Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Nuôi cá quả trong bể xi măng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.05 KB, 3 trang )

Nuôi cá quả trong bể xi măng

Nguồn: vietlinh.com.vn
Sau 4 năm nghiên cứu thử nghiệm, xây dựng nhiều mô hình trình diễn
thành công ở một số địa phương trong tỉnh, mới đây Trung tâm Khuyến nông -
Khuyến ngư tỉnh Nghệ An đã hoàn thiện qui trình và chuyển giao công nghệ nuôi
cá quả thương phẩm trong bể xi măng cho bà con nông dân đưa lại hiệu quả kinh
tế rất cao.

Đây là kinh nghiệm hay, có nhiều ưu điểm so với cách nuôi cá quả trong ao
đất theo lối truyền thống. Có thể xây bể to, nhỏ tùy theo vị trí đất đai, điều kiện và
qui mô đầu tư của từng gia đình; khắc phục được tình trạng nguồn nước ao hồ,
sông suối bị ô nhiễm làm cho cá chậm lớn, sinh trưởng kém bằng cách chủ động
thay nước sạch thường xuyên; dễ quản lý, bảo vệ, tiện cho việc chăm sóc, thu
hoạch; cá nhanh lớn, ít bị bệnh, độ đồng đều và chất lượng cá cao nên giá bán
thường cao hơn nuôi cá ao; thời gian nuôi ngắn, cho lợi nhuận cao, nhanh cho thu
hồi vốn. Tuy nhiên, theo các cán bộ khuyến nông - khuyến ngư Nghệ An và kinh
nghiệm của các hộ gia đình đã nhân nuôi thành công ở Quỳnh Lưu thì để nuôi cá
quả trong bể xi măng thành công, đạt hiệu quả cao bà con cần đặc biệt chú ý một
số điểm sau đây:
- Giống: Có thể nuôi cá quả hoa hay cá quả đen, trong đó theo kinh nghiệm
của bà con Quỳnh Lưu thì cá quả đen dễ nuôi, chóng lớn (thời kỳ 1-2 tháng tuổi
tăng trưởng trung bình 0,1-0,15kg/con/tháng, từ tháng thứ 3 trở đi tăng trung bình
mỗi tháng 0,15kg/con) và cho hiệu quả cao hơn. Chọn những con đồng đều về
kích cỡ, tươi, sáng màu, bơi lội, phản ứng nhanh nhẹn, không có dị hình, khuyết
tật; không bị sây sát da, không bị các bệnh ngoài da như: ký sinh trùng, xuất huyết,
đốm đỏ Trước đây nguồn giống chủ yếu được nhập từ các tỉnh phía Nam qua
đường hàng không, giá thành khá cao. Hiện nay đã có một số cơ sở nhân nuôi
thành công tại các tỉnh phía Bắc như Hiệp hội nuôi cá lóc cao sản thị xã Cửa Lò
(Nghệ An) có thể cung cấp giống cho bà con nuôi cá thịt. Để có giống tốt, bà con
nên mua giống ở những nơi có uy tín, có giấy kiểm dịch trước khi xuất hoặc liên


hệ với các Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư các tỉnh để được tư vấn hoặc
đăng ký mua giống.
- Thời vụ: Do có mùa đông lạnh nên các tỉnh phía Bắc chỉ nên nuôi mỗi
năm 1 vụ, bắt đầu thả từ tháng 2-3, thu hoạch tháng 9-10. Các tỉnh phía Nam có
thể nuôi quanh năm do nhiệt độ ôn hòa hơn. Mật độ nuôi thích hợp là từ 30-50
con/m2, kết hợp tỉa thưa, san bể khi cá lớn.
- Xây bể: Bể có thể xây nửa nổi, nửa chìm để giảm chi phí, diện tích từ 30-
60m2/bể, có thể xây riêng rẽ hoặc liên hoàn để dễ bề chăm sóc, thu hoạch. Tường
xây bằng gạch cao 0,8m, chỉ cần láng trơn phần nền và tường cao khoảng 0,5m để
vệ sinh được dễ dàng và tránh xây xước cho cá. Phía trên tường có thể cắm cọc
chắn bằng phên, gỗ hoặc nilon để tránh cá nhảy ra ngoài. Những nơi có điều kiện
có thể tận dụng các vách tường sân, bờ rào, bờ ao có sẵn để xây bể nuôi nơi góc
vườn, trong sân để dễ quản lý, vừa tiết kiệm diện tích, chi phí. Nên xây gần nguồn
nước sạch (ao, hồ, sông suối không bị ô nhiễm) để tiện cho việc thay nước thường
xuyên. Những gia đình ở vùng cao có các khe suối dùng nước tự chảy sẽ tiết kiệm
chi phí điện bơm nước hàng ngày.
- Cho ăn và chăm sóc: Thức ăn gồm: cám ngô, cám gạo, bột đậu tương, khô
dầu trộn với 95% cá tạp xay nhỏ cho ăn giai đoạn mới thả; giai đoạn sau thì cắt
khúc, khi cá lớn có thể để nguyên con. Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sáng và chiều
bằng cách thả ngay xuống đáy bể, nơi gần lỗ nước thải. Sau mỗi lần cho ăn nên vệ
sinh, tháo hết chỗ nước bẩn do thức ăn thừa và thay nước hoặc bổ sung nước sạch.
Lượng thức ăn bình quân 5% khối lượng cá khi còn nhỏ, tăng dần khi cá lớn
nhưng không được vượt quá 10% khối lượng cá trong bể. Thường xuyên vệ sinh
bể, thay nước sạch và làm giàn lưới che nắng cho bể cá vào những ngày nắng
nóng.

×