Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

phan tich bai tho Bac oi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.19 KB, 8 trang )

Họ và tên: Vũ Trọng Khôi
MSV: 20061137
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh Thứ 2 tiết 3-4
Đề bài: Phân tích cảm nghĩ của em về bài thơ “Bác ơi” của nhà thơ Tố Hữu
Bài làm
Bác ơi! là một trong những vần thơ viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh của nhà thơ Tố
Hữu, được sáng tác trong những ngày tang lễ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khơng
chỉ bày tỏ nỗi đau mất mát khơng gì sánh nổi, bài thơ cịn ca ngợi và làm sống mãi
tâm hồn ngời sáng của vị cha già kính u dân tộc. Tình thương, nỗi lo, tấm lịng
u thương của Bác khơng chỉ rộng dài theo khơng gian “năm châu” mà cịn trải
suốt chiều dài của thời gian “cho hôm nay và cho mai sau”. Tố Hữu đã nhận ra và
ngợi ca đầy trân trọng nỗi đau đớn, mối lo lắng đầy sâu rộng, bao la, dài lâu của
Bác. Lí tưởng và lẽ sống cao cả của người cha già dân tộc là những niềm yêu, nỗi
lo dành trọn cho con người dân tộc và năm châu, cho thế hệ này và thế hệ sau. Lẽ
sống ấy vừa vĩ đại, cao lớn, vừa gần gũi, thiêng liêng như mn mối lo của lịng
mẹ, của tình nghĩa tử máu thịt.
Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Trong dịp lễ quốc tang lãnh tụ vĩ
đại, bài thơ “Bác ơi” của Tố Hữu được giới thiệu trên báo “Nhân dân", sau này in
trong tập thơ “Ra trận". Bài thơ gồm có 52 câu thơ thất ngơn, chia đều thành 13
khổ thơ. Bốn khổ đầu thể hiện nỗi đau thương bao trùm sơng núi và lịng người.
Sáu khổ thơ giữa ca ngợi công đức to lớn của Bác Hồ. Ba khổ thơ cuối nói lên nỗi
thương tiếc của Người và nguyện thực hiện lời Bác dặn.
Mở đầu bài thơ là tiếng khóc. Bác Hồ qua đời để lại nỗi đau thương trong lòng
hàng triệu đồng bào ta và bạn bè gần xa. Nỗi đau thương trùm cả cõi đời và cả vũ
trụ bao la, mênh mông:


Suốt mấy hôm rày đau tiền đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa.
Câu thơ thứ hai, chữ “tuôn” được điệp lại hai lần đã cực tả nỗi mất mát, đau
thương của dân tộc thật vơ hạn. Đọc hồi kí của Tố Hữu, ta biết lúc Bác Hồ mất,


nhà thơ còn đi công tác xa. Nghe tin Bác mất, tác giả vội "chạy về". Đó là một buổi
chiều đau đớn, bàng hoàng. Hai chữ "ướt lạnh " diễn tả nỗi đau đớn tái tê ấy:
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!
Bác ra đi, ngôi nhà sàn của Bác trở nên vắng lặng, hiu hắt buồn. Chng chẳng cịn
reo nữa. Ánh đèn “tắt", "rèm bng", phịng của Bác ở và làm việc thì đã "lặng".
Sự sống như ngừng lại trong đau thương:
Chng ơi chng nhỏ cịn reo nữa
Phịng lặng, rèm bng, tắt ánh đèn!
Bác ra đi quá bất ngờ, đột ngột. Cả miền Nam, cả tiền tuyến lớn anh hùng đang
trên đà chiến thắng "Rước Bắc vào thăm"... là ước mơ đẹp của đồng bào, chiến sĩ.
Nhưng giờ đây còn đâu nữa khi Bác đã đi xa:
Miền Nam đang thắng, mở ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười
Ngày hội chiến thắng, ngày hội thống nhất non sơng... thế là vắng bóng Bác. Bác
ra đi, cỏ cây hoa lá, thiên nhiên tạo vật đều đau đớn tiếc thương. Vườn rau, gốc
dừa, trái bưởi, hoa nhài, ao cá... những vật thân quen ấy của Bác được nhân hóa
gợi ra bao đau đớn, có đơn, buồn tủi, ngậm ngùi. Lấy ai để san sẻ nỗi đau buồn


thương tiếc? Tổ Hữu có một lối nói biểu cảm rất sâu sắc. Ơng đứng lặng, tự hỏi
lịng mình rồi hỏi cỏ cây hoa lá:
Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Tham cho ai nữa, hởi hoa nhài
Cịn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay.....
Bốn khổ thơ đầu, Tố Hữu đã mở ra một không gian nghệ thuật từ đất trời, cõi đời,
miền Nam.... đến vườn rau, ao cá, gốc dừa, ngôi nhà sàn.... đồng hiện một tâm
trạng nghệ thuật, đó là nỗi đau đớn, tiếc thương đã và đang thấm sâu vào lòng
người, lòng dân tộc. Đó là ngày Bác đi xa, ngày 2 tháng 9 năm 1969, ngày Quốc

tang.
Sự kết hợp các câu cảm thán, câu hỏi tu từ làm cho giọng thơ như tiếng nặc cất lên,
nghẹn ngào, biểu cảm:
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
...Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Cịn đâu bóng Bác đi hơm sớm...
Sáu khổ thơ tiếp theo trong phần hai bài thơ nói lên tình thương bao la và phẩm
chất cao đẹp của Bác. Cách cấu trúc bài thơ giống như bài văn tế khi nhắc tới công
đức của con người vừa qua đời.
Bằng hình ảnh hốn dụ. Tố Hữu ca ngợi lịng u nước thương dân, tình nhân ái
bao la của Hồ Chí Minh. Đây là hai câu thơ trong bốn câu thơ hay nhất trong bài
thơ "Bác ơi".


Bác ơi, tim Bác mênh mơng thế
Ơm cả non sơng, mọi kiếp người.
Bằng nghệ thuật liệt kê, tác giả nhắc lại tấm lịng nhân ái bao la, mình móng của
Bác. Đó là nỗi đau và nỗi lo của Bác. Lịng Bác sâu nặng như lòng mẹ: "Chỉ lo
muốn mối như lịng mẹ — Cho hơm nay và cho mai sau". Đó là lịng Bác; Bác
sống, Bác u, Bác cho, Bác để, Bác tặng:
Bác sống như trời đất của ta".
“Trời đất của ta” là quê hương đất nước, là xứ sở thân yêu của ta vô cùng tươi đẹp.
rộng lớn và vĩnh hằng. Cuộc đời "79 mùa xuân" và đời sống tinh thần của Bác
được so sánh với “trời đất của ta" nhằm ca ngợi tầm vóc lớn lao và cao cả của
Người. Đó là sự nghiệp cách mạng cứu nước cứu dân, là lí tưởng và đạo đức cách
mạng của Bác Hồ. Đó là một tâm hồn trong sáng, thanh cao, thoát khỏi mọi ràng
buộc của danh lợi vươn tới các vô cùng, cái cao cả. Là một chiến sĩ "Mong manh
áo vải, hồn muốn trương”. Là một lãnh tụ một đời thanh bạch, chẳng vàng son". Là
một con người Việt Nam mang cái tên đẹp “Ái Quốc" đã "Ôm cả non sông, mọi

kiếp người". Lấy thiên nhiên để so sánh với con người là một cách nói quen thuộc
của nhân dân ta. Ba câu thơ tiếp theo nói lên lẽ sống cao đẹp và trái tim yêu thương
mênh mông của Hồ Chủ tịch hướng tới năm đối tượng đều vì cuộc sống con người.
Bác
“Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa".
Hai về tiểu đối: “từng ngọn lúa - mỗi cành hoa" là biểu tượng về mỗi nét đẹp của
thiên nhiên, về mỗi thành quả của cuộc sống cần lao, về cái đẹp trong cuộc đời. Tất
cả đều được Bác chăm chút, quan tâm. Đó là cách nói ẩn dụ về tình yêu sâu sắc của
Bác đối với Đất nước, nhân dân. Câu thơ thứ ba


“Tự do cho mỗi đời nơ lệ"
Nói lên lẽ sống cao đẹp của Người. Yêu tự do và chiến đấu cho tự do: “Tự do cho
đồng bào tôi, tự do cho Tổ quốc tôi" là ý nguyện suốt đời của Bác. Cầu thơ của Tố
Hữu đã nói lên sâu sắc cái gốc nhân ái, cái “ham muốn tột bực" của Người “là làm
sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ta, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Tự do là lí tưởng cao
đẹp của Hồ Chủ tịch. Trong "Tuyên ngôn độc lập", Người đã viết: "Tất cả các dân
tộc trên thế giới đến sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền
sung sướng và quyền tự do". Sự thật, Người không chỉ mang lại tự do cho dân tộc
Việt Nam ta, mà cịn góp phân tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giành lại tự do cho
các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Vì thế, câu thơ của Tổ Hữu cịn mang tâm khái
qt: “Hồ Chí Minh là lương tâm của thời đại.
Câu thơ cuối đoạn cũng có hai về tiểu đối thể hiện tình u thương mênh mơng của
Bác Hổ hướng tới hai lứa tuổi cần được quan tâm đặc biệt trong xã hội là em thơ
và các cụ giả Việt Nam:
“Sữa để em thơ, lụa tặng già".
Chữ "để có nghĩa là “để dành cho". Chữ "tặng" thể hiện một tấm lịng, một cách
ứng xử vơ cùng trấn trọng quý mến. Với tuổi thơ Việt Nam, Bác đã dành cho tất cả
tình thân yêu. San sẽ một ánh trăng thu sáng ngời. Nhiều cái hòn Bác dành cho các

cháu gắn xa. Các vị lão giả cao niên “xưa nay hiếm" chắc đều đã về cõi thiên thu,
nhưng những chiếc áo lụa Bác Hồ tặng các cụ, vẫn mãi mãi là kỉ niệm thiêng liêng
mà con cháu giữ đến mn đời mai sau.
Đó là Bác nhớ, Bác nghe, Bác lắng... Đó là tình cảm của lãnh tụ dành cho chiến sĩ
và đồng bào nơi Thành đồng Tổ quốc:
Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà


Miền Nam mong Bác, nổi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa.
Bác đã từng nói: "Miền Nam ln trong trái tim tơi". Thơ chúc Tết năm 1969, Bác
đã viết: “Năm qua thắng lợi vẻ vang – Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to...".
Bác là niềm vui thắng trận. Bác là chỗ dựa tinh thần để tiền tuyến xốc tới "Đánh
cho Mỹ cút, đánh cho nguy nhào!". Tố Hữu vừa khóc thương Bác, vừa làm sống
lại tâm hồn Bác. Điệp ngữ "vui" và các động từ: "nâng niu, quên" đã nói lên một
cách sâu sắc tâm hồn Hồ Chí Minh: lạc quan yêu đời, giàu đức hi sinh. Hình ảnh so
sánh đầy chất thơ:
Bác vui như ảnh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hịa bốn biển
Nàng niu tất cả, chỉ quên mình.
Bác sống giản dị, thanh bạch. Chiếc va li nhỏ, vài ba bộ quần áo đơn sơ, đôi dép
cao su... “chẳng vàng son". Nhiều người thường nhắc đến hai câu thơ tuyệt bút sau
đây để ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ:
Mong manh áo vải, hồn muốn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Tư tưởng lớn, ý thơ đẹp và hay, nghệ thuật tưởng phản tài ba, Tố Hữu đã để lại câu
thơ trong trí nhớ nhiều người. Có thể nói, đoạn thơ đã thể hiện sau sắc cảm động
tâm hồn, phong cách, đạo đức và lối sống Hồ Chí Minh.



Ba khổ thơ trong phần cuối là tiếng khóc, là sự ghi nhớ, là lòng biết ơn, là lời ước
nguyện. Thương Bác, nhớ Bác càng thấy lịng mình bơ vơ, đau đớn: "Ơi Bác Hồ
ơi, những xế chiều - Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu! Bác đã đi xa, bước vào "thế
giới Người Hiến". Sự nghiệp cách mạng, đạo đức cách mạng của Bác mãi mãi là
"Anh hào quang đỏ thêm sông núi", là tài sản tỉnh thần vô giá có tác dụng động
viên, cổ vũ đồng bào, chiến sĩ cùng tiến lên" với niềm tin sắt đặt
"Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”.
Nhớ mãi công ơn của Bác, nhân dân ta nguyện ghi sâu trong lòng lời Bác dặn.
Quyết tâm vươn lên hoàn thành sự nghiệp cách mạng của Bác để lại. Bài thơ khép
lại so sánh mang tượng hình sơng núi kì vĩ. Tố Hữu khóc Bác bằng một lời thề
chiến đấu:
Xin nguyện cùng Người vươm tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.
Bài thơ như một tiếng khóc tiễn biệt, một “ điếu văn bi hùng” bằng thơ. Thơng qua
tiếng khóc đau xót, bài thơ đã khắc họa hình tượng Bác Hồ. Một con người có lí
tưởng sống cao cả, giàu tình nhân ái, ân nghĩa, sống khiêm tốn, giản dị. Đồng thời,
bài thơ còn là sự bày tỏ tình cảm mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác. Về
nghệ thuật, bài thơ có cấu trúc ba phần rõ ràng. Giọng điệu trữ tình đặc trưng, ngọt
ngào, tha thiết của tình thương mến. Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà bản
sắc dân tộc: bài thơ viết theo thể thơ tám chữ, có nhiều hình ảnh so sánh, phép
chuyển nghĩa quen thuộc với tâm hồn người Việt, những câu thơ đọng đến sự cô
đúc, chính xác và giản dị.


Tố Hữu là nhà thơ viết về Bác Hồ nhiều nhất, sâu sắc nhất, hay nhất. Hình ảnh Bác
Hồ: “Người là Cha, là Bác, là Anh — Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ” đã in
đậm trong nhiều trang thơ của Tố Hữu. "Bác ơi!” là một trong những bài thơ hay

nhất viết về Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×