ. Đây chính là điểm khác biệt giữa người được học và người không được học
tiếng Việt.
Tập viết là phân môn có tính chất thực hành. Trong chương trình không có tiết
học lí thuyết, chỉ có các tiết rèn luyện kĩ năng. Tính chất thực hành có mục đích của
việc dạy học Tập viết cũng góp phần khẳng định vị trí quan trọng của phân môn này
ở trường Tiểu học.
Ngoài ra, Tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh
những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tính kỉ luật và khiếu thẩm mĩ.
1.5.2 Nhiệm vụ của dạy học Tập viết
a. Nhiệm vụ chung
Phân môn Tập viết hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết
và kĩ thuật viết chữ. Trong các tiết Tập viết, học sinh nắm bắt được các tri thức cơ
bản về cấu tạo bộ chữ Quốc ngữ ghi âm tiếng Việt, sự thể hiện bộ chữ cái này trên
bảng, vở… đồng thời được hướng dẫn các kĩ thuật nét chữ, chữ cái, viết từ và câu…
Riêng ở lớp 1, việc dạy viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy học vần. Học
sinh luyện tập viết chữ dưới hai hình thức chủ yếu: luyện tập viết chữ cái trong các
âm tiết học âm - chữ ghi âm, vần và tập viết theo các yêu cầu kĩ thuật trong các tiết
Tập viết.

17


b. Các nhiệm vụ cụ thể
Viết chữ trong phân môn Tập viết thuộc giai đoạn đầu của kĩ năng viết, hiểu
theo nghĩa rộng. Giai đoạn một của quá trình viết chữ trong phân môn này dồn

trọng tâm vào viết chữ cái và liên kết chữ cái để ghi tiếng. Ở giai đoạn cuối lớp 1 và
những lớp trên, song song với việc rèn viết chữ hoa, học sinh cũng được rèn viết
văn bản. Viết văn bản ở đây thực chất là viết chính tả ở các thể loại tập chép, cao
hơn là nhớ lại một đoạn văn thơ đã học và chép lại. Từ việc giới hạn nhiệm vụ của
của việc dạy học Tập viết như vậy trong chương trình tập viết ở Tiểu học quy định
nhiệm vụ cụ thể của phân môn này là:
- Về tri thức: Dạy học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, tọa độ
viết chữ, vị trí các dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ hoặc liên kết
các chữ cái… Từ đó hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao sự
cân đối, tính thẩm mĩ của các chữ viết.
- Về kỹ năng: Dạy học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm
kĩ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái, tạo chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp các em
xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng
mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh và đẹp. Ngoài ra, tư thế ngồi viết, cách cầm
bút, để vở, cách trình bày bài viết cũng như là kỹ năng đặc thù của việc dạy tập viết
mà giáo viên cần thường xuyên quan tâm.
1.6 Vai trò của dạy học Tập viết
Chữ viết là một trong những phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Muốn
người khác đọc được chữ viết của mình, người viết phải viết đúng, viết rõ ràng, viết
đẹp. Viết sai, viết ngoáy, viết chữ quá xấu sẽ gây khó khăn cho người đọc, có thể
làm người đọc hiểu sai nội dung, ý định của người viết.
Đối với HS Tiểu học, vào trường Tiểu học cũng là bước đầu tiên các em được
làm quen và rèn luyện năng lực giao tiếp bằng văn bản viết. Vì vậy, Tập viết là một
trong những phân môn quan trọng của môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
Kĩ năng viết chữ là kĩ năng thiên về mặt kĩ thuật (với một số nước, việc viết chữ
đã được nâng lên mức nghệ thuật), viết chữ đòi hỏi sự công phu, khéo léo. Qua việc
viết chữ phần nào rèn cho HS óc thẩm mỹ, tính cẩn thận, chịu khó.
1.7 Chương trình và vở Tập viết

18



1.7.1 Yêu cầu và nội dung chương trình dạy học Tập viết
Chương trình dạy học Tập viết được phân bố phù hợp với từng lớp học cụ thể là:
Lớp 1 và lớp 2 học 2 tiết/tuần; lớp 3 ở học kì I học 2 tiết/tuần, đến học kì II chỉ còn
1 tiết/tuần; riêng đến lớp 4 và lớp 5 không còn tiết tập viết riêng, việc rèn chữ viết
được tiếp tục thông qua việc học các phân môn khác như Chính tả, Tập làm văn, Từ
ngữ, Ngữ pháp.
Giáo viên cần nắm vững yêu cầu nội dung chương trình Tập viết hiện hành của
Bộ Giáo dục và Đào tạo để không những nâng cao chất lượng dạy chữ mà còn phối
hợp với các học phần khác nhằm phát huy vai trò công cụ của việc tập viết. Phần
Tập viết trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học (ban hành theo Quyết định số
43/2001/QĐ-BGD và ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo),
quy định cụ thể như sau:
Lớp 1: Tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh. Viết các chữ cái cỡ vừa và nhỏ; tập ghi
dấu thanh đúng vị trí; làm quen với chữ hoa cỡ to và cỡ vừa theo mẫu chữ quy định;
tập viết các số đã học.
Lớp 2: Tập viết đúng theo mẫu và đều nét các chữ thường theo cỡ nhỏ; tập viết
chữ hoa cỡ vừa và nhỏ.
Lớp 3: Viết đúng, nhanh các kiểu chữ thường và chữ hoa cỡ nhỏ; viết rõ ràng,
đều nét một đoạn văn ngắn.
Lớp 4 và lớp 5: Chương trình Tiếng Việt lớp 4 và lớp 5 không đề cập đến nội
dung dạy viết chữ, song kĩ năng tập viết vẫn cần phải được chú ý rèn luyện thêm ở
mức độ cao hơn và tổng hợp hơn. Những yêu cầu viết chữ được đưa ra dưới dạng
tích hợp trong viết Chính tả và Tập làm văn.
Ví dụ như ở lớp 4, luyện viết chính tả một đoạn với tốc độ nhanh, chữ viết rõ
ràng, trình bày đẹp. Ở cả hai lớp đều có yêu cầu tập viết tắt.
1.7.2 Vở Tập viết trong chương trình Tiểu học
Vở Tập viết do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành là phương tiện để HS luyện chữ
viết. Từ lớp 1 đến lớp 3, mỗi lớp có 2 quyển ứng với tập một và tập hai của SGK

Tiếng Việt và được phân bố trong 6 học kì của các lớp 1, 2, 3.
a. Vở Tập viết 1

19


Vở Tập viết 1 bám sát theo nội dung và yêu cầu trong sách giáo khoa Tiếng Việt
1, gồm hai tập. Phần Học vần từ bài 1 đến bài 103, nội dung tập viết được chia theo
từng bài học. Ở đầu một số bài, chữ cái mẫu được viết theo cỡ chữ to trên phần kẻ ô
vuông và có thể hiện rõ quy trình viết cho học sinh dễ theo dõi. Học sinh tập viết
theo cỡ chữ vừa các chữ ghi âm, vần và các từ ngữ ứng dụng.
Phần Luyện tập tổng hợp, nội dung tập viết yêu cầu học sinh bước đầu làm quen
chữ hoa (tô chữ hoa) và luyện viết các từ ứng dụng. Các bài tập viết được chia theo
tuần. Mỗi bài ghi hai phần: A và B. Phần A là phần tập viết ở lớp, phần B là phần
tập viết ở nhà.
Phần A có chữ mẫu viết hoa cỡ to trên phần kẻ ô vuông với các chỉ dẫn quy
trình viết để học sinh quan sát. Bên phải chữ mẫu là các chữ hoa cỡ vừa thể hiện
bằng các nét chấm chấm để học sinh tập tô bước đầu làm quen với chữ viết hoa.
Cuối bài, học sinh tập viết các vần, từ ngữ ứng dụng theo mẫu viết ở đầu dòng.
Phần B dành cho luyện tập ở nhà, gồm hai nội dung:
- Tập tô các chữ viết hoa cỡ vừa.
- Tập viết các vần, từ ngữ cỡ chữ vừa theo mẫu trình bày ở đầu dòng.
Từ bài tập tô chữ Q đến hết năm học, học sinh bắt đầu tập viết cỡ chữ nhỏ sau
khi tập viết cỡ chữ vừa.
b. Vở Tập viết 2
Mỗi bài tập viết ở lớp 2 được thiết kế trên trang vở có chữ viết mẫu (cỡ vừa và
nhỏ) trên dòng kẻ li. Cấu trúc cụ thể như sau:
Trang lẻ
- Tập viết ở lớp (kí hiệu ●) bao gồm các yêu cầu tập viết như sau:
+ Giới thiệu chữ mẫu cỡ lớn trên khung kẻ ô vuông với quy trình viết để học sinh

tham khảo.
+ Một dòng viết chữ hoa cỡ vừa.
+ Hai dòng viết chữ hoa cỡ nhỏ.
+ Hai dòng viết ứng dụng tiếng (một cỡ vừa và một cỡ nhỏ).
+ Ba dòng viết ứng dụng cụm từ (câu) theo cỡ nhỏ.
- Tập viết nghiêng (kí hiệu  - tự chọn): Một dòng chữ, một dòng tiếng và một
dòng cụm từ (câu) ứng dụng theo cỡ nhỏ.
20


Trang chẵn
- Luyện viết ở nhà (kí hiệu ■)
+ Hai dòng viết chữ hoa.
+ Hai dòng viết ứng dụng tiếng.
+ Bốn dòng viết ứng dụng câu.
Tất cả các dòng trên đều viết cỡ chữ nhỏ.
- Tập viết ngiêng (kí hiệu  - tự chọn): Một dòng chữ hoa, một dòng tiếng ứng
dụng, năm dòng cụm từ (câu) ứng dụng.
- Sau chữ mẫu trên mỗi dòng kẻ đều có điểm đặt bút (dấu chấm) với những dụng ý:
Giúp học sinh xác định rõ số lần viết theo mẫu; tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh
viết đúng hình dạng, quy trình chữ viết; đảm bảo khoảng cách đều nhau giữa các
chữ, tăng thêm tính thẩm mỹ của trang vở Tập viết.
c. Vở Tập viết 3
Cũng như lớp 2, vở Tập viết 3 bám sát nội dung bài học trong sách giáo khoa
Tiếng Việt 3 (31 tuần): Ôn tập, củng cố cách viết 29 chữ cái viết hoa và một số tổ
hợp chữ ghi câu đầu có chữ cái viết hoa (ví dụ: Ch, Gh, Gi,…); luyện viết ứng dụng
các tên riêng, các câu (tục ngữ, ca dao, thơ) có số chữ dài hơn ở lớp 2.
Mỗi bài Tập viết được thiết kế trên 2 trang vở có chữ viết mẫu (cỡ nhỏ) trên
dòng kẻ li. Cấu trúc cụ thể như sau:
Trang lẻ:

- Tập viết ở lớp (kí hiệu ●): Thường có những yêu cầu sau:
+ Hai dòng chữ viết hoa cỡ nhỏ (một dòng ôn lại chữ cái viết hoa hoặc tổ hợp chữ
ghi âm đầu có chữ cái viết hoa đã học ở lớp 2 – yêu cầu trọng tâm; một dòng củng
cố thêm 1 – 2 chữ cái viết hoa hoặc tổ hợp chữ ghi âm đầu có chữ cái viết hoa xuất
hiện trong tên riêng hoặc câu ứng dụng – yêu cầu kết hợp)
+ Hai dòng viết ứng dụng tên riêng (cỡ nhỏ)
+ Bốn dòng viết ứng dụng câu (tục ngữ, ca dao, thơ,…) theo cỡ nhỏ.
- Tập viết nghiêng (kí hiệu  - tự chọn): Lặp lại tên riêng ở mục trước nhưng viết
theo kiểu chữ nghiêng, cỡ nhỏ.
Trang chẵn

21


- Luyện viết ở nhà (kí hiệu ■): Gồm những chữ viết hoa cần ôn luyện và một số chữ
viết thường cần lưu ý về kĩ thuật nối nét, luyện viết tên riêng và câu ứng dụng trong
bài.
- Tập viết nghiêng (kí hiệu): Lặp lại tên riêng và câu ứng dụng nhưng viết theo
kiểu chữ nghiêng, cỡ nhỏ.

 Chú ý:
Sau chữ viết mẫu, trên mỗi dòng kẻ đều có điểm đặt bút (dấu chấm) với những
dụng ý: Giúp học sinh xác định rõ số lần viết theo mẫu; tạo điều kiện thuận lợi cho
học sinh viết đúng hình dáng chữ, quy trình viết chữ; đảm bảo khoảng cách đều
nhau giữa các chữ, tăng thêm tính thẩm mỹ của trang vở tập viết.
Tuy 4 tuần ôn tập và kiểm tra định kì không có tiết dạy tập viết trên lớp, nhưng
vở Tập viết 3 vẫn có nội dung luyện viết thêm (ở nhà) để HS luyện kĩ năng viết chữ
và trình bày một đoạn văn (hoặc một bài ngắn).

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ

VIẾT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
2.1 Một số nguyên tắc dạy học Tập viết ở Tiểu học
Nguyên tắc dạy học tập viết là sự cụ thể hóa của các nguyên tắc dạy học tiếng
Việt cho phù hợp với đặc thù của phân môn. Do có đặc điểm riêng về nhiệm vụ và
nội dung dạy học, hoạt động dạy học tập viết cần tuân theo các nguyên tắc sau:

22


2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp đồng bộ của các bộ phận cơ thể tham
gia vào việc chữ viết
Quá trình tập viết có quan hệ đến nhiều bộ phận trong cơ thể học sinh. Tư thế
ngồi viết có quan hệ đến cột sống, phổi, lưng. Cách cầm bút có quan hệ đến cả ngón
tay, bàn tay và cánh tay. Hình dáng kích thước chữ có quan hệ đến mắt các em.
Việc viết chữ không đảm bảo đúng các quy định được xây dựng trên cơ sở khoa
học sẽ đem lại nhiều di hại suốt đời cho học sinh: Mắt cận thị do ngồi viết ở nơi
thiếu ánh sáng, hoặc cúi đầu sát vở, cột sống bị vẹo, lưng gù, phổi bị ảnh hưởng…
do ngồi không đúng tư thế. Vì vậy, khi hướng dẫn học sinh viết chữ cần coi việc
phối hợp đồng bộ các bộ phận cơ thể là một nguyên tắc đặc thù.
Lơ-vốp và Ram-za-eva đã viết: Muốn viết, các em phải nhìn lại mình để đặt vở
sao cho đúng cách. Khi học viết một chữ cái học sinh phải nhớ hình dáng của nó thể
hiện trên dòng kẻ và nhớ di chuyển ngòi bút. Em đó cần nhớ tư thế ngồi thế nào cho
hợp lý và đừng dí sát mắt vào vở. Một đứa bé sẽ không quen thuộc mọi việc nêu
trên vì mọi hoạt động đó đòi hỏi phải nỗ lực về ý chí. Khi một học sinh lớp 1 viết,
các bộ phận trong cơ thể đều căng thẳng, đặc biệt là các cơ tay và ngón tay. Điều
này dẫn đến việc phải thực hiện các bài tập thể dục đặc biệt trong giờ “học”. [1,25]
Sự phân tích nguyên tắc này cho thấy kĩ năng viết của học sinh chỉ thực sự có
được khi có sự phối hợp đồng bộ của các bộ phận cơ thể. Việc đánh giá sản phẩm
chữ viết cần phải được kết hợp với việc theo dõi quá trình viết của học sinh. Chu
trình viết chữ của trẻ thực chất là quá trình vận động của việc viết bằng toàn thân

đến việc viết bằng 3 ngón tay một cách thoải mái chủ động.

2.1.2 Nguyên tắc coi việc dạy Tập viết là dạy hình thành một kĩ năng
Việc rèn luyện kĩ năng đòi hỏi người học phải tri giác chính xác sản phẩm, nắm
vững các thao tác kĩ thuật và kiên trì lặp đi lặp lại các thao tác đó. Chữ viết tiếng
Việt là hệ thống chữ cái Latinh ghi âm, mỗi nhóm chữ cái có đặc điểm riêng nên
quy trình thực hiện các thao tác ở từng nhóm cũng không giống nhau. Do đó, khi
rèn kĩ năng viết chữ, học sinh phải nắm được hình dáng, đặc điểm từng chữ cái, các
thao tác viết các nhóm chữ cái và từng chữ (thao tác viết chữ nét cong khác thao tác

23


×