Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Nuôi cá lóc cao sản trên vùng duyên hải docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.03 KB, 3 trang )

Nuôi cá lóc cao sản trên vùng duyên hải

Nguồn: vietlinh.com.vn
Vùng đất duyên hải tỉnh Nghệ An chủ yếu là đất pha cát bạc màu, giá trị
kinh tế khi trồng cây nông nghiệp rất thấp. Những năm gần đây, trên chính vùng
đất ấy đã cho thu nhập rất cao (1 - 1,5 triệu đồng/m2) từ nghề nuôi cá lóc đen cao
sản.
Tại phường Nghi Hòa (thị xã Cửa Lò) đất pha cát bạc màu, chủ yếu bỏ
hoang hoặc chỉ trồng cây lấy củi trong khi đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Là người dân nơi đây, vốn xuất thân từ ngành Thủy sản, ông Nguyễn Long Vân đã
tự bỏ kinh phí đi tham quan học tập trong và ngoài nước về cách nuôi trồng thủy
sản.
Sau 2 năm ông nuôi thử nghiệm nhiều loại thủy sản tại vườn nhà, kết quả
cho thấy cá lóc đen là vật nuôi phù hợp với điều kiện địa phương, có giá trị kinh tế
hơn. Được sự giúp đỡ của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thủy sản, ông Nguyễn
Long Vân đã triển khai các dự án: "Nghiên cứu, ứng dụng Tiến bộ khoa học-công
nghệ, xây dựng mô hình nuôi thủy hải sản trên đất vườn ven biển Nghệ An"
(2006), "Nuôi cá lóc cao sản hướng công nghiệp công nghệ mới" (2007) và "Công
trình nuôi cá lóc đen qua đông" (2008). Hiện tại, gia đình ông Long Vân có 10 bể
xi măng với diện tích 600m2, tạo thành một vườn trại nuôi thủy sản nước ngọt quy
mô lớn nhất phường, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Cá lóc đen là loại chóng lớn ở thời kỳ 1-2 tháng tuổi, tốc độ tăng trưởng
trung bình 0,1- 0,15kg/con/tháng; tháng thứ 3 trở đi tăng trung bình mỗi tháng
0,15kg/con/tháng. Chúng thường ăn lẫn nhau nên tỷ lệ hao hụt lớn. Qua thời gian
nuôi ban đầu, ông Long Vân thường phân loại cá vượt đàn nuôi riêng. Về thiết kế
bể nuôi: tường bể cao 0,80m, với diện tích khoảng 30m2 - 60m2 phù hợp với mật
độ nuôi 60 con/m2. Nắm được đặc điểm của cá lóc đen ưa nhảy nên hệ thống
chống cá thoát ra ngoài mỗi lần có mưa rào được chú trọng. Dọc trên tường ao làm
sẵn lỗ để cắm cọc sắt, đầu cắm vào lỗ cao 0,30m, còn lại 0,50m có hình cong ngã
vào lòng ao với góc 1200. Căng theo hàng cọc bằng lưới pholytale hoặc ni lông A
= 8cm, chiều cao 0,70m che kín hết tường ao. Bên trong tường còn lót một lớp xốp


mỏng, mỗi lần cá nhảy không chạm vào tường gây thương vong.
Với thời tiết khắc nghiệt, ông Long Vân đã xây dựng hệ thống chống nóng
vào mùa hè, trồng các loại cây leo như: mướp, hoa thiên lý, chanh leo, Làm giàn
cao 2,5m phủ kín mặt ao. Cách chống nóng này vừa có thể bảo đảm an toàn cho
cá, lại có thể cho thu hoạch từ sản phẩm của các loại cây trồng trên. Vào mùa hè,
cần luôn bảo đảm nước trong ao sâu 0,40m - 0,50m.
Đặc điểm của cá lóc đen thích nghi vùng nhiệt đới, nếu nuôi vào mùa đông
thì cần chú trọng đến hệ thống chống rét. Với mật độ nuôi 60 con/m2 có thể dùng
gạch ngói tạo thành hang hốc cho cá trú ẩn. Tạo nguồn nước từ lòng đất sâu 7 -
10m bơm trực tiếp vào đầu ao, cuối ao mở van xả nước giá lạnh ra ngoài. Tuỳ theo
nhiệt độ mà áp dụng thời gian thích hợp bơm và xả nước. Tăng tính ham ăn, tăng
sức đề kháng cho cá bằng vitamin B1 trộn lẫn vào thức ăn, ướp 1 - 2 tiếng đồng hồ
với tỷ lệ 1kg thuốc/200kg thức ăn (thuốc do nhà máy chế biến thức ăn Bộ Thuỷ
sản chế biến). Dùng bạt phủ kín mặt ao khi có sương muối. Công trình nuôi qua
đông với năng suất cao đã góp phần bình ổn thị trường cá lóc trong dịp Tết
Nguyên đán, người nuôi cá có thu nhập cao hơn.
Phòng chữa bệnh cho cá lóc đen là một khâu vô cùng quan trọng. Nên thay
nước định kỳ 1 đến 2 lần/ngày ngay sau bữa ăn. Mỗi lần cho cá ăn, thức ăn phải
rửa sạch, để ráo nước mới cho ăn. Làm vệ sinh lòng ao vào mỗi sáng. Hạn chế tối
thiểu dùng kháng sinh cho cá. Dùng thuốc thực vật chữa trị như lá, hoa, cây bông
bụt cộng với cây cỏ mực, lá xoan đâu giã nhỏ, vắt lấy nước, trộn vào thức ăn cho
cá theo tỷ lệ 1/2 bát nước thuốc trên 3 kg thức ăn. Cho ăn liên tục trong 3 - 4 ngày,
bã thuốc rải vào nước trong ao (thời điểm này 2 - 3 ngày mới thay nước).
Nuôi cá lóc cao sản theo công nghệ sạch nguồn thức ăn chủ yếu là cá tạp
(95%), cám: gạo, ngô, đậu nành, khô dầu (5%) trộn với cá đã xay nhỏ trong thời
kỳ đầu; thời kỳ sau cắt khúc, lớn lên có thể để nguyên con. Mỗi ngày cho ăn 2 lần
vào sáng và chiều. Đối với ao xi măng thả ngay vào đáy ao, nơi gần lỗ nước thải.
Sau mỗi lần cho ăn mở lu xả nước, quậy các cặn bã cho ra dần khoảng 5 phút rồi
đóng lại. Với công nghệ này, mỗi năm gia đình ông Long Vân đã thu được
1.000.000 đồng/1m2. Mô hình này đã được nhân rộng ra từ 2 hộ năm 2006 lên 18

hộ năm 2007 và năm 2008 đã có đến 130 hộ, thành lập được Hiệp hội cá lóc Nghệ
An. Hiện nay, mô hình nuôi cá lóc cao sản đã mở rộng lên miền núi như hộ của
anh Nguyễn Văn Quang (Tây Hiếu, Nghĩa Đàn) và hộ ông Nguyễn Văn Nhân
(Hưng Nguyên). Đồng thời nhân rộng đến các tỉnh bạn như: Hà Tĩnh, Thanh Hóa
và Hải Phòng

×