Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Phân lợn có hiệu quả trong nuôi ghép các loài cá chép doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.56 KB, 3 trang )

Phân lợn có hiệu quả trong nuôi ghép các loài cá chép

Nguồn: vietlinh.com.vn
Việc tái sử dụng các chất thải hữu cơ trong nuôi cá đáp ứng cả 2 mục đích
là làm sạch môi trường và giảm cho phí để sử dụng phân hóa học (chiếm khoảng
hơn 50% tổng chi phí). Tuy nhiên, việc sử dụng tùy tiện các loại phân bón trong
ao hồ nuôi cá có thể gây ô nhiễm môi trường. Bởi vậy, người nuôi cần phải biết
các tiêu chuẩn sử dụng chất thải này qua các thông số hóa lý của nước ao hồ để
đảm bảo tỷ lệ sống và tăng trưởng cao của cá.
Thực nghiệm đã cho thấy, phân lợn như một nguồn phân bón tốt dùng cho
cá chép ăn (không cần thức ăn bổ sung). Nó không làm biến đổi các thông số hóa
sinh của nước như độ pH, mức ôxy hòa tan và độ kiềm. Hàm lượng các chất dinh
dưỡng trong nước (photphat và nitrat) trong các ao hồ được bón phân lợn cao hơn
các ao đối chứng (không bón phân, chỉ cho ăn bổ sung). Ngoài ra, mật độ phù du
sinh vật cũng cao hơn đáng kể.
Thí nghiệm được thực hiện với bể ximăng diện tích 20m2, độ sâu 1m. Dưới
đáy các bể có một lớp đất mỏng. Tất cả các bể được lắp đặt đường ống cấp nước
và thải nước. Phân lợn được sử dụng ở mức 18 – 36 tấn/ha/năm (tương ứng với
mức 34,5 và 69,0g/m2/tuần trong suốt quá trình thử nghiệm). Cá được nuôi theo 2
cách:
Cách 1: Cho ăn đối chứng, không bón phân vào ao.
Cách 2: Cá được cho ăn thêm thức ăn chứa 50% cám gạo và 50% bánh dầu
mù tạc đã khử dầu ở mức chiếm 2% sinh khối cá.
Cả 2 phương pháp bón phân và đối chứng được tiến hành 3 lần.
Mỗi bể nuôi thả các loài cá bột khác nhau (2 con/m2): Số cá thả gồm 8 cá
catla, 10 cá trôi Ấn, 8 mriganl, 8 cá chép thường, 6 cá trắm cỏ. Trọng lượng của
các loài cá tại thời điểm thả giống là cá catla: 3,5 –5g; cá trôi Ấn 5 – 12g; mrigal
2,5 – 3g; cá chép 2–2,7g; cá trắm cỏ 2,2 – 2,7g.
Hàng tháng nước trong bể được phân tích vào khoảng 7 – 8 giờ sáng để đo
các thông số lí hóa gồm: Nhiệt độ, độ pH, CO2 tự do, kiềm phenolphtalein kiềm
methdacam và các loại kiềm, lượng photphat hòa tan trong nước và nitrat–nitơ.


Hàng tháng cũng tiến hành phân tích số lượng và chất lượng phù du thực
vật và phù du động vật. Mẫu cá được theo dõi hàng tháng, ghi lại tốc độ tăng
trưởng và ước tính tổng trọng lượng (TWG) và tỷ lệ tăng trưởng đặc biệt (SGR)
theo công thức.
TWG = (Trọng lượng cá lần cuối – trọng lượng cá ban đầu) /Trọng lượng
cá ban đầu
SGR = (Trọng lượng cá lần cuối – trọng lượng cá ban đầu) x 100 /Số ngày
nuôi
Thực tế đã chứng minh rằng, nếu bón một lượng phân lợn lớn hơn (36
tấn/ha/năm) cũng không ảnh hưởng xấu tới các thông số lí hóa của nước. Thậm chí
trong trường hợp có một lượng chất hữu cơ đáng kể chiết ra từ phân lợn cũng
không làm giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước. Nồng độ nitrat–nitơ trong nước
không khác nhau đáng kể giữa các phương pháp nuôi.
Chất thải động vật làm tăng khả năng sinh học của ao hồ qua các cách khác
nhau dẫn tới sự tăng trưởng sản lượng của cá. Phân lợn cung cấp cho phù du động
vật nguồn thức ăn bổ sung từ vi khuẩn có từ nguồn phân hữu cơ. Thành phần của
phân lợn ảnh hưởng tới cấu trúc quần thể sinh vật phù du, trong số thực vật phù
du, tảo lam là nhóm chiếm ưu thế, tiếp theo là tảo lục. Trong số phù du động vật,
luân trùng là nhóm nhiều nhất, theo sau là lớp phụ chân chèo và lớp rau ngành ở
tất cả các loại hình nuôi.
Sức tăng trưởng cao của các loại cá chép trong ao bón phân lợn tăng trưởng
nhanh, vì hơn 70% lượng thức ăn của lợn vẫn chưa được tiêu hóa và giầu dinh
dưỡng. Một vài loại cá chép thậm chí còn nuốt thẳng các mảnh không tiêu hóa
được có lẫn trong các loại phân bón. Các mảnh thức ăn này tuy có giá trị dinh
dưỡng thấp nhưng các vi sinh vật bám vào chúng lại có lượng prôtêin cao.

×